You are on page 1of 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


------------  ------------

BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: Tìm hiểu về các trang web cung cấp dịch vụ công điện tử tại Việt Nam và hàm ý
giải pháp cho “Cổng thông tin một cửa quốc gia”

Học phần: Chính phủ điện tử


Mã lớp HP: 2291ECOM1311
Giảng viên: ThS. Hoàng Hải Hà
Nhóm thực hiện: 3
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Hoàng Hải Hà - giảng viên học phần
Chính phủ điện tử, đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn chúng em trong
quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành bài thảo luận này. Chúng em cũng xin cảm ơn
những nguồn tài liệu bổ ích đã đóng góp vào bài thảo luận của nhóm. Trong quá trình thực
hiện đề tài, nhóm chúng em đã có nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi của cô và các bạn để bài thảo
luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN __________________________________________________ 2


MỤC LỤC_____________________________________________________ 3
MỞ ĐẦU______________________________________________________ 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ____________________________________ 6
1.1. Dịch vụ công ___________________________________________ 6
1.1.1. Dịch vụ công là gì ? ___________________________________ 6
1.1.2. Tính chất của dịch vụ công ______________________________ 6
1.1.3. Quản lý cung ứng dịch vụ công __________________________ 6
1.2. Dịch vụ công điện tử (dịch vụ công trực tuyến) ________________ 7
1.2.1. Khái niệm ___________________________________________ 7
1.2.2. Các yêu cầu đối với dịch vụ công trực tuyến ________________ 7
1.3. Cổng chính phủ điện tử ___________________________________ 9
1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của Cổng chính phủ điện tử ________________ 9
1.3.2. Những dịch vụ được cổng chính phủ điện tử cung cấp ________ 9
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ MỘT VÀI TRANG WEB CUNG CẤP DỊCH VỤ
CÔNG TRỰC TUYẾN _______________________________________________ 11
2.1. Tổng quan về dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam ___________ 11
2.2. Cổng Dịch vụ công Quốc gia _____________________________ 13
2.3. Cổng Dịch vụ công - Bộ Công an __________________________ 14
2.4. Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử _________ 15
2.5. Cổng thông tin điện tử - Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam __________ 16
2.6. Cổng dịch vụ công trực tuyến - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 17
CHƯƠNG 3 “CỔNG THÔNG TIN MỘT CỬA QUỐC GIA” VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI
PHÁP _____________________________________________________________ 19
3.1. Tìm hiểu về trang web “Cổng thông tin một cửa quốc gia” ______ 19
3.1.1. Mô tả ______________________________________________ 19
3.1.2. Thực trạng __________________________________________ 23
3.2. Đánh giá trang web “Cổng thông tin một cửa quốc gia” ________ 24
3.2.1. Thành tựu __________________________________________ 24
3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân_______________________________ 25
3.3. Kiến nghị giải pháp cho trang web “Cổng thông tin một cửa quốc gia” 27
3.3.1. Đề xuất giải pháp cải thiện chức năng và sự vận hành _______ 27
3
3.3.2. Đề xuất giải pháp đối với các yếu tố kĩ thuật _______________ 27
KẾT LUẬN ___________________________________________________ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO________________________________________ 30

4
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại 4.0 ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của
cơ quan nhà nước là một xu hướng đổi mới được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Tại Việt
Nam, xây dựng một Chính phủ hiện đại là yêu cầu tất yếu nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của Chính phủ, đồng thời tăng tính công khai, minh bạch, từ đó tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện quyền dân chủ của mình. Đặc biệt trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc
của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và
trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính
công, dịch vụ công của đơn vị hành chính công lập cần phải được nâng cao chất lượng phù
hợp với xu hướng phát triển của thời đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
đổi mới đất nước.
Trong những năm trở lại đây, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều biện
pháp xây dựng, hoàn thiện các trang web cung cấp dịch vụ công điện tử tại Việt Nam nhằm
phục vụ, đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, hướng đến một Chính phủ điện tử
hiện đại và ngày càng hội nhập. Trước thực tiễn đó, nhóm chúng em quyết định thực hiện để
tài Tìm hiểu về các trang web cung cấp dịch vụ công điện tử tại Việt Nam và kiến nghị giải
pháp cho “Cổng thông tin một cửa quốc gia” nhằm nâng cao hiểu biết, cơ sở lý luận đồng
thời đề ra một số giải pháp cho việc phát triển các trang web dịch vụ công điện tử nói chung
và Cổng thông tin một cửa quốc gia nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu về một số trang web cung cấp dịch vụ công điện tử tại
Việt Nam, đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển dịch vụ công điện tử nói chung và Cổng
thông tin một cửa quốc gia nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: một số trang web cung cấp dịch vụ công điện tử ở Việt Nam và
Cổng thông tin một cửa quốc gia Phạm vi nghiên cứu: việc cung cấp dịch vụ công điện tử của
các trang web tại Việt Nam trong khuôn khổ học phần Chính phủ điện tử.

5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Dịch vụ công


1.1.1. Dịch vụ công là gì ?
Dịch vụ công (DVC) được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã
hội và người dan; vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội; do Nhà nước trực tiếp đảm nhận
hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.
Cung ứng dịch vụ (Sevice delivery) được hiểu “liên quan đến việc cung cấp hàng hóa
công hữu hình và bản thân các dịch vụ vô hình”.
Như vậy, dịch vụ công không chỉ thuần tuý là dịch vụ do Nhà nước cung cấp, bản chất
của nó là sự cung ứng hàng hóa, sản phẩm hữu hình hoặc vô hình cho lợi ích công cộng.
1.1.2. Tính chất của dịch vụ công
Nhu cầu, thị hiếu của người thụ hưởng dịch vụ công thay đổi. Toàn cầu hóa tạo nên một
“thế giới phẳng”, do đó, những nhu cầu gắn với thói quen, truyền thống văn hóa của cư dân
bản địa dần được bổ sung, dịch chuyển theo khuynh hướng chung của cộng đồng quốc tế. Cùng
với đó là sự phát triển của công nghệ, cơ hội mở rộng, giao thoa về kinh tế, văn hóa – xã hội
khiến mảng “cầu” trong dịch vụ trở nên đa dạng hơn.
Sự thay đổi về “cầu” tác động trực tiếp đến nguồn cung và các biện pháp cung ứng dịch
vụ: Phạm vi cung ứng dịch vụ mở rộng. Để cạnh tranh, hoạt động cung ứng dịch vụ sẽ tiếp cận
người tiêu dùng trực tiếp hơn, nắm bắt xu thế nhanh nhạy hơn, do đó, việc cạnh tranh cũng
quyết liệt hơn do cơ hội lựa chọn của người tiêu dùng nhiều hơn.
Sản phẩm hàng hóa dịch vụ công thay đổi: các sản phẩm hàng hóa dịch vụ công sẽ chứa
đựng nhiều giá trị văn hóa tích hợp, không thuần nhất gắn với một vùng lãnh thổ hay một nền
văn hóa nào do đối tượng thụ hưởng dịch vụ cũng không thuần nhất như trước đây.
Việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ thay đổi: Đó là khuynh hướng tiện ích, thiết thực, dễ
thay đổi mang tính phổ biến. Việc sử dụng sản phẩm dịch vụ dễ bị tác động theo xu thế, trào
lưu. Chính những thay đổi trong cung ứng dịch vụ công đặt ra yêu cầu thay đổi trong quản lý
nhà nước đối với lĩnh vực này.
1.1.3. Quản lý cung ứng dịch vụ công
Cung ứng dịch vụ công là do Nhà nước hoặc khu vực tư thực hiện, tuy nhiên, quản lý
cung ứng dịch vụ công lại là chức năng quan trọng của Nhà nước.
Quản lý (hoặc hành chính) – Administration là việc: “Thực thi hoạt động của những
người được giao mục tiêu chung. Một cách xem xét hệ thống hành chính là:

