You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ


MINH

BÀI TIỂU LUẬN


CHUYÊN ĐỀ : Nguyên lí 1

Con người phải đối mặt với sự đánh đổi


Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Tùng
Mã lớp học phần: MES302_2221_1_D03
Danh sách sinh viên thực hiện :
1. Lê Thị Phương Thảo
2. Võ Thị Bích Tiên
3. Phạm Thị Ngọc Huyền
4. Kiên Minh Tiến
5. Nguyễn Ngọc Tú
6. Trần Thị Kim Oanh
7. Lê Quỳnh Như
Mục lục
Lời mở đầu
1. Lí do chọn nguyên lí..............................................................................
2. Tóm tắt nội dung...................................................................................
3. Nêu ý nghĩa của nguyên lí và các ví dụ liên hệ thực tiễn .....................
3.1 Ý nghĩa của nguyên lí.....................................................................
3.2Các ví dụ liên hệ thực tiễn...............................................................
2.Tóm tắt nội dung

- Bài học đầu tiên về ra quyết định được tóm tắt trong câu ngạn ngữ sau: “Chẳng có gì là
cho không cả”. Để có được một thứ ưa thích, chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác
mà mình cũng thích . Ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này để đạt được một
mục tiêu khác vì con người chỉ có một lượng nguồn lực nhất định để thỏa mãn nhu cầu
của mình .

- Như chúng ta đã biết, đối với doanh nghiệp thì mục đích của họ là tối đa hóa lợi nhuận,
vì vậy họ luôn đối mặt với sự đánh đổi , phải quyết định lựa chọn sản xuất cái gì , cho
ai , để làm gì . Đối với người tiêu dùng và hộ gia đình: mục đích của họ là tối đa hóa lợi
ích . Điều này có nghĩa rằng, từ nguồn lực giới hạn của con người hay của xã hội, chúng
ta có thể tạo điều kiện để thỏa mãn sự tiêu dùng một cách hợp lý nhất với khả năng sẵn
có của mình .

- Xã hội đối mặt với sự đánh đổi quan trọng: hiệu quả và bình đẳng.
 Hiệu quả (efficiency): nhận được nhiều nhất từ nguồn lực khan hiếm
 Bình đẳng (equity): phân phối sự thịnh vượng kinh tế một cách đồng đều giữa các
thành viên của xã hội
Đánh đổi: Để tăng bình đẳng, có thể tái phân phối thu nhập từ người giàu sang người
nghèo. Tuy nhiên cách này có thể giảm động cơ làm việc và sản xuất, và làm nhỏ
“chiếc bánh” kinh tế . Thường khi thiết kế các chính sách của chính phủ, người ta
nhận thấy hai mục tiêu này xung đột với nhau.
Chẳng hạn, một trong số những chính sách này, ví dụ thuế thu nhập cá nhân, yêu cầu
những người thành công về mặt tài chính phải đóng góp nhiều hơn người khác trong
việc hỗ trợ cho hoạt động chính phủ. Mặc dù điều này có lợi là đạt được sự công
bằng cao hơn, nhưng chúng gây ra tổn thất nếu xét từ khía cạnh hiệu quả..

- Cần phải ý thức được rằng riêng việc con người phải đối mặt với sự đánh đổi không cho
chúng ta biết họ sẽ hoặc cần ra những quyết định nào . Mặc dù vậy , việc nhận thức được
những sự đánh đổi trong cuộc sống có ý nghĩa quan trọng, bởi vì con người có thể ra
quyết định tốt khi họ hiểu rõ những phương án lựa chọn mà họ đang có .

