You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

------****-----

BÀI TẬP NHÓM 2 (321)_01

GVHD: TS. Nuyễn Đăng Núi

Thành viên nhóm 2:

Bùi Diệu Linh 11192737


Nguyễn Thị Thu Hiền 11191859
Bùi Ngọc Lan 11192672
Ngô Thúy Hường 11192346
Nguyễn Thị Hà Phương 11194260

Hà Nội, 2022
Phần I: Cơ sở lý thuyết
1.  Hàng hóa công cộng và phân loại hàng hóa công cộng
1.1. Khái niệm hàng hóa công cộng

Hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mà tất cả mọi thành viên trong xã hội có thể
sử dụng chung với nhau. Việc sử dụng của người này không  ảnh hưởng đáng kể
đến việc sử dụng của người khác. Ví dụ: Lợi ích của quốc phòng, chương trình y tế
quốc gia, chương trình giáo dục công cộng. 

Hàng hóa công cộng mang hai thuộc tính cơ bản. Thứ nhất, hàng hóa công cộng
không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Có nghĩa là, khi có thêm một người sử
dụng hàng hoá công cộng sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người
tiêu dùng hiện có. Chẳng hạn, các chương trình truyền thanh và truyền hình không
có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Chúng có thể được rất nhiều người cùng theo
dõi một lúc. Việc có thêm ai đó mở hoặc tắt đài hoặc vô tuyến không ảnh hưởng
đến mức độ tiêu dùng của người khác. Tương tự như vậy, an ninh quốc gia do quốc
phòng mang lại cũng không có tính cạnh tranh. Khi dân số của một quốc gia tăng
lên thì không vì thế mà mức độ an ninh mà mỗi người dân được hưởng từ quốc
phòng bị giảm xuống. Chính vì thế, việc định giá đối với những hàng hoá không có
tính cạnh tranh trong tiêu dùng là điều vô nghĩa vì suy cho cùng, việc có thêm một
cá nhân tiêu dùng những hàng hoá này không ảnh hưởng gì đến việc tiêu dùng của
những người khác. Nói cách khác, chi phí biến để phục vụ thêm một người sử
dụng hàng hoá công cộng là bằng 0.

Thuộc tính thứ hai của hàng hoá công cộng là không có tính loại trừ trong tiêu
dùng. Có nghĩa là không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá
nhân từ chối không chịu trả tiền cho việc tiêu dùng của mình. Chẳng hạn, không ai
có thể ngăn cản những người không chịu trả thuế để duy trì bộ máy quốc phòng
khỏi việc hưởng thụ an ninh do quốc phòng mang lại. Tương tự, khi các chương
trình truyền thanh đã phát sóng thì bất kể ai có phương tiện thu thanh đều có thể
thưởng thức các chương trình này, cho dù họ không trả một đồng nào cho đài phát
thanh.

Hàng hoá công cộng không nhất thiết phải do khu vực công cộng sản xuất. Rất
nhiều thứ không được coi là hàng hoá nhưng vẫn có thể mang thuộc tính của hàng
hoá công cộng. Ví dụ như: an ninh xã hội, môi trường trong sạch.
1.2. Phân loại hàng hóa công cộng

Thực tế, không phải bất kì một hàng hóa được gọi là hàng hóa công nào cũng đảm
bảo một cách nghiêm ngặt các đặc điểm trên, mà tùy theo mức độ bảo đảm, mà
người ta có thể chia thành hai loại hàng hóa công. Đó là hàng hóa công thuần túy
và hàng hóa công không thuần túy.

Hàng hoá công thuần túy là hàng hoá công mang đầy đủ cả hai đặc điểm: không
cạnh tranh và không loại trừ trong tiêu dùng. Hàng hoá công thuần túy khi đã được
cung ứng cho một cá nhân thì tất cả các cá nhân khác trong cộng đồng đều có thể
tiêu dùng và hưởng lợi ích từ chúng. Các hàng hoá công thuần túy tiêu biểu bao
gồm quốc phòng, hệ thống chiếu sáng công cộng, pháo hoa, ngoại giao, đèn biển,
phát thanh...Các hàng hóa đó có chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng
bằng 0, ví dụ đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể
phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng.

Hàng hóa công cộng không thuần túy mang một số đặc điểm của hàng hóa công
cộng nhưng không hoàn toàn không có tính cạnh tranh hoặc không có tính loại trừ.

