You are on page 1of 3

2 Tổng kết mối quan hệ giữa thái độ và hành vi.

Trong các tổ chức, thái độ đóng vai trò quan trọng đối với các thành phần hành vi. Ví dụ,
nếu người lao động cho rằng tất cả cán bộ kiểm soát, nhân viên kiểm toán, ông chủ và
các kỹ sư thao tác thông đồng với nhau, khiến nhân viên làm việc nhiều mà lương vẫn
không được tăng, người sử dụng lao động nên thử tìm hiểu vì sao thái độ đó lại được
hình thành, mối quan hệ của chúng với hành được vi trong công việc thực tế và cách thức
mà thái độ có thể liên tục được thay đổi.

Có phải hành vi luôn phát sinh từ thái độ ?

Những nghiên cứu trước đó về thái độ cho thấy nó có quan hệ nhân quả với hành vi - có
nghĩa là thái độ của một người sẽ quyết định điều mà họ làm. Cảm giác thông thường
cũng cho thấy mối quan hệ đó. Sẽ là hợp lý nếu bạn xem chương trình TV mà mình thích
hoặc người lao động sẽ cố gắng tránh nhận những công việc họ cảm thấy không vừa ý? ..
Tuy nhiên, vào cuối thập niên 60, một báo cáo khoa học đã đưa ra thách thức với giả
định về tác động của thái độ đối với hành vi. Nhà nghiên cứu Leon Festinger đã đưa ra ý
kiến đối lập, rằng thái độ là yếu tố diễn ra sau hành vi. Bạn đã bao giờ chú ý cách mọi
người thay đổi những gì họ nói để không mâu thuẫn với điều họ làm không? Có lẽ, một
người bạn của bạn đã khăng khăng tranh luận rằng chất lượng của những chiếc xe hơi ở
Mỹ không bằng ô tô nhập khẩu và rằng anh ta chưa bao giờ sở hữu chiếc xe nào, ngoại
trừ chiếc xe hơi của Đức hay Nhật? Nhưng bố anh ta cho anh ta một chiếc Ford Mustang
và bỗng nhiên anh ta nói rằng, những chiếc xe hơi của Mỹ cũng không quá tệ. Festinger
cho rằng, trường hợp thái độ theo sau hành vi minh họa cho ảnh hưởng của sự thiếu
tương đồng về nhận thức, tức là bất kỳ sự không tương thích nào mà một cá nhân có thể
nhận thấy giữa hai hay nhiều thái độ hoặc giữa hành vi và thái độ với nhau. Festinger
biện luận rằng, bất kỳ hình thức nào của sự bất hòa cũng tạo ra cảm giác không thoải
mái, và vì vậy, các cá nhân sẽ nỗ lực giảm thiểu nó. Họ sẽ tìm kiếm một tình trạng ổn
định, trong đó có ít bất hòa nhất. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, mọi người
muốn có thái độ kiên định và sự ổn định giữa thái độ và hành vi. Họ có thể thay thế
những thái độ hay hành vi hoặc hợp lý hóa những điều không nhất quán. Các nhà điều
hành trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá là một ví dụ. Bạn có thể tự đặt câu hỏi liệu những
người này sẽ phải đổi mặt ra sao với các phát giác ngày càng gia tăng về tác hại của việc
hút thuốc lá đối với sức khỏe? Họ có thể phủ nhận bất kỳ mối quan hệ nhân quả rõ ràng
nào giữa hút thuốc và ung thư. Họ có thể tẩy não của chính mình bằng việc tiếp tục nói
về những lợi ích của thuốc lá. Họ thừa nhận những hậu quả tiêu cực của việc hút thuốc,
nhưng lại giải thích duy lý rằng người ta vẫn hút thuốc và các công ty thuốc lá chỉ đẩy
mạnh việc tự do lựa chọn mà thôi. Họ có thể chấp nhận những sự thật đó và giảm bớt
mức độ nguy hiểm của thuốc hay giảm lượng dùng với những nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương, ví dụ tầng lớp thanh thiếu niên. Hoặc họ sẽ từ bỏ công việc bởi vì có quá nhiều
vấn đề khó giải quyết hơn.
Đương nhiên, không cá nhân nào có thể tránh khỏi bất hòa. Bạn biết rằng, gian lận trong
thuế thu nhập là sai trái, nhưng mỗi năm, bạn vẫn gian lận một ít và luôn hi vọng sẽ
không bị kiểm tra sổ sách. Hoặc bạn sẽ khuyên con bạn dùng chỉ tơ nha khoa để chăm
sóc răng nhưng chính bản thân bạn lại không làm điều đó. Fistinger cho rằng, mong
muốn để giảm thiểu sự thiếu tương đồng này phụ . vào những yếu tố tiết chế, bao gồm sự
quan trọng của những yếu tố tạo ra nó và mức độ ảnh hưởng mà chúng ta tin là đã xét
đến. Các cá nhân sẽ có nhiều động lực để nâng cao tính tương thích lẫn nhau khi mà
những thái độ hay hành vi là quan trọng hay khi họ tin rằng sự thiếu tương đồng này phát
sinh từ những gì họ có thể kiểm soát. Một yếu tố thứ ba là phần thưởng của sự thiếu
tương đồng, phần thưởng lớn đi kèm với sự thiếu tương đồng nghiêm trọng có xu hướng
làm giảm tình trạng căng thẳng quá mức trong mối quan hệ thiếu tương đồng này.