6
(1) Một môi trường kích thích công tác hành chính cũng như tiếp cận những sản phẩm
được tạo ra từ những hoạt động của nó.
(2) Các nguồn vào chuyển tải đi khả năng kích thích của môi trường đến công tác hành
chính.
(3) Các nguồn chuyển tải đi những kết quả của hành động hành chính đến môi trường.
(4) Quá trình chuyển hóa nguồn vào thành nguồn ra.
(5) Thông tin phản hồi đưa các nguồn ra của một giai đoạn trở lại quá trình chuyển hóa
và trở thành nguồn của giai đoạn sau”.
Nhà nước quản lý dịch vụ công thông qua bộ máy hành chính quan liêu. Bộ máy hành
chính quan liêu (Bureaucracy) là hệ thống hành chính có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính
sách thông qua các thủ tục đã được tiêu chuẩn hóa và dựa trên khả năng chuyên môn hóa nhiệm
vụ. Theo nghĩa ban đầu, nó được mô tả như một phương pháp hành chính được chính thức hóa
và hệ thống và hệ thống hóa (mà Max Weber gọi là các quy tắc có thể tính toán được, các tổ
chức với những đặc điểm cấu trúc nhằm thúc đẩy hiệu lực và nhằm phấn đấu đạt được một số
mục tiêu nhất định).
1.2. Dịch vụ công điện tử (dịch vụ công trực tuyến)
1.2.1. Khái niệm
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2011/NĐ-CP, định nghĩa dịch vụ công
trực tuyến và 4 mức độ của dịch vụ công trực tuyến cụ thể như sau:
Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan
nhà nước được các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng cung cấp.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin
về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép
người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau
khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch
vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép
người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường
mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ
chức cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép
người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể
được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
1.2.2. Các yêu cầu đối với dịch vụ công trực tuyến

7
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT, từng mức độ của dịch vụ công
trực tuyến phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(1) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 phải cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản sau:
- Tên thủ tục hành chính;
- Trình tự thực hiện;
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ;
- Thời hạn giải quyết;
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: ghi rõ kết quả cuối cùng của việc thực hiện
thủ tục hành chính;
- Thông tin nếu có về mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ
tục hành chính, yêu cầu, điều kiện, phí, lệ phí;
- Hình thức nhận hồ sơ, trả kết quả (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua môi trường
mạng);
- Văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp về thủ tục hành chính, quyết định
công bố thủ tục hành chính.
(2) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản như dịch vụ công trực tuyến mức độ 1;
- Cung cấp đầy đủ các biểu mẫu điện tử không tương tác và cho phép người sử dụng
tải về để khai báo sử dụng;
- Hồ sơ in từ biểu mẫu điện tử không tương tác sau khi khai báo theo quy định được
chấp nhận như đối với hồ sơ khai báo trên các biểu mẫu giấy thông thường.
(3) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ công trực tuyến mức độ 2;
- Các biểu mẫu của dịch vụ được cung cấp đầy đủ dưới dạng biểu mẫu điện tử tương
tác để người sử dụng thực hiện được việc khai báo thông tin, cung cấp các tài liệu
liên quan (nếu có) dưới dạng tệp tin điện tử đính kèm và gửi hồ sơ trực tuyến tới cơ
quan cung cấp dịch vụ;
- Hồ sơ hành chính điện tử được sắp xếp, tổ chức, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của ứng
dụng dịch vụ công trực tuyến để bảo đảm khả năng xử lý, tra cứu, thống kê, tổng
hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu của các hệ thống ứng dụng liên quan;
- Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên
môi trường mạng;
- Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ
quan cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính.
(4) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3;

8
- Cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến để người sử dụng thực hiện được ngay
việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) qua môi trường mạng;
- Việc trả kết quả cho người sử dụng có thể được thực hiện trực tuyến, qua dịch vụ
bưu chính hoặc trực tiếp. Kết quả dưới dạng điện tử của dịch vụ công trực tuyến có
giá trị pháp lý như đối với kết quả truyền thống theo quy định về kết quả điện tử của
cơ quan chuyên ngành. Việc trả kết quả trực tuyến được thực hiện theo sự thống
nhất của người sử dụng và cơ quan cung cấp dịch vụ qua một hoặc nhiều hình thức
sau: thông báo trên cổng thông tin điện tử có dịch vụ công trực tuyến; gửi qua chức
năng trả kết quả của dịch vụ công trực tuyến; gửi qua thư điện tử của người sử dụng.
Khuyến khích gửi kết quả qua các kênh giao tiếp điện tử khác như: tin nhắn trên
điện thoại di động, dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng.
1.3. Cổng chính phủ điện tử
1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của Cổng chính phủ điện tử
Bản chất của chính phủ điện tử là tích hợp liên tục các sáng kiến công nghệ thông tin
khác nhau của các cơ quan chính phủ để cung cấp các dịch vụ tích hợp cho công dân và doanh
nghiệp.
Cổng ngăn cách hay “giải phóng” các ứng dụng tiền diện ra khỏi các ứng dụng hậu diện,
không phụ thuộc vào nền tảng hoặc công nghệ sử dụng
Cổng định tuyến một cách thông minh tất cả các giao dịch trong không gian chính phủ
điện tử : G2C, G2B, G2G và G2E. Nó đạt được khả năng này bằng cách áp dụng và thực thi
các tiêu chuẩn XML và XBML.
Cổng cho phép quản lý người dùng một cách hiệu quả. Người dùng có thể là nhân viên
chính phủ, công dân, doanh nghiệp. Với mục đích này, cổng cung cấp các công cụ cho các
dịch vụ đăng ký người dùng, xác thực và thư mục.
Cổng cung cấp bảo mật cần thiết trong việc định tuyến các giao dịch (thực thi các tiêu
chuẩn PKI hoặc giấy chứng nhật chữ ký kỹ thuật số).
Cổng thuận lợi hóa việc tập trung tại một nơi (colocation) các lược đồ dữ liệu và các dữ
liệu cơ bản, cung cấp một nội bộ công cụ cho phép giám sát thời gian thực các giao dịch và
tình trạng các mạng.
1.3.2. Những dịch vụ được cổng chính phủ điện tử cung cấp
Các dịch vụ ban đầu:
- Các dịch vụ đăng ký:
o Người dùng
o Các quy trình chung: Kinh doanh; Kỹ thuật
o Các lược đồ XML
o Các chính sách
o Các dịch vụ web

