You are on page 1of 35

CHUYÊN ĐỀ 1

KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ


MÔ CƠ BẢN

I. Kinh tế học là gì ?
Vấn đề kinh tế mà cá nhân cũng như xã hội phải đối mặc là nhu cầu thường vượt quá
khả năng đáp ứng. Chẳng hạn một trong những vấn đề kinh tế mà mỗi cá nhân phải giải
quyết là sử dụng nguồn thu nhập có hạn như thế nào. Trừ một vài trường hợp ngoại lệ,
nhìn chung chúng ta không thể mua được mọi thứ như mong muốn. Hầu hết mọi người
đều muốn tăng số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà họ tiêu dùng - ăn ngon hơn,
mặc đẹp hơn, ở trong các căn hộ sang trọng và đầy đủ tiện nghi hơn, đi du lịch nhiều hơn,
... Sở dĩ chúng ta tiêu dùng ít hơn mức mong muốn là do tiêu dùng của chúng ta bị giới
hạn bởi thu nhập. Nói cách khác, người tiêu dùng vấp phải giới hạn về khả năng chi trả
được gọi là giới hạn ngân sách. Khi quyết định đi du lịch nhiều hơn, thì phần ngân sách
của bạn còn lại để chi cho các nhóm hàng khác sẽ ít hơn.
Xã hội cũng phải đối mặt với những vấn đề nan giải tương tự; nhu cầu của các thành
viên luôn lớn hơn khả năng đáp ứng những nhu cầu này. Để thỏa mãn nhu cầu cho mọi
người dân, xã hội phải sử dụng các nguồn lực, tức các đầu vào được sử dụng để sản xuất
ra hàng hóa và dịch vụ. Theo truyền thống, các nhà kinh tế thường chia các nguồn lực
này thành 4 loại: lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ. Lao động
là hoạt động của con người – cả trí óc và chân tay – phục vụ cho quá trình sản xuất. Tư
bản phản ánh những phương tiện do con người sản xuất ra, bao gồm trang thiết bị và nhà
xưởng. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm các nguyên vật liệu như gỗ, nước, khoáng sản và
các yếu tố đầu vào khác mà tự nhiên ban cho, tri thức công nghệ là sự hiểu biết của xã hội
về cách tốt nhất để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ.
Khi xét trong mối quan hệ với mong muốn vô hạn của các thành viên, thì nguồn lực
của mọi xã hội đều có giới hạn, hay khan hiếm.Tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả các nền
kinh tế giàu có nhất thế giới cũng chỉ sẵn có một lượng nhất định về nguyên liệu thô, lao
động và trang thiết bị tại một trình độ công nghệ xác định để phục vụ cho quá trình sản
xuất hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, khả năng của một nền kinh tế trong việc sản xuất hàng
hóa và dịch vụ là có giới hạn.
Do không thể thoải mãn được mọi nhu cầu buộc chúng ta phải lựa chọn sử dụng tốt
nhất các nguồn lực khan hiếm. Đó chính là mối quan tâm hàng đầu của kinh tế học. Do
vậy chúng ta có thể định nghĩa kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức xã hội sử
dụng các nguồn lực khan hiếm nhằm thoải mãn các mong muốn vô hạn theo cách tốt nhất
có thể
Phân tích chi phí – lợi ích và chi phí cơ hội
Để có được sự lựa chọn tốt, chúng ta phải so sánh các chi phí và lợi ích gắn với mỗi
phương án có thể lựa chọn. Một quyết định hay lựa chọn cụ thể sẽ cải thiện phúc lợi của
chúng ta chỉ khi lợi ích đem lại lớn hơn chi phí thực hiện quyết định đó, tức là chỉ khi
những gì mà chúng ta thu được lớn hơn những gì mà chúng ta bỏ qua. Mọi cá nhân,
doanh nghiệp, và thậm chí mọi chính phủ đều quan tâm đến phân chi phí – lợi ích – một
sự so sánh chi phí và lợi ích giữa các phương án khác nhau – trước khi quyết định có thực
hiện một hoạt động hay không.
So sánh chi phí và lợi ích dường như là một quá trình tương đối đơn giản. Tuy nhiên,
thực tế không phải bao giờ cũng như vậy. Trong một số trường hợp, chi phí và lợi ích
mang tính chủ quan và rất khó so sánh. Trong một số trường hợp khác, có những chi phí
hoặc lợi ích ẩn và do đó rất dễ bị bỏ qua.
Một trong những bài học cơ bản của kinh tế học tất cả các lựa chọn của chúng ta đều
chứa đựng chi phí. Đúng như câu ngạn ngữ Anh: “Chẳng có gì là cho không cả” 1. Để có
được một thứ ưa thích, chúng ta thường phải bỏ một thứ khác mà mình cũng thích. Ra
quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này để đạt được mục tiêu khác. Phương án thay
thế tốt nhất hay có giá trị nhất, mà bạn phải từ bỏ để thực hiện một hành động cụ thể nào
đó được gọi là chi phí cơ hội của hành động đó.
Chẳng hạn, chúng ta xem xét quyết định liệu có nên đi học đại học hay không. Lợi ích
của việc học đại học là làm giàu thêm kiến thức và có được những cơ hội làm việc tốt
hơn trong cả cuộc đời. Nhưng chi phí của nó là gì ? Có thể bạn sẽ cộng số tiền chi tiêu
cho học phí, sách vở và ăn uống lại với nhau. Nhưng con số này không thực sự biểu thị
những gì bạn từ bỏ để theo học đại học.
Câu trả lời trên có vấn đề vì nó bao gồm cả một số thứ không thực sự là chi phí của
việc học đại học ngay cả khi không học đại học, bạn vẫn cần một chỗ để ngủ và lương
thực, thực phẩm để ăn. Tiền ăn ở tại trường đại học chỉ là chi phí của việc học đại học khi
nó đắt hơn những nơi khác. Dĩ nhiên, tiền ăn ở tại trường đại học cũng có thể rẻ hơn tiền
thuê nhà và tiền ăn mà bạn tự lo liệu. Trong trường hợp này các khoản tiết kiệm được về
ăn ở lại là một lợi ích của việc theo học đại học.
Các tính toán chi phí như trên có một khiếm khuyết khác nữa là nó bỏ qua khoản chi
phí lớn nhất của việc theo học đại học – đó là thời gian của bạn. Khi dành bốn năm để
nghe giảng, đọc giáo trình, tài liệu tham khảo và viết tiểu luận, bạn không thể sử dụng
quãng thời gian này để làm việc kiếm tiền. Đối với nhiều sinh viên, khoản tiền lương phải
từ bỏ để đi học đại học chính là khoản chi phí lớn nhất.
Khi hội đồng thành phố hay thị trấn nơi bạn ở họp để quyết định phân bổ ngân sách
cho việc xây dựng một công viên, họ có thể phải từ bỏ việc mua sách cho thư viện cộng
đồng, lắp đèn đường hoặc xây dựng hay nâng cấp trường học. Bất kì những gì mà hội
đồng có thể lựa chọn nếu không xây dựng công viên này đều được xem là chi phí cơ hội
của việc xây dựng công viên đó. Khi Quốc hội tranh luận về quy mô ngân sách dành cho
quốc phòng, kết quả của cuộc tranh luận này sẽ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta. Nếu các
nguồn lực của mỗi quốc gia được sử dụng hết thì việc tăng hàng hóa và dịch vụ quân sự
sẽ dẫn đến việc giảm sản lượng của các hàng hóa khác. Tăng chi tiêu quân sự có thể dẫn
tới cắt giảm chi tiêu cho đào tạo nghề, làm đường hay hổ trợ giáo dục; nó có thể dẫn tới
việc tăng thuế và làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân và giảm mức sản xuất hàng tiêu
dùng. Tuy nhiên, đều này không có nghĩa là chúng ta phải cắt giảm chi tiêu quân sự.
Thông điệp chủ yếu rút ra là chúng ta nên nhận thức đầy đủ việc tăng chi tiêu quân sự sẽ
gây ra cho chúng ta những chi phí gì đối với việc sản xuất các hàng hóa và dịch vụ cá
nhân, hoặc đối với các chương trình khác của chính phủ. Quan điểm của các nhà kinh tế ở
đây là chúng ta không thể đưa ra được những lựa chọn tốt nhất về việc sử dụng các nguồn
lực khan hiếm của mình, nếu như chúng ta không biết các chi phí và lợi ích đích thực của
các quyết định đó.
Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Thực tế là nhu cầu không có giới hạn trong khi nguồn lực kinh tế chỉ có hạn đã buộc
các xã hội phải đưa ra các quyết định liên quan đến ba sự lựa chọn cơ bản sau : (1) Chúng
ta sẽ sản xuất những loại hàng hóa và dịch vụ nào? (2) sản xuất những hàng hóa và dịch
vụ này như thế nào? (3) những hàng hóa và dịch vụ này được sản xuất ra cho ai – tức là,
những hàng hóa này được phân phối như thế nào?
Sản xuất cái gì ?
Bởi vì không một xã hội nào có thể sản xuất được mọi thứ như mong muốn, nên mỗi
xã hội phải sắp xếp, đánh giá nhiều nhu cầu khác nhau và sau đó quyết định đem sản xuất
những hàng hóa và dịch vụ nào với số lượng bao nhiêu. Trong đều kiện nguồn lực khan
hiếm xã hội không chỉ cần phân bổ nguồn lực giữa sản xuất hàng hóa cho tiêu dùng hiện
tại và để đầu tư cho tương lai, mà đồng thời còn phải xác định một cách chính xác những
hàng đầu tư và tiêu dùng cụ thể nào sẽ được sản xuất. Ví dụ, xã hội phải quyết định xem
nền sản xuất quần áo hay sử dụng nguồn lực khan hiếm của mình cho các mục đích khác.
Tiếp đó xã hội phải quyết định loại quần áo nào sẽ được sản xuất - bao nhiêu sơ mi, quần
âu, áo khoác và những loại khác. Cuối cùng, xã hội phải quyết định sản xuất những kích
cở nào và mỗi loại với số lượng bao nhiêu. Chỉ sau khi đã xem xét các phương án có thể
mới quyết định nền sản xuất những hàng hóa và dịch vụ nào.
Sản xuất như thế nào ?
Sau khi quyết định hàng hóa gì, mỗi xã hội còn phải quyết định sử dụng những nguyên
vật liệu và phương pháp sản xuất nào. Trong hầu hết các trường hợp, người ta có thể sản
xuất ra một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, áo sơ mi có
thể sử dụng chất lượng vải là cô-tông, len hoặc sợi tổng hợp. Nó có thể được khâu hoàn
toàn bằng tay, một phần bằng tay, hoặc toàn bộ bằng máy. Nó có thể đóng gói bằng giấy
ni-lông hoặc kết hợp nhiều vật liệu khác nhau. Nó có thể được vận chuyển bằng xe tải,
tàu hỏa, tàu thủy hoặc máy bay. Nói tóm lại nhà sản xuất phải lựa chọn một trong nhiều
phương án khác nhau về chất liệu, phương pháp sản xuất và phương tiện vận chuyển.
Sản xuất cho ai

Cuối cùng, mỗi xã hội phải quyết định phân phối, tức phân chia số hàng hóa có hạn
của mình như thế nào cho các thành viên muốn sử dụng chúng. Mỗi người sẽ nhận được
một phần như nhau trong tổng hàng hóa của xã hội? hay người nào đóng góp nhiều hơn
sẽ nhận được nhiều hơn? thế còn những người không tham gia sản xuất thì sao, do họ
không thể lao động hoặc không muốn lao động? họ sẽ nhận được bao nhiêu? trong việc
quyết định như thế nào – hàng hóa sẽ được phân chia ra sao – các xã hội khác nhau chịu
ảnh hưởng của truyền thống và các giá trị văn hóa của họ.
Thị trường hay chính phủ 