Tùy theo mức độ tạo ra ngoại ứng trong sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa và tùy
theo khả năng có thể thiết lập được một cơ chế mua bán quyền sử dụng những
hàng hóa này mà hàng hoá công không thuần túy có thể được chia thành hai loại:

Một là, hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn là những hàng hóa mà khi có thêm
nhiều người cùng sử dụng chúng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn khiến lợi
ích của những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút. ví dụ đường giao thông, nếu
có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu
dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng
sau.

Hai là, hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá hay gọi tắt là hàng hóa công
cộng có thể loại trừ. Đó là những hàng hóa mà lợi ích do chúng tạo ra có thể định
giá.  Ví dụ đường cao tốc, cầu...có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng
người sử dụng nhằm tránh tắc nghẽn.
2   Dịch vụ công
2.1. Khái niệm dịch vụ công

Một cách khái quát nhất, dịch vụ công được hiểu là những hoạt động phục vụ các
nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước
chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện
cho khu vực tư thực hiện) nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.

2.2. Các loại dịch vụ công ở Việt Nam

Căn cứ vào các yếu tố như vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và tính chất công
cộng, dịch vụ công ở Việt Nam được chia thành các nhóm chủ yếu sau:

Nhóm dịch vụ hành chính công, là các hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà
nước để giải quyết các công việc của các tổ chức và công dân theo thẩm quyền,
gồm các hoạt động đảm bảo quyền và nghĩa vụ có tính pháp lý của các tổ chức và
công dân như: cấp giấy phép; đăng ký, đăng kiểm, công chứng; cấp các loại giấy
xác nhận hộ tịch, xác nhận các bản sao, văn bằng, chứng chỉ; thu các khoản đóng
góp vào ngân sách Nhà nước; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
hành chính...

Nhóm dịch vụ sự nghiệp, là dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cơ bản về phát triển các
nhân con người, như dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học
công nghệ, lao động việc làm, an sinh xã hội ...

Nhóm dịch vụ công ích, là các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ có tính chất
kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất thiết yếu cho đời sống của người dân, tạo ra
cơ sở hạ tầng cơ bản cho sản xuất và sinh hoạt của các tổ chức và người dân, gồm
dịch vụ vệ sinh môi trường, cấp nước sạch, thoát nước, giao thông công cộng, cấp
điện, bưu chính...

2.3. Đặc điểm của dịch vụ công

Đây là những hoạt động phục vụ lợi ích cơ bản của người dân, đáp ứng nhu cầu
của xã hội, gồm các lợi ích cần thiết, các quyền, nghĩa vụ cơ bản của con người để
đảm bảo cho cuộc sống được bình thường và an toàn.
Việc cung ứng dịch vụ công do Nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội thông qua
việc trực tiếp cung ứng hoặc ủy nhiệm cung ứng. Ngay khi cả chuyển giao cho tư
nhân cung ứng thì Nhà nước vẫn phải có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm đảm bảo sự
công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các khuyết điểm của thị
trường.

Hoạt động cung ứng dịch vụ công mang tính chất phục vụ, nhưng về cơ bản vẫn
chịu sự quản lý và điều tiết của Nhà nước chứ không thuần túy tuân theo các quan
hệ, quy luật của thị trường mặc dù nó vẫn chịu sự chi phối của cơ chế thị trường.

Nhà nước khi nhân danh xã hội để thực hiện cung ứng dịch vụ công, sẽ không loại
trừ bất cứ chủ thể nào ra khỏi đối tượng của sự phục vụ. Mọi người dân đều có
quyền bình đẳng trong việc tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ công với tư cách là
đối tượng phục vụ của chính quyền, của Nhà nước.

Như vậy, việc nhận biết các đặc điểm của cung ứng dịch vụ công cũng sẽ đáp ứng
được yêu cầu quản lý Nhà nước về dịch vụ công có hiệu quả hơn.

3. Các mô hình tổ chức việc cung ứng dịch vụ và hàng hoá công

Mô hình tổ chức việc cung ứng dịch vụ và hàng hoá công của nhà nước là phương
thức sử dụng quyền lực nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ và hàng hoá công
cho xã hội.

