You are on page 1of 6

KIỂM TRA GIỮA KỲ HÀNH VI TỔ CHỨC

KIỂM TRA GIỮA KỲ: HÀNH VI TỔ CHỨC


Thời gian làm bài: 90 phút

Câu I: Để phòng tránh dịch Covid19, nhiều tình huống vi phạm các quy định liên
quan đến việc phòng, chống dịch sẽ chịu các mức xử phạt bằng tiền hoặc có thể bị
xem xét xử lý hình sự. Bạn hãy chọn một hành vi cần thay đổi của người dân để
phòng tránh dịch và áp dụng các thuyết học tập để thay đổi hành vi này (2-3 giải
pháp).

Hành vi cần thay đổi: Hành vi đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19:
– Hành vi đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 sau khi công bố dịch
hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung
cấp:

+ Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân (từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức). Ngoài ra, còn phải áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả “Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin
đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp
luật”.

Giải pháp:
- Khen thưởng đối với các cá nhân tổ chức thực hiện tốt trong việc cung cấp thông
tin bổ ích, đúng sự thật về bệnh dịch Covid cũng như thông tin số ca bệnh, vaccine
đối với người dân
 Quyết định khen thưởng khi cá nhân tổ chức hoàn thành tốt công việc là đã áp
dụng Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom. 
- Tiến hành khiển trách, xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện sai. Không được
phân biệt hay bao che cho hành động truyền thông tin sai lệch đó kể cả là người dó
chức có quyền đến đâu (vì điều này sẽ gây hại rất nhiều đến mọi người trong xã
hội)
 Quyết định khiển trách, xử phát (không phân biệt địa vị, uy quyền) chỉ quan tâm
làm đúng hay sai là ta đang áp dụng Thuyết công bằng của John Stacey Adams

DƯƠNG MỸ NGỌC HÂN - 31201020253 1


KIỂM TRA GIỮA KỲ HÀNH VI TỔ CHỨC

Câu II: Bạn có đồng ý với quan điểm: “Thái độ sẽ hướng dẫn và giải thích chính xác
mọi hành vi của con người” Giải thích và cho ví dụ minh họa.

Không đồng ý với quan điểm trên. Thái độ là những biểu đạt có tính đánh giá liên quan
đến các vật thể, con người và các sự kiện. Có ba khía cạnh hình thành nên thái độ của cá
nhân đối với vật thể, con người hay sự kiện. Đó là khía cạnh nhận thức, tình cảm và hành
vi của thái độ.

Xét trên khía cạnh nhận thức


Ta có lý thuyết quy kết cho thấy rằng khi chúng ta quan sát hành vi của một cá nhân,
chúng ta cố gắng xác định xem nó được gây ra bên trong hay bên ngoài.
Điều đó quyết định phụ thuộc phần lớn vào ba yếu tố:
(1) tính khác biệt
(2) tính nhất trí
(3) tính nhất quán.
Các hành vi gây ra bên trong là những hành vi mà một người quan sát tin rằng hành vi đó
dưới sự kiểm soát hành vi của cá nhân đó. Các hành vi gây ra bên trong là những hành vi
mà một người quan sát tin rằng hành vi đó dưới sự kiểm soát hành vi của cá nhân đó. 
Hành vi do bên ngoài gây ra là những gì chúng ta tưởng tượng tình huống buộc cá nhân
phải làm. Nếu một nhân viên là đi làm muộn, bạn có thể cho rằng đó là do tiệc tùng qua
đêm của anh ấy và sau đó ngủ quên. Đây là quy kết bên trong. Nhưng nếu bạn cho rằng
sự muộn màng của anh ấy là do kẹt xe, bạn đang thực hiện một quy kết bên ngoài. 

Ba yếu tố quyết định. 


Sự khác biệt (distinctiveness) đề cập đến liệu một cá nhân có thể hiện các hành vi khác
nhau trong các tình huống khác nhau hay không. Nếu đúng là hành vi của một cá nhân
diễn ra không thường xuyên thì người quan sát có thể quy kết hành vi này là do nguyên
nhân bên ngoài. Nếu hành động này không phải chỉ diễn ra có một lần, thì có thể nó sẽ
được đánh giá là có nguyên nhân bên trong.

Nếu tất cả mọi người gặp phải tình huống tương tự đều phản ứng theo cách giống nhau,
chúng ta có thể nói rằng hành vi thể hiện sự nhất trí(consensus). Hành vi của nhân viên
đi trễ của một công ty đáp ứng điều này với tiêu chí nếu tất cả nhân viên đi cùng một
tuyến đường cũng đến muộn. Nếu sự nhất trí cao, bạn có thể sẽ cho là sự quy kết bên

DƯƠNG MỸ NGỌC HÂN - 31201020253 2


KIỂM TRA GIỮA KỲ HÀNH VI TỔ CHỨC

ngoài cho sự đi trễ của nhân viên, trong khi nếu các nhân viên khác đã cùng một lộ trình
nhưng họ vẫn đi đúng giờ , bạn sẽ gán cho sự muộn màng của anh ấy là nguyên nhân bên
trong.