9
o Các thành phần dịch vụ
- Các dịch vụ chuyển đổi (phiên dịch):
o Địa chỉ
o Ngôn ngữ
o Dữ liệu
- Các công cụ biên soạn:
o XML/XBML/HRXML
o Hệ thống tạo dịch vụ điện tử
o Quản trị nội dung
o Tạo lập website
- Cá nhân hóa:
o Dịch vụ điện tử
o Người dùng chính phủ
o Đăng ký
Các dịch vụ giao dịch:
- Xác thực người dùng qua mật khẩu/PKI/dấu hiệu sinh trắc: Thông tin, tương tác, giao
dịch, thanh toán, hoạt động trung gian, cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ thư mục: Thư mục của dịch vụ, quá trình, người dùng, lược đồ, tiêu chuẩn.
Dịch vụ bắt buộc tuân thủ: Tiêu chuẩn, thông tin cơ bản, an ninh
Dịch vụ kho lưu trữ cho: Các lược đồ XML, dữ liệu cốt lõi, dịch vụ web, các chính
sách, các thành phần sử dụng lại được.
Các dịch vụ thanh toán.

10
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ MỘT VÀI TRANG WEB CUNG CẤP DỊCH VỤ
CÔNG TRỰC TUYẾN

2.1. Tổng quan về dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam
Trong quá trình chuyển từ nền hành chính truyền thống sang quản lý công mới, việc
cung cấp dịch vụ công trực tuyến tạo môi trường thuận lợi cho công dân, tổ chức tham gia giao
dịch điện tử và được xem là một trong những chìa khóa của việc xây dựng Chính phủ điện tử
ở mỗi quốc gia.

Hình 1. Tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các bộ

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông, 2022

11
Những năm gần đây, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng song vẫn chưa như kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp. Điều này
đòi hỏi cần có bước thay đổi đột phá trong thời gian tới. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết
các dịch vụ công đủ điều kiện đã được cung cấp trực tuyến mức độ 4; một số cơ quan nhà nước
đã có những giải pháp để tăng cường hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến,
tiêu biểu như ưu tiên về thời gian giải quyết thủ tục; ưu tiên về lệ phí thực hiện.

Hình 2. Tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các địa phương

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông, 2022

12
Đến nay, khoảng 97,3% Dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện đã được cung cấp trực
tuyến mức độ 4; khoảng 40% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến (tăng 10% so với
30% cuối năm 2021); nhiều địa phương đã có những sáng kiến, cách làm hay để nâng cao hiệu
quả cung cấp DVCTT (18 tỉnh đã ban hành văn bản giao chỉ tiêu cho từng cơ quan nhà nước
trên địa bàn về tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến; 05 tỉnh ban
hành chính sách khuyến khích người dân sử dụng DVCTT như giảm thời gian, chi phí sử dụng
dịch vụ), (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2022).
Việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo
hướng số hóa, không phụ thuộc vào địa giới hành chính được chú trọng, bước đầu có kết quả.
Cả nước hiện có 11.699 bộ phận một cửa các cấp (57 trung tâm phục vụ hành chính công cấp
tỉnh). 53/63 địa phương đã hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện
tử. Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng. Đã cung cấp 3.805
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; hơn 2,8 triệu tài khoản đăng ký (tăng 2,8 lần so với cùng
kỳ 2021); hơn 4,78 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện (tăng 3 lần so với cùng kỳ); hơn 129,6
triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái (tăng 2 lần so với cùng kỳ); hơn 2,6 triệu giao dịch thanh toán
trực tuyến với hơn 2,78 nghìn tỷ đồng (tăng 16 lần so với cùng kỳ 2021), (Bộ Thông tin và
Truyền thông, 2022).
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu nâng cao
mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp trong thực hiện
thủ tục hành chính, năm 2025 đạt hơn 90% mức độ hài lòng; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công
trực tuyến, trước mắt là mỗi gia đình sẽ có ít nhất một thành viên có thể thực hiện dịch vụ công
trực tuyến (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2022).
2.2. Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Với quan điểm công khai, minh bạch, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục
vụ, Cổng Dịch vụ công Quốc gia kết nối, cung cấp thông tin về thủ tục hành chính và dịch vụ
công trực tuyến; hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch
vụ công trực tuyến và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc.
Tên web: Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Cơ quản quản lý: Văn phòng Chính phủ
Liên kết: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Các dịch vụ cung cấp:
o Chức năng đăng nhập một lần, sử dụng 1 tài khoản của Cổng dịch vụ công quốc
gia để đăng nhập Cổng dịch vụ công của Bộ, của địa phương;
o Tra cứu về thông tin thủ tục hành chính, dịch vụ công của tất cả các ngành, lĩnh
vực, các địa phương trên toàn quốc;
o Theo dõi chi tiết toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công;
o Hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo hướng cá nhân hóa thông
tin người dùng, cung cấp các tiện ích liên quan đến việc thực hiện dịch vụ công;

13
o Tiếp nhận phản ánh kiến nghị liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính,
dịch vụ công, chuyển xử lý và theo dõi chi tiết tình trạng xử lý của bộ, ngành,
địa phương;
o Thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công sử
dụng tài khoản của các ngân hàng, trung gian thanh toán;
o Đánh giá sự hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công.
Trình trạng hoạt động:
o Theo Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, tính đến cuối tháng 2/2021, Cổng DVC
quốc gia đã tích hợp, cung cấp hơn 2.800 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có
nhiều dịch vụ công được người dân, doanh nghiệp quan tâm như: Đăng ký, cấp
biển số xe; đổi giấy phép lái xe; cấp giấy phép lái xe quốc tế; cấp điện mới từ
lưới điện hạ áp; thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện; cấp lại, đổi, điều chỉnh
thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; cấp giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hóa (C/O) cấp sau; đăng lý hoạt động khuyến mãi...
o Đến nay, có khoảng 112 triệu lượt truy cập, gần 452.000 tài khoản đăng ký; hơn
34 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái và trên 840.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến
qua Cổng Dịch vụ công quốc gia. Cổng này cũng đã tiếp nhận, hỗ trợ trên 50.000
cuộc gọi và hơn 10.000 phản ánh, kiến nghị.
o Trục liên thông văn bản quốc gia đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện
tử giữa 95/95 cơ quan Trung ương, địa phương với hơn 4,4 triệu văn bản điện tử
được gửi/nhận.
o Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e- Cabinet)
đã phục vụ 27 phiên họp của Chính phủ và thực hiện xử lý 674 phiếu lấy ý kiến
thành viên Chính phủ thay thế việc phát hành, in ấn, sao chụp hơn 248.000 bộ
hồ sơ, tài liệu giấy.
2.3. Cổng Dịch vụ công - Bộ Công an
Việc khai trương và đưa Cổng dịch vụ công Bộ Công an đi vào hoạt động là dấu mốc
quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ Công an; thể hiện quyết tâm
của Bộ Công an trong công cuộc cải cách, minh bạch hóa các thủ tục hành chính, lấy người
dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, góp phần hướng tới xây dựng Chính phủ kiến tạo,
liêm chính, hành động.
Tên web: Cổng Dịch vụ công - Bộ Công an
Liên kết: https://dichvucong.bocongan.gov.vn/
Cơ quan quản lý:
Các dịch vụ cung cấp:
o Đăng ký, Quản lý cư trú: gia hạn tạm trú, thông báo lưu trú, xóa đăng ký thường
trú, khai báo tạm vắng, đăng ký tạm trú, đăng ký thường trú, khai báo thông tin
về cư trú đối với người chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú,