Các mô hình tổ chức và cung ứng hàng hóa, dịch vụ công được xây dựng nhằm
làm rõ sự hợp tác giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân trong đầu tư vốn và
tổ chức cung ứng mặt hàng trên. Tùy vào điều kiện và đặc trưng kinh tế, mỗi quốc
gia sẽ áp dụng một mô hình tổ chức và cung ứng hàng hoá, dịch vụ công khác biệt.
Nhìn chung, hiện nay đang có những mô hình cung ứng như sau:

3.1. Mô hình nhà nước tập trung

Ở mô hình này, Nhà nước bỏ vốn ra tạo lập, tiến hành hoạt động sản xuất, cung
ứng hàng hoá, dịch vụ công trên cơ sở kế hoạch Nhà nước giao, theo cơ chế bao
cấp (lãi nộp ngân sách nhà nước, lỗ sẽ được Nhà nước bù lỗ). Chủ thể trực tiếp
cung ứng là doanh nghiệp nhà nước. Với cơ chế này, mặc dù doanh nghiệp nhà
nước vẫn mang lại một số hiệu quả kinh tế, nhưng xét về bản chất, đó không phải
là hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu hoàn thành kế hoạch
đã được giao và được đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để hoạt động, kể cả việc tiêu
thụ sản phẩm theo địa chỉ giao nộp đã được Nhà nước ấn định. Cơ chế này đã từng
được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác trước đây,
khi phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Hiện nay, trên những nét
tổng thể và cơ bản, cơ chế này vẫn còn được áp dụng ở một vài nước như Cuba,
Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên… Việc không có sự phân định, phân loại
giữa loại hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích và doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh xuất phát từ triết lý quản lý cho rằng, Nhà nước có vai trò vạch ra
kế hoạch chi tiết và cân đối việc sản xuất cũng như cung ứng các sản phẩm và dịch
vụ đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đảm bảo các điều kiện cho việc thực hiện kế
hoạch ấy. Tất cả mọi ngành, mọi địa phương, mọi xí nghiệp, mọi hoạt động đều
phải phục tùng một mục tiêu thống nhất và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Nhà
nước.

Tuy nhiên, chính vì vai trò tuyệt đối của Nhà nước trong mô hình này đã dẫn tới sự
gia tăng áp lực vốn không ngừng cho ngân sách Nhà nước cũng như sự quá tải của
Nhà nước trong việc cung ứng tất cả các hàng hoá, dịch vụ công. Kết quả tất yếu,
chất lượng của các hàng hoá, dịch vụ công không được đảm bảo, ảnh hưởng tới
hiệu quả đầu tư, sản xuất trong các mặt hàng này.

3.2. Mô hình nhà nước phi tập trung

Trái ngược với mô hình trên, Nhà nước trong mô hình này nhường chủ yếu quyền
đầu tư và tổ chức cung ứng hàng hoá, dịch vụ công cho khu vực tư nhân. Theo đó,
khu vực tư nhân sẽ dựa trên những cân đối cung – cầu đối với các mặt hàng trên để
tổ chức sản xuất. Tuy không cung ứng mặt hàng trên nhưng Nhà nước đóng vai trò
rất quan trọng trong việc điều tiết việc cung ứng của hàng hoá, dịch vụ công trên.
Sự điều tiết này được thể hiện qua các công cụ như thuế suất, các chính sách ưu
đãi, khuyến khích hay trợ giá, đặt hàng, … đối với khu vực tư nhân để đảm bảo các
doanh nghiệp khu vực này có thể bù đắp chi phí sản xuất hoặc có lãi khi tham gia
hoạt động này. Mô hình này được áp dụng rộng rãi tại các nước Tây Âu và đặc biệt
tại Mỹ.

Đây là mô hình tối đa hóa vai trò của khu vực tư nhân, giúp cải thiện đáng kể chất
lượng của các hàng hoá, dịch vụ công cũng như gia tăng hiệu quả sản xuất của các
mặt hàng này. Tuy nhiên, thực tế một hàng hoá, dịch vụ công vẫn nên do nhà nước
sản xuất, không nên tuyệt đối hóa vai trò của khu vực tư nhân.

3.3. Mô hình nhà nước kết hợp

Mô hình này đang được áp dụng rộng rãi và trở thành xu hướng trên thế giới. Tại
đây, Nhà nước và  khu vực tư nhân sẽ cùng hợp tác đầu tư và sản xuất cung ứng
hàng hoá, dịch vụ công. Tùy vào mức độ hợp tác và lĩnh vực hợp tác, có những
hình thức cung ứng như sau:

Hình thức “Nhà nước cung ứng tài chính và khu vực tư nhân tổ chức cung ứng
hàng hoá, dịch vụ công.”