Sự sụp đổ của mô hình kế hoạch hóa tập trung với sự tuyệt đối hóa vai trò của chính
phủ trong nền kinh tế có lẽ là thay đổi quan trọng nhất trên thế giới trong nửa thế kỷ qua.
Ngày nay, hầu hết các nước đã từng thực hiện mô hình kế hoạch hóa tập trung đều đã từ
bỏ hệ thống này và đang nổ lực phát triển kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường,
quyết định của các nhà làm kế hoạch trung ương được thay thế bằng quyết định của hàng
triệu doanh nghiệp và hộ gia đình. Các doanh nghiệp quyết sản xuất cái gì, sản xuất bao
nhiêu, sản xuất như thế nào, và bán hàng hóa cho ai. Người lao động quyết định làm cái
gì, cho doanh nghiệp nào và dành bao nhiêu thu nhập cho tiêu dùng hiện tại và để lại bao
nhiêu cho tương lai. Các doanh nghiệp và hộ gia đình tương tác với nhau trên thị trường,
nơi mà giá cả và lợi ích riêng định hướng cho các quyết định của họ.
Mới nhìn qua thì thật khó có thể hình dung thành công vượt trội của các nền kinh tế thị
trường so với mô hình kế hoạch hóa tập trung. Xét cho cùng thì trong nền kinh tế thị
trường, không ai phụng sự cho lợi ích chung của toàn xã hội. Thị trường tự do bao gồm
nhiều người mua và nhiều người bán vô số hàng hóa và dịch vụ khác nhau, và tất cả mọi
người quan tâm trước hết đến lợi ích riêng của họ. Song cho dù ra quyết định có tính chất
phân toán và những người ra quyết định chỉ quan tâm tới lợi ích riêng của mình, thì nền
kinh tế thị trường đã chứng tỏ sự thành công lạ thường trong việc tổ chức hoạt động kinh
tế theo hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung của cả xã hội.
Nếu như bàn tay vô hình của thị trường có sức mạnh kỳ diệu đến vậy, thì tại sao chúng
ta lại cần chính phủ ? Một lý do là bàn tay vô hình cần được chính phủ bảo vệ thị trường
chỉ hoạt động nếu như quyền sở hữu được tôn trọng. Tất cả chúng ta đều dựa vào công an
và tòa án do chính phủ cung cấp để thực thi quyền của chúng ta đối với những thứ do
chúng ta tạo ra.
Một lý do khác cần đến chính phủ là mặc dù thị trường cần là một phương thức tốt để
tổ chức hoạt động kinh tế, nhưng quy tắc cũng có một số ngoại lệ quan trọng. Có hai
nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế là thúc đẩy hiệu quả và sự
công bằng. Nghĩa là, hầu hết các chính sách đều hoặc nhằm vào mục tiêu làm cho nền
kinh tế tăng trưởng, hoặc làm thay đổi cách thức phân chia thu nhập tạo ra.
Bàn tay vô hình thường dẫn dắt thị trường phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả.
Song trong một số trường hợp, bàn tay vô hình không vận hành tốt. Các nhà kinh tế học
sử dụng thuật ngữ thất bại thị trường để chỉ tình huống mà thị trường tự nó thất bại trong
việc phân bố nguồn lực có hiệu quả. Thị trường có thể thất bại do hành động của một cá
nhân (hay một tổ chức ) tác động đến phúc lợi của người ngoài cuộc như ô nhiễm; hoặc
một người (hay một nhóm người) có sức mạnh thị trường; hay giá cả không linh hoạt gây
ra biến động kinh tế trong ngắn hạn,...
Bàn tay vô hình thậm chí có ít khả năng hơn trong việc đảm bảo rằng trong sự thịnh
vượng kinh tế được phân phối một cách công bằng. Nền kinh tế thị trường thưởng công
cho mọi người dựa thên năng lực của họ trong việc sản xuất ra những thứ mà người khác
sẵn sàng trả giá. Tuy nhiên, bàn tay vô hình không thể đảm bảo rằng tất cả mọi người có
đủ lương thực để ăn, quần áo để mặc và sự chăm sóc y tế cần thiết. một mục tiêu của
chính sách công cộng, chẳng hạn chính sách thuế thu nhập và hệ thống các phúc lợi xã
hội, là đạt được sự phân phối các phúc lợi kinh tế một cách công bằng hơn.
Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều phát triển theo mô hình kinh tế hỗn hợp,
trong đó cả nhà nước và thị trường cùng điều tiết nền kinh tế nhằm khai thác triệt để
những lợi thế, đồng thời tránh được hoặc giảm thiểu những thất bại của chính phủ lẫn thị
trường.
II. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Theo truyền thống, kinh tế học được chia thành kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ
mô. Kinh tế học vi mô là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định của hộ gia đình và
doanh nghiệp cũng như sự tương tác giữa họ trên các thị trường cụ thể. Kinh tế học vi mô
nhấn mạnh đến sự ôm hiểu chi tiết về các thị trường cụ thể. Để có được mức độ chi tiết
này, nhiều tương tác với thị trường khác bị bỏ qua.
Kinh tế học vĩ mô ngjhiên cứu hoạt động của tổng thể nền kinh tế. Hàng ngày tại mỗi
quốc gia có hàng triệu quyết định kinh tế được người tiêu dùng, các hãng sản xuất, công
nhân, các viên chức chính phủ đưa ra. Kinh tế học vĩ mô xem xét, phân tích và đánh giá
kết quả tổng hợp của tất cả các hoạt động cá nhân này. Ví dụ, trong một tháng nào đó,
hàng ngàn doanh nghiệp có thể tăng giá cho các sản phẩm của mình, trong khi nhiều
doanh nghiệp khác lại giảm giá. Để hiểu được sự thay đổi giá cả nói chung, kinh tế học vĩ
mô sẽ xem xét sự biến động của mức giá
Trung bình chứ không phải giá cả của từng mặt hàng hay từng nhóm hàng. Tương tự
như vậy, trong kinh tế học vĩ mô chúng ta quan tâm đến tổng sản lượng của nền kinh tế,
chứ không phải là sản lượng của từng hàng hóa đơn lẻ.
Như vậy, cách tiếp cận cơ bản trong kinh tế học vĩ mô là xem xét những xu hướng
chung của nền kinh tế chứ không phải là các vấn đề liên quan đế từng đơn vị kinh tế đơn
lẻ hoặc từng đơn vị hành chính. Các câu hỏi lớn của đời sống kinh tế được kinh tế vĩ mô
tìm cách giải đáp như điều gì làm cho một nước giàu hơn hay nghèo đi theo thời gian?
Các công dân của một nước sẽ tiết kiệm bao nhiêu cho tương lai? Tại sao mức giá ở một
số nước có xu hướng tăng trong khi ở các nước khác giá cả lại ổn định hoặc tăng chậm?
Điều gì quyết định giá trị tương đối giữa tiền của các quốc gia khác nhau? Tại sao Việt
Nam thường nhập khẩu nhiều hơn so với xuất khẩu?
Một nội dung lớn trong nền kinh tế học vĩ mô là nghiên cứu các chính sách của chính
phủ có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động chung của nền kinh tế. Đa số các nhà kinh tế
vĩ mô cho rằng những thay đổi trong các chính sách kinh tế học vĩ mô có ảnh hưởng rộng
khắp và có thể dự tính được đến chiều hướng chung trong mức sản xuất, việc làm , mức
giá chung và thương mại quốc tế. Nhiều nhà kinh tế cho rằng chính phủ cần chủ động sử
dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để cải thiện thành tựu kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, một số
các nhà kinh tế khác lại cho rằng mối liên kết giữa các chính sách này với nền kinh tế là
không ổn định và không dự tính được nên không thể sử dụng để quản lý nền kinh tế.