3.Ý nghĩa của nguyên lý và các ví dụ liên hệ thực tiễn

3.1 Ý nghĩa của nguyên lý

-Đối với bản thân

Chúng ta cần phải ý thức được rằng riêng việc con người phải đối mặt với sự đánh đổi sẽ
cho chúng ta biết họ sẽ hoặc cần đưa ra những quyết định nào. Xã hội không nên ngừng bảo
vệ môi trường chỉ vì những quy định về môi trường làm giảm mức sống vật chất của chúng
ta. Mặc dù vậy, việc nhận thức được sự đánh đổi trong cuộc sống có ý nghĩa quan trọng bởi
vì con người có thể ra quyết định tốt khi họ hiểu rõ những phương án lựa chọn mà họ đang
có. Có thể thấy điều này rất quan trọng đối với mỗi cá nhân nói riêng và quốc gia nói chung.
Đứng trước bất kỳ sự lựa chọn nào con người phải xem xét lợi ích và chi phí để đưa ra
quyết định đúng đắn.

Vậy bạn đã thực sự sẵn sàng để “Đánh đổi” thời gian, vật chất, công việc,... để có được cái
mà mình tìm kiếm trong cuộc sống này.

-Đối với một nền kinh tế

Bạn đã từng nghe câu ngạn ngữ: “Chẳng có gì là cho không cả”. Để có được một thứ ưa
thích, chúng ta phải bỏ một thứ khác mà mình thích. Ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi
một mục tiêu này để đạt được một mục tiêu khác. Tóm lại thì quá trình phát triển đòi hỏi
phải đánh đổi một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác có lợi hơn cho chủ sở hữu.

Theo như chúng ta biết thì đối với doanh nghiệp thì mục đích của họ là tối đa hóa lợi nhuận,
vì thế họ luôn luôn đối mặt với sự đánh đổi, phải quyết định lựa chọn sản xuất cái gì, cho ai,
để làm gì. Để có được hàng hóa chất lượng tốt thì doanh nghiệp phải trả giá cho chi phí
nhân công, máy móc,... Khi quyết định chi tiêu thêm cho một trong những điều trên thì cuối
cùng các doanh nghiệp nhận được ít lợi nhuận hơn. Để đưa ra được quyết định tốt nhất,
doanh nghiệp phải đối mặt với sự đánh đổi để đạt được những lợi nhuận cao.

Và sự đánh đổi quan trọng nhất trong xã hội hiện đại là môi trường trong sạch và mức thu
nhập cao. Ngày nay đất nước đang trên đà phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa đang
đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. Song đó cũng
đồng thời với việc không khí đang ngày càng ô nhiễm nặng nề, nguồn tài nguyên cạn kiệt
nó ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sống của con người. Và một sự đánh đổi khác mà xã
hội đối mặt là công bằng và hiệu quả, trong đó: Hiệu quả có nghĩa là xã hội thu nhập kết quả
cao nhất từ nguồn lực cao nhất của mình.

 Từ đây ta có kết luận sau:

Kinh tế học khiến chúng ta ý thức được rằng riêng việc con người phải đối mặt với sự đánh
đổi không cho chúng ta biết họ sẽ hoặc cần ra những quyết định nào. Một sinh viên không
nên ngồi chơi game, lướt web vài tiếng đồng hồ thay vì ngồi học để làm chủ tương lai. Xã
hội không nên ngừng bảo vệ môi trường chỉ vì các quy định về môi trường làm giảm mức
sống vật chất của chúng ta. Người nghèo không thể bị làm ngơ vì việc trợ giúp họ làm bóp
méo các kích thích làm việc. Mặc dù vậy, việc nhận thức được sự đánh đổi trong cuộc sống
có ý nghĩa quan trọng, bởi vì con người có thể ra quyết định tốt khi họ hiểu rõ những
phương án lựa chọn mà họ có.