Cuối cùng, một người quan sát tìm kiếm sự nhất quán (consistency) trong hành động
của một người. Mỗi đứa con người có phản ứng giống nhau theo thời gian không? Cách
nhìn nhận hành vi đi làm muộn 10 phút đối với một nhân viên đã không đi trễ trong vài
tháng với một nhân viên đi trễ ba lần một tuần sẽ khác nhau. Hành vi càng nhất quán,
chúng ta càng có xu hướng gán nó cho các nguyên nhân bên trong.

Khái niệm lý thuyết quy kết nâng cao đáng kể hiểu biết của chúng ta về nhận thức của
mọi người bằng cách giúp chúng ta xác định lý do tại sao chúng ta đưa ra kết luận nhất
định từ hành vi của mọi người. Thái độ chỉ có thể giải thích hành vi của người khác dựa
trên những nhận thức của ta chứ không thể nào đánh giá chính xác người đó là sai hay
đúng

Câu III: “Một tổ chức không có xung đột là một tổ chức có năng suất làm việc cao”.
Nhận xét của bạn về quan điểm trên? Làm thế nào để khuyến khích các xung đột
tích cực cho tổ chức?

Không đồng tình với quan điểm trên


Bởi một tổ chức phải trải qua đầy đủ các giai đoạn mới đi đến được thành công và xung
đột cũng là giai đoạn thiết yếu trong quá trình đó. Một tổ chức khi có xung đột mới hình
thành ra được những tiêu chuẩn cũng như hiểu rõ được nhau hơn
Mặc dù nhắc đến 2 chữ xung đột là điều tiêu cực. Nhưng trong một nhóm vẫn tồn tại cái
xung đột có tác động tích cực như mâu thuẫn về năng lực. Sự mâu thuẫn này sẽ giúp cải
thiện kết quả làm việc, thúc đẩy mỗi cá nhân sáng tạo và hợp tác với nhau tốt hơn. Từ đó
xây dựng một tập thể đoàn kết và thúc đẩy được sự phát triển, nâng cao năng suất của tổ
chức.
Sự phụ thuộc lẫn nhau thực sự giữa các thành viên sẽ tự động dẫn đến giải quyết xung
đột trong nhóm. Sự phụ thuộc lẫn nhau nhận ra rằng sự khác biệt sẽ tồn tại và chúng có
thể hữu ích. Do đó, các thành viên học cách chấp nhận ý tưởng từ những người bất đồng
chính kiến (không ngụ ý đồng ý với họ), họ học cách lắng nghe và coi trọng sự cởi mở,
và họ học cách chia sẻ một thái độ giải quyết vấn đề lẫn nhau để đảm bảo khám phá mọi
khía cạnh của vấn đề phải đối mặt nhóm.

DƯƠNG MỸ NGỌC HÂN - 31201020253 3


KIỂM TRA GIỮA KỲ HÀNH VI TỔ CHỨC

Xung đột giữa các nhóm là một sự kiện đôi khi cần thiết, đôi khi mang tính hủy diệt xảy
ra ở tất cả các cấp và trên tất cả các chức năng trong các tổ chức. Xung đột giữa các
nhóm có thể giúp tạo ra căng thẳng sáng tạo dẫn đến đóng góp hiệu quả hơn cho các mục
tiêu của tổ chức, chẳng hạn như cạnh tranh giữa các khu vực bán hàng để có doanh số cao
nhất.

Để khuyến khích xung đột tích cực trong tổ chức, đặc biệt là người đứng đầu cũng như
các nhà quản trị cần
+ Khuyến khích sự xung đột hướng đến nhiệm vụ trong các cuộc tranh luận và hạn chế
xung đột cá nhân bằng cách xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau, làm rõ vai trò của mỗi cá
nhân, gợi mở hướng giải quyết khi nhóm gặp bế tắc, hàn gắn các mối quan hệ bị ánh
hưởng trong quá trình làm việc
+ Quá trình ra quyết định phải công bằng
+ Chú trọng vào các cuộc họp có tính chất trao đổi xây dựng tổ chức
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi người
Đứng trên góc độ là người làm việc trong tổ chức
+ Hạn chế cái tôi lại
+ Không nên quá thắng thua trong mọi việc
+ Cạnh tranh một cách công bằng với nhau (cạnh tranh về kết quả, cái thiện năng lực
hằng ngày) để đi đến kết quả tốt cho doanh nghiệp
+ Kiềm chế được cảm xúc của mình

Câu IV: Bạn có nhận xét gì về quan điểm “Truyền thông không tốt là lỗi của người
gửi”.

Không đồng tính với quan điểm trên vì truyền thông còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Thông tin có thể bị hiểu sai do còn phụ thuộc vào quá trình giải mã của người nhận.