Trong mô hình này, Nhà nước đóng vai trò chủ đầu tư, chỉ định, đặt hàng hoặc tổ
chức đấu thầu cung ứng đối với các doanh nghiệp tư nhân. Dự án và lĩnh vực được
đầu tư được dựa trên kế hoạch của Nhà nước và nhu cầu cụ thể của xã hội. Mô
hình này hoạt động dựa trên cơ chế thị trường dưới sự giảm sát, quản lý của Nhà
nước, đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội và quyền lợi của khu vực tư nhân. Do đó, 
mô hình được áp dụng tại các quốc gia có phân định rõ ràng chức năng của Nhà
nước và xã hội trong cung ứng hàng hoá, dịch vụ công.

Hình thức “Khu vực tư nhân cung ứng tài chính và Nhà nước cung ứng hàng hoá,
dịch vụ công.”

Ngược lại với hình thức trước đó, trong mô hình này khu vực tư nhân hoặc người
dân đóng vai trò là chủ đầu tư, tự huy động vốn và kêu gọi các doanh nghiệp nhà
nước tham gia cung ứng các hàng hoá, dịch vụ công theo nhu cầu của xã hội, gắn
liền với đời sống dân sinh. Mô hình được hoạt động dựa trên cơ chế thị trường 
trong các địa bàn tương đối đồng đều, người thụ hưởng có mức sống thuận lợi và
tương đồng về nhu cầu.

Hình thức “Nhà nước và khu vực tư nhân cùng đầu tư vốn và cùng cung ứng hàng
hoá, dịch vụ công.”

Mô hình này thể hiện sự hợp tác rất chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư
nhân. Do đó cả 2 chủ thể trên vừa đóng vai trò là nhà đầu tư, đồng thời là đơn vị
cung ứng các hàng hoá, dịch vụ công. Để thực hiện được điều đó, nhà nước và tư
nhân thường hợp tác tạo thành các liên kết kinh doanh trong đó nhà nước và tư
nhân đều đóng vai trò là các cổ đông của tổ chức. Mô hình này đã được áp dụng
thành công trong 1 số lĩnh vực như dịch vụ hàng không, điện thoại, vận tải biển… 

Phần II:  Tìm hiểu thực tiễn dịch vụ công chứng và dịch vụ giáo dục. Từ đó
làm rõ mô hình cung ứng dịch vụ công và hàng hoá công cộng hiện nay ở Việt
Nam.
1. Dịch vụ công chứng: 
● Tổng quan về dịch vụ công chứng:
Công chứng là việc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chứng
nhận về:
●  Xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của một hợp đồng, của giao dịch dân
sự bằng văn bản
● Xác nhận về tính chính xác, tính hợp pháp và không trái đạo đức xã hội của
các bản dịch giấy tờ, các văn bản từ tiếng Việt được dịch sang tiếng nước
ngoài hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
● Thực trạng tại Việt Nam:
Công chứng giờ đây được coi là một “nghề” trong xã hội. Đến năm 2019, các công
chứng viên Việt Nam có “ngôi nhà chung” là “Hiệp hội công chứng viên Việt
Nam”.
Qua hơn 6 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014, Bộ Tư pháp tổ chức được 5
khóa đào tạo, bồi dưỡng nghề công chứng cho 5.272 người; bổ nhiệm 3.235 công
chứng viên (CCV). Đến nay, cả nước đã thành lập 1.202 tổ chức hành nghề công
chứng, trong đó có 118 Phòng công chứng và 1.084 Văn phòng công chứng
(VPCC), tăng hơn 10 lần so với thời điểm trước khi thực hiện xã hội hóa công
chứng.
Các tổ chức hành nghề công chứng cả nước đã công chứng được hơn 24 tỷ việc;
chứng thực chữ ký trên giấy tờ, tài liệu, chứng thực bản bản sao từ bản chính được
gần 39 triệu việc; tổng số phí công chứng thu được khoảng hơn 7 nghìn tỷ đồng;
phí chứng thực thu được khoảng gần 300 triệu đồng; tổng số thù lao công chứng
thu được hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Số tiền nộp thuế vào ngân sách nhà nước là trên
1.400 tỷ đồng.
Các văn phòng công chứng và các công chứng viên hoạt động tại đây đã thành một
mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng ngày càng hiệu quả và phát triển
hơn, đáp ứng tốt nhu cầu công chứng của nhân dân. Sự cạnh tranh lành mạnh buộc
tất cả các tổ chức hành nghề công chứng nếu muốn phát triển cải tiến, đổi mới
khẳng định vị trí thương hiệu của mình trong xã hội thì phải tuân thủ đúng quy
định của pháp luật, tạo niềm tin và độ an toàn trong giao dịch đối với người đi
công chứng.
Công chứng ở nước ta hiện nay được phát triển theo hướng xã hội hóa. Theo đó
bên cạnh việc tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển mô hình phòng công chứng do
nhà nước đầu tư, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công thì Luật công chứng
đồng thời cho phép sự ra đời của các văn phòng công chứng do các cá nhân đầu tư
và thành lập. Hiện nay văn phòng công chứng theo mô hình xã hội hóa, việc phát
triển văn phòng công chứng trong thời gian qua tại một số địa phương đã góp phần
phục vụ kịp thời, đầy đủ nhu cầu công chứng của nhân dân trong khi không đòi hỏi
sự đầu tư về nhân lực và tài lực của nhà nước.
Hoạt động công chứng trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho sự phát triển
KT-XH, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, đáp ứng nhu cầu
của nhân dân, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho hoạt động đầu tư,
kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần quan
trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Đây cũng là bước đi
cụ thể thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2005 về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020.
=> Dịch vụ công chứng là ví dụ điển hình cho mô hình nhà nước phi tập trung
(theo cơ chế thị trường).
=> Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý (quy định, cách thức, cấp phép cho các văn
phòng công chứng). Bằng cách này, nhà nước đã đảm bảo cung ứng, thậm chí là
cung ứng dịch vụ công chứng chất lượng cao (tốc độ nhanh chóng, chính xác)
trong xãhội.