14
xác nhận thông tin về cư trú, điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu
về cư trú, tách hộ,...;
o Quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Cấp lại, cấp mới, cấp đổi giấy
chứng nhận đủ điều kiện an ninh và trật tự;
o Cấp, Quản lý thẻ căn cước công dân: Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông
tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Xác nhận số Chứng minh nhân dân,
Căn cước công dân; Cấp lại thẻ Căn cước công dân; Đổi thẻ Căn cước công
dân;....;
o Đăng ký, Quản lý con dấu: Đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;
đăng ký thêm mẫu con dấu; đăng ký lại mẫu con dấu; đăng ký mẫu con dấu
mới;...;
o Đăng ký, Quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Đăng ký, cấp biển
số xe lần đầu; đăng ký xe tạm thời; đổi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số
xe,...;
o Khiếu nại, tố cáo (mức 1): Giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành
vi hành chính của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân; Giải quyết tố
cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công
an nhân dân;
o Phòng cháy chữa cháy: Cấp đổi, cấp lại chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng
cháy và chữa cháy; Cấp lại, cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng
cháy và chữa cháy; Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; Cấp giấy xác nhận
đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;...;
o Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo;
o Quản lý xuất nhập cảnh;
o Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông;
o Tổ chức cán bộ.
- Tình trạng hoạt động:

Hình 3. Thống kê số lượng hồ sơ dịch vụ công trực tuyến Bộ Công an tháng 8, tháng 9, 2022

Nguồn: Cổng Dịch vụ công - Bộ Công an, 2022

2.4. Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử
Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử, được xây dựng và chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp doanh

15
nghiệp thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ
đánh giá tín nhiệm website TMĐT một cách thuận lợi. Ngoài ra, còn giúp cho người dân,
doanh nghiệp có thể gửi phản ánh, khiếu nại trực tuyến về các tranh chấp trong thương mại
điện tử. Bên cạnh đó, các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website và ứng dụng TMĐT
có thể gửi báo cáo tình hình hoạt động TMĐT trực tuyến.
Tên web: Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử
Liên kết: http://online.gov.vn/
Cơ quan quản lý: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương
Các dịch vụ cung cấp: Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử cho phép
các thương nhân, tổ chức, cá nhân:
o Đăng ký mở tài khoản;
o Đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT;
o Thông báo website TMĐT bán hàng;
o Đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website TMĐT;
o Theo dõi tình trạng hồ sơ thông báo, đăng ký;
o Quản lý và cập nhật thông tin thông báo, đăng ký;
o Gửi Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của website;
o Lưu trữ và công bố danh sách các website TMĐT đã thực hiện thủ tục thông báo,
đăng ký;
o Lưu trữ và công bố danh sách các thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm
website TMĐT và danh sách các website TMĐT đã được gắn biểu tượng tín
nhiệm;
o Lưu trữ và công bố danh sách các website TMĐT vi phạm quy định của pháp
luật và các website TMĐT bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2.5. Cổng thông tin điện tử - Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam
Tên web: Cổng thông tin điện tử - Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam
Liên kết: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/index
Cơ quan quản lý: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Các dịch vụ cung cấp:
o Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
o Thủ tục liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và
báo cáo tình hình sử dụng lao động;
o Đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội,
thẻ bảo hiểm y tế;
o Giải quyết hưởng chế độ thai sản;
o Giải quyết hưởng chế độ ốm đau;

16
o Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; cấp sổ bảo
hiểm xã hội;
o Giải quyết hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
o Người hưởng lĩnh chế độ BHXH bằng tiền mặt chuyển sang lĩnh bằng tài khoản
cá nhân và ngược lại, hoặc thay đổi thông tin cá nhân;
o Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu;
o Ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
o Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao
động đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nay tiếp tục bị tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp;
o Giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người chấp
hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp,
người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích;
o Giải quyết chuyển hưởng sang địa bàn khác đối với người đang hưởng lương
hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và người chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng
tháng.
2.6. Cổng dịch vụ công trực tuyến - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tên web: Cổng dịch vụ công trực tuyến - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Liên kết: https://dvc.mard.gov.vn/Pages/default.aspx
Cơ quan quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các dịch vụ cung cấp:
o Cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể trong Danh mục vật
thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập
khẩu vào Việt Nam;
o Cấp Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y; Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành
thuốc thú y (trong trường hợp thay đổi thành phần, công thức, dạng bào chế,
đường dùng, liều dùng, chỉ định điều trị của thuốc thú y; thay đổi phương pháp,
quy trình sản xuất mà làm thay đổi chất lượng sản phẩm; đánh giá lại chất lượng,
hiệu quả, độ an toàn của thuốc thú y theo quy định);
o Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y;
o Gia hạn giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y;
o Công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung nhập khẩu;
o Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót,
hư hỏng; thay đổi, bổ sung tên sản phẩm; tên, địa điểm cơ sở đăng ký; tên, địa
điểm cơ sở sản xuất; quy cách đóng gói của sản phẩm; hình thức nhãn thuốc; hạn
sử dụng và thời gian ngừng sử dụng thuốc; chống chỉ định điều trị; liệu trình điều
trị; những thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả, độ an toàn
của thuốc thú y);

17
o Công bố lại thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung;
o Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền của Cục Thú y (gồm:
Sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y);
o Thay đổi thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung;
o Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng;
có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề
thú y);
o Thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy
sản có xuất khẩu;
o Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
o Cấp lại Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
o Công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung sản xuất trong nước;
o Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp đổi tên
thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký;
o Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
o Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà
sản xuất;
o Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp mất, sai sót,
hư hỏng;
o Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuỷ sản có xuất khẩu.
Tình trạng hoạt động: Trong 9 tháng đầu năm 2022
Bảng 1. Thống kê số lượng hồ sơ dịch vụ công trực tuyến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9 tháng
đầu năm 2022

