You are on page 1of 9

PHẦN I: KIẾN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH

CHÍNH: 35 điểm.
Câu hỏi: Hãy cho biết vì sao phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức (cải cách chế độ công vụ). Trình bày nội dung cụ thể của
nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh
Đắk Nông giai đoạn 2016 - 2020. Liên hệ thực tiễn tại cơ quan, đơn vị nơi công tác.
Trả lời:
(*) Phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức (cải cách chế độ công vụ) bởi vì:
1.Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải nâng cao chất lượng
hoạch định thể chế, chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức
Sau 7 năm gia nhập WTO, thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam đã được định
hình và vận hành trong một khuôn khổ nhất định. Sự vận hành của nền kinh tế thị
trường đã kéo theo sự thay đổi và nhìn nhận lại vai trò của nhà nước trong quản lý
kinh tế. Muốn thực hiện tốt chức năng và vai trò của nhà nước thì phải cải cách mạnh
mẽ hơn nữa trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị
trường. Không ai khác, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) nhất là đội
ngũ CBCC cấp cao làm việc ở các bộ, ngành trung ương sẽ phải thay đổi nhận thức,
tư duy, nâng cao năng lực trong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định
đường lối, chính sách.
1.2 Yêu cầu về tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cán bộ,
công chức khi thi hành công vụ
Ý thức và trách nhiệm cá nhân của mỗi công dân được nâng cao trong quá trình
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình buộc các cơ quan nhà nước, CBCCVC phải có
trách nhiệm giải trình, công khai và minh bạch về quy trình thủ tục khi giải quyết các
nhu cầu và lợi ích hợp pháp của công dân. Những đòi hỏi chính đáng và hợp pháp này
làm thay đổi cách thức ứng xử của nhà nước đối với công dân và xã hội theo hướng
gần dân, sát dân, hiểu dân hơn. Các cơ quan nhà nước, CBCCVC nhà nước hướng
đến xây dựng một nền hành chính phục vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân
và xã hội.
Sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội ngày càng
nhiều vào công việc quản lý của nhà nước đòi hỏi dòng thông tin phải đa dạng, chính
xác và nhanh nhạy, không thuần túy là thông tin một chiều từ chính phủ đến người
dân mà phải có sự phản hồi giữa chính phủ với người dân và doanh nghiệp. Thông tin
quản lý từ các cơ quan nhà nước, đội ngũ CBCCVC phải nhanh hơn, đúng lúc, đúng
chỗ, đúng liều lượng. Làm tốt việc truyền thông mới có thể truyền tải được thông điệp
của chính phủ tới người dân và làm cho người dân hiểu đúng, hiểu trúng vấn đề, tạo
sự đồng thuận trong thực thi các quyết sách chính trị. Do đó, yêu cầu CBCC phải có
năng lực truyền thông, năng lực giải trình mới có thể đáp ứng quyền được tiếp cận
thông tin của người dân và xã hội ngày càng mở rộng và bảo đảm.
1.3 Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi cán bộ, công chức không
ngừng rèn luyện nâng cao năng lực và trình độ
Khoa học - công nghệ phát triển nhanh, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong công việc đã làm thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân. Muốn tồn tại
được các cá nhân phải thích ứng với sự biến đổi nhanh và không ngừng của khoa học
công nghệ, nếu không sẽ làm chậm quá trình phát triển của cá nhân và xã hội. Đối với
khu vực nhà nước, việc ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật làm xuất
hiện mô hình “chính phủ điện tử”. Muốn “chính phủ điện tử” vận hành được thì trước
hết phải có “cán bộ, công chức điện tử” và “công dân điện tử”. Nghĩa là, người dân
nói chung và CBCCVC nói riêng phải biết làm chủ công nghệ và tham gia vào quá
trình tương tác mới có thể vận hành và ứng dụng được thành tựu của khoa học công
nghệ phục vụ cho công việc của mình. Việc xuất hiện loại hình “thương mại điện tử”
là minh chứng rõ nét cho thấy tác động của công nghệ thông tin tới nhận thức và cách
ứng xử của nhà nước đối với quá trình phát triển của xã hội. Do đó, đòi hỏi CBCC
phải tự đào tạo và nâng cao năng lực để có thể theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế -
xã hội.
1.4 Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và môi trường “công dân toàn
cầu” yêu cầu cán bộ, công chức phải nhạy bén và thích ứng với diễn biến tình hình
kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới
Trong môi trường toàn cầu hóa, các quốc gia trở thành những mắt xích trong
chuỗi giá trị toàn cầu, vừa phải lệ thuộc vào nhau, vừa cạnh tranh với nhau để phát
triển. Với môi trường quốc tế hiện nay thật khó để một quốc gia biệt lập có thể phát
triển được. Do đó, xu hướng chung là hình thành các tổ chức liên kết xuyên quốc gia,
khu vực, như Cộng đồng chung châu Âu, Cộng đồng chung ASEAN,... Điều này đòi
hỏi đội ngũ CBCCVC phải có “tầm nhìn toàn cầu” trong năng lực xây dựng chính
sách. Chính sách của mỗi quốc gia phải đặt trong bối cảnh bức tranh kinh tế của khu
vực và quốc tế.
1.5 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay còn bất cập, chưa đáp ứng
yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội
Xét trên tiêu chí hiệu quả làm việc thực tế, có thể thấy đội ngũ CBCC vẫn chưa
hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh
nghiệp còn nhiều phàn nàn về sự sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền, tham ô, tham
nhũng, lãng phí của đội ngũ CBCCVC. Những vụ án tham ô, tham nhũng, hối lộ trong
thời gian qua đã ảnh hưởng tới niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền. Một
bộ phận không nhỏ CBCCVC biến chất đã làm xấu đi tính ưu việt của bộ máy công
quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
Thực trạng trên đòi hỏi phải nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ, đạo đức
nghề nghiệp của đội ngũ CBCC để củng cố niềm tin và chứng minh cho tính ưu việt
của chế độ xã hội chủ nghĩa, khẳng định bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân.
(*) Nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 – 2020:

- Triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và thông suốt việc tinh giản biên chế
và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Thực hiện có hiệu quả đề án vị trí việc làm tại các cơ quan hành chính, các
đơn vị sự nghiệp công lập.
- Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về quản lý cán bộ,
công chức, viên chức.
- Chuẩn hóa các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; đổi mới phương
thức tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng công tác đánh
giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Công khai, minh bạch hóa hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm
những tập thể, cán bộ, công chức, viên chức để xảy ra sai phạm trong thực hiện nhiệm
vụ.
(*) Liên hệ cơ quan đơn vị: Thực hiện vị trí việc làm chưa? Cơ cấu lại đội ngũ
viên chức trung tâm; thực hiện tinh giản biên chế không? Sắp xếp lại bộ máy tổ chức
trung tâm? Giảm cấp phó, cấp trưởng………..

PHẦN II: TRẮC NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH:
20 điểm (Khoanh tròn đáp áp đúng nhất. Trường hợp chọn đáp áp tiếp theo thì gạch
chéo đáp áp đã chọn trước).

Câu 1. Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của
Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 có bao
nhiêu nhiệm vụ?

a. 4 nhiệm vụ

b. 5 nhiệm vụ

c. 6 nhiệm vụ

d. 7 nhiệm vụ

Câu 2: Văn bản nào sau đây có nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị quyết
30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể
CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020?

a. Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 13/06/2013 của Chính phủ

b. Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg, ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ

c. Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ

d. Nghị định số 92/2017/NĐ-CP, ngày 07/8/2017 của Chính phủ

Câu 3: Theo Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bàn hành
kèm theo Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ,
vào năm 2020 mục tiêu “Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải
quyết thủ tục hành chính” đạt mức bao nhiêu %?

a. Trên 50 %

b. Trên 70%

c. Trên 60 %

d. Trên 80%
Câu 4. Tại Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch CCHC tỉnh Đắk Nông giai đoạn
2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 17/6/2016 của
UBND tỉnh có nội dung nào sau đây:

a. Đến năm 2020, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết
thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh đạt 80%

b. 100% các cơ quan, đơn vị thực hiện việc rà soát, sắp xếp đúng chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo hướng dẫn của Trung ương.

c. Trên 90% cơ quan, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện
thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội

d. Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 5. Kế hoạch CCHC giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Đắk Nông ban hành
kèm theo Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh, phấn
đấu đến năm 2020 có bao nhiêu % hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến ở mức độ
4?

a. 15%

b. 20%

c. 25%

d. 30%

Câu 6. Kế hoạch CCHC giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Đắk Nông ban hành
kèm theo Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh quy định
nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
có bao nhiêu nội dung?