2. Dịch vụ giáo dục:


● Tổng quan về dịch vụ giáo dục:
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều loại dịch vụ công phục vụ nhu cầu chung, một
trong các lĩnh vực dịch vụ công ngày càng được nhà nước quan tâm chú trọng hiện
nay là Giáo dục.

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ giữa các khái niệm “giáo dục”, “dịch vụ giáo
dục” và “giáo dục là dịch vụ” Giáo dục là một khái niệm bao hàm nhiều hoạt động
chính thức (formal) và không chính thức (informal) khác nhau nhằm bồi dưỡng
đức, trí, thể, mỹ cho người học dựa trên các hệ thống các giá trị văn hóa nhân bản
của con người. Cụm từ dịch vụ giáo dục thường được sử dụng ở một số nước phát
triển trước đây. Tuy nhiên, tới năm 2015 đã bắt đầu xuất hiện trong một số văn bản
khác nhau như Luật giáo dục, Luật giáo dục Đại học và một số văn bản dưới luật.
● Thực trạng tại Việt Nam:
Việt Nam đang dần xã hội hóa giáo dục với mô hình kết hợp giữa nhà nước tập
trung và nhà nước phi tập trung. Thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục là tạo ra
một “xã hội học tập” góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài cho cộng đồng. Mở
rộng hình thức giáo dục thường xuyên, tăng cường quy mô, hình thức dạy học cho
toàn dân phấn đấu thực hiện tốt giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mỹ, lao động.
Xã hội hóa giáo dục là đa dạng hóa các loại hình giáo dục; là mở rộng quy mô đáp
ứng yêu cầu giáo dục của xã hội; là xây dựng cơ cấu ngành học, cấp học hợp lý; là
kiểm soát được chất lượng đào tạo toàn diện và ngày càng nâng cao. 
Xã hội hóa giáo dục là quá trình chuyển giao các công việc giáo dục vốn đang do
nhà nước nắm giữ và thực hiện sang các khu vực khác với những nguồn lực và
hình thức khác ngoài nhà nước. Hay nói cách khác, xã hội hóa giáo dục bao hàm cả
quá trình tư nhân hóa, cổ phần hóa, chuyển giao những cơ sở giáo dục công lập
cho dân lập và tư nhân, rộng hơn là chuyển giao một phần công việc đang do nhà
nước làm sang cho các tổ chức, cá nhân thực hiện dưới sự quản lý của nhà nước.
=> Xã hội hoá giáo dục là một ví dụ điển hình cho mô hình nhà nước kết hợp. Việc
tăng cường sự chia sẻ của xã hội với nhà nước trong việc phát triển giáo dục là một
việc làm cần thiết và phù hợp với xu thế tất yếu của quốc gia. Tuy nhiên, xã hội
hóa giáo dục không có nghĩa là từ bỏ trách nhiệm của nhà nước với giáo dục, nhà
nước phó thác công việc giáo dục cho các tổ chức cá nhân. Trái lại, nhà nước phải
quản lý, chỉ đạo chặt chẽ các hoạt động của giáo dục, nhà nước phải tạo điều kiện
để toàn xã hội phải tham gia vào giáo dục sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu giáo
dục của mọi thành viên trong xã hội và bảo đảm tính công bằng trong lĩnh vực này.
Xã hội hóa giáo dục không làm mất đi vai trò chủ đạo của nhà nước trong sự
nghiệp phát triển giáo dục cho dù có sự tham gia của các chủ thể khác thì nhà nước
vẫn luôn là người chịu trách nhiệm chính trị, pháp lý cuối cùng trong việc cung cấp
dịch vụ cho người dân và cho xã hội. Vai trò đó được cụ thể hóa trong các hoạt
động, như: tạo môi trường pháp lý, bảo đảm sự công bằng trong cung ứng dịch vụ
giáo dục và kiểm soát chặt chẽ chất lượng giáo dục của các chủ thể tham gia cung
ứng dịch vụ này

