You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)


Bài thi học phần: XÃ HỘI HỌC ĐẠI Số báo danh: 55
CƯƠNG Lớp: 2219RLCP0421
Mã số đề thi: 07 Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Linh
Ngày thi: 26/5/2022…Tổng số trang: 08

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….
………………………......

GV chấm thi 2: …….


………………………......

BÀI LÀM
Câu 1.
* Định nghĩa hành động xã hội: Hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho nó một ý
nghĩa chủ quan nhất định, hướng đến người khác, có tính đến cách thực hiện hành động.
* Phân tích cấu trúc của hành động xã hội:
Như phần trên đã trình bày, định nghĩa của Weber về hành động xã hội cho thấy hành động
xã hội là một tập hợp các yếu tố, có yếu tố trực tiếp quan sát được, có yếu tố không trực tiếp
quan sát được. Cấu trúc hành động xã hội thường bao gồm:
- Nhu cầu, động cơ: Là yếu tố nằm bên trong chủ thể, không lộ ra ngoài như hành vi
nhưng con người nhận thức được yếu tố này, là khởi điểm của hành động xã hội,
được Weber cho là động cơ thúc đẩy hành động. Động cơ là thành tố đầu tiên trong
cấu trúc của hành động xã hội và là nguyên nhân của hành động xã hội. Nếu không
có nhu cầu hay động cơ thì sẽ không có hành động; nhu cầu càng lớn, động cơ ngày
càng mạnh càng thôi thúc chủ thể xã hội hành động; động cơ thế nào hành động sẽ
được lái theo hướng đó. Ví dụ, sinh viên đi học để có bằng cấp hay kiến thức? Nếu
cần kiến thức họ sẽ học như thế nào, còn nếu chỉ vì bằng cấp họ sẽ làm gì? Trong
kinh tế thị trường nhu cầu sinh lợi thôi thúc doanh nhân hành động kinh doanh, nhu
cầu lợi nhuận càng lớn càng thúc đẩy doanh nhân hành động mạnh, kể cả sự liều lĩnh.
- Chủ thể hành động: Được hiểu có thể là cá nhân, tổ chức, nhóm xã hội, cộng đồng xã
hội, toàn thể xã hội. Đây là chủ nhân của hành động xã hội, yếu tố trung tâm, quyết
định hành động xã hội. Chẳng hạn trong đời sống kinh tế, để hoạt động sản xuất cần
có đủ ba yếu tố cơ bản (đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động), song sức
lao động (con người) luôn là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất.
- Hoàn cảnh (môi trường) của hành động: Được hiểu là những điều kiện về thời gian,
không gian vật chất và tinh thần, bối cảnh xã hội của hành động. Môi trường tác
động rất rõ đến hành động, khiến nhiều nhà xã hội học gọi đó là sự kiềm chế thực tế.
Ví dụ, khi ta đi dự một bữa tiệc, mặc dù thức ăn đã được bày sẵn, đầy đủ và bản thân
ta thì đói rồi, rất muốn ăn (có nhu cầu ăn) nhưng vì trong mâm cơm chưa đủ người
nên ta phải tự kiềm chế, đợi mọi người đến đông đủ rồi cùng ăn. Trong lĩnh vực kinh
tế có thể hiểu đây là môi trường kinh doanh.
- Công cụ, phương tiện: Được hiểu như là những yếu tố vật chất hay tinh thần mà chủ
thể lựa chọn để thực hiện hành động của mình, là những yếu tố chủ thể hành động sử
dụng để thực hiện hành động. Một nhạc sỹ cần có nhạc cụ, một người lao động nói
chung cần có công cụ và phương tiện lao động. Công cụ, phương tiện dù bị chi phối,
quyết định bởi chủ thể hành động song có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến kết quả
ngày nay và theo quan điểm “kỹ trị”.
- Mục đích đạt được: Là kết quả đạt được sau hành động, thỏa mãn nhu cầu của hành
động xã hội. Nhu cầu là “cái” đầu tiên, khởi nguồn cho hành động còn mục đích là
“cái” sau cùng, kết quả của hành động. Mục đích thường gắn với nhu cầu nhưng
không phải hoàn toàn thống nhất với nhu cầu.
Tóm lại, hành động xã hội bao gồm nhiều yếu tố, giữa các thành tố trong cấu trúc
hành động xã hội có mối liên quan hữu cơ với nhau.
Có thể biểu diễn mối quan hệ nói trên theo mô hình sau:

* Phân loại hành động xã hội bằng ví dụ thực tiễn:


