You are on page 1of 4

Đánh giá hiệu quả cung cấp dịch vụ công hành chính của cơ quan nhà

nước tại Thành phố Hồ Chí Minh theo chỉ số sipas năm 2021
I. Khái niệm và nêu mục tiêu, phạm vi, đối tượng và phương pháp
nghiên cứu

1. Khái niệm :

Dịch vụ hành chính công là một loại hình dịch vụ công do các cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện để phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ
chức và công dân, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện dựa vào thẩm
quyền hành chính-pháp lý của nhà nước.

2. Mục tiêu:

Đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính
nhà nước

3. Đặc trưng của dịch vụ hành chính công: (tự chèn hình)

4. Đối tượng của dịch vụ hành chính công: (tự chèn hình)

Mỗi quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng vs sự hài lòng của người dùng

5. Phương pháp đánh giá: phương pháp thu thập thông tin
Đo lường sự hài lòng của ND gồm 5 nhóm tiêu chí:
- Tiếp cận dịch vụ
- Thủ tục hành chính
- Công chức giải quyết công việc
- Kết quả dịch vụ
- Việc tiếp nhận giải quyết ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị.

I. Báo cáo:

1. Thực trạng:

Chỉ số SIPAS của thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 đạt 86,69%, xếp 39/63 tỉnh,
xếp loại trung bình thấp (từ 83% đến dưới 87%).

 80,5% đi lại 1-2 lần để được giải quyết thủ tục hành chính;
 trên 18,3% đi lại 3-4 lần
 1,36% mất hơn 4 lần đi lại mới nhận được kết quả.
 1,61% phản ánh từng bị công chức gây phiền toái, khi liên hệ để giải quyết
công việc
 0,62% công chức gợi ý cần phải nộp thêm số khoản tiền ngoài phí, lệ phí.

TP HCM chỉ mới có 22 dịch vụ kết nối cổng dịch vụ công quốc gia.

Mất trung bình 28 ngày để có thể thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Nhận
nhiều phản ánh về sự chậm trễ, thái độ của các công, viên, chiếm 1/5 tổng số phản ánh,
kiến nghị của trên cả nước.

2. Đánh giá về thực trạng dịch vụ hành chính công và sự hài lòng của người
dân đối với dịch vụ hành chính công của các cơ quan quản lý nhà nước:

a. Những kết quả đạt được:


 Tích cực (thuận lợi):

Người dân ngày càng quan tâm, ủng hộ và tham gia đo lường sự hài lòng tích
cực hơn. Các cơ quan truyền thông đưa tin, đăng bài ngày càng nhiều.
Các bộ, các cấp của thành phố đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành
động, xây dựng chính sách, cung ứng dịch vụ công, tạo sự tin tưởng cho người
dùng trong công việc đo lường sự hài lòng của ND.

 Tiêu cực (khó khăn):

cán bộ, công chức, viên chức chưa làm hết trách nhiệm, chưa tận tình hướng dẫn
người dân.
phải đi lại nhiều lần, bị trễ hẹn, bị công chức gây phiền hà, phải đưa tiền ngoài
phí/lệ phí, không nhận được thông báo, xin lỗi về trễ hẹn …
Người dân chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quyền lợi và trách nhiệm của mình.

II. Đề xuất, kiến nghị

Tiếp tục sử dụng hiệu quả kết quả đo lường sự hài lòng của ND,
Các cấp, các ngành của Thành phố nỗ lực, quyết tâm thực hiện nhiều giải pháp.
tăng cường sự chỉ đạo, giám sát, phát huy vai trò, trách nhiệm.
Có các giải pháp chuyển đổi số trọng tâm nhằm thúc đẩy CCHC trong các cơ quan
nhà nước
Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Hoàn thành,
vận hành chính thức Cổng Dịch vụ công TP, hệ thống thông tin một cửa điện tử TP.
Xây dựng đề án, chương trình cải cách chế độ công vụ, công chức. Cán bộ, công
chức nâng cao năng lực, sự nhạy bén và học hỏi để thích ứng trong công tác tham
mưu.
Các cơ quan truyền thông đưa tin về việc làm tốt và chưa tốt, những ý kiến góp ý,
phản ánh, kiến nghị.

You might also like