Kinh tế học vĩ mô và kinh tế vi mô có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì những
thay đổi trong nền kinh tế phát sinh từ các quyết định của hàng triệu cá nhân, nên chúng
ta không thể hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu không tính đến các quyết định
kinh tế vi mô. Chẳng hạn, một nhà kinh tế vĩ mô có thể nghiên cứu ảnh hưởng của biện
pháp cắt giảm thuế thu nhập đối với mức sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.
Để phân tích vấn đề này, anh ta phải xem xét ảnh hưởng của biện pháp cắt giảm thuế đối
với quyết định chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình
Mặt dù có mối liên kết chặt chẽ giã kinh tế học vĩ mô với kinh tế học vi mô, hai lĩnh
vực nghiên cứu này vẫn có sự khác biệt. kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô xử lý các
vấn đề khác nhau, đôi khi họ sử dụng những phương pháp tiếp cận hoàn tòan khác nhau
và thường được giảng dạy thành hai môn riêng biệt trong các khóa học.
III. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt :
Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức
sản xuất, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế. Phân
tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như:  Điều gì quyết định giá trị hiện tại
của các biến số này? Điều gì làm cho các biến số này thay đổi theo thời gian ? Thực chất
chúng ta khảo sát mỗi biến số này trong những khoản thời gian khác nhau: hiện tại, ngắn
hạn và dài hạn. Mỗi khoản thời gian đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp
để tìm ra các nhân tố quyết định các biến kinh tế vĩ mô này.
Một trong những thước đo quan trọng nhất về thành tựu kinh tế vĩ mô của quốc gia là
tổng sản lượng trong nước (GDP). GDP đo lường tổng sản lượng và tổng thu nhập của
mỗi quốc gia. Phần lớn các nước trên thế giới đều có tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Các nhà kinh tế vĩ mô tìm cách giải thích sự tăng trưởng này. Nguồn gốc của tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn là gì ? Tại sao một nước tăng trưởng nhanh hơn các nước khác ?
Liệu chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đế tăng trưởng kinh tế dài hạn của một
nền kinh tế hay không ?
Mặt dù tăng trưởng kinh tế là hiện tượng phổ biến trong dài hạn nhưng sự tăng trưởng
này có thể không ổn định giữa các năm. Trên thực tế, GDP có thể giảm trong một thời kì.
Nhũng biến động ngắn hạn của GDP được gọi là chu kỳ kinh doanh. Hiểu biết về chu kỳ
kinh doanh là một mục tiêu chính của kinh tế học vĩ mô. Tại sao các chu kỳ kinh doanh
lại xuất hiện ? Các lực lượng kinh tế nào gây ra sự suy giảm tạm thời trong mức sản xuất,
các lượng nào làm cho nền kinh tế phục hồi ? phải chăng các chu kỳ kinh doanh gây ra
bởi các sự kiện không dự tính được hay chúng bắt nguồn từ các lực lượng nội tại có thể
dự tính trước được ? Liệu chính sách của chính phủ có thể sử dụng để làm dịu bớt hay
triệt tiêu những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế hay không ? Đây là những vấn đề
lớn đã được đưa ra và ít nhất cũng đã được giải đáp một phần bởi kinh tế học vĩ mô hiện
đại.
Thất nghiệp là biến số then chốt thứ hai mà kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu. Tỷ
lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm và đang tích cực tìm việc tính theo tỷ
lệ phần trăm so với lực lượng lao động. Sự biến động nhắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên
quan đến những dao động theo chu kỳ kinh doanh. Những thời kỳ sản lượng giảm thường
đi kèm với tăng thất nghiệp và ngược lại.
Biến số then chốt thứ ba mà các nhà kinh tế vĩ mô đề cập đến là lạm phát. Lạm phát là
hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây. Vấn đề đặt ra là điều
gì quyết định tỷ lệ lạm phát dài hạn và những dao động ngắn hạn của lạm phát trong một
nền kinh tế? Sự thay đổi tỷ lệ lạm phát có liên quan như thế nào đến chu kỳ kinh doanh ?
lạm phát có tác động đến nền kinh tế như thế nào và phải chăng ngân hàng trung ương
nên theo đuổi mục tiêu lạm phát bằng không ?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong những xu thế phát
triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, tất cả các nước trên thế giới đều điều
chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi
thuế quan, làm cho viêc trao đổi hàng hóa, luân chuyển các yếu tố sản xuất như vốn , lao
động và kỷ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, một vấn đề được kinh tế học
vĩ mô hiện đại quan tâm nghiên cứu là cán cân thương mại. Tầm quan trọng của các cân
thương mại là gì và điều gì quyết định sự biến động của nó trong ngắn hạn và dài hạn ?
Để hiểu cán cân thương mại vấn đề then chốt cần nhận thức là mất cân bằng thương mại
liên quan chặt chẽ với dòng chu chuyển vốn quốc tế .Nhìn chung, khi một nước nhập
khẩu nhiều hàng hóa hơn từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó cần phải trang
trải cho phần nhập khẩu dôi ra đó bằng cách vay tiền từ thế giới bên ngoài, hoặc phải
giảm lượng tài sản quốc tế hiện đang nắm giữ. Ngược lại, khi xuất khẩu nhiều hơn nhập
khẩu thì nước đó sẽ tích tụ thêm tài sản của thế giới bên ngoài. Như vậy, nghiên cứu về
mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ với việc xem xét tại sao các công dân một
nước lại đi vay hoặc cho các công dân nước khác vay tiền.
IV. Các nhà kinh tế tư duy như thế nào
Cũng như các lĩnh vực nghiên cứu khác, kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói
riêng có những cách nói và tư duy riêng. Điều cần thiết là phải học được các thuật ngữ
của kinh tế học bởi vì nắm được các thuật ngữ này sẽ giúp cho bạn trao đổi với những
người khác về các vấn đề kinh tế một cách chính xác. Phần này sẽ điểm qua phương pháp
tiếp cận của các nhà kinh tế khi nghiên cứu thế giới
Nhà kinh tế với tư cách là nhà khoa học
Các nhà kinh tế cố gắng nghiên cứu đối tượng của mình với tính khách quan của một
nhà khoa học. Phương pháp nghiên cứu nền kinh tế của họ về cơ bản giống như phương
pháp nghiên cứu vật chất của các nhà vật lý, phương pháp nghiên cứu cơ thể sống của các
nhà sinh học: họ đưa ra các lý thuyết, thu nhập số liệu và sau đó phân tích dữ liệu để
khẳng định hay bác bỏ lý thuyết của mình.
Phương pháp khoa học: quan sát, lý thuyết, tiếp tục quan sát
Tính khoa học của một môn khoa học được quyết định bởi cách tiếp cận vấn đề chứ
không phải bởi công cụ sử dụng nghĩa là phải phát triển và kiểm định các lý thuyết về
phương thức vận hành của thế giới một cách khách quan và vô tư. Cũng như các ngành
khoa học khác, các nhà kinh tế quan sát sự kiện, phát triển các lý thuyết và thu nhập dữ
liệu để kiểm định chúng. Ví dụ, khi quan sát lạm phát, các nhà kinh tế phát hiện thấy lạm
phát xuất hiện là do lượng tiền cung ứng quá nhiều. Sau đó, họ phải thu nhập số liệu về
tốc độ tăng cung tiền và lạm phát ở nhiều quốc gia để xét xem liệu có thực sự tồn tại
mối quan hệ giữa chúng không. Song việc thu nhập số liệu để kiểm định các lý thuyết
kinh tế khó khăn vì các nhà kinh tế thường không tạo ra được số liệu từ các thực nghiệm.
Nghĩa là, các nhà kinh tế không thể thay đổi nền kinh tế đơn thuần chỉ để kiểm định một
lý thuyết. Bởi vậy, các nhà kinh tế thường sử dụng số liệu được thu nhập từ các sự kiện
trong quá khứ.
Vai trò của các giả thiết
Giả thiết được đưa ra để làm cho thế giới dễ hiểu hơn. Nhà vật lý giả thiết một vật rơi
trong chân không khi đo lường gia tốc do lực hấp dẫn tạo ra. Giả thiết này tương đối
chính xác với một hòn đá, nhưng không đúng với một quả bóng. Tương tự như vậy, nhà
kinh tế sử dụng những giả thiết khác nhau để lý giải các vấn đề khác nhau. Nghệ thuật
trong tư duy khoa học là quyết định đưa ra những giả thiết nào. Giả sử chúng ta muốn
nghiên cứu thêm điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh tế khi chính phủ thay đổi lượng tiền
trong lưu thông. Khi nghiên cứu chúng ta thấy rằng một điều trong vấn đề quan trọng
trong phân tích này là cách thức phản ứng của giá cả.Nhiều loại giá cả trong nền kinh tế
không thay đổi thường xuyên : giá bán trong các siêu thị khá ổn định, các nhà hàng
không tăng giá vào buổi trưa khi đông khách và giảm giá vào buổi chiều khi vắng khách ,
… Nắm được thực tế này sẽ đưa chúng ta tới những giả thiết khác nhau khi nghiên cứu
ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách trong các khoản thời gian khác nhau. Để nghiên
cứu những ảnh hưởng ngắn hạn của sự thay đổi chính sách, chúng ta có thể giả thiết rằng
giá cả không thay đổi đáng kể. Thậm chí, chúng ta có thể sử dụng giả thiết cực đoan là
giá cả hoàn toàn không thay đổi. Nhưng để nghiên cứu những ảnh hưởng dài hạn của
chính sách, chúng ta có thể giả thiết rằng tất cả các loại giá cả đều linh hoạt, tức là thay
đổi đủ mạnh để đảm bảo cho mọi thị trường đều cân bằng. Tương tự như các nhà vật lý
sử dụng các giả thiết khác nhau khi nghiên cứu trạng thái rơi của hòn đá và quả bóng, nhà
kinh tế sử dụng các giả thiết khác nhau khi nghiên cứu ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn
của sự thay đổi cung ứng tiền tệ.
Các mô hình kinh tế
Mô hình là sự trừu tượng hóa thế giới hiện thực để làm cơ sở cho phân tích. Các giáo
viên dạy sinh vật ở trường sử dụng bản sao cơ thể con người làm bằng chất dẻo để giảng
phần đại cương về giải phẩu. Các mô hình này đơn giản hơn cơ thể của con người thực,
nhưng chính sự đơn giản hóa này làm cho chúng trở nên hữu ích. Các nhà kinh tế mô
phỏng lại nền kinh tế bao gồm các biến quan trọng và loại bỏ các biến không quan trọng.
Họ sử dụng mô hình kinh tế được tạo thành bởi các đồ thị và phương trình đại số. Chúng
dựa trên các các giả thiết quan trọng đơn giản hóa hiện thực kinh tế. khi sử dụng các mô
hình để phân tích các vấn đề khác nhau trong suốt cuốn sách này, chúng ta sẽ thấy rằng
tất cả các mô hình đều được xây dựng trên cơ sở các giả thiết. Cũng giống như nhà vật lý
bắt đầu phân tích trạng thái rơi của hòn đá bằng các giả thiết không tồn tại ma sát, các
nhà kinh tế bỏ qua nhiều chi tiết của nền kinh tế có vai trò thứ yếu đối với vấn đề mà họ
quan tâm. Tất cả các mô hình cho dù trong lĩnh vực vật lý, sinh học hay kinh tế- đều là sự
đơn giản hóa hiện thực để giúp chúng ta dể nắm bắt đối tượng. Việc xác định điều gì nên
đưa vào và điều gì không nên đưa vào trong một mô hình là một nghệ thuật của các nhà
kinh tế ; nó đòi hỏi khả năng đánh giá và kỷ sảo của các nhà kinh tế.
Nhà kinh tế với tư cách nhà tư vấn chính sách
Thông thường các nhà kinh tế được yêu cầu lý giải nguyên nhân gây ra các hiện tượng
kinh tế. Chẳng hạn, họ phải giải thích tại sao lạm phát lại dâng cao trong năm 2004 ? Đôi
khi các nhà kinh tế được đề nghị đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện
các kết cục kinh tế. Khi các nhà kinh tế tìm cách lý giải thế giới, họ đóng vai trò là các
nhà khoa học, còn khi tìm cách thay đổi thế giới, họ đóng vai trò là nhà tư vấn chính
sách.
Phân tích thực chứng và chuẩn tắc
Các nhà kinh tế tìm cách khám phá xem thế giới kinh tế vận hành như thế nào, và để
theo đuổi mục tiêu này, họ phân biệt giữa hai loại nhận định: thế giới là gì ? và thế giới
cần phải như thế nào ?
Những nhận định mô tả về sự sự vận hành của thế giới được gọi là nhận định thực
chứng. Chúng khẳng định rằng thế giới là như thế nào. Một nhận định thực chứng có thể
đúng hoặc sai. Chúng ta có thể kiểm định một nhận định thực chứng bằng cách đối chứng
với thực tế. Khi một nhà hóa học làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, anh ta dùng các
bằng chứng thực nghiệm để kiểm định một nhận định thực chứng.
Những nhận định có tính chất khuyến nghị và trả lời cho câu hỏi thế giới cần phải như
thế nào được gọi là nhận định chuẩn tắc. Khi quốc hội tranh luận về một đề nghị, suy cho
cùng họ tìm cách quyết định điều đó cần phải như thế nào. Họ đang đưa ra một nhận định
chuẩn tắc. Những nhận định này phụ thuộc vào giá trị và không thể đánh giá chúng chỉ
bằng số liệu. việc quyết định xem chính sách nào tốt và chính sách nào tồi không phải
đơn thuần chỉ là một vấn đề thuần túy khoa học. Nó còn gắn với quan điểm của chúng ta
về đạo đức, tôn giáo và triết lý chính trị.
Để phân biệt giữa nhận định tực chứng và nhận định chuẩn tắc, chúng ta hãy xét ví dụ
sau. Chẳng hạn có hai sinh viên đang tranh luận về tiền tệ và lạm phát. Dưới đây là một
phần trong cuộc trao đổi của họ:
Hùng : Tăng cung ứng tiền tệ gây ra lạm phát
Hương : Chính phủ cần tăng cung tiền
Nhận định của Hùng và Hương khác nhau ở điều mà hai sinh viên này tìm cách làm.
Hùng đang nói như một nhà khoa học : bạn ấy khẳng định phương thức vận hành của thế
giới. Hương đang nói như một nhà tư vấn chính sách: bạn ấy khẳng định điều mà thế giới
cần thay đổi. Nhận định của Hùng là nhận định thực chứng, còn nhận định của Hương là
nhận định chuẩn tắc.
Nhận định thực chứng và nhận định chuẩn tắc có mối quan hệ với nhau. Quan điểm
thực chứng của chúng ta về phương thức vận hành của thế giới ảnh hưởng tới quan điểm
chuẩn tắc của chúng ta về việc những chính sách nào là đáng mong muốn. Nếu nhận định
của Lan rằng tăng cung tiền gây ra lạm phát là đúng, nó có thể đưa chúng ta đến bác bỏ
khuyến nghị của Hương là chúng ta nên tăng cung tiền. Song kết luận chuẩn tắc không
phải chỉ được rút ra từ các phân tích thực chứng. Nó cần tới cả phân tích thực chứng và
các đánh giá giá trị.
Trong thực tế, các nhà kinh tế hoạt động với tư cách nhà tư vấn cho chính phủ ở nhiều
lĩnh vực khác nhau. Thủ tướng được các nhà kinh tế trong Ban Cố Vấn, Bộ Tài Chính,
Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Bộ Tư Pháp,…tư vấn. Quốc hội
nhận được sự tư vấn của các nhà kinh tế trong văn phòng Quốc hội, Ủy ban kinh tế và
ngân sách,…
Tại sao các nhà kinh tế lại bất đồng ?
Việc hoạch định các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế là một trong những
ứng dụng quan trọng nhất của lý thuyết kinh tế và là chức năng quan trọng nhất của các
nhà kinh tế. Tuy nhiên nếu xem bản tin trên ti vi hoặc đọc báo bạn sẽ thấy rằng các nhà
kinh tế không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về các chính sách kinh tế. Do vậy,
những người thiếu hiểu biết sẽ hoài ngjhi về những đóng góp mà kinh tế học đem lại
trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Các nhà kinh tế bất đồng với nhau vì họ có những
quan điểm khác nhau về nó là gì hoặc cái gì nên làm.
Chúng ta đã giải thích rằng các nhà kinh tế không có những chuyên môn đặc biệt trong
việc lựa chọn các mục tiêu để quyết định điều gì nên làm và nên làm như thế nào. Tuy
nhiên, cũng như những học giả khác, các nhà kinh tế cũng có những quan niệm khác
nhau về giá trị và có quan điểm riêng về việc đánh giá mục tiêu kinh tế nào của xã hội là
quan trọng nhất. Hãy xét vấn đề hút thuốc. Nhiều nhà kinh tế ủng hộ mức thuế cao hơn
đánh vào thuốc lá nhằm ngăn chặn việc hút thuốc, đặc biệt đối với giới trẻ. Tuy nhiên,
những người khác lại lập luậnrằng một chính sách như vậy sẽ gây ra gánh nặng tài chính
quá lớn đối với những người nghiện thuốc lớn tuổi, những người thường nghèo hơn
những người không hút thuốc lại không có khả năng thay đổi hành vi của mình khi thuế
tăng. Đây chính là sự bất đồng về mục tiêu. Điều gì quan trọng hơn : giảm việc hút thuốc
cho giới trẻ hay bảo vệ mức sống của những người nghiện thuốc lớn tuổi ? Rõ ràng, các
nhà kinh tế với những triết lý khác nhau về những gì mà một xã hội cần đạt được sẽ có
những đề xuất chính sách kinh tế khác nhau.
Các nhà kinh tế có thể cũng có những bất đồng về chính sách kinh tế vì họ không nhất
trí với nhau phương thức hoạt động của thế giới – về cơ chế hoạt động của nền kinh tế
hoặc về những cơ chế tác động của một chính sách cụ thể. Ví dụ, thậm chí các nhà kinh
tế, những người ủng hộ mức thuế cao hơn đánh vào thuốc lá nhằm ngăn chặn thanh thiếu
niên hút thuốc có thể cũng không thống nhất với nhau về mức thuế suất. Ở đây, sự khác
nhau trong số liệu thống kê liên quan đến phản ứng của người tiêu dùng đối với sự thay
đổi giá thuốc lá cũng có thể gây ra một sự bất đồng quan điểm nữa. Do các ước tính khác
nhau này, các nhà kinh tế có thể đưa ra các khuyến nghị khác nhau về mức thuế cần tăng
– các đề xuất đó phản ánh các kết luận khác nhau về phản ứng của thanh niên đối với việc
tăng thuế.
Tóm lại, các nhà kinh tế có thể bất đồng với nhau hoặc do họ có những quan điểm
khác nhau về cái gì nên làm hoặc do họ có những quan điểm khác nhau về cơ chế hoạt
động của nền kinh tế. Tất nhiên những lĩnh vực tranh cãi này thường được chú ý hơn
những lĩnh vực mà mọi người đã thống nhất. Tuy nhiên, việc các nhà kinh tế giống như
các nhà khoa học xã hội, quan tâm đến việc khám phá và tranh luận những vấn đề mà họ
bất đồng với nhau không có nghĩa là họ không bao giờ đi đến kết luận chung. Thực ra,
các nhà kinh tế đã thống nhất với nhau ở rất nhiều vấn đề và câu trả lời. do vậy, không
thể vì những bất đồng về những chính sách cụ thể nào đó mà bạn có cái nhìn sai lệch.
Việc nghiên cứu kinh tế học có một đóng góp rất lớn vào nhận thức của bạn về thế giới
và nhiều vấn đề xã hội của nó. Tiếp cận nghiên cứu với một tư duy mở sẽ giúp bạn hiểu
được các sự kiện mà bạn chưa từng biết trước đó.
VI. Ba mục tiêu then chốt về thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia
Một thước đo then chốt về thành tựu của một nền kinh tế là tỷ lệ tăng trưởng . Tăng
trưởng kinh tế góp phần làm tăng mức sống, và do vậy đó là mục tiêu kinh tế vĩ mô hàng
đầu. Trong hai thập niên qua, kể từ khi áp dụng những chính sách cải cách kinh tế toàn
diện với nội dung cốt lõi là tự do hóa, ổn định hóa, thay đổi thể chế, chuyển dịch cơ cấu
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và mở cửa ra nền kinh tế thế giới, Việt Nam
đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận về tăng trưởng kinh tế. Từ chỗ hầu như
không có tăng trưởng, thì ngay sau đổi mới, trong giai đoạn 1986-1990, nền kinh tế có
dấu hiệu phục hồi và phát triển, tuy tốc độ chưa cao. Trong những năm 1990, nền kinh tế
liên tục tăng tốc. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh cao nhất vào năn 1995 (9,54%), tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam đã bị giảm sút và xuống mức đáy vào năm 1999 (1999 :
4,77%), chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ khu vực. Bắt đầu
từ năm 2000, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã liên tục cao lên. Với đà tăng trưởng
bình quân hàng năm 7,3% như trong suốt giai đoạn từ năm 1990 đến nay, thì tổng sản
phẩm trong nước của Việt Nam sẽ gấp đôi sau khoản 1 thập kỷ.

Hình 1.1 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hằng năm ở Việt Nam, 1986-2004

Hình 1.2 Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm ở Việt Nam, 1998-2004

Tỷ lệ thất nghiệp, một thước đo cơ bản về cơ hội tìm việc làm và hiện trạng của thị
trường lao động, cho chúng ta một thước đo khác về hoạt động của nền kinh tế. Một mục
tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản đối với mọi quốc gia là đảm bảo trạng thái đầy đủ việc làm,cho
mọi lao động sẵn sàng và có khả năng làm việc tại mức tiền lương hiện hành đều có việc
làm. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đã liên tục giảm xuống
trong tiến trình cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một nguồn quan trọng đóng
góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế cao ở Việt Nam trong thời gian qua.
Lạm phát là thước đo then chốt thứ ba về thành tựu vĩ mô của một nền kinh tế. Ngay
sau khi thực hiện đổi mới, nước ta đã vấp phải thách thức lớn : nền kinh tế bị mất ổn định
nghiêm trọng. Giá cả hàng hóa và dịch vụ bắt đầu tăng tốc. Giai đoạn 1986-1988 là
những năm lạm phát phi mã, tỷ lệ lạm phát tăng lên ba con số (1986: 774,7%  ; 1987:
223,1% ; 1998: 393,8%) với những hậu quả khôn lường: triệt tiêu động lực tiết kiệm và
đầu tư, làm đình trệ sự phát triển lực lượng sản xuất, thất nghiệp tăngnhanh, đời sống của
đại bộ phận dân cư - đặc biệt là là những người làm trong bộ máy nhà nước bị suy giảm
nghiêm trọng. Năm 1989, với chương trình ổn định mà nội dung chủ yếu là áp dụng
chính sách lãi suất thực dương. Việt Nam đã thành công trong việc chặn đứng siêu lạm
phát. Song, kết quả này đã không bền vững: lạm phát cao đã quay trở lại trong hai năm
sau đó vì thâm hụt ngân sách quá lớn và được tài trợ chủ yếu bằng phát hành tiền. Từ
năm 1992, chính phủ Việt Nam theo đuổi chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng: Thâm
hụt ngân sách được duy trì ở mức thấp và đặc biệt đã không tài trợ bằng phát hành tiền;
lãi xuất thực dương liên tục được duy trì. Những giải pháp này được thực hiện trong bối
cảnh đẩy mạnh cải cách kinh tế và chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
đã đưa đến những thành công đáng khích lệ : lạm phát được kiểm soát và kinh tế tăng
trưởng cao. Tuy nhiên từ năm 1999, nước ta lại phải đối mặt với một thách thức mới :
lạm phát quá thấp đi cùng với đà tăng trưởng kinh tế chậm. Với chủ trương kích cầu kịp
thời, nền kinh tế nước ta khởi sắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao. Bước
sang năm 2004, lạm phát đột ngột tăng tốc trở thành mối quan tâm chung cho sự phát
triển kinh tế ở nước ta : chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,5%. Đây là mức tăng giá cao nhất
trong 9 năm qua và cũng là năm đầu tiên kể từ năm 1999 tỷ lệ lạm phát vượt ngưỡng do
Quốc hội đề ra là 5%. Điều này hoàn toàn nằm ngoài dự kiến của các nhà hoạch định
chính sách, các nhà kinh tế và của mọi người dân.

Hình 1.3 Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Việt Nam, 1986-2004

Tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát là ba mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế
vĩ mô. Hiểu được các vấn đề đó là bước đầu tiên để đưa ra các chính sách thích hợp nhằm
cải thiện thành tựu kinh tế vĩ mô hướng tới các mục tiêu: tăng trưởng nhanh, đầy đủ việc
làm và ổn định lạm phát ở mức hợp lý. Tuy nhiên, để hiểu các vấn đề này trước hết chúng
ta cần biết cách đo lường chúng.
VII. Đo lường sản lượng và tăng trưởng
Để đánh giá thành công của nền kinh tế trong việc nâng cao mức sống cho mọi người
dân, trước hết chúng ta cần hiểu tổng sản lượng của nền kinh tế được đo lường như thế
nào. Chúng ta sẽ thấy tổng thu nhập của một nền kinh tế đúng bằng tổng sản lượng hàng
hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra. Do vậy, việc đo lường sản lượng chính là điểm xuất
phát để đánh giá hoạt động của cả hệ thống kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước : (Gross Domestic Product – GDP)

Sản lượng của nền kinh tế bao gồm hàng triệu hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Chúng
ta có thể ghi chép sản lượng của từng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra. Số liệu
này có thể hữu ích cho một số mục tiêu, nhưng đó không phải là thông tin mà chúng ta
cần. Nếu như trong năm vừa qua, sản lượng gạo tăng 4%, thịt gà giảm 5%, cà phê tăng
3%, và phân đạm giảm 2%, thì tổng sản lượng của nền kinh tế đã tăng hay giảm ? Và
tăng hay giảm bao nhiêu ?
Chúng ta cần một con số duy nhất tổng hợp sản lượng của cả nền kinh tế. Tuy nhiên
làm thế nào chúng ta có thể tổng hợp các sản phẩm khác nhau lại với nhau ?

Ý nghĩa của khái niệm GDP


Tổng sản phẩm trong nước, gọi tắt là GDP, là một thước đo về tổng sản lượng và thu
nhập của một quốc gia. Khi đánh giá xem liệu một nền kinh tế hoạt động tốt hay không,
một cách tự nhiên, người ta thường nhìn vào tổng thu nhập mà mọi người trong nền kinh
tế nhận được. Đó chính là vai trò của GDP.

Tổng sản phẩm trong nước là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước trong một thời kỳ nhất định là một
năm.
GDP cùng một lúc đo lường hai chỉ tiêu: tổng thu nhập mà mọi cá nhân trong nền kinh
tế nhận được và tổng chi tiêu cho những hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra. Lý do
mà GDP có thể đo lường cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu là vì hai chỉ tiêu này thực ra
phản ánh hai mặt của cùng một quá trình. Đối với toàn bộ nền kinh tế thì tổng thu nhập
phải bằng giữa thu nhập và chi tiêu thông qua biểu đồ vòng chu chuyển trong Hình 2.1.
Biểu đồ này mô tả tất cả các giao dịch giữa các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong
một nền kinh tế giản đơn chỉ bao gồm các hộ gia đình và các doanh nghiệp, không có khu
vực chính phủ và quan hệ thương mại và tài chính với thế giới bên ngoài. Trong nền kinh
tế này, các hộ gia đình hoặc là trực tiếp sở hữu các nhân tố sản xuất hoặc gián tiếp sở hữu
các nhân tố sản xuất thông qua việc nắm giữ cổ phiếu trong các công ty cổ phần và nhận
được toàn bộ thu nhập tạo ra từ việc sử dụng các nhân tố sản xuất đó. Các doanh nghiệp
thuê các nhân tố sản xuất từ các hộ gia đình và sử dụng chúng để sản xuất hàng hóa và
dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Toàn bộ giá trị thị trường do các doanh nghiệp tạo ra được sử dụng để trả cho các hộ
gia đình tương ứng các nhân tố sản xuất dưới các hình thái thu nhập như tiền công, tiền
lương, tiền thuê và lợi nhuận,... Đến lượt mình, các hộ gia đình lại sử dụng thu nhập này
để mua hàng hóa và dịch vụ từ các doanh nghiệp.