a. 6

b. 7

c. 8

d. 9

Câu 7. Tỷ lệ hài lòng dịch vụ công lĩnh vực y tế, giáo dục theo Kế hoạch
CCHC giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 963/QĐ-UBND
ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông vào năm 2020 là bao nhiêu %?

a. Trên 70%
b. Trên 80%

c. 100%

d. Trên 90%

Câu 8. Quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã là:

a. Trước 07 ngày kể từ ngày ký ban hành

b. Không sớm hơn 05 ngày kể từ ngày ký ban hành

c. Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành

d. Trước 10 ngày kể từ ngày ký ban hành

Câu 9: Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ
thì người tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính hướng dẫn đại diện tổ chức, cá
nhân bổ sung hồ sơ bao nhiêu lần?

a. Không quá một lần

b. Không quá hai lần

c. Không quá ba lần

d. Tùy từng trường hợp cụ thể

Câu 10. Theo quy định hiện hành thì quyết định công bố TTHC của Chủ
tịch UBND tỉnh phải được ban hành chậm nhất trước bao nhiêu ngày tính đến
ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC có hiệu lực thi hành?

a. Chậm nhất trước 05 ngày

b. Chậm nhất trước 10 ngày

c. Chậm nhất trước 15 ngày

d. Chậm nhất trước 20 ngày

Câu 11. Cơ quan nào sau đây có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân tỉnh về kiểm soát thủ tục hành chính?

a. Sở Tư pháp

b. Văn phòng UBND tỉnh


c. Trung tâm Hành chính công tỉnh

d. Sở Nội vụ

Câu 12: Những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông?

a. Ứng xử giao tiếp không phù hợp với quy chế văn hóa cơ sở

b. Các hành vi vi phạm pháp luật khác trong thực hiện công vụ

c. Cản trở tổ chức cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải
quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật

d. Tất cả các hình thức trên

Câu 13. Trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện tiếp nhận
phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính?

a. Vui vẻ, lịch sự khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

b. Thực hiện tiếp nhận 24/24h. Không gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận
phản ánh, kiến nghị

c. Không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh,
kiến nghị. Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận

d. Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận. Giữ bí mật về tên, địa chỉ của
người phản ánh, kiến nghị

Câu 14. Theo quy định pháp luật hiện hành, có bao nhiêu ngạch công chức
hành chính?

a. 2 (Chuyên viên; Chuyên viên chính)

b. 3 (Chuyên viên; Chuyên viên chính; Chuyên viên cao cấp)

c. 4 (Nhân viên; Chuyên viên; Cán sự; Chuyên viên cao cấp)

d. 5 (Nhân viên; Cán sự; Chuyên viên; Chuyên viên chính; Chuyên viên cao
cấp)

Câu 15: Đâu là một trong những yêu cầu phải đáp ứng đối với dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3?
a. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và
cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức
cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được
thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được
thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ

b. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và
cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức
cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được
thực hiện trên môi trường mạng

c. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và
cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức
cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được
thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được
thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ

d. Cả a và c đều đúng

Câu 16: Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Đắk Nông hiện nay có địa chỉ
là?

a. congdichvucong.daknong.gov.vn

b. motcua.daknong.gov.vn

c. dichvucong.daknong.gov.vn

d. dichvucong.daknong.vn

Câu 17. Những hành vi CBCCVC không được làm trong giải quyết thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông?

a. Ứng xử giao tiếp không phù hợp với quy chế văn hóa cơ sở

b. Các hành vi vi phạm pháp luật khác trong thực hiện công vụ

c. Cản trở tổ chức cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải
quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật

d. Tất cả các hành vi trên

Câu 18. Năm 2020, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Đắk
Nông đạt được thứ hạng bao nhiêu?
a. 60/63

b. 61/63

c. 62/63

d. 63/63

Câu 19. Năm 2020, Chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của
tỉnh Đắk Nông đạt được thứ hạng bao nhiêu?

a. 30/63

b. 16/63

c. 47/63

d. 8/63

Câu 20. Thứ hạng Chỉ số CCHC (PAR INDEX) của tỉnh Đắk Nông năm
2019 là?

a. 56/63

b. 60/63

c. 61/63

d. 63/63
PHẦN III: SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM

You might also like