You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA DU LỊCH HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Sinh viên : Lâm Thị Thùy Dương


Ngày sinh : 27/5/2003
Mã sinh viên : 21031378
Lớp : K66 Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Giảng viên : Ths Trần Diệu Linh

Hà Nội, tháng 6 năm 2022


I. Tổng quan về hành động xã hội
1. Khái niệm
Hành động xã hội là hành động mà chủ thể gán cho nó những ý nghĩa chủ
quan nhất định. Ý nghĩa chủ quan đó hướng tới người khác trong quá trình
hành động và định hướng hành động của chủ thể ( Weber, trích theo
Desfor Edles & Appelrouth, 2009:1567)
Xét về khía cạnh xã hội học, theo định nghĩa của Max Weber, hành
động xã hội là hành động của con người trong quan hệ với con người và xã
hội, là hành vi có ý thức của con người được chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ
quan đã được lường trước về hành động của mình trong tương quan với hành
động của người khác và định hướng vào hành động của họ.
2. Đặc điểm
Hành động xã hội diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống con người và
thường được xem như một phương thức đặc biệt trong quan hệ giữa con
người với thế giới, nhằm cải tạo thế giới sao cho phù hợp với mục đích của
con người.
Hành động xã hội nhằm hướng tới sự thay đổi từ cũ sang mới hoặc sửa
chữa, bổ sung phù hợp hơn.
Hành động xã hội bị quy định bởi môi trường xã hội cụ thể, nỏ liên
quan chặt chẽ đến bối cảnh xã hội, chịu sự kiểm soát của bối cảnh xã hội và
sự kiềm chế của xã hội, cũng như sự cưỡng chế và nhận thức của chủ thể
hành động.
Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của cá nhân. Cá nhân
muốn đạt được mục đích nào đó cần phải biết lựa chọn các phương pháp,
cách thức để đảm bảo cho việc đạt được mục đích mình đặt ra.
3. Cấu trúc
3.1. Nhu cầu
Nhu cầu luôn tồn tại ở dạng ước ao hoặc ý hướng như nhu cầu về ăn
uống, tình cảm, mặc đẹp,… Nhu cầu là những mong muốn của chủ thể về các
yếu tố vật chất và tinh thần nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển. Nhu cầu là
khởi điểm cho mọi hành động bởi con người luôn hành động có mục đích,
không có nhu cầu thì không có hành động. Nhu cầu mang bản chất khác nhau
thì sẽ tạo nên những hành động khác nhau.
3.2. Động cơ
Động cơ là đòn bẩy giúp con người thỏa mãn về nhu cầu. Nói cách
khác thì động cơ chính là nhu cầu nhưng đã được ý thức hóa và phản ảnh
trong tư duy của chủ thể tạo thành động lực cho hành động diễn ra. Động cơ
luôn tồn tại trong suy nghĩ, ý thức của chủ thể nên rất khó thể hiểu và đoán
biết một cách chính xác đâu là động cơ đích thực sau hành động đã diễn ra.
3.3. Mục đích
Mục đích là điểm đến cuối cùng mà hành động cần đạt tới. Mục đích
được xác định rõ ràng có vai trò định hướng cho hành động và giúp cho chủ
thể dễ dàng đạt được hiệu quả cao. Hành động chưa đạt được mục đích là
hành động chưa hoàn thành.
Tuy nhiên trong thực tế lại khác, không phải lúc nào chúng ta cũng đạt
được mục đích đề ra ban đầu. Ví dụ như mục tiêu của bạn là giảm 10kg trong
vòng 2 tháng nhưng do chấn thương trong lúc tập luyện mà bạn đã phải tạm
dừng quá trình giảm câm của mình. Như vậy, mục đích của bạn đã không như
đúng với ban đầu.
3.4. Hoàn cảnh
Hoàn cảnh bao gồm những điều kiện về thời gian, không gian, vật chất
và tinh thần của hành động. Các yếu tố này có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến hành động đã, đang hoặc sẽ diễn ra.
Ví dụ như một chàng trai đang có chuyện gấp cần phải về nhà lúc 18h
nhưng đường quá tắc khiến dù cho anh ta có leo vỉa hè, đi tắt hay vượt đèn đỏ
những vẫn trễ mất 10 phút. Có thể thấy là trong hoàn cảnh này, anh ta đã hành
động thiếu văn hóa nhưng đó lại là phương án tối ưu giúp anh không bị quá
trễ.
4. Phân loại dựa theo lí thuyết của Max Webber
Theo như cách phân loại của Max Weber – phân loại theo loại hình lý
tưởng thì có 4 loại hành động xã hội đó là hành động duy lý công cụ; hành
động duy lý giá trị; hành động truyền thống; hành động cảm xúc.

Hành động duy lí – công cụ: đây là kiểu hành động mà cá nhân phải
tính toán, cân nhắc, lựa chọn sử dụng công cụ, phương tiện nào để có thể đạt
được mục tiêu với hiệu quả cao nhất.

Hành động duy lí – giá trị: đây là các hành động được thực hiện vì bản
thân hành động, cũng là các hành động mà cá nhân thể hiện tín ngưỡng và
niềm tin tôn giáo hay đạo đức

Hành động duy lý – truyền thống: đây là dạng hành động tuân thủ theo
thói quen hay phong tục lâu đời. Hành vi cá nhân được hình thành không phải
bởi một mối quan tâm tới việc tối đa hóa kết quả hoặc cam kết dựa trên
nguyên tắc đạo đức mà là tuân thủ thói quen đã có từ trước.