Hình 2.1 Biểu đồ vòng chu chuyển

Trên thực tế các giao dịch trong nền kinh tế phức tạp hơn nhiều so với mô hình đơn
giản được minh họa trong Hình 2.1. Cụ thể, các hộ gia đình không chi tiêu toàn bộ thu
nhập tạo ra. Các hộ gia đình nộp một phần thu nhập nhận được cho chính phủ dưới dạng
thuế, đồng thời họ tiết kiệm một phần thu nhập để sử dụng trong tương lai. Ngoài ra, các
hộ gia đình không phải là người mua hàng duy nhất trong nền kinh tế. Một số hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất ra do chính phủ mua, và một số khác do các doanh nghiệp mua
để mở rộng năng lực sản xuất trong tương lai. Tuy nhiên, bất kể hộ gia đình, chính phủ,
hay doanh nghiệp mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, thì giao dịch đó vẫn có một
bên mua và một bên bán. Do vậy, khi xem xét toàn bộ nền kinh tế thì tổng chi tiêu và
tổng thu nhập luôn luôn bằng nhau.
Một điều nữa mà các bạn cần biết là trong thực tế không phải toàn bộ thu nhập tạo ra
đều được trả cho các hộ gia đình. Các doanh nghiệp giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu
tư vào hàng tư bản mà không phân phối hết dưới dạng cổ tức cho các cổ đông. Tuy nhiên
các doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện điều đó khi các cổ đông chấp nhận sự gia tăng giá
trị cổ phần của họ (do số lượng tư bản mà họ sở hữu tăng lên) thay vì nhận thu nhập cao
hơn dưới dạng cổ tức. Để đơn giản cho việc trình bày chúng ta giả thiết toàn bộ lợi nhuận
được trả hết cho các cổ đông dưới dạng cổ tức, và sau đó các doanh nghiệp tài trợ cho các
dự án đầu tư của họ bằng cách phát hành cổ phiếu mới hay đi vay từ các hộ gia đình.
Các phương pháp tính GDP
Hệ thống hạch toán mà chúng ta sử dụng để đo lường GDP có tên gọi là hệ thống tài
khoản quốc gia (System of National Accounts-SNA). Theo hệ thống này, có ba cách tiếp
cận được sử dụng để đo lường GDP và cả ba cách đều cho cùng một kết quả. Hai cách
dựa vào số liệu sản lượng. Cách thứ ba sử dụng số liệu về thu nhập để đo lường mức sản
xuất bởi vì trên thực tế giá trị sản xuất tạo ra sẽ được phân phối cho chủ sở hữu các nhân
tố sản xuất.
Cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng hay còn gọi là cách tiếp cận chi tiêu. Mới nhìn
thoáng qua, chúng ta thấy đo lường GDP mặc dù là một công việc đồ sộ nhưng dễ dàng.
Người ta thu nhập số liệu tính bằng tiền của mọi hàng hóa và dịch vụ được bán trong
nước và sau đó cộng chúng lại với nhau. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy, bởi
vì trước hết chúng ta cần phải phân biệt hàng hóa cuối cùng và hàng hóa trung gian.
Hàng hóa cuối cùng – như gạo, thịt lợn, quần áo,…- được bán cho người sử dụng cuối
cùng bao gồm hộ gia đình, hãng, chính phủ hoặc người nước ngoài. Các hàng hóa trung
gian được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác – như than được sử dụng
để chế tạo thép, cao su để làm săm, lốp, vải được sử dụng để may quần áo,… Một hàng
hóa như gạo có thể là hàng hóa cuối cùng hoặc hàng hóa trung gian, tùy thuộc vào việc
sử dụng nó như thế nào. Cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng được sử dụng để đo lường
GDP cộng tổng giá trị tính bằng tiền của mọi hàng hóa và dịch vụ được tạo ra, phân loại
theo người cuối cùng sử dụng chúng.
Chúng ta cần phân biệt hàng hóa cuối cùng và trung gian là do giá trị của hàng hóa
cuối cùng đã bao gồm giá trị của hàng hóa trung gian được sử dụng để chế tạo hàng hóa
cuối cùng. Khi Công ty xe đạp Thống Nhất bán một chiếc xe đạp trị giá 500 nghìn đồng,
thì con số này có thể bao gồm 20 nghìn đồng tiền săm lốp mua của công ty cao su Sao
Vàng. Sẽ là tính trùng khi chúng ta tổng hợp cả giá trị của xe đạp và giá trị của săm lốp
trong GDP. Điều tương tự xảy ra với thép, nhựa và các linh kiện khác được sử dụng để
sản xuất xe đạp. Trên thực tế, những trường hợp trong đó một số hàng hóa trung gian
được sử dụng để chế tạo các hàng hóa trung gian khác có thể dẫn đến việc tính trùng
không chỉ hai mà tới ba hoặc bốn lần.
Một cách để tính giá trị của hàng hóa cuối cùng được tạo ra trong nền kinh tế là xem
xét các hàng hóa này được sử dụng vào mục đích gì. Có bốn khả năng. Thứ nhất, một số
hàng hóa cuối cùng được tiêu dùng bởi các cá nhân – chúng ta gọi là tổng tiêu dùng
(Consumption-C). Đó là các khoản chi tiêu mà các cá nhân thực hiện hàng ngày cho
lương thực, thực phẩm, quần áo, xem phim, tủ lạnh, xe máy…Thực phẩm, quần áo, và
các hàng hóa khác sử dụng trong một thời gian ngắn được phân loại là những hàng hóa
không lâu bền ; trong khi tủ lạnh, xe máy và các hàng hóa tương tự được xếp vào nhóm
hàng hóa lâu bền. Đồng thời cũng có một nhóm tiêu dùng thứ ba, dịch vụ; đây là việc
mua hoạt động của các cá nhân, chẳng hạn như bác sĩ, luật sư và nhà môi giới.
Thứ hai, một số hàng hóa được các cá nhân mua để sử dụng cho tương lai được gọi là
tổng đầu tư (Investment-I). Đầu tư chủ yếu do các doanh nghiệp thực hiện, bao gồm chi
tiêu cho việc xây dựng nhà xưởng mới, mua sắm trang thiết bị mới ; được gọi là đầu tư
cố định cho kinh doanh. Các hàng hóa được các doanh nghiệp bổ sung thêm trong kho
cũng được tính là một phần của chi tiêu và được gọi là đầu tư vào hàng tồn kho. Khoản
mục này có thể mang giá trị âm nếu các doanh nghiệp giảm lượng hàng trong kho chứ
không tăng chúng. Thành phần thứ ba của đầu tư trên thực tế cho các hộ gia đình và chủ
kho thuê nhà thực hiện – đầu tư cố định vào nhà ở. Đây là việc mua nhà mới.
Chúng ta cần phân biệt hai bộ phận cấu thành của tổng đầu tư: đầu tư thay thế và đầu
tư ròng. Đầu tư thay thế là bộ phận đầu tư tương ứng với giá trị tư bản bị hao mòn trong
thời kì nghiên cứu và do đó đơn thuần để duy trì khối lượng tư bản hiện có. Tổng đầu tư
trừ đi đầu tư thay thế được gọi là đầu tư ròng. Đầu tư ròng phản ánh sự thay đổi khối
lượng tư bản giữa cuối kì so với đầu kì. Khi tổng đầu tư lớn hơn đầu tư thay thế, thì đầu
tư ròng sẽ mang giá trị dương và do vậy khối lượng tư bản có thể sử dụng trong thời kì
tới sẽ nhiều hơn so với hiện tại. Ngược lại, khi đầu tư không đủ để thay thế số tư bản cho
hao mòn, thì đầu tư ròng mang giá trị âm và khối lượng tư bản trong nền kinh tế sẽ giảm.
IN = I – Khấu hao
Toàn bộ tổng đầu tư được tính vào trong GDP bởi vì toàn bộ hàng hóa đầu tư là một
phần của sản lượng quốc dân, và việc sản xuất chúng tạo ra thu nhập (và việc làm) bất kể
hàng hóa đó là phần của đầu tư ròng hay đơn thuần là đầu tư thay thế.
Thứ ba, một số hàng hóa được chính phủ (ở tất cả các cấp – chính phủ trung ương và
chính quyền địa phương) mua và được gọi là chi tiêu chính phủ (Government purchases -
G). Nó bao gồm chủ yếu là chi tiêu quốc phòng, chi cho việc duy trì hoạt động của bộ
máy chính phủ cũng như chi tiêu cho hoạt động đầu tư phát triển như xây dựng đường
cao tốc, cầu cống, bến cảng… Điều quan trọng cần nhận thức là nó chỉ tính các khoản
chính phủ chi cho hàng hóa và dịch vụ vào GDP. Điều này có nghĩa là nó không tính các
khoản chi trả trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, và các khoản chuyển giao thu nhập
khác. Khi chính phủ chi chuyển giao thu nhập cho các cá nhân, hoạt động này không ảnh
hưởng trực tiếp, nhưng lại tác động gián tiếp đến GDP thông qua ảnh hưởng đến tiêu
dùng của các hộ gia đình.
Cuối cùng, một số hàng hóa được đưa ra bán ở nước ngoài và được gọi là xuất khẩu
(X). Nếu như chúng ta không nhập khẩu bất kỳ hàng hóa nào (tức là mua hàng hóa được
sản xuất ở các nước khác), thì GDP đơn giản bao gồm các hàng hóa được sử dụng cho
tiêu dùng cá nhân, đầu tư tư nhân, chính phủ mua hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải
mọi hàng hóa tiêu dùng, đầu tư tư nhân, chính phủ mua đều được sản xuất trong nước. Ví
dụ nhiều hàng điện tử, ôtô, xe máy mà các cá nhân mua được sản xuất tại các nước khác.
Do đó, bước cuối cùng để tính GDP sử dụng cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng là khấu trừ
sản lượng nhập khẩu (IM). Như vậy,

GDP = C + I + X – IM
Sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu được gọi là xuất khẩu ròng (NX = X - IM).
Phương trình này là một đồng nhất thức; tức là, nó luôn đúng (theo định nghĩa) : GDP
bằng tiêu dùng cộng đầu tư cộng chi tiêu chính phủ và cộng xuất khẩu ròng.
Cách tiếp cận giá trị gia tăng. Cách thứ hai để tính giá trị GDP là xử lý hàng hóa
trung gian một cách trực tiếp. Việc sản xuất hầu hết các sản phẩm đều trải qua một số
công đoạn. Chẳng hạn xét quá trình sản xuất ôtô. Ở công đoạn 1, quặng sắt, than, và cao
su được khai thác. Ở công đoạn 2, các nguyên liệu thô này được vận chuyển đến các nhà
máy luyện thép. Công đoạn 3 liên quan đến việc nhà máy luyện thép sử dụng các đầu vào
này để chế tạo thép. Cuối cùng, thép, cao su và các đầu vào khác được nhà máy ôtô sử
dụng để chế tạo ôtô. Sự khác nhau về giá trị giữa cái mà nhà sản xuất ôtô nhận được từ
ôtô thành phẩm và cái mà nó trả cho các hàng hóa trung gian là giá trị gia tăng của doanh
nghiệp.
Giá trị = Doanh thu của - Chi phí về hàng

gia tăng doanh nghiệp hóa trung gian

GDP có thể được tính bằng cách cộng giá trị gia tăng từ tất cả các công đoạn sản xuất.
GDP = Tổng giá trị giá tăng của mọi doanh nghiệp
Cách tiếp cận thu nhập. Phương pháp thứ ba được sử dụng để tính GDP liên quan tới
việc đo lường thu nhập tạo ra từ việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chứ không phải là giá
trị của bản thân các sản phẩm đó. Đó chính là cách tiếp cận thu nhập. Doanh nghiệp sử
dụng doanh thu nhận được để chi cho bốn mục đích. Họ phải trả thù lao cho các lao động
mà họ thuê, trả lãi cho vốn vay, trả chi phí về các hàng hóa trung gian mua ngoài, và họ
phải nộp thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng cho chính phủ. Cái còn lại là thu nhập của
doanh nghiệp. Một số thu nhập của doanh nghiệp phải để lại để thay thế thiết bị đã hao
mòn trong quá trình sản xuất (được gọi là khấu hao, mà chúng ta sẽ thảo luận phần sau),
và phần còn lại là của doanh nghiệp.
Doanh thu = tiền lương + tiền lãi + chi phí về các đầu vào trung

gian + thuế gián thu + khấu hao + lợi nhuận


Tuy nhiên, như chúng ta đã biết giá trị gia tăng của doanh nghiệp chính là doanh thu
của doanh nghiệp trừ đi chi phí về các hàng hóa trung gian. Do đó,
Giá trị gia tăng = tiền lương + tiền trả lãi + thuế gián thu +

khấu hao + lợi nhuận

Và vì GDP bằng tổng giá trị gia tăng của mọi doanh nghiệp, nó cũng cần phải bằng
tổng giá trị của tất cả các khoản thanh toán tiền lương, thanh toán tiền lãi, thuế gián thu,
khấu hao, và lợi nhuận đối với mọi doanh nghiệp :
GDP = tiền lương + tiền lãi + thuế gián thu + khấu hao + lợi nhuận

Dân cư được thu nhập từ tiền lương, tiền lãi vốn, và từ lợi nhuận của các doanh nghiệp
do họ sở hữu. Và khi các doanh nghiệp chi tiêu dể thay thế các thiết bị cũ, giao dịch thu
nhập đối với những người tạo ra thiết bị mới. Như vậy, vế phải của đồng nhất thức này là
tổng thu nhập của mọi cá nhân và thu nhập của chính phủ từ thuế gián thu. Đây là một kết
quả cực kỳ quan trọng mà các nhà kinh tế thường sử dụng, đó là tổng sản lượng bằng
tổng thu nhập.

Sự khác nhau giữa thu nhập cá nhân và thu nhập quốc dân.