3. Mô hình cung ứng dịch vụ công và hàng hoá công cộng hiện nay ở
Việt Nam.
Qua 2 ví dụ trên có thể thấy, 2 mô hình phổ biến được áp dụng tại Việt Nam hiện
nay là mô hình Nhà nước phi tập trung và mô hình Nhà nước kết hợp. Khi nền kinh
tế thị trường, việc phát triển mạnh mẽ của 2 mô hình này là một tất yếu khách
quan. Việc áp dụng mô hình này nhìn chung đã giúp mang lại: 
● Giảm gánh nặng nhiệm vụ và trách nhiệm tài chính của Nhà nước: ủy quyển
việc cung ứng HH-DVC cho tư nhân, chuyển giao trách nhiệm cung ứng
DVC cho một số tổ chức ngoài Nhà nước…
● Nhà nước vẫn giữ một số HHCC độc quyền quan trọng: điện, xăng dầu…
● Có nhiều chủ trương, chính sách kích thích linh hoạt, đẩy mạnh xã hội hóa
DVC
● Hệ thống các cơ sở cung ứng DVC ngoài công lập ngày càng phát triển đáp
ứng một phần đáng kể nhu cầu của xã hội, cung cấp nguồn dịch vụ chất
lượng cao
● Tuy nhiên, đặt ra các nhiệm vụ ban hành các quy định đẩy mạnh xã hội hóa
cho Nhà nước
● Nhà nước buộc phải có cơ chế quản lý công mới linh hoạt
Phần III. Ưu điểm, hạn chế của mô hình và nguyên nhân
1. Ưu điểm:
● Giảm gánh nặng trách nhiệm, nhà nước vẫn nắm quyền vai trò quản lý chủ
yếu. 
● Đảm bảo được sự cân bằng, tính kinh tế và hiệu quả xã hội cao trong cả
phía bên cung và cầu HH-DVC 
● Phát huy được tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm cao trong các tổ chức,
cá nhân cung cấp dịch vụ
● Khai thông nguồn vốn trong khu vực tư nhân, tạo sự cạnh tranh cho nhau
nên dịch vụ cung cấp sẽ được cung cấp với giá cả cạnh tranh và chất lượng
tốt hơn
● Có khả năng khắc phục những khiếm khuyết, yếu kém và phát huy ưu
điểm, thế mạnh của mỗi thành phần trong cung ứng HH-DVC
● Mang lại lợi ích kép cho cả Nhà nước và tư nhân  

