Yếu Tố Quy Định

You might also like

You are on page 1of 2

Yếu tố quy định hành động xã hội

Có nhiều cách giải thích những yếu tố quy định HĐXH. Mỗi
cách giải thích đều có những nhân tố hợp lí. Tuy nhiên để hiểu
toàn vẹn về HĐXH, chúng ta cần có cách nhìn nhận tổng hợp từ
tất cả các cách giải thích trên.
Các yếu tố tự nhiên
Các nhà sinh lí học cho rằng yếu tố tự nhiên, sinh học như đặc
điểm cơ thể, dạnh hình thể và gen di truyền sẽ quy định hành vi
con người.
Mặc dù có mối liên hệ nhất định giữa những yếu tố tự nhiên với
một số kiểu, loại hình hành vi nhất định nhưng những yếu tố tự
nhiên vẫn chưa đủ để giải thích về sự đa dạng của các HĐXH
Xã hội hoá và cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội là một phức hợp các mối quan hệ xã hội, vị trí xã
hội và tương ứng với chúng là các vị thế, vai trò. Cá nhân luôn
có xu hướng hành động phù hợp với vị thế, vai trò của mình
trong các mối quan hệ của cơ cấu xã hội.
Các nhà xã hội học nhấn mạnh sự tác động của các yếu tố xã hội
đến các cá nhân :
+ Họ cho rằng quá trình xã hội hoá quy định hanh động của cá
nhân. Mỗi một giai đoạn của quá trình này có những đặc trưng
khác nhau và điểm này sẽ quy định những HĐXH khác nhau
+ Cơ cấu xã hội quyết định HĐXH của con người
Sự trao đổi xã hội
Lí thuyết của Z.G.Hoffman cho rằng những mối lợi và phần
thưởng, hình phạt sẽ quy định hành động xã hội. Chủ thể sẽ chỉ
hành động nếu như hành động đó là có lợi trong quá khứ. Ngược
lại, nếu hành động đó trong quá khứ bị thiệt thòi, họ sẽ không
hành động.
 Chủ thể sẽ chỉ hành động khi họ có được lợi ích gì đó
Sự tuân theo
Theo thí nghiệm của Muzagen Sherif cũng như của Asch cho
thấy : Các cá nhân khi thấy hành động hoặc quan điểm của mình
khác với số đông trong nhóm thì họ có xu hướng thay đổi hành
động hoặc quan điểm theo số đông. Họ làm như thế để có cảm
giác yên tâm rằng họ giống những người khác và như vậy hành
động của họ cũng là đúng, là chuẩn.
Các nghiên cứu cũng chỉ rằng áp lực của nhóm đến chủ thể là
mạnh nhất, nói cách khác chủ thể hành động dễ tuân theo nhất
khi ở trong nhóm nhỏ
Phản ứng với xung quanh
Theo quan điểm của nhà xã hội học E.Goffman : Cá nhân hành
động theo cách mà họ muốn người khác hài long về họ. Vì cùng
1 vấn đề nhưng các cá nhân hành động trước những người khác
không giống so với khi ở một mình. Như vậy chính thái độ,
phản ứng của người khác quy định hành động của cá nhân.

You might also like