Khái niệm thu nhập được sử dụng để tính GDP khác đôi chút với cách mà các cá nhân
quan niệm trong đời sống thường nhật, và các bạn cần nhận thức được sự khác nhau này.
Thứ nhất, dân cư thường tính vào thu nhập bất kỳ khoản lãi vốn nào mà họ nhận được
từ các tài sản. Lãi vốn là sự gia tăng giá trị của tài sản và do không biểu thị giá trị sản
xuất hiện tại theo bất kỳ cách nào. Các tài khoản thu nhập quốc dân được sử dụng để tính
GDP nhằm phản ánh giá trị sản xuất hiện tại và do đó không bao gồm các khoản lãi vốn.
Thứ hai, lợi nhuận mà doanh nghiệp giữ lại được tính trong thu nhập quốc dân, nhưng
các cá nhân không coi lợi nhuận giữ lại như là một phần trong thu nhập của họ. Một lần
nữa, đó là vì GDP đo lường giá trị sản xuất, cho dù lợi nhuận này được phân phối dưới
dạng cổ tức cho các cổ đông hay được công ty giữ lại để tái đầu tư.
So sánh cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng và cách tiếp cận thu nhập. Trong cách tiếp
cận hàng hóa cuối cùng chúng ta đã chia sản lượng của nền kinh tế thành bốn thành tố -
tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. Chúng ta cũng chia thu nhập của
nền kinh tế thành ba thành tố : thanh toán cho công dân, bao gồm chủ yếu là tiền công và
tiền lương nhưng cũng bao gồm cả tiền nộp bảo hiểm y tế và hưu trí ; thanh toán cho chủ
sở hữu tư bản, bao gồm lợi nhuận, tiền lãi và tiền thuê; và thuế. Các nhà kinh tế coi tổng
thanh toán cho công nhân như là thù lao lao động.
Không phải ngẫu nhiên mà giá trị sản lượng bằng giá trị thu nhập – GDP là như nhau
theo bất kỳ cách tính nào. Đó là kết quả từ vòng chu chuyển của nền kinh tế. Cái mà mỗi
doanh nghiệp nhận được từ việc bán hàng hóa tạo ra cần phải trở lại một nơi nào khác
trong nền kinh tế, với tư cách là tiền lương, lợi nhuận, tiền lãi, tiền thuê, hay thuế. Đến
lượt nó, thu nhập của các hộ gia đình hoặc là quay trở lại các doanh nghiệp dưới hình thái
chi tiêu mua hàng tiêu dùng hoặc là tiết kiệm mà cuối cùng được các doanh nghiệp sử
dụng để mua hàng đầu tư như là nhà máy và thiết bị, hay đến chính phủ dưới hình thái
thuế hoặc trái phiếu mà chính phủ mới hình thành.
Tương tự tiền mà chính phủ sử dụng cần phải bắt nguồn từ một nơi nào khác trong nền
kinh tế - hoặc từ các hộ gia đình hoặc từ các doanh nghiệp dưới hình thái thuế hay là đi
vay.
Sản lượng tiềm năng
GDP thực tế là một thước đo về giá trị sản suất thực tế của nền kinh tế. Tuy nhiên, đôi
khi nền kinh tế có năng lực sản xuất nhiều hơn so với mức thực hiện trong thực tế. Một
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng khác về sản lượng của nền kinh tế, GDP tiềm năng, chỉ
ra mức sản xuất mà nền kinh tế có thể duy trì nếu như toàn bộ nguồn lực (lao động, nhà
xưởng và trang thiết bị) được sử dụng tại mức thông thường. GDP thực tế có thể giảm
xuống dưới mức tiềm năng khi các nguồn lực không được sử dụng cao hơn mức thông
thường: công nhân có thể không có đủ việc làm, và một số nhà máy và thiết bị có thể hoạt
động thấp hơn công suất thiết kế. Vào một số giai đoạn khác, nền kinh tế có thể sản xuất
nhiều hơn mức bình thường có thể duy trì. Các doanh nghiệp có thể yêu cầu tăng ca, làm
thêm giờ, trì hoãn việc bảo dưỡng thiết bị để tăng sản lượng tạm thời trong ngắn hạn.
Bằng cách sử dụng các nguồn lực cao hơn mức thông thường như vậy, GDP thực tế của
nền kinh tế có thể tạm thời vượt quá mức tiềm năng.
Các thước đo khác về tổng thu nhập
Ngoài GDP, các nhà thống kê cũng tính các thước đo khác về thu nhập nhằm đưa ra
một bức tranh hoàn chỉnh hơn về những gì đang xảy ra trong nền kinh tế. Những thước
đo này khác với GDP ở chỗ chúng bổ sung thêm hoặc loại bỏ một số khoản mục thu nhập
nhất định. Sau đây là mô tả tóm tắt về những thước đo thu nhập này.
Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product –GNP) là tổng thu nhập mà các
công dân của một quốc gia kiếm được. Nó khác với GDP bằng cách cộng thêm khoản thu
nhập mà dân cư trong nước kiếm được ở nước ngoài và trừ đi khoản thu nhập mà người
nước ngoài kiếm được ở trong nước.
GNP = GDP + Thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài
Trong đó :
Thu nhập nhân tố = Thu nhập nhận _ Chi phí về hàng

ròng từ nước ngoài được từ nước ngoài hóa trung gian

Ví dụ, khi một công dân Việt Nam làm việc tạm thời ở Nhật, thu nhập của anh ta là
một phần thuộc GDP của Nhật, nhưng nó lại không thuộc GNP của Nhật, mà là một phần
của GNP của Việt Nam. Đối với hầu hết các nước đang phát triển, GDP lớn hơn GNP do
khoản mục thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài thường mang giá trị âm.
Sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product – NNP). Sự phân biệt giữa GNP và NNP
giống như sự phân biệt giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng. NNP chính là chênh lệch giữa
GNP và khấu hao. Khấu hao là phần giá trị của tư bản đã hao mòn trong quá trình sản
xuất sản phẩm cuối cùng. Do đó, khấu hao không phải là thu nhập nhận được bởi bất kỳ
một nhân tố sản xuất nào. Trái lại nó là phần giá trị cần tái đầu tư để duy trì khối lượng tư
bản như hiện tại.
NNP = GNP - Khấu hao
Thu nhập quốc dân (National Income –NI) là tổng thu nhập mà công nhân một nước
kiếm được trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Nó khác với sản phẩm quốc dân
ròng ở chỗ khấu trừ đi khoản mục thuế gián thu (ví dụ như thuế giá trị gia tăng đang áp
dụng ở Việt Nam) và cộng với các khoản trợ giá cho các nhà sản xuất. Nói cách khác, NI
được tính bằng cách khấu trừ khoản mục thuế gián thu ròng khỏi NNP.
NI = NNP - Thuế gián thu ròng
Trong đó thuế gián thu ròng chính là chênh lệch giữa thu nhập mà chính phủ nhận
được từ thuế gián thu và các khoản chính phủ chi cho trợ giá sản xuất.
Thu nhập cá nhân (Personal Income –PI) là thu nhập mà các hộ gia đình và các đơn vị
kinh doanh cá thể nhận được. Không giống như thu nhập quốc dân, nó khấu trừ các
khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp giữ lại, đây là khoản thu nhập mà các doanh nghiệp
kiếm được nhưng không trả cho chủ sở hữu. Nó cũng khấu trừ các khoản thuế thu nhập
doanh nghiệp và các khoản đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, thu nhập cá nhân còn bao
gồm tiền lãi mà các hộ gia đình nhận được từ các khoản cho chính phủ vay và thu nhập
mà các hộ gia đình nhận được từ các chương trình chuyển giao thu nhập của chính phủ,
ví dụ như trợ cấp thất nghiệp.
Thu nhập cá nhân khả dụng (Disposable Personal Income – Yd) là thu nhập cuối cùng
mà các hộ gia đình và các hộ kinh doanh cá thể nhận được. Nó bằng thu nhập cá nhân trừ
đi thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập cá nhân khả dụng được sử dụng vào hai mục đích :
tiêu dùng ( C ) và tiết kiệm ( S ).
Yd = C + S
Mặc dù các thước đo thu nhập có thể khác nhau về chi tiết, nhưng về cơ bản chúng
phản ánh cùng một nội dung về các điều kiện kinh tế. Khi GDP đang tăng trưởng nhanh
thì các thước đo thu nhập khác cũng tăng nhanh. Và khi GDP giảm thì những thước đo
thu nhập này cũng giảm theo. Điều đó hàm ý để giám sát sự biến động của toàn nền kinh
tế, thì việc chúng ta sử dụng thước đo nào thực ra không quan trọng.
Một cách tóm tắt, chúng ta có thể mô tả mối liên hệ giữa các chi tiêu này qua Hình 2.2.
GDP danh nghĩa và thực tế

GDP danh nghĩa đo lường giá trị của sản lượng theo giá của năm báo cáo, tức là tính
theo đồng Việt Nam hiện hành. Do vậy, GDP danh nghĩa (GDPn) của năm 2001 đo lường
giá trị của hàng hóa được sản xuất ra trong năm 2001 theo giá thị trường phổ biến trong
năm 2001, và tương tự như vậy GDP danh nghĩa của năm 2000 đo lường giá trị của hàng
hóa được sản xuất ra trong năm 2000 theo giá của năm 2000.

Tổng Thu nhập Thu nhập


sản nhân tố nhân tố
phẩm ròng từ ròng từ
quốc nước nước
dân ngoài ngoài
(GNP)
Xuất khẩu Tổng sản Khấu
ròng (NX) phẩm hao
trong nước (D)
(GDP)
Đầu tư (I) Sản Thuế
phẩm gián
quốc thu
dân
Chi tiêu ròng Thu Lợi
chính phủ (NNP nhập nhuận
(G) ) quốc
dân
(NI) Tiền lãi

Tiêu dùng Tiền


(C) lương

Hình 2-2 : Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đo lường thu nhập
Công thức tổng quát để tính GDP danh nghĩa của thời kỳ t (GDPtn) là :

i-1
GDPtn = ∑ Qti Pti
Trong đó :
Pti là giá của sản phẩm cuối cùng i trong thời kỳ t.
Qti là lượng sản phẩm cuối cùng i tạo ra trong thời kỳ t.
Như vậy, GDP danh nghĩa có thể thay đổi bởi hai lý do. Thứ nhất, do sự thay đổi của
lượng hàng hóa được tạo ra. Thứ hai, do sự thay đổi của giá cả thị trường. Nếu một nền
kinh tế sản xuất ra cùng một lượng hàng hóa trong hai năm, nhưng trong năm thứ hai giá
cả đã tăng gấp đôi so với năm thứ nhất thì GDP danh nghĩa của năm thứ hai sẽ bằng hai
lần GDP danh nghĩa của năm thứ nhất.
Do nhược điểm trên của GDP danh nghĩa nên các nhà kinh tế sử dụng chỉ tiêu GDP
thực tế (GDPr) để so sánh kết quả hoạt động của nền kinh tế giữa các thời kỳ khác nhau.
GDP thực tế đo lượng sản phẩm mà một nền kinh tế tạo ra trong các thời kỳ khác nhau
bằng cách định giá tất cả các loại hàng hóa được sản xuất ra trong các thời kỳ khác nhau
theo một mức giá chung, hay theo đồng tiền theo một thời điểm nhất định. Nghĩa là, nếu
coi năm 1994 là năm góc hay là năm cơ sở, thì để tính GDP thực tế của năm 2001, chúng
ta phải lấy lượng sản phẩm tạo ra trong năm 2001 (Qt) nhân với mức giá phổ biến trong
năm 1994 (P0) và thu được giá trị sản lượng của năm 2001 tính theo giá thị trường của
năm 1994. Công thức tổng quát để tính GDP thực tế của thời kỳ t (GDPtr) là:
n GDPtr = ∑ Qti P0i
Trong đó: i-1

P0i là giá của sản phẩm cuối cùng i trong thời kỳ gốc.
Qti là lượng sản phẩm i tạo ra trong thời kỳ t.
Do GDP thực tế không bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá cả, nên những thay đổi
của GDP thực tế chỉ phản ánh sự thay đổi của sản lượng hàng hóa và dịch vụ. Do vậy,
GDP thực tế là một thước đo về sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Nó phản
ánh khả năng của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân. Khi nói đến
tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế sẽ tính bằng phần trăm thay đổi của GDP thực tế của
thời kỳ này so với thời kỳ trước đó.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của thời kỳ t được tính theo công thức sau :

GDPtr - GDPrt-1
x 100%
gy =
t
GDPrt-1

trong đó : GDPtr là GDP thực tế của thời kỳ t.


GDPrt-1 là GDP thực tế của thời kỳ t-1
Để có sự phân biệt rõ ràng giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế, chúng ta xét một ví
dụ giả định sau. Giả sử nền kinh tế của chúng ta chỉ sản xuất hai loại sản phẩm cuối cùng
là gạo và cam. Như được biểu thị trong Bảng 2.1, trong năm 0 giá của gạo là 5 nghìn
đồng một kg và giá của cam là 20 nghìn đồng một kg. Sản lượng gạo là 200 kg và sản
lượng cam là 50 kg cho ta tổng giá trị sản lượng bằng tiền (GDP danh nghĩa) là 2000
đồng. Các dòng tiếp theo trong Bảng 2.1 cho thấy giá cả và sản lượng của hai hàng hóa
này thay đổi như thế nào trong ba năm tiếp theo. Trong mỗi năm, GDP danh nghĩa được
tính bằng cách nhân sản lượng của mỗi hàng hóa với giá của chúng trong năm tương ứng,
còn GDP thực tế được tính bằng cách nhân sản lượng của mỗi hàng hóa với giá của
chúng trong năm 0.
Đối với năm cơ sở GDP danh nghĩa và GDP thực tế là như nhau (=2000) bởi vì chúng
đều tính theo giá của năm 0. GDP thực tế trong năm 1 là 2100, trong khi GDP thực tế của
năm 2 là 2200, … Từ bảng số liệu cho thấy mặc dù GDP danh nghĩa tăng 52,5% từ năm
0 đến năm 3, nhưng khi chúng ta loại bỏ ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả của hai hàng
hóa chúng ta nhận thấy GDP thực tế chỉ tăng có 25% trong giai đoạn đó.
Bảng 2.1. Tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP
Gạo Cam
GDPn GDPr
Năm Giá Lượng Giá Lượng D
(1000đ) (1000đ)
(1000đ) (Kg) (1000đ) (Kg)

0 5 200 20 50 2000 2000 100,0

1 6 180 18 60 2160 2100 102,9

2 6,5 200 21 60 2560 2200 116,4

3 7,5 220 20 70 3050 2500 122,0

Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP)


Chỉ số điều chỉnh GDP là tỷ lệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế. Chỉ số điều chỉnh
GDP cho thời kỳ t được tính theo công thức sau :

GDPtn
x 100
DtGDP = GDPrt

Như vậy, chỉ số điều chỉnh GDP là một loại chỉ số giá. Chỉ số này đo lường sự thay
đổi giá của một đơn vị GDP điển hình giữa thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ gốc. Để tính
được chỉ số này, ngoài việc xác định GDP danh nghĩa còn phải tính GDP thực tế, tức là
giá trị các hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong năm báo cáo tính theo giá năm gốc. Đây
là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, do vậy chỉ số điều chỉnh GDP không đáp ứng
được yêu cầu cập nhật thông tin giá cả cũng như yêu cầu điều tiết vĩ mô ngắn hạn. Trong
phần sau của chương, chúng ta sẽ đề cập đến chỉ số giá tiêu dùng cho phép khắc phục
được nhược điểm này của chỉ số điều chỉnh GDP.