2. Hạn chế:
● Quan điểm xã hội hoá dịch vụ công thường bị nhiều quan chức chính quyền
và người dân đồng nhất với “tư nhân hóa”
● Việc doanh nghiệp tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công quá mức có thể
tạo ra “độc quyền tư nhân” làm cho Nhà nước mất kiểm soát 
● Các doanh nghiệp thường tập trung chú trọng đến lợi nhuận, làm giá cả dịch
vụ, các loại phí dịch vụ không ổn định, thay đổi tùy tiện, hay phục thuộc vào
chi phí của các yếu tố đầu vào.
● Dễ dẫn đến các mối quan hệ không liêm chính giữa khuc vực tư nhân và các
cán bộ công chức nhà nước, gây thoát tài sản Nhà nước, tham ô, tham
nhũng, lạm quyền.
⇨ Ví dụ thực tế cho hạn chế giá cả không hợp lý là: Bất cập trong công cuộc
đổi sách giáo khoa.
Công cuộc đổi mới mô hình trong hệ thống xã hội hoá giáo dục liên kết chặt chẽ
với một hàng hoá công cộng quan trọng là sách giáo khoa. Bắt đầu từ năm học
2020-2021, ngành giáo dục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông
2018 ở lớp 1 với 5 bộ sách giáo khoa. Trong đó, có 4 bộ sách của Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam và bộ sách Cánh Diều của 3 đơn vị: Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư
Xuất bản-Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC). Tới năm học 2021-2022, ngành
tiếp tục triển khai chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 nhưng Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam chỉ còn biên soạn và phát hành 2 bộ sách giáo khoa.
Việc đổi mới các nhà xuất bản và bộ sách giáo khoa đã mang đến nhiều bất cập,
quan trọng nhất là vấn đề gây bối rối khi có quá nhiều bộ sách phải lựa chọn. Bên
cạnh đó, còn rất nhiều “sạn” trong các bộ sách in sai, ngôn từ có chỗ không phù
hợp, hình ảnh chưa được chuẩn mực. Đặc biệt, việc SGK không được sử dụng lại
nên hằng năm khiến cho cả xã hội phải tốn hàng ngàn tỷ đồng để mua sắm sách
mới, gây khó khăn lớn cho các gia đình có con đi học, đặc biệt những gia đình
nghèo. Mới đây, vấn đề về Bộ Tài Chính chất vấn Bộ Giáo dục – Đào tạo về giá
của sách giáo khoa cũng là một khía cạnh khác đáng quan tâm.
3. Nguyên nhân:
● Mục tiêu không đồng đều giữa bên cung ứng DVC-HHCC, nhà nước thì
luôn muốn đảm bảo lợi ích cho xã hội còn khu vực tư nhân chú trọng yếu tố
lợi nhuận.
● Công tác phối hợp giữa khu vực tư-công chưa chặt chẽ, công tác chỉ đạo
chưa quyết liệt
● Chính sách quy định còn nhiều lỗ hổng, cơ chế thu hút đầu tư chưa mạnh
● Cơ quan Nhà nước chưa hình thành được thói quen về yêu cầu xã hội hóa
dịch vụ công trong xã hội 
● Quan niệm, nhận thức của xã hội về xã hội hóa DVC-HHCC còn mới lạ,
chưa toàn diện.
● Tình trạng tham nhũng, hối lộ chưa được xử lý triệt để

Phần IV. Giải pháp


- Phát huy điểm mạnh
● Tạo điều kiện cho các cá nhân làm việc ở các cơ quan cung ứng dịch vụ
công được đi tập huấn, các khóa bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ.
● Nhà nước cần quản lý hoạt động cung ứng HH-DVC một cách công bằng,
minh bạch với các doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ công .
● Nhà nước cần có cơ chế trợ cấp, hỗ trợ đối với doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thiết yếu nhưng ít hoặc không có khả năng thu lợi nhuận.
● Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các cơ chế, chính sách quy định về tự chủ,
quyền và trách nhiệm của các đơn vị cung ứng HH-DVC khi thực hiện tự
chủ.
● Xem xét, nghiên cứu đánh để phân loại HH-DVC, xác định rõ tính chất và
tầm quan trọng của từng dịch vụ theo từng thời kỳ, mục tiêu cụ thể của Nhà
nước.
- Khắc phục hạn chế
● Pháp luật cần tạo cơ chế dễ dàng, dễ tiếp cận HH-DVC, đặc biệt có chính
sách ưu tiên dân cư thuộc địa bàn khó khăn, có vị trí chiến lược quan trọng.
● Nhà nước cần tăng cường xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cũng như
ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp hoạt động cung
ứng HH-DVC
● Cần triển khai có hiệu quả, phân bổ hợp lý nhân sự, số lượng đơn vị cung
cấp, HH-DVC tránh tình trạng dư thừa và thiếu hụt
● Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến với người dân về chủ trương, chính sách
cung ứng HH-DVC
● Thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, triển
khai có định kỳ và gắn với các tiêu chí, điều kiện cụ thể cho việc đánh giá
chất lượng