Hành động cảm xúc: đây là hành động được cá nhân thực hiện khi
trạng thái cảm xúc, tình cảm không được kiểm soát, không có sự cân nhắc,
tính toán.

II. Một hành động xã hội có thể là sự pha trộn của các loại hành
động mà Max Weber đã phân loại.

Một hành động xã hội được tạo nên bởi một hệ thống các thành phần
gồm chủ thể, động cơ, nhu cầu, hoàn cảnh, phương tiện và mục đích. Thực tế
thì không phải lúc nào một hành động xã hội cũng là một trong bốn kiểu mà
Max Weber đã đề cập tới mà là sự pha trộn, kết hợp khá phức tạp. Có thể là
sự kết hợp hai trong bốn loại hành động, hay thậm chí là cả bốn loại với nhau.
Lấy ví dụ như người Việt Nam chúng ta có thói quen “thờ cúng tổ
tiên”. Đây là hành động duy lí – giá trị bởi chúng ta thực hiện việc thờ cúng tổ
tiên để thể hiện tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo bao gồm có thắp hương, dâng
mâm cỗ đầy, khấn vái, đốt vàng mã,…Bên cạnh đó, hành động này cũng là
một hành động duy lý - truyền thống khi được coi là phong tục tập quán có từ
lâu đời, được truyền từ đời này qua đời khác. Tóm lại, hành động “thờ cúng tổ
tiên” là sự kết hợp giữa hành động duy lý – giá trị và hành động duy lí -
truyền thống.
Hay như hành động làm từ thiện của rất nhiều những cá nhân, tổ chức
ngày nay cũng là một hành động có sự pha trộn của ba kiểu loại hành động
mà Max Weber đã phân loại. Xuất phát từ tinh thần “lá lành đùm lá rách”,
“bầu ơi thương lấy bí cùng / tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, từ
thiện đã nói nên đây là hành động duy lý – truyền thống. Hành động từ thiện
có thể là góp quần áo,vở, sách bút, tiền,…để trao cho những hoàn cảnh khó
khăn hay chỉ đơn giản là phát cơm miễn phí cho những người vô gia cư, lang
thang cơ nhỡ. Những việc làm đó đều đã được lên kế hoạch, tính toán hợp lí
để ai ai cũng được hỗ trợ, nó thể hiện rất rõ vai trò của hành động duy lý –
công cụ. Hành động từ thiện còn là hành động duy lý – giá trị vì nó thể hiện
niềm tin của người thực hiện vào hành động mà họ thực hiện. Họ tin rằng với
mỗi một sự trợ giúp đến từ những nhà hảo tâm, Việt Nam sẽ bớt đi một hoàn
cảnh khó khăn.
Một ví dụ khác là việc trong tình cảm có người thứ ba xuất hiện, do quá
tức giận nên chị vợ đã tạt axit vào mặt bồ của chồng. Ta suy xét đây là hành
động duy lí – công cụ, đã được chị vợ lên kế hoạch, lựa chọn công cụ là axit
để tấn công cô bồ. Chị vợ do quá tức giận mà không kiểm soát được cảm xúc
nên đã có hành động tạt axit, đó là minh chứng cho hành động cảm xúc.
Trong cơn nóng giận mà đã có hành động hủy hoại thân thể người khác, thậm
chí có thể bị khởi tố hình sự. Có thể nói, cảm xúc là yếu tố khiến chúng ta
thăng hoa hơn nhưng cũng là con dao hai lưỡi khiến ta không còn là chính
mình.
Ví dụ như sự bùng nổ của Covid -19 ở Việt Nam, việc mỗi cá nhân góp
tiền để ủng hộ cho quỹ phòng chống covid-19 được xem là một hành động xã
hội và nó thuộc vào cả hành động duy lý công cụ, hành động duy lý giá trị và
hành động truyền thống. Hành động duy lý công cụ được thể hiện ở đây là bởi
việc người dân Việt Nam ủng hộ quỹ vaccine với mục đích rõ ràng là mong
cho hết dịch bệnh và ai cũng có thể tiêm phòng trong đó có chính bản thân
người quyên góp đó. Như vậy mỗi cá nhân góp tiền đó đã nghĩ đến việc mình
sẽ mất đi một khoản tiền không đáng kể nhưng bù lại học được tiêm đầy đủ
vaccine phòng ngừa dịch bệnh. Tính duy lí giá trị được thể hiện ở chỗ tuy có
rất nhiều cá nhân ủng hộ quỹ vaccine chống covid – 19 với mục đích riêng
của họ nhưng những cá nhân đó vẫn giữ trong mình những giá trị, chuẩn mực
của xã hội. Đó là họ ủng hộ tiền với tình thương người. Số tiền mà họ ủng hộ
không chỉ giúp chính họ mà còn giúp những người có hoàn cảnh khó khăn
cũng có thể tiêm phòng, đó cũng chính là tinh thần tương thân tương ái, tinh
thần đoàn kết dân tộc giúp đỡ nhau qua khó khăn. Những điều đó đã nằm
trong tiềm thức của cá nhân của mỗi con người Việt Nam và thúc đẩy họ
nhanh chóng ủng hộ cho quỹ chống dịch. Đây là hành động truyền thống bởi
chính trong covid-19, giống như một thói quen là khi có khó khăn thì chung
tay giúp đỡ, con người Việt Nam là thế việc giúp đỡ lẫn nhau như một thói
quen và nó đã trở thành một làn sóng, một phong trào.

You might also like