Số liệu về chỉ số điều chỉnh GDP được giới thiệu ở cột cuối cùng trong Bảng 2.1. Kết
quả cho thấy giá của một đơn vị GDP điển hình tiếp tục tăng theo thời gian. Sau 3 năm,
mức giá chung trong nền kinh tế đã tăng 22%.
GDP thực tế và phúc lợi kinh tế
Như chúng ta đã thấy, GDP đo lường cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu của nền kinh tế
cho hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, GDP bình quân đầu người cho chúng ta biết thu nhập
và chi tiêu của một cá nhân điển hình trong nền kinh tế. Do hầu hết mọi người điều muốn
nhận được mức thu nhập cao hơn là tận hưởng mức tiêu dùng lớn hơn, nên GDP bình
quân đầu người dường như là một thước đo tự nhiên về phúc lợi kinh tế của một cá nhân
điển hình. Tuy nhiên, GDP không phải là một thước đo hoàn hảo về phúc lợi kinh tế vì
các lý do sau :
Thứ nhất, một số loại sản phẩm được đo lường không chính xác bởi vì chúng không
được trao đổi trên thị trường ví dụ như là các dịch vụ chính phủ; sản phẩm của các nông
dân tự cung tự cấp; và giá trị của dịch vụ nhà ở của các chủ sở hữu. Nhiều hoạt động
không đưa ra thị trường hoàn toàn bị bỏ qua như các hoạt động đoàn thể (thanh niên tự
nguyện), những hàng hóa và dịch vụ tự thực hiện tại gia đình2 ,…
Thứ hai, việc nâng cao chất lượng của hàng hóa không được phản ánh thích hợp trong
các tài khoản quốc dân, ví dụ giá cả của máy tính có thể giảm nhưng chất lượng được cải
thiện đáng kể.
Thứ ba, các tài khoản quốc gia không tính đến vấn đề ô nhiễm môi trường hoặc hủy
hoại tài nguyên thiên nhiên, mà các vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở nhiều nước đang phát
triển và chuyển đổi. Hãy tưởng tượng rằng chính phủ đã dở bỏ tất cả các luật lệ về môi
trường. Khi đó, các doanh nghiệp có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà không cần bận
tâm đến sự ô nhiễm do họ gây ra, và do đó GDP có thể tăng. Tuy nhiên, phúc lợi rất có
thể sẽ giảm. Sự suy thoái chất lượng không khí và nguồn nước sẽ gây ra thiệt hại lớn hơn
những lợi ích đem lại từ việc sản xuất nhiều hơn.
Thứ tư, một số hoạt động góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn đã
không được phản ánh trong GDP. Một trong số đó là giá

trị của thời gian nghỉ ngơi. Ví dụ, giả sử rằng mọi người trong nền kinh tế đột nhiên bắt
đầu làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật. Nhiều hàng hóa và
dịch vụ hơn sẽ được sản xuất ra và kết quả GDP sẽ tăng. Tuy nhiên, mặc dù GDP tăng,
nhưng chúng ta không thể dễ dàng kết luận về sự thay đổi của phúc lợi kinh tế. Những cái
mất
2
Dịchtừ vụ việc
chăm sócgiảm
trẻ emthời gian
ở các nhà nghỉtínhngơi
trẻ được sẽ trong
vào GDP, triệtkhitiêu những
việc cha cái sóc
mẹ tự chăm đượccon từ việc sản xuất và tiêu
dùng một
cái tại gia đìnhkhối lượng
lại không hàng hóa và dịch vụ lớn hơn.
được tính.

Thứ năm, lý do cuối cùng giải thích tại sao các thước đo sản lượng thường không
phản ánh chính xác kết quả của các hoạt động kinh tế như các hoạt động của nền kinh tế
ngầm. Các tác nhân kinh tế tìm cách che giấu các giao dịch vì hàng loạt các lý do : trốn
thuế, tránh luật pháp hoặc các quy định của nhà nước, hoặc che dấu các hoạt động phi
pháp như buôn lậu và buôn bán ma túy. Ở nhiều nước, qui mô của nền kinh tế nhầm được
thừa nhận là rất lớn, và đã có những nghiên cứu về khu vực không chính thức này. Bởi vì
các giao dịch chợ đen được diễn ra chủ yếu bằng tiền mặt, mức độ giữ tiền mặt thường
được sử dụng để ước tính quy mô của thị trường này. Các ước tính khác dựa trên cơ sở sự
không nhất quán trong các cách đo lường GDP - tức là, sự khác nhau giữa tổng thu nhập
và tổng chi tiêu. Nếu nền kinh tế ngầm phát triển một cách tương đối so với các chỉ tiêu
chính thức của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng của sản lượng đo được thấp hơn tốc độ
tăng trưởng thực tế.
IIX. Đo lường chi phí sinh hoạt : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI)

Có hai thước đo chính thức về mức giá chung là chỉ số điều chỉnh GDP và CPI.

Giá của một giỏ hàng hóa


CPI là một thước đo tốt để tính lạm phát vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của
một người tiêu dùng điển hình. Nó được tính trên cơ sở một giỏ hàng hóa đại diện, dựa
trên điều tra về mua hàng của người tiêu dùng. Một điều cần lưu ý là CPI được tính là số
trung bình gia quyền căn cứ vào trọng số phụ thuộc tỷ lệ ngân sách mà một người tiêu
dùng điển hình chi cho mỗi nhóm hàng trong giỏ. Giá thực phẩm tăng gấp đôi sẽ có ảnh
hưởng mạnh hơn đến người tiêu dùng so với giá lương thực tăng gấp đôi, bởi vì hiện tại
người tiêu dùng Việt Nam sử dụng nhiều thu nhập của họ chi cho thực phẩm hơn so với
lương thực. CPI được tính theo công thức sau :

Giá hiện hành của giỏ hàng hóa trong năm cơ sở


CPI = x 100
Giá trong năm cơ sở của giỏ hàng hóa trong năm cơ sở

Xét một ví dụ giả định. Giả sử các hộ gia đình chỉ mua hai hàng hóa là gạo và cam.
Mặc dù các hộ gia đình khác nhau có thể mua số lượng hai loại sản phẩm này khác nhau,
nhưng chúng ta chỉ tập trung vào một hộ gia đình điển hình. Trong năm 0, năm cơ sở đối
với tính toán của chúng ta, một hộ gia đình điển hình mua 20kg gạo và 5 cam trong một
tháng. Chỉ số giá tiêu dùng sẽ đo lường tổng giá cả của giỏ hàng bao gồm hai hàng hóa
này thay đổi như thế nào theo thời gian. Trong Bảng 2.2 cột thứ hai và cột thứ ba cung
cấp số liệu giả định về giá cả của mỗi hàng hóa trong năm 0 và ba năm tiếp theo. Cột 4
tính tổng số tiền bỏ ra để mua giỏ hàng đại diện cố định bao gồm 20 kg gạo và 5kg cam
trong mỗi năm.

Trong năm 0, giá trị của 1 kg gạo là 5 nghìn đồng và giá của 1kg cam là 20 nghìn
đồng. Như vậy, chi phí mua giỏ hàng gồm 20 kg gạo và 5kg cam là 200 nghìn đồng trong
năm cơ sở. Trong năm thứ nhất, giá của gạo cao hơn 20% so với năm cơ sở, nhưng giá
của cam lại giảm 10%, và kết quả là tổng số tiền bỏ ra để mua giỏ hàng đã tăng lên 210
nghìn đồng. Giữa năm 1 và năm 2 giá của cả hai mặt hàng đều tăng, làm cho giá của giỏ
hàng đại diện tăng lên 235 nghìn đồng. Cuối cùng, trong năm thứ 3, giá của cam lại trở về
mức giá của năm cơ sở, nhưng giá gạo lại tăng 50% so với năm cơ sở vàg diều này làm
cho giá giỏ hàng đại diện tăng lên 250 nghìn đồng. Theo thông lệ, các nhà thống kê
thường gán CPI cho năm cơ sở có giá trị là 100.
Bảng 2.2 Tính chỉ số giá tiêu dùng

Giá của giỏ


Giá gạo Giá cam
hàng
Năm (nghìn (nghìn CPI
(nghìn
đồng/kg) đồng/kg)
đồng/kg)

0 5 20 200 100,0

1 6 18 210 105,0
2 6,5 21 235 117,5

3 7,5 20 250 125,0

Mặc dù bảng 2.2 đưa ra một sự minh họa rất đơn giản, nhưng những nguyên lý này
cũng được áp dụng để tính CPI trong một thế giới thực phức tạp hơn nhiều. Điều này có
nghĩa vấn đề mấu chốt đầu tiên để tính được CPI là lựa chọn giỏ hàng đại diện và trong
mỗi năm tổng chi phí bỏ ra để mua giỏ hàng đó được so sánh với giá của nó trong năm cơ
sở.

Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát giữa hai thời điểm bất kỳ là sự gia tăng của mức giá trong giai đoạn đó.
Như vậy, tỷ lệ lạm phát giá hàng tiêu dùng trong năm t được tính như sau :

t
= CPIt – CPIt-1 x 100

CPIt-1

Trong đó  biểu thị tỷ lệ lạm phát. Trong ví dụ ở Bảng 2.2, tỷ lệ lạm phát qua 12 tháng
của năm một là 5/100 = 0,05 hay 5%. Tỷ lệ lạm phát qua 12 tháng của năm 2 là 12,5/105
= 0,119 hay 11,9%. Tỷ lệ lạm phát qua 12 tháng của năm 3 là 7,5/117,5 =0,064 hay
6,4%.

Chỉ số giá tiêu dùng và chi phí sinh hoạt

Đa số mọi người cho rằng tiền lương cần được điều chỉnh cùng với sự thay đổi CPI để
bù đắp cho người nhận lương tác động của lạm phát. Tuy nhiên, khi một số loại giá cả
tăng nhanh hơn các loại giá khác, và thậm chí giá của một số sản phẩm có thể giảm trên
thực tế, thì dường như người nhận lương sẽ được lợi một khi tiền lương tăng cùng tỷ lệ
với lạm phát. Đó là vì họ có thể tiêu dùng ít các mặt hàng trở nên đắt hơn một cách tương
đối và tiêu dùng nhiều hơn các mặt hàng trở nên rẻ hơn một cách tương đối.
Lấy một ví dụ, hãy hình dung một cá nhân nhận được tiền lương hàng tháng là 200
nghìn đồng trong năm 0 của Bảng 2.2, do đó anh ta có thể mua được đúng giỏ hàng đại
diện bao gồm 20 kg gạo và 5 kg cam mỗi tháng. Chúng ta giả thiết cá nhân này có sở
thích của một người điển hình, do dó trên thực tế anh ta quyết định mua đúng giỏ hàng
đại diện tại mức giá phổ biến vào năm 0. Trong năm 1 giá của giỏ hàng đã tăng 5% lên
210. Nếu tiền lương của anh ta cũng tăng 5%, thì anh ta có thể mua đúng giỏ hàng như
trong năm 0 và do đó dĩ ít anh ta cũng nhận được phúc lợi giống như trong năm 0. Trong
khi anh ta có thể tiêu dùng đúng giỏ hàng như năm 0, thì dường như anh ta sẽ không làm
như vậy bởi vì cam đã trở nên rẻ hơn một cách tương đối (và gạo đã trở nên đắt hơn một
cách tương đối). Chi phí cơ hội của một kg cam là 4 kg gạo trong năm 0, nhưng chỉ là 3
kg gạo trong năm 1, do đó dường như anh ta sẽ lựa chọn tiêu dùng nhiều cam hơn và ăn ít
gạo hơn. Trong trường hợp đó, vì cá nhân có thể lựa chọn giỏ hàng ưa thích hơn so với
giỏ hàng ban đầu, nên anh ta thực ra đã được lợi.

Chúng ta cần lưu ý rằng lợi ích tiềm tàng đối với người nhận lương khi tiền lương tăng
cùng với lạm phát nhất thiết phải so sánh với năm cơ sở tính CPI. Lợi ích có được là do
có sự khác nhau trong giá tương đối giữa năm cơ sở và năm báo cáo mà không cần sự
khác biệt đó phải liên tục tăng lên theo thời gian. Ví dụ, trong Bảng 2.2, giá tương đối
của cam năm 2 đã tăng chút ít so với năm 1, trong khi vẫn duy trì ở mức thấp hơn so với
năm cơ sở. Do đó, mặt dù trong cả hai năm 1 và2 đều có khả năng là người tiêu dùng sẽ
chuyển sang mua giỏ hàng được ưa thích hơn so với giỏ hàng lựa chọn trong năm 0,
những rõ ràng mối lợi tiềm tàng từ sự thay thế đó trong năm 2 nhỏ hơn trong năm 1.
Một lý do căn bản giải thích tại sao sự gia tăng CPI có xu hướng đánh giá quá cao sự
gia tăng thực của chi phí sinh hoạt đó là do chất lượng sản phẩm được nâng cao nhưng lại
không được phản ánh trong CPI. Ví dụ, những chiếc xe máy hiện tại chúng ta đang sử
dụng có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn so với thế hệ sản xuất trước đây một thập kỷ.
Nếu như chúng ta coi toàn bộ xe máy mới tăng lên là thước đo phản ánh sự gia tăng chi
phí sinh hoạt, thì quả là không thỏa đáng. Bởi vì một phần sự gia tăng của giá cả đã phản
ánh chất lượng xe được cải tiến chứ không phải do chi phí cung ứng một chiếc xe máy
với chất lượng như cũ tăng lên.

