You are on page 1of 2

Hành động xã hội trong quan niệm của Weber

Weber được xem là nhà xã hội học đầu tiên khởi xướng quan điểm hành động xã hội.
Theo ông, đối tượng đích thực của xã hội học là hành động xã hội. ông nói: "Xã hội học...
là một khoa học cố gắng hiểu theo kiểu diễn giải hành động xã hội để bằng cách đó đạt
tới việc giải thích nhân quả về chuỗi hành động và tác động của nó. Hành động là hành
vi con người khi và chỉ trong chừng mực khi cá nhân đang hành động gắn một ý nghĩa
chủ quan vào đó" (Bailey, 2003, tr. 185). Với Weber, hành động xã hội là hành động
hướng đến những người khác có ý nghĩa và hướng đến cái mà chú thể gán cho một ý
nghĩa chủ quan. ông cho rằng giải thích xã hội học dối với hành động phải bắt đầu bằng
việc quan sát và lý giải trạng thái tinh thần chủ quan. Trong khi nhà thực chứng luận
nhấn mạnh đến sự kiện và quan hệ nhân quả, thì nhà hành động luận nhấn mạnh đến sự
thấu hiểu. Vì không thể đi vào bên trong đời sống tinh thần của chủ thể. nên nhà xã hội
học phải phát hiện các ý nghĩa. đạt được sự thấu hiểu bằng phương pháp lý giải, mà
không thể bằng đo lường khách quan. Vì các ý nghĩa thường xuyên được dàn xếp trong
quá trình tương tác, nên không thể thiết lập được các quan hệ nhân quả đơn giản.
Weber thừa nhận sự tồn tại của các phạm trù như giai cấp, đảng phái, nhóm vị thế, quan
liêu. Nhưng tất cả những cái đó đều được tạo nên bởi những cá nhân đang thực hiện
hành động xã hội. Do đó, theo Weber, hành động xã hội phải là tâm điểm của xã hội
học.
Định nghĩa hành động xã hội
Theo quan niệm của Weber, một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân
mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người
khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó. Một hành động mà
một cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội. Mọi hành động
không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không
phải là hành động xã hội. Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý
thức thì không phải là hành động xã hội.
Weber cho rằng xã hội học cố gắng diễn giải hành động nhờ phương pháp luận về kiểu
loại lý tưởng. Ông thực hành phương pháp này để xây dựng một phân loại học về hành
động xã hội gồm bốn kiểu: kiểu hành động truyền thống được thực hiện bởi vì nó vẫn
được làm như thế từ xưa đến nay, kiểu hành động cảm tính bị dẫn dắt bởi cảm xúc, kiểu
hành động duy lý - giá trị hướng tới các giá trị tối hậu, kiểu hành động duy lý - mục đích
hay còn gọi là kiểu hành động mang tính công cụ.
(Khoa Nhân học – HCMUSSH)

3. Trình bày cấu trúc và phân loại hành động xã hội? ví dụ 
+ Thành phần(cấu trúc) của hành động xã hội: 
- Nhu cầu: Là khởi điểm của hành động xã hội bởi các cá nhân luôn hành động có mục đích và 
lợi ích cá nhân 
- Động cơ và mục đích của hành động: Các động cơ cơ bản không chỉ liên quan đến các nhu 
cầu vật chất mà bao gồm giá trị, lợi ích, lý tưởng đã được các chủ thể tiếp nhận. 
- Chủ thể hành động: Là các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Trong đó, nếu hành động của chủ thể 
là một cá nhân thì thường có tính duy ý chí cao. Khi chủ thể hành động là nhóm, cộng đồng 
hay cả một xã hội hành động thì hành động xã hội là kết quả do một tập hợp cá nhân tiến hành 
như míttinh, biểu tình, hội họp, làm việc.... 
- Hoàn cảnh hoặc môi trường hành động: Bao gồm những điều kiện về thời gian, không gian 
vật chất và tinh thần của hành động. 
- Công cụ, phương tiện hành động: Tùy theo hoàn cảnh của hành động, các chủ thể hành động 
sẽ lựa chọn phương án sử dụng công cụ, phương tiện tối ưu nhất đối với họ 
+Ví dụ: Một cô dâu mới về nhà chồng, dù rất đói và muốn ăn nhưng vẫn phải ăn vừa phải, 
chậm chạp nếu như ngồi cùng mâm với bố mẹ chồng. 
+ Phân loại hành động xã hội: 
* Theo mức độ ý thức của hành động (Pareto - Italia): 
- Hành động lôgic: có mục đích được ý thức rõ ràng. 
- Hành động không lôgic: hành động bản năng, không được ý thức 
- Chủ thể nào khi hành động đều có cả hành động lôgic và hành động không lôgic. Nhưng theo 
Pareto, hành động không lôgic là cốt lõi và là cơ sở của mọi quá trình xã hội. 
* Theo động cơ (Max Weber - Đức): 
- Hành động duy lý - công cụ: thực hiện có cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, 
mục đích sao cho hiệu quả nhất (hành động kinh tế). (Weber coi trọng nhất) 
- Hành động duy lý giá trị: được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). 
- Hành động duy cảm (xúc cảm): do các trạng thái xúc cảm hay tình cảm bột phát gây ra, 
không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích. Ví dụ: hành động của một đám đông quá khích, 
hành động do tức giận gây ra. 
- Hành động duy lý - truyền thống: tuân thủ theo những thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán. 
* Theo định hướng giá trị (Parsons - Mỹ): 
- Toàn thể - bộ phận: chủ thể tuân thủ theo những quy tắc chung hoặc theo những tình huống 
đặc thù của hoàn cảnh khi hành động. 
- Đạt tới - có sẵn: chủ thể hành động có định hướng, liên quan đến những đặc điểm xã hội của 
các cá nhân khác như nghề nghiệp, học vấn, địa vị, giới tính, tuổi, màu da.... 

- Cảm xúc - trung lập: thoả mãn các nhu cầu trực tiếp cấp bách hoặc những nhu cầu nào đó xa 
vời nhưng quan trọng. Ví dụ: SV đang ôn thi thì có người chết đuối: cứu người hay tiếp tục ôn 
thi? 
- Đặc thù - phân tán: định hướng đến các đặc thù hay những đặc điểm chung của hoàn cảnh. 
- Định hướng cá nhân - định hướng nhóm: chủ thể hành động vì lợi ích của bản thân 

You might also like