3.2 Các ví dụ liên hệ thực tiễn

Ví dụ về sự đánh đổi về mặt kinh tế là: quyết định của một cá nhân nào đó trong việc chi
tiêu hoặc tiết kiệm. Một ví dụ khác, đó là sử dụng thời gian; khi sử dụng một khoảng thời
gian làm một việc gì đó, thì anh ta sẽ không thể làm được việc khác nào nữa. Do đó, sự
đánh đổi ở đây chính là việc anh ta đánh đổi khoảng thời gian không thoải mái khi làm việc,
nghe giáo sư giảng bài,... để đổi lấy một thời gian thoải mái nghỉ ngơi, thưởng thức,..

Ví dụ đơn giản, khi bạn bỏ ra 2 tiếng đồng hồ để chơi game thì chi phí cơ hội của việc chơi
game đó là số tiền lương đáng lẽ bạn có thể nhận nếu bạn quyết định đi làm thêm, hoặc 2
tiếng đồng hồ cho việc nghỉ ngơi thư giãn..

=> Một bộ ba của sự đánh đổi thường được nhắc đến là thời gian, tiền bạc và chất lượng;
thông thường trong các trường hợp chỉ đáp ứng được hai trong ba yêu cầu kia.
Khi bạn qua trạm thu phí, bạn đánh đổi tiền để được lưu thông; khi bạn quyết định mua
khóa học ngàn đô, bạn đánh đổi hàng chục bộ quần áo hợp mốt để đăng ký; khi bạn đọc bài
viết này, bạn đánh đổi 10 phút cho việc lướt web giải trí. Tuy nhiên, tôi tin là những thông
tin trong đây sẽ không làm bạn có cảm giác đã bỏ phí 10 phút đó.

Chính phủ chỉ có thể giảm được thất nghiệp khi làm tăng lạm phát, hay nói cách khác là cái
giá của việc cắt giảm thất nghiệp là lạm phát và ngược lại. Nếu sự đánh đổi này tồn tại, thì
chính phủ không thể đồng thời cắt giảm lạm phát và thất nghiệp, mà chỉ có thể “đổi” một ít
lạm phát lấy một ít thất nghiệp

=> Sự đánh đổi hiện hữu trên mọi bình diện của đời sống chứ không riêng gì kinh tế học.
Đánh đổi là yếu tố cốt lõi giúp cuộc sống này vận hành và nó là một trong những quy tắc cơ
bản nhất của đời sống

Đại bàng có thể sống đến 90 tuổi nếu nó dám vượt qua thử thách về sự đánh đổi mà cuộc
sống dành cho nó. Vào độ tuổi 40, khi chiếc mỏ, móng vuốt và lông kiêu hãnh của nó trở
thành vật cản nặng nề từ lâu nó đã mang bên mình, ngăn nó thách thức với bầu trời. Lúc này
nó có hai sự lựa chọn: chịu chết hoặc chịu đau đớn nhổ từng chiếc lông, từng chiếc vuốt ra
khỏi cơ thể để những cái mới thay thế thì nó sẽ sống thêm được 40 năm nữa. Nó vẫn nhanh
nhẹn không kém gì những chú chim diều hâu mới trưởng thành. Đây là một sự đánh đổi
đáng giá.

Chúng ta cũng vậy, chúng ta có thể lựa chọn: ngồi hàng giờ bên máy tính chơi trò chơi, lướt
facebook, tik tok… khiến chúng ta mất đi quá nhiều thời gian, tiền bạc và sức khỏe thay vì
chăm lo học hành để có một tương lai tươi sáng, một công việc ổn định. Bởi chúng ta dành
thời gian đó để thực hiện ước mơ lý tưởng của cuộc đời hay đơn giản chỉ là dành thời gian
cho gia đình giúp đỡ cha mẹ những công việc dù là nhỏ nhặt nhưng đầy ý nghĩa có thể đổi
lấy một cuộc sống ổn định và hạnh phúc.

=>> Thông điệp: hãy đừng ngại thay đổi bản thân, đừng cuốn theo những thú vui tầm
thường, những sai lầm, tại sao không đánh đổi nó để đổi lấy một cuộc sống tốt đẹp, thành
công và hạnh phúc

You might also like