STT Đơn vị thực hiện Tổng số hồ sơ Hồ sơ hoàn Hồ sơ hoàn


thành đúng thành trễ hạn
hạn
1 Cục Bảo vệ thực vật 5347 3673 0
2 Cục chăn nuôi 1300 457 0
3 Cục Trồng trọt 0 0 0
4 Cục Quản lý chất lượng 235 0 0
NLS và thủy sản
5 Cục Thú y 4819 2114 0
Tổng số 11701 6244 0
Nguồn: dvc.mard.gov.vn, 2022

18
CHƯƠNG 3
“CỔNG THÔNG TIN MỘT CỬA QUỐC GIA” VÀ KIẾN NGHỊ
GIẢI PHÁP

3.1. Tìm hiểu về trang web “Cổng thông tin một cửa quốc gia”
3.1.1. Mô tả
Cơ chế một cửa quốc gia:
Theo truyền thống, khi thương nhân muốn nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa, họ phải
gửi cùng một thông tin nhiều lần cho các cơ quan chính phủ khác nhau. Việc này thường tốn
kém, mất nhiều thời gian, làm tăng khả năng mắc sai lầm và gây khó khǎn cho quá trình giao
dịch.
Cơ chế một cửa quốc gia (National Single Window, NSW) tự động hóa và đơn giản hóa
việc này bằng cách cho phép người khai hải quan gửi tất cả thông tin, chứng từ điện từ về nhập
khẩu, xuất khẩu và quá cảnh theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua một
cổng điện từ duy nhất. Cổng thông tin kết nối Cơ quan Hải quan với tất cả các cơ quan quản
lý nhà nước giải quyết việc xuất nhập khẩu, quá cảnh của người hoặc hàng hóa, bao gồm thuế,
nhập cư, kiểm dịch, y tế, vận tải, nông nghiệp, ngư nghiệp, đối ngoại. Cơ chế một cửa quốc
gia cùng cho phép thương nhân truy cập tất cả các quy tắc, quy định, thủ tục, biểu phí và biểu
mẫu thương mại có liên quan từ tất cả các cơ quan quản lý biên giới thông qua một trang web
thân thiện với người dùng.
Cơ chế một cửa quốc gia là một cách tiếp cận khá mới và sáng tạo để xử lý và thông
quan biên giới. Nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng Hệ thống một cửa quốc gia vì nó đã
được chứng minh là tạo thuận lợi đáng kể cho thương mại. Việt Nam hiện đang triển khai cơ
chế một cửa quốc gia, qua đó người khai hải quan nộp tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa. Sau
đó hệ thống sẽ tự động xử lý báo cáo của họ, đưa ra kết quả liên quan đến việc thông quan
hàng hóa cho Hải quan và người khai hải quan.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống CNTT để triển
khai cơ chế một cửa quốc gia thông qua một kế hoạch hành động toàn diện nhằm mục đích kết
nối tất cả các cơ quan chính phủ liên quan cũng như các bên liên quan trong chuỗi cung ứng
bao gồm các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các công ty xuất nhập khẩu và các nhà khai
thác hậu cần.
Tên web: Cổng thông tin một cửa quốc gia
Liên kết: https://vnsw.gov.vn/
Cơ quan quản lý: Tổng cục Hải quan
Thành phần tham gia: Cổng thông tin một cửa quốc gia là nơi tiếp nhận và phản hồi
các thông tin từ các Bộ, ngành và các bên có liên quan như sau:

19
- Các Bộ, ngành tham gia vào quá trình cấp phép đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu,
quá cảnh, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh;
- Cơ quan Hải quan;
- Người vận tải, đại lý hãng tàu, đại lý giao nhận;
- Ngân hàng, bảo hiểm;
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý hải quan;
- Các bên liên quan khác.
Quy trình hoạt động:
- Giai đoạn 1: Doanh nghiệp gửi đơn xin cấp phép, hồ sơ cấp phép, tờ khai hải quan và
hồ sơ hải quan dưới dạng điện từ đến Cổng Thông tin.
- Giai đoạn 2: Cổng thông tin chuyển đơn xin cấp phép, hồ sơ cấp phép đến hệ thống cấp
phép của các Bộ, Ngành.
- Giai đoạn 3: Các Bộ, Ngành xử lý hồ sơ xin cấp phép và chuyển giấy phép dưới dạng
điện từ về Cổng Thông tin.
- Giai đoạn 4: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia chuyển giấy phép dưới dạng điện
tử về cho doanh nghiệp đồng thời gửi tới hệ thống của hải quan.
- Giai đoạn 5: Hải quan xử lý hồ sơ hải quan, đối chiếu thông tin giấy phép điện tử nhận
được từ các Bộ, Ngành (nếu cần), quyết định kết quả thông quan và trả kết quả về Cổng
thông tin.
- Giai đoạn 6: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia trả kết quả thông quan về cho
doanh nghiệp và hệ thống của các Bộ, Ngành.

Hình 4. Quy trình hoạt động của Cổng thông tin một cửa quốc gia

Nguồn: vinalogs.com, 2019

20
Các dịch vụ cung cấp:
- Tiếp nhận chứng từ điện tử, thông tin khai và các thông tin có liên quan, xác thực chữ
ký số của người khai và các cơ quan xử lý;
- Chuyển chứng từ điện tử, thông tin khai và các thông tin có liên quan của người khai
đến hệ thống xử lý chuyên ngành đồng thời lưu trữ thông tin từ người khai trên Cổng
thông tin một cửa quốc gia nhằm mục đích tra cứu, thống kê;
- Tiếp nhận kết quả xử lý và thông báo từ hệ thống xử lý chuyên ngành;
- Phản hồi kết quả xử lý cho người khai và hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan;
- Lưu trữ trạng thái của các giao dịch điện tử, chứng từ điện tử được thực hiện trên Cổng
thông tin một cửa quốc gia. Thời hạn lưu trữ trạng thái các giao dịch điện tử và chứng
từ điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định lưu
trữ hồ sơ của pháp luật chuyên ngành;
- Cung cấp thông tin bao gồm: Thông tin giải quyết thủ tục hành chính, thống kê số liệu
theo yêu cầu từ các cơ quan xử lý và người khai phù hợp chức năng, thẩm quyền của
cơ quan xử lý và quyền, trách nhiệm của người khai;
- Đăng tải quy định của pháp luật chuyên ngành về chính sách quản lý, thủ tục hành chính
và người thực hiện theo quy định của Nghị định này;
- Kết nối với hệ thống thông tin của các quốc gia và vùng lãnh thổ theo thỏa thuận quốc
tế đã ký kết, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.
Giao diện:

Hình 5. Giao diện của Cổng thông tin một cửa quốc gia

Nguồn: vnsw.gov.vn, 2022

21
- Trang web bao gồm 7 mục nhỏ hơn: Trang chủ, Tin tức, Một cửa Quốc gia, Một cửa
ASEAN, Văn bản, Video hướng dẫn, Tra cứu CO.
- Phần quan trọng nhất của trang web được bố trí ở chính giữa, các thủ tục hành chính
mà cổng cung cấp, được phân loại theo từng Bộ và các cơ quan khác:

Hình 6. Một vài thủ tục hành chính được Cổng thông tin một cửa quốc gia cung cấp

Nguồn: vnsw.gov.vn, 2022

- Đăng nhập hệ thống:


o Doanh nghiệp truy cập vào địa chỉ web: https://vnsw.gov.vn/.
o Doanh nghiệp thực hiện nhập thông tin tài khoản đã đăng ký để truy cập hệ
thống:

Hình 7. Minh họa đăng nhập hệ thống

Nguồn: vnsw.gov.vn, 2022

o Đối với doanh nghiệp chưa có tài khoản trên hệ thống cần phải tiến hành đăng
ký tài khoản (Chi tiết hướng dẫn đăng ký tài khoản doanh nghiệp tại đây:
https://vnsw.gov.vn/HuongDan/HuongDanDangKyTaiKhoan.doc).

22
- Chọn thủ tục muốn được cung cấp và tải về Hướng dẫn sử dụng

Hình 8. Thông tin và tài liệu liên quan đến thủ tục

Nguồn: vnsw.gov.vn, 2022

3.1.2. Thực trạng


Lượt truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia hàng tháng đạt 125 nghìn lượt, số lượng
người truy cập hàng tháng đạt hơn 16 nghìn người. Trung bình, người dùng ghé thăm 2.26
trang/lượt truy cập, mỗi lượt truy cập kéo dài khoảng 4 phút. Từ tháng 6 đến tháng 8, năm
2022, tổng số lượt truy cập là 376.439 (Similarweb, 2022).
Tính đến ngày 30/6/2022, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 249/261 thủ tục hành chính
của 13 Bộ, ngành kết nối, với gần 4, 95 triệu bộ hồ sơ của hơn 55 nghìn doanh nghiệp. Tổng
số TTHC đã triển khai theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg là
249/261 thủ tục. Trong đó, nhiều Bộ đã hoàn thành kế hoạch gồm: Bộ Công an (02 TTHC),
Bộ Khoa học và Công nghệ (06 TTHC), Bộ Thông tin và Truyền thông (05 TTHC), Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch (01 TTHC), Bộ Y tế (56 TTHC), Ngân hàng Nhà nước (02 TTHC).
Các Bộ, ngành còn lại đang tiếp tục triển khai thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc
gia gồm: Bộ Công Thương (06 TTHC); Bộ Giao thông vận tải (01 TTHC liên ngành); Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (01 TTHC- đang đề nghị chưa triển khai xây dựng phần mềm
này); Bộ Quốc phòng (01 TTHC); Bộ Tài nguyên và Môi trường (01 TTHC); Liên đoàn
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (01 TTHC); Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (01 TTHC).
Về công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành, đến nay, nhiệm vụ về rà soát, sửa đổi văn
bản pháp luật của các Bộ, ngành tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ
tướng Chính phủ cơ bản hoàn thành. Đối với nhiệm vụ giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg
và Quyết định số 1258/QĐ-TTg, hiện các Bộ, ngành đã sửa đổi, bổ sung 34/38 văn bản (hoàn

23
thành 89,48 % kế hoạch), đang sửa đổi bổ sung 2/38 văn bản (chiếm 5,26 %), chưa làm 2/38
văn bản (chiếm 5,26 %).
Về nhiệm vụ ban hành danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã
HS và quy chuẩn, tiêu chuẩn, các Bộ, ngành đã ban hành 51/60 danh mục hàng hóa kèm mã
số HS (chiếm 85% kế hoạch), đang làm 5/60 danh mục (chiếm 8,3%), chưa làm 4/60 danh mục
(chiếm 6,7%). Bên cạnh đó đã hoàn thành ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc loại bỏ khỏi
danh mục hàng hóa nhóm 2 và danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu cho 22/22 nhóm
hàng. Đặc biệt, loại bỏ 03 nhóm hàng phế liệu khỏi danh mục phế liệu được phép nhập khẩu
phục vụ sản xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường; loại bỏ 02 nhóm hàng khỏi danh mục
hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng của Bộ Y tế. Nhiều Bộ, ngành đã chuyển đổi thời
điểm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nổi bật có
thể kể đến như: Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuyển hơn 90%; Bộ
Thông tin và Truyền thông và Bộ Công An đã chuyển 100% mặt hàng sang hậu kiểm. Bên
cạnh đó, các Bộ, ngành đã bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm
tra chuyên ngành. Một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Tăng đối tượng được
miễn kiểm tra; Áp dụng miễn giảm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa đã có 3 lần nhập khẩu
đạt yêu cầu; Thay đổi phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm từ kiểm tra chặt đối với tất cả
các lô hàng nhập khẩu sang áp dụng 3 phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm.
3.2. Đánh giá trang web “Cổng thông tin một cửa quốc gia”
3.2.1. Thành tựu
Việt Nam chính thức tham gia xây dựng cơ chế một của ASEAN từ năm 2005 với việc
kí kết Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN ngày 9/12/2005 tại hội
nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 được tổ chức tại Malaysia và Nghị định thư về xây dựng và
thực hiện cơ chế một cửa ASEAN vào ngày 20/12/2006 tại Siêm Riệp, Vương quốc
Campuchia.
Là một thành viên tích cực của ASEAN, sau một quá trình chuẩn bị với nhiều nỗ lực,
thủ tục hành chính đầu tiên được triển khai thông qua cơ chế một cửa quốc gia bắt đầu từ tháng
11 năm 2014.
Theo đó, vào ngày 16/5/2020 Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt
Nam (VINASA) đã tổ chức công bố và trao Danh hiệu Sao Khuê 2020 cho 112 sản phẩm, dịch
vụ công nghệ thông tin tiêu biểu. Hệ thống một cửa quốc gia do Tổng cục Hải quan chủ trì,
triển khai đã được vinh danh ở hạng mục Chính phủ điện tử.
Với vai trò là Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa
ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải
quan) đã nỗ lực phối hợp nhịp nhàng với các Bộ, ngành trong việc thực hiện hiệu quả nhiệm
vụ được Chính phủ giao, có nhiều kết quả đáng ghi nhận.