Giải mã là chuyển dịch thông điệp sang một hình thức có ý nghĩa cho người nhận. Cả
việc mã hóa và giải mã đều bị ảnh hưởng bởi các nhân tố cá nhân, chẳng hạn như trình độ
giáo dục, tính cách, kinh tế xã hội, gia đình, quá trình làm việc, văn hóa và giới tính.
Người nhận có thể có địa vị, học vấn, văn hóa, … khác nhau nên việc tiếp nhận thông tin
truyền thông cũng sẽ bị ảnh hưởng không ít.

Hơn hết truyền thông còn có thể bị nhiễu

DƯƠNG MỸ NGỌC HÂN - 31201020253 4


KIỂM TRA GIỮA KỲ HÀNH VI TỔ CHỨC

Nhiễu là các yếu tố gây trở ngại trong quá trình truyền thông. Nó có thể làm sai lệch
thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận dẫn đến sự sụt giảm hiệu quả truyền
thông. Nhiễu bao gồm các yếu tố do người gửi, người nhận hay do môi trường truyền tin
như các thiết bị phát, thu nhận, giải mã bị hư hỏng hay những từ tối nghĩa, không rõ
ràng…….

Câu V: Tuấn là nhân viên tại hệ thống TGDĐ, tình hình dịch covid bùng lên từ
tháng
5/2021 khiến Tuấn bị mất việc và rất khó khăn tìm công việc mới. Tuấn hiện có vợ

một con nhỏ 3 tuổi. Mức lương gần nhất của Tuấn tại TGDĐ là 20 triệu và hiện
đang
hưởng trợ cấp thất nghiệp 6 triệu đồng/tháng. Bạn hãy xác định BATNA, ZOPA
cho
Tuấn khi thương lượng về mức lương cho vị trí công việc mới?
BATNA lúc này của Tuấn sẽ là 20 triệu đồng và các khoản trợ cấp thấp nghiệp 6 triệu
đồng/ tháng
ZOPA – Vùng thỏa thuận khả thi của Tuấn lúc này sẽ là mức lương nằm trong khoảng
lớn hơn hoặc bằng 6 triệu tiền trợ cấp thấp nghiệp và bé hơn hay bằng 20 triệu mức lương
gần nhất.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


1. Phân tích các đặc tính hiện hữu của nhóm sản xuất
Vai trò:
+ Hoàng: vừa có vai trò là một người công nhân đối với nhà máy sản xuất gỗ vừa có vai
trò là đồng nghiệp đối với các thành viên khác trong nhóm sản xuất.
+ Nhóm sản xuất: có vai trò là người công nhân đối với nhà máy sản xuất gỗ và có vai trò
là đồng nghiệp đối với Hoàng.
Hợp đồng tâm lý:
DƯƠNG MỸ NGỌC HÂN - 31201020253 5
KIỂM TRA GIỮA KỲ HÀNH VI TỔ CHỨC

+ Đối với Hoàng – nhà máy sản xuất gỗ: làm việc chăm chỉ xứng đáng với tiền lương
nhận được trong ngày để hoàn thành được mong muốn lên làm quản lý.
Chuẩn mực – nhóm tham chiếu:
+ Chuẩn mực nhóm: Tất cả thành viên nhóm sản xuất không cần làm việc nhanh, chỉ cần
làm theo tiến độ phù hợp mà nhóm đã thống nhất để được khen thưởng.
Là một thành viên trong nhóm, nếu muốn được nhóm chấp thuận thì các cá nhân phải
tuân thủ, phải thay đổi thái độ và hành vi sao cho phù hợp với các chuẩn mực của nhóm.
Đây là lý do vì sao Hoàng không được lòng đồng nghiệp trong nhóm sản xuất.

2. Nếu em là nhà quản lý, em sẽ


Ta nhận thấy chuẩn mực nhóm chi phối và tác động mạnh đến kết quả làm việc cá nhân.
(Nếu nhóm sản xuất đặt ra chuẩn mực chỉ cần làm với tốc độ đó là được khen thưởng
rổi), thì em sẽ tiến hành các giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ làm việc, nâng cao động lực
của nhóm bằng cách
+ Chuẩn mực của nhóm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của nhóm nên em sẽ tiền
hành các giải pháp thay đổi chuẩn mực của nhóm sản xuất: bằng các giải pháp như tăng
lương, thăng chức, đãi ngộ tốt khi nhóm sản xuất được trong thời gian ngắn hơn.
+ Tạo điều kiện cho nhân viên nhóm sản xuất được nghỉ ngơi, hưởng các lợi ích để nâng
cao năng suất (có thể bằng cách nâng cao chất lượng món ăn, nước uống cho các nhân
viên tại xưởng, điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi và nghỉ phép hợp lý, …)
+ Khuyến khích tăng ca (thêm lương tăng ca đối với nhân viên nào cần chứ không bắt
buộc)
+ Động viên tinh thần làm việc của nhóm sản xuất

DƯƠNG MỸ NGỌC HÂN - 31201020253 6

You might also like