Vấn đề thứ ba phát sinh đối với chỉ số giá tiêu dùng là sự xuất hiện những hàng hóa
mới. Khi một hàng hóa mới xuất hiện, người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hơn. Điều
này làm cho mỗi đồng tiền trở nên có giá trị hơn, do vậy người tiêu dùng cần ít tiền hơn
để duy trì mức sống cũ. Song do chỉ số giá tiêu dùng dựa trên giỏ hàng hóa và dịch vụ cố
định, nên nó không phản ánh sự thay đổi này trong sức mua của đồng tiền.
Một lần nữa, chúng ta hãy xem xét ví dụ sau. Khi đĩa hình DVD xuất hiện, người tiêu
dùng có thể xem những bộ phim yêu thích tại nhà. So với việc đi đến rạp, điều này là
thuận tiện hơn và ít tốn kém hơn. Một chỉ số phản ánh chi phí sinh hoạt hoàn hảo sẽ phản
ánh sự xuất hiện của DVD với sự giảm xuống của chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, chỉ số giá
tiêu dùng lại không giảm khi có DVD. Cuối cùng, các nhà thống kê phải điều chỉnh để
đưa DVC vào trong giỏ hàng, và do vậy chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự thay đổi của giá
DVD. Nhưng sự giảm sút của chi phí sinh hoạt gắn với sự xuất hiện của DVD ban đầu đã
không được đưa vào để tính chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, khi giỏ hàng thay đổi thường
xuyên thì việc so sánh CPI giữa các thời kỳ có giỏ hàng khác nhau sẽ giảm ý nghĩa.
Giỏ hàng tính CPI ở Việt Nam bao gồm những gì ?

Khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng, Tổng cục thống kê cố gắng tính tất cả các loại hàng
hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng điển hình mua. Ngoài ra, họ còn tìm cách gắn quyền
số cho những hàng hóa và dịch vụ này theo số lượng của mỗi loại hàng mà người tiêu
dùng mua.
Bảng 2-3 Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam

Nhóm hàng hóa và dịch vụ Quyền số (%)

Chỉ số chung 100,00

1. Lương thực – thực phẩm 47,9

2. Đồ uống và thuốc lá 4,50

3. May mặc, mũ nón, giày dép 7,63

4. Nhà ở và vật liệu xây dựng 8,23

5. Thiết bị và đồ dùng gia đình 9,20

6. Dược phẩm, y tế 2,41

7. Phương tiền đi lại, bưu điện 10,07

8. Giáo dục 2,89

9. Văn hóa, thể thao, giải trí 3,81

10. Đồ dùng và dịch vụ khác 3,36

Bảng 2-3 trình bày phân tích chi tiêu của người tiêu dùng theo các nhóm hàng hóa và
dịch vụ chủ yếu ở Việt Nam. Nhóm hàng được tiêu dùng nhiều nhất là lương thực và thực
phẩm, chiếm tới 47,9% ngân sách của người tiêu dùng điển hình. Nhóm hàng này bao
gồm chi tiêu về lương thực (13,08%), chi tiêu về thực phẩm (29,58%), và ăn uống ngoài
gia đình (5,24%). Nhóm hàng lớn thứ hai là chi phí đi lại và bưu điện chiếm 10,07%.
Nhóm hàng tiếp theo là thiết bị và đồ dùng gia đình chiếm 9,23%. Sau đó là nhà ở và vật
liệu xây dựng chiếm 8,23% ; may mặc, mũ nón, giày dép: 7,63% ; đồ uống và thuốc lá:
4,5% ; văn hóa, thể thao, giải trí :3,81% ; giáo dục: 2,89 ; và dược phẩm, y tế: 2,41%. Chi
tiêu dành cho các hàng hóa và dịch vụ khác chiếm 3,36%. Đây là tất cả những thứ người
tiêu dùng mua nhưng không nằm trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ kể trên.

CPI và chỉ số điều chỉnh GDP

Chỉ số điều chỉnh GDP là thước do mức giá của mọi hàng hóa được sản xuất tại Việt
Nam được tính vào GDP. Cụ thể, chỉ số điều chỉnh GDP có tính đến sự thay đổi giá của
hàng đầu tư và hàng hóa do chính phủ mua, mà điều này không tính trong CPI. Như vậy,
nó là một thước đo tồi hơn về mức giá của một đơn vị GDP, nhưng lại cho chúng ta một
thước đo tốt hơn về một mức giá vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của người tiêu
dùng. Vì CPI đo lường chi phí sinh hoạt, nó không tính đến giá của xe tăng, xe bọc thép,
giá của máy móc, nhà xưởng,…Tuy nhiên, CPI có tính đến giá của hàng hóa nhập khẩu
mà người tiêu dùng mua, chẳng hạn tủ lạnh Nhật bản ; còn chỉ số điều chỉnh GDP laih
không tính đến giá hàng nhập khẩu. Cả hai diều này làm cho CPI khác chỉ số điều chỉnh
GDP.
Sự khác nhau cuối cùng giữa hai thước đo mức giá tinh tế hơn. CPI tính trên cơ sở một
giỏ hàng cố định, trong khi chỉ số điều chỉnh GDP dựa trên một giỏ hàng hóa thay đổi.
Điều chỉnh các biến kinh tế để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát.

Các nhà kinh tế sử dụng CPI để điều chỉnh thu nhập bằng tiền và lãi suất để loại trừ ảnh
hưởng của lạm phát.
Việc điều chỉnh theo lạm phát cho phép chúng ta so sánh thu nhập giữa các thời điểm
khác nhau. Công thức chung để so sánh các giá trị bằng tiền giữa các năm khác nhau là :
Giá trị vào năm Y tính Giá trị tính bằng CPI của năm X
x
=
bằng tiền của năm X tiền trong năm Y CPI của năm Y

Ví dụ, tiền lương của bố bạn là 17 triệu đồng trong năm 1990 và 55 triệu đồng trong năm
2003. Trong 13 năm này, tiền lương thực tế của bố bạn có tăng hay không với giả thiết
CPI năm 1990 = 36,7 và CPI năm 2003 = 148,2 ? Để so sánh, đầu tiên chúng ta phải xem
17 triệu đồng bố bạn nhận được trong năm 1990 có sức mua tương đương bao nhiêu đơn
vị tiền tệ trong năm 2003/ Thay số liệu vào công thức trên, chúng ta thu được :

17 triệu đồng x (148,2/36,7) = 68,649 triệu đồng>55 triệu đồng


Như vậy, mức lương 17 triệu đồng trong năm 1990 có sức mua bằng với mức lương
68,649 triệu đồng trong năm 2003. Do bố của bạn chỉ kiếm được 55 triệu đồng trong năm
2003, nên tiền lương thực tế và mức sống của ông đã giảm.

Chúng ta cũng có điều chỉnh lãi suất theo lạm phát. Sự điều chỉnh này là cần thiết bởi
vì, nến giá cả tăng trong thời hạn của khoản vay, thì giá trị của một đơn vị tiền tệ khi đáo
hạn giảm so với lúc cho vay.
Lãi suất danh nghĩa (i) là lãi suất chưa được loại trừ ảnh hưởng của lạm phát. Lãi suất
thực tế (r) là lãi suất đã được loại trừ ảnh hưởng của lạm phát. Công thức điều chỉnh lãi
suất danh nghĩa theo lạm phát là :

r=i–
Ví dụ, nếu ngân hàng trả cho khoản tiền mà bạn gửi trong một năm với lãi suất danh
nghĩa là 8%, và tỷ lệ lạm phát trong thời gian đó là 6%, thì lãi suất thức tế mà bạn nhận
được chỉ là 2% bởi vì 8% - 6% = 2%.

IX. Thất nghiệp

Trong khi tăng trưởng là mục tiêu kinh tế trung tâm, khi nền kinh tế giảm sút, thất
nghiệp trở thành mối quan tâm trước mắt. Đối với các nhà kinh tế, thất nghiệp biểu thị
việc sử dụng không đầy đủ nguồn lực. Những người sẵn sàng và có khả năng làm việc tại
những mức tiền lương hiện hành trên thị trường không được sử dụng vào hoạt động sản
xuất. Đối với các cá nhân và gia đình những người bị thất nghiệp, thất nghiệp biểu thị
tình cảnh khó khăn về kinh tế và sự thay đổi về lối sống. Nếu một người bị thất nghiệp
trong một thời gian dài, anh ta không thể trang trải được chi phí sinh hoạt - tiền thuê nhà
và điện, nước – và phải chuyển đến sống trong căn hộ rẻ tiền hơn và giảm mức chi tiêu
cho sinh hoạt.
Ở Việt Nam số liệu thất nhiệp được tổng hợp từ cuộc điều tra lao động - việc làm do
Bộ lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện. Dựa vào trả lời cho các câu hỏi điều tra,
mỗi người trưởng thành (từ đủ 15 tuổi trở lên) trong các hộ gia đình điều tra được xếp
vào một trong ba nhóm sau đây:
 Có việc làm.
 Thất nghiệp.
 Không nằm trong lực lượng lao động.
Một người được coi là có việc làm nếu anh ta sử dụng hầu hết tuần trước đó để làm
công việc được trả tiền lương. Một người được coi là thất nghiệp nếu trong tuần lễ trước
điều tra anh ta không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Cụ thể, anh đã có hoạt
động đi tìm việc trong 4 tuần qua; hoặc trong tuần tính đến thời điểm điều tra có tổng số
giờ làm việc. Người không thuộc hai loại trên chẳng hạn sinh viên hệ tập trung dài hạn,
người nội trợ hoặc nghỉ hưu không nằm trong lực lượng lao động.
Sau khi phân nhóm, một số chỉ tiêu thống kê quan trọng về tình hình thị trường lao
động được tính toán. Lực lượng lao động được định nghĩa là tổng số những người đang
có việc làm và những người thất nghiệp:

Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp = số người thất nghiệp
x 100%
Lực lượng lao động

Tỷ lệ thất nghiệp được tính cho toàn bộ dân số là người trưởng thành sống ở khu vực
thành thị và cho các nhóm hẹp hơn trong độ tuổi lao động, phân theo nhóm tuổi, giới tính
và khu vực địa lý. Ở khu vực nông thôn, sản xuất có tính thời vụ việc tính chỉ tiêu tỷ lệ
thất nghiệp rất ít ý nghĩa. Một chỉ tiêu thay thế khác là tỷ lệ sử dụng thời gian lao động.
Đó chính là tỷ lệ phần trăm của tổng số ngày công làm việc thực tế so với tổng số ngày
công có nhu cầu làm việc (bao gồm số ngày công thực tế đã làm việc và số ngày công
có nhu cầu làm thêm).

Tỷ lệ thời gian lao = Tổng số ngày công làm việc thực tế


x 100%
Tổng số ngày công có nhu cầu làm việc
động được sử dụng

Từ số liệu trên các nhà thống kê còn tính chỉ tiêu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Nó
được tính bằng tỷ lệ phần trăm dân số trưởng thành của Việt Nam nằm trong lực lượng
lao động.

Lực lượng lao động


x 100%
Tỷ lệ tham gia lực = Dân số trưởng thành

lượng lao động


Chỉ tiêu thống kê này cho chúng ta biết phần dân số quyết định tham gia vào thị trường
lao động. Giống như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được tính cho
toàn bộ dân số trưởng thành và cho các nhóm hẹp hơn. Các số liệu trên cho phép các nhà
kinh tế và hoạch định chính sách theo dõi nhưng diễn biến trên thị trường lao động theo
thời gian.

Bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu
vực thành thị đã liên tục giảm theo thời gian, trong khi tỷ lệ thời gian lao động được sử
dụng ở khu vực nông thôn liên tục tăng lên.
Bảng 2.4 tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị và tỷ
lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn.
Năm Tỷ lệ thất nghiệp ở khu Tỷ lệ thời gian lao động
vực thành thị được sử dụng ở khu vực
nông thôn

1998 6,9 71,1

1999 6,7 73,6

2000 6,4 74,2

2001 6,3 74,3

2002 6,0 75,3

2003 5,8 77,7

2004 5,6 79,3

You might also like