24
Theo số liệu ghi nhận của Tổng cục hải quan, tính đến 25/04/2020 đã có 198 thủ tục
hành chính của 13 Bộ, ngành được chính thức triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia, với
trên 3 triệu hồ sơ của trên 37 ngàn doanh nghiệp.
Về triển khai Cơ chế một cửa ASEAN và kết nối ngoài ASEAN, Việt Nam đã kết nối
chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin C/O mẫu D điện tử với 9 nước gồm:
Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan (từ 01/01/2018), Brunei (01/04/2019), Campuchia
(01/07/2019), Myanmar (9/12/2019), Lào (23/12/2019) và Philippines (ngày 25/02/2020). Đến
ngày 20/04/2020, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là gần 200 ngàn C/O, tổng
số C/O Việt Nam gửi sang các nước là gần 227 ngàn C/O. (C/O là giấy chứng nhận xuất khẩu
hàng hóa)
Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN thời gian qua đã
mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian hoàn thành thủ
tục cấp phép và thông quan lô hàng xuất nhập khẩu; tiết kiệm chi phí và sử dụng nguồn lực
một cách hợp lý và hiệu quả; tăng cường tính minh bạch trong quá trình làm thủ tục hành chính
; giảm sự tiếp xúc giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước trong quá
trình thực hiện các thủ tục hành chính và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của doanh
nghiệp.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN
đã góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, hoàn thiện chế độ, chính sách quản lý nhà nước đối
với hoạt động xuất nhập khẩu ; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản
lý nhà nước hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử ; nâng cao năng lực quản lý nhà nước và
chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ công ; giảm thiểu việc dư thừa về các yêu cầu hồ sơ,
thông tin, dữ liệu; tăng độ tin cậy và sự chính xác của thông tin cũng như ngăn ngừa các nguy
cơ an ninh quốc gia, an ninh cộng đồng đến từ các hoạt động vận tải và thương mại bất hợp
pháp.
3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
So với yêu cầu về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện, sâu rộng của
Đảng, Chính phủ thì việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
thủ tục hành chính hiện nay còn có một số hạn chế sau:
Thứ nhất, việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính vẫn chủ yếu theo phương thức
truyền thống, hồ sơ giấy. Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, nhất là tại các địa
phương tỷ lệ hồ sơ giấy chiếm 93,7%; hồ sơ điện tử 6,3%. Việc tiếp nhận, giải quyết vẫn trên
cơ sở hồ sơ giấy dẫn đến khó kiểm soát, đánh giá, dễ phát sinh tiêu cực; đồng thời, khó tạo
dựng, duy trì, phát triển được các cơ sở dữ liệu do thông tin, kết quả thực hiện thủ tục hành
chính vừa là đầu vào, đầu ra, vừa giúp chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu trên các cơ sở dữ liệu.
Thứ hai, việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ trong thực hiện
thủ tục hành chính tại các Bộ phận Một cửa các cấp trên cơ sở kết nối chia sẻ dữ liệu của các
hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Hệ thống một cửa
điện tử để sử dụng lại các hồ sơ, giấy tờ điện tử, giảm các thủ tục kiểm tra, xác nhận,… chưa

25
được thực hiện. Điều này dẫn đến vừa không phát huy được hiệu quả của các hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu, mà còn không khuyến khích được người dân, doanh nghiệp tham gia vào
quá trình chuyển đổi số.
Thứ ba, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư đã khai trương, đi vào thực hiện, là nền tảng quan trọng hình thành danh tính số duy
nhất của người dân, doanh nghiệp, tuy nhiên việc triển khai sử dụng danh tính số trong tiếp
nhận, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông chưa có giải
pháp cụ thể để bảo đảm thống nhất, hiệu quả trong triển khai thực hiện.
Thứ tư, việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông mới chủ yếu đơn thuần xử lý theo
hướng thống nhất đầu mối, quy trình phối hợp thực hiện giữa các cơ quan. Quy trình phối hợp
này chủ yếu vẫn theo phương thức thủ công thông qua gửi nhận hồ sơ giấy mà chưa tính đến
việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống giúp giảm thời
gian, chi phí, tăng năng suất lao động.
Thứ năm, nội dung công việc, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán
bộ, công chức trong việc tham gia vào quá trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ
tục hành chính chưa được làm rõ; chưa có quy định về lưu trữ điện tử đối với hồ sơ thủ tục
hành chính dẫn đến việc lúng túng, thiếu thống nhất, chậm trễ trong thực hiện số hóa.
Thứ sáu, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (kể cả hồ sơ nộp trực tiếp)
theo hướng phi địa giới hành chính đã được triển khai ở một số lĩnh vực có cơ sở dữ liệu tập
trung như: Giấy phép lái xe,… Cải cách này có hiệu quả rất lớn đối với xã hội nên cần nghiên
cứu mở rộng, nhất là khi chúng ta triển khai số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục
hành chính với nhiều Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin
được đưa vào vận hành và có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau.
Thứ bảy, chưa có điều khoản mở tạo sự chủ động sáng tạo cho các cơ quan trong việc
huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào quá trình đổi mới, giải quyết thủ tục hành chính.
Thực tế, một số nơi, lĩnh vực cho thấy có sự quá tải trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ
tục hành chính, trong khi đó một số khâu, công đoạn trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành
chính như hướng dẫn, tiếp nhận, viết giấy hẹn, số hoá hồ sơ tài liệu (một phần hoặc toàn bộ
quy trình số hóa), luân chuyển dữ liệu và giám sát quá trình giải quyết, nhận và trả kết quả có
thể nghiên cứu giao cho doanh nghiệp bưu chính công ích đảm nhận thông qua hợp đồng. Hiện
nay, theo quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu
chính công ích đã được giao thực hiện việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ và trả kết quả giải
quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Việc thực hiện như trên góp phần tối
ưu hóa năng suất, chất lượng hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa.
Cuối cùng, việc giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và đánh
giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đã được triển khai, tuy nhiên chưa hình thành
được cơ chế giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính đồng bộ theo thời gian thực
từ hệ thống một cửa các cấp dẫn đến chưa thật sự kịp thời cung cấp thông tin cho chỉ đạo, điều
hành, nhất là xử lý kịp thời hạn chế, bất cập, các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực.