Phần V: Kết luận


Ở Việt Nam, chúng ta cung ứng dịch vụ công, hàng hoá công cộng chủ yếu theo
mô hình Nhà nước phi tập trung và Nhà nước kết hợp. Tuy nhiên, mô hình Nhà
nước kết hợp ngày càng được phổ biến hơn, nhằm giảm gánh nặng tài chính của
nhà nước thì xã hội hóa dịch vụ công là một trong những nội dung ở mô hình quản
lý công mới (NPM) ở các nước phát triển. Xã hội hóa các dịch vụ công đồng nghĩa
với việc giảm thiểu trách nhiệm của nhà nước trong cung cấp các dịch vụ, nhà
nước đóng vai trò điều tiết bảo đảm sự có mặt của dịch vụ công đó thay vì trực tiếp
cung cấp các dịch vụ công. Việc cung ứng dịch vụ được giao cho các thành phần
kinh tế tư nhân, cá nhân thực hiện. Như vậy, vai trò của nhà nước lúc này dần trở
thành người "lái thuyền" thay vì người "chèo thuyền" như trước đây.

Để thực hiện tốt chức năng này, cần phải đổi mới và xác định rõ hơn vai trò, chức
năng của bộ máy nhà nước nói chung, và vai trò, trách nhiệm trong cung cấp dịch
vụ công nói riêng nhằm hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động
này, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của người dân và xã hội, thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững và xây dựng Nhà nước ngày càng
vững mạnh.
 

Mục Lục
Phần I: Cơ sở lý thuyết 2
1.  Hàng hóa công cộng và phân loại hàng hóa công cộng 2
1.1. Khái niệm hàng hóa công cộng 2
1.2. Phân loại hàng hóa công cộng 3
2   Dịch vụ công 4
2.1. Khái niệm dịch vụ công 4
2.2. Các loại dịch vụ công ở Việt Nam 4
2.3. Đặc điểm của dịch vụ công 4
3. Các mô hình tổ chức việc cung ứng dịch vụ và hàng hoá công 5
3.1. Mô hình nhà nước tập trung 5
3.2. Mô hình nhà nước phi tập trung 6
3.3. Mô hình nhà nước kết hợp 7

Phần II:  Tìm hiểu thực tiễn dịch vụ công chứng và dịch vụ giáo dục. Từ đó làm rõ mô hình
cung ứng dịch vụ công và hàng hoá công cộng hiện nay ở Việt Nam. 8
1. Dịch vụ công chứng: 8
2. Dịch vụ giáo dục: 9
3. Mô hình cung ứng dịch vụ công và hàng hoá công cộng hiện nay ở Việt Nam. 11
Phần III. Ưu điểm, hạn chế của mô hình và nguyên nhân 11
1. Ưu điểm: 11
2. Hạn chế: 12
3. Nguyên nhân: 13
Phần IV. Giải pháp 13
Phần V: Kết luận 14
Danh mục tham khảo
https://123docz.net//document/2657903-tim-hieu-ve-van-de-cung-cap-hang-hoa-cong-va-
chi-tieu-cong-tai-viet-nam.htm

https://luanvan1080.com/hang-hoa-cong-cong-la-gi.html

https://vndoc.com/phan-loai-hang-hoa-cong-cong-254434

https://dhktna.edu.vn/Images/userfiles/files/TS%20so%2014.pdf#page=105

https://123docz.net//document/2657903-tim-hieu-ve-van-de-cung-cap-hang-hoa-cong-va-
chi-tieu-cong-tai-viet-nam.htm

https://luathoangphi.vn/dich-vu-cong-la-gi/

https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/mot-so-mo-hinh-cung-
ung-hang-hoa-dich-vu-cong-va-kinh-nghiem-hoan-thien-phap-luat-doi-voi-viet-nam-
50575.html

https://luatduonggia.vn/dich-vu-cong-la-gi-dac-diem-va-cac-hinh-thuc-cung-ung-dich-
vu-cong/
#41_Mo_hinh_8220Nha_nuoc_cung_ung_tai_chinh_va_Nha_nuoc_to_chuc_cung_ung_
HH-DVC

You might also like