Trong khi Festinger cho rằng thái độ theo sau hành vi, những nhà nghiên cứu khác lại
thắc mắc về mối này. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thái độ dự quan hệ đoán hành
vi trong tương lai và xác nhận ý kiến của Festinger rằng “các biến số điều tiết” có thể thắt
chặt hơn nữa mối quan hệ.
Những biến số điều tiết
Những yếu tố điều tiết có tác động mạnh nhất đối vớ mối quan hệ thái độ là tầm quan
trọng của thái độ, hài vi tương ứng, mức độ dễ dàng tiếp cận, sự hiện diện của áp lực xã
hội và việc liệu một người có những ki nghiệm trực tiếp với thái độ hay không. *
Những thái độ quan trọng phản ảnh những giá trị n bản của chúng ta, tính tự lợi hay phân
biệt với những cả nhân hay nhóm mà chúng ta đánh giá. Những thái độ từ có xu hướng
thể hiện mối quan hệ mạnh mẽ với hành vi của chúng ta.
Những thái độ riêng biệt có khuynh hướng dự đoán những hành vi đặc biệt, trong khi
những thái độ chung ≈ khuynh hướng dự đoán tốt nhất những hành vi nói chung Ví dụ,
việc hỏi một ai đó về dự định ở lại làm việc với tổ chức trong sáu tháng tới có lẽ là để
phán đoán về khí năng thay đổi công việc của người đó hơn là sự hài lòng với công việc
nhà. Nói cách khác, sự thỏa mãn trong

Thiếu tr 81
Những thái độ mà trí nhớ của chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận chắc chắn dự báo được
hành vi của chúng t Thật thú vị khi bạn nhớ những thái độ mình thưởng xuyên bày tỏ. Vì
vậy, càng nói nhiều về thái độ của mình đối với một vấn đề, bạn càng dễ dàng định hình
hành vi của mình hơn.

Sự không đồng nhất giữa thái độ và hành vi có khuynh huống xảy ra khi áp lực xã hội
buộc phải cư xử theo những cách nhất định với một sức mạnh đặc biệt, như trong hầu hết
các tổ chức. Điều này giải thích tại sao một nhân viên có thái độ chống đối cộng đoàn
một cách mạnh mẽ vẫn tham dự những cuộc họp ủng hộ công đoàn trong tổ chức hay
những nhà điều hành công ty sản xuất thuốc lá - những người không hút thuốc - cũng
như những người có khuynh hướng tin vào các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ
giữa hút thuốc và bệnh ung thư - lại không tích cực ngăn cản những người khác hút thuốc
trong cơ quan của họ.
Cuối cùng, mối quan hệ thái độ - hành vi sẽ trở nên chặt chẽ hơn nhiều nếu một thái độ
có liên quan đến sự vật mà chúng ta có những trải nghiệm cá nhân trực tiếp. Việc hỏi
những sinh viên đại học ít kinh nghiệm nghề nghiệp rằng họ sẽ phản ứng như thế nào khi
làm việc dưới trướng một ông sếp độc đoán chắc hẳn sẽ không giúp bạn dự đoán được
hành vi thực tế hơn so với việc đặt ra câu hỏi tương tự cho những nhân viên đã có trải
nghiệm thực tế.

You might also like