26
3.3. Kiến nghị giải pháp cho trang web “Cổng thông tin một cửa quốc gia”
3.3.1. Đề xuất giải pháp cải thiện chức năng và sự vận hành
Tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn cho việc sử dụng chứng từ điện tử, hồ sơ điện tử
trong thủ tục hành chính đồng thời khắc phục những trục trặc về đăng kí chữ số điện tử.
Xác định cụ thể cơ chế phối hợp liên ngành để giải quyết các thủ tục hành chính, đặc
biệt chú trọng tới việc thiết kế lại quy trình thủ tục để đảm bảo hồ sơ, chứng từ và thông tin
được luân chuyển thông suốt từ khâu nộp/gửi hồ sơ cho tới từng khâu trong quy trình xử lý và
ra quyết định của các cơ quan nhà nước; xác định rõ trách nhiệm của từng khâu và điểm ra
quyết định cuối cùng.
Thống nhất mẫu biểu: Các bộ ngành cần thống nhất lại form mẫu biểu, giấy tờ để sử
dụng các mẫu biểu thống nhất, dễ hiểu. Chính phủ, cùng các Bộ ngành và chính quyền địa
phương cần tạo lập cơ sở dữ liệu điện tử liên thông giữa các Bộ ngành để giảm thiểu yêu cầu
cung cấp hồ sơ trùng lặp. Các Bộ ngành (gồm các Cục và Tổng cục), các địa phương cần mở
“kho dữ liệu” đang thu thập và quản lý, tạo thành kho dữ liệu dùng chung của các cơ quan Nhà
nước.
Áp dụng triệt để hồ sơ văn bản điện tử: Các bộ ngành cần áp dụng triệt để việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC trên Cổng MCQG. Cần loại bỏ triệt để hiện
tượng “bán thủ công” trong giải quyết TTHC trên Cổng MCQG, tránh tình trạng mặc dù có
thực hiện khai báo điện tử, nhưng vẫn phải nộp hồ sơ giấy.
Rà soát quy trình thực hiện thủ tục hành chính để giảm thời gian và chi phí: Các bộ
ngành cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ rà soát, sửa đổi các quy định còn bất cập, gây nhiều
phiền hà cho người sử dụng. Các bộ ngành cần cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, trong đó
cần chú trọng đơn giản hóa các khâu thủ tục hành chính và giảm bớt các giấy tờ không cần
thiết.
Tạo hành lang pháp lý cho việc sử dụng các dịch vụ do bên thứ ba cung cấp để đưa
ra các tiện ích cho cả doanh nghiệp lẫn các cơ quan nhà nước trong thực hiện thủ tục hành
chính trên Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.
Tạo hành lang pháp lý cho phép trao đổi thông tin, chứng từ điện tử với các nước
trong khu vực và với các thị trường xuất khẩu ngoài ASEAN. Trong đó, cần đặc biệt chú
trọng đến đàm phán và đưa vào các điều ước song phương, đa phương, các FTA cho phép công
nhận và trao đổi giấy phép điện tử (đặc biệt trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng hàng hóa) được
lưu trữ tại Cổng thông tin một cửa quốc gia. Từ đó, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam cũng như kiểm soát chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành phải khẩn trương hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin
để kết nối toàn diện trên Cơ chế một cửa quốc gia nhằm mục tiêu thực hiện thủ tục hành chính
hoàn toàn bằng phương thức điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho tất cả các
thủ tục hành chính thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3.3.2. Đề xuất giải pháp đối với các yếu tố kĩ thuật

27
Bổ sung chức năng thanh toán điện tử, việc tích hợp thanh toán điện tử lên Cổng
MCQG cần thực hiện song song với việc hoàn thiện các quy định để quản lý, giám sát hệ thống
thanh toán điện tử mới, các dịch vụ trung gian thanh toán cũng như ban hành quy định về trách
nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ, những người sử dụng và bên thứ ba.
Nâng cấp các chức năng giải đáp vướng mắc khi giải quyết thủ tục hành chính:
o Nâng cao hiệu quả bộ phận giải đáp thắc mắc qua tổng đài hỗ trợ;
o Xây dựng đa dạng các kênh giải quyết vướng mắc về thủ tục hành chính: diễn
đàn, mạng xã hội hoặc dịch vụ trên nền tảng di động (SMS hoặc mobile app);
o Cung cấp các trang thông tin thường xuyên cập nhật chi tiết các tình huống doanh
nghiệp gặp lỗi hồ sơ và hướng giải quyết cụ thể
Thúc đẩy việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin tập trung phục vụ triển khai
Cơ chế một cửa quốc gia, phải đảm bảo tất cả các thủ tục đưa lên cần được giải quyết qua môi
trường điện tử.
Nâng cấp kỹ thuật và bảo trì thường xuyên để cổng MCQG hoạt động ổn định, tăng
tốc độ xử lý tác vụ và giải quyết các trục trặc kỹ. Bên cạnh việc rà soát kỹ thuật là tối ưu hóa
các phần mềm và nâng cấp các phần cứng khác trong hệ thống để Cổng MCQG có thể tăng
tốc xử lý dữ liệu.
Triển khai các hoạt động hỗ trợ, đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các
cơ quan nhà nước, tổ chức và người dân để họ cần có nhận thức chung về nội hàm, mục tiêu,
lợi ích mà Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN sẽ mang lại cũng như những thách thức sẽ gặp
phải trong quá trình thực hiện.

28
KẾT LUẬN

Những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi hoạt động quản lý của
chính phủ, mang lại những khả năng kết nối, chia sẻ và truyền thông… vượt bậc đối với nhiều
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, các trang web cung cấp dịch vụ công điện tử, đặc biệt là Cổng thông tin
một cửa quốc gia, đã có nhiều bước tiến, ứng dụng thành tựu khoa học để rút ngắn thời gian,
nâng cao hiệu quả quản lý, đem đến cho người dân và doanh nghiệp chất lượng phục vụ tốt
hơn.
Như vậy, trước sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin truyền thông như
Internet, việc ứng dụng các thành tựu Khoa học kĩ thuật vào hoạt động quản lý của Chính phủ
và cơ quan nhà nước là thực tiễn bắt buộc. Đó không còn chỉ là việc cải thiện các quy trình
làm việc trong và giữa các cơ quan của Chính phủ, giúp khai thác tối đa các nguồn lực, mà
quan trọng hơn, là cải thiện việc cung cấp các dịch công điện tử và cộng tác với người dân,
cộng đồng kinh doanh, các tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ để tạo ra các trang web cung
cấp dịch vụ công điện tử, cổng thông tin một cửa, với nhiều mức độ tương tác. Với những lợi
ích mang lại, chính phủ điện tử đang là sự lựa chọn của nhiều quốc gia với nhiều mức độ ứng
dụng khác nhau.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. [Online]. Available: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html.


[Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022].
[2]. [Online]. Available: https://dichvucong.bocongan.gov.vn/. [Truy cập ngày 2
tháng 10 năm 2022].
[3]. [Online]. Available: http://online.gov.vn/. [Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022].
[4]. [Online]. Available: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/index. [Truy
cập ngày 2 tháng 10 năm 2022].
[5]. [Online]. Available: https://dvc.mard.gov.vn/Pages/default.aspx. [Truy cập ngày
2 tháng 10 năm 2022].
[6]. [Online]. Available: https://vnsw.gov.vn/. [Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022].
[7]. N. V. Minh, Giáo trình Chính phủ điện tử Trường Đại học Thương Mại.
[8]. [Online]. Available: https://vnsw.gov.vn/profile/detailNews.aspx?id=286. [Truy
cập ngày 2 tháng 10 năm 2022].
[9]. [Online]. Available: https://vnsw.gov.vn/profile/detailNews.aspx?id=237. [Truy
cập ngày 2 tháng 10 năm 2022].

30

You might also like