Các nhà xã hội học khi nghiên cứu hành động xã hội thường có những quan điểm độc lập
trong việc phân loại hành động xã hội, do vậy hiện còn nhiều cách phân loại hành động xã
hội khác nhau.
a. Phân loại theo mức độ ý thức của hành động (theo Pareto)
Vilfredo Federico Damaso Pareto (1848-1923) là nhà kinh tế học, xã hội học khi
nghiên cứu dựa theo mức độ ý thức của hành động đã chia hành động xã hội làm hai
loại:
Thứ nhất, hành động logic: Là những hành động được thực hiện một cách hợp logic
cả về quy trình lẫn công cụ, phương tiện thực hiện để đạt mục đích của chủ thể. Đó là
những hành động được chủ thể tính toán khoa học trên cơ sở hội tụ đầy đủ các yếu tố
chủ quan và khách quan.
- Ví dụ: Khi một doanh nhân muốn khởi nghiệp, họ sẽ phải tính toán về công trình
khởi nghiệp, chuẩn bị tiền, trang thiết bị cho quá trình khởi nghiệp của mình.
 Hành động trên là một hành động hợp lý, có mục đích rõ ràng là khởi nghiệp, và
doanh nhân đã hành động để hướng đến mục đích đó bằng những việc như tính
toán về công trình khởi nghiệp, chuẩn bị tiền, trang thiết bị.
Thứ hai, hành động không logic: Là những hành động mang tính bản năng, tự phát,
không ý thức, không tuân theo trật tự logic. Theo ông, cơ sở của loại hành động này là
tập hợp các bản năng, ham muốn…cố hữu của con người hình thành nền tảng tâm lý bền
vững quy định hành động của họ.
- Ví dụ: Ở trong một cuộc trò chuyện đột nhiên xảy ra mâu thuẫn khiến mọi người nổi
giận và lớn tiếng với nhau.
 Trong cuộc trò chuyện đột nhiên xảy ra mâu thuẫn là một điều bất ngờ, không ai
biết trước và hành động tức giận và lớn tiếng của mọi người là một hành động
theo bản năng, tự phát, không có ý thức.
Pareto cho rằng với bất kỳ chủ thể hành động nào cũng có cả hành động logic và
hành động không logic. Thậm chí ông còn nhấn mạnh hơn hành động không logic khi
cho rằng hành động không logic là cốt lõi, là cơ sở của mọi quá trình xã hội.
b. Phân loại hành động theo động cơ (theo Weber)
Theo Weber, phân loại hành động xã hội theo động cơ sẽ có bốn loại:
Thứ nhất, hành động duy lý- công cụ: Là hành động mà chủ thể phải suy nghĩ, tính
toán, cân nhắc kỹ càng khi tiến hành hành động. Là loại hành động có sự can thiệp bởi lý
trí. (theo weber, đây chính là hành động quan trọng nhất).
- Ví dụ: Dân gian Việt Nam có câu chuyện “Thằng Bờm”: Bờm có cái quạt mo, Bờm
mặc cả, tính toán với tập hợp của cải của các đối tác, để rồi cười hả hê, sung sướng
khi quyết định đổi quạt lấy nắm xôi.
 Như vậy, ở ví dụ trên ta có thể thấy rõ Bờm đã suy nghĩ, tính toán, cân nhắc rất kĩ
càng khi tiến hành hành động quyết định đổi quạt lấy nắm xôi. Đây chính là một
hành động có sự can thiệp bởi lý trí.
Thứ hai, hành động duy lý giá trị: Là hành động được thực hiện vì bản thân hành
động (mục đích tự thân). Bản chất của loại hành động này có thể nhằm vào những mục
đích phi lý, nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ phương tiện duy lý.
- Ví dụ: Vào dịp lễ Tết, bà A thắp hương trên bàn thờ tổ tiên,
 Đây chính là hành động mục đích tự thân, nghĩa là bà A đặt ra mục đích thắp
hương cho ông bà tổ tiên, và bà nhận thức được điều này là đúng đắn, cần làm
theo rồi tự bà A chủ động, tích cực thực hiện mà không chờ ai bảo ban, nhắc nhở.
Hành động của bà A là nhằm vào những mục đích phi lý nhưng bà lại được thực
hiện bằng những công cụ phương tiện duy lý.
Thứ ba, hành động duy cảm (xúc cảm): Là hành động phát ra từ các trạng thái cảm
xúc, tình cảm bột phát. Những hành động này thường thiếu hoặc không có sự cân nhắc,
tính toán về quan hệ giữa công cụ, phương tiện thực hiện và mục đích của hành động.
- Ví dụ: Vì quá tức giận, người chồng đã đánh đập vợ khiến vợ mình phải nhập viện.
 Hành động trên thể hiện trạng thái cảm xúc quá tức giận của người chồng, anh ta
không hề cân nhắc, tính toán về hành động, mục đích việc mình làm là khiến vợ
mình nhập viện mà chỉ theo bản năng, trạng thái cảm xúc lúc đó là đánh để hả
giận.
Thứ tư, hành động duy lý- truyền thống: Là loại hành động tuân thủ những thói quen,
nghi lễ, phong tục tập quán đã được truyền lại từ đời này sang đời khác.
- Ví dụ: Ông B luôn tuân thủ theo những thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán từ xa
xưa ông cha ta để lại như: Lế Tết, lễ hội Đền Hùng, tục ăn trầu…
 Hành động trên cho thấy những phong tục tâp quán, thói quen, nghi lễ đã được
truyền lại từ đời cha ông ta ngày xưa đến đời con cháu ngày nay, không bị mai
một.
c. Phân loại theo định hướng giá trị
Nhà xã hội học Mỹ T. Parsons khi nghiên cứu hành động xã hội đã nêu năm dạng
định hướng giá trị của nó:
Một là, toàn thể- bộ phận: Thể hiện khi chủ thể lựa chọn yếu tố môi trường cụ thể,
đặc thù hay lựa chọn quy định chuẩn mực.
- Ví dụ: Anh T nghiện thuốc lá có thể không hút vì trong phòng quy định không hút
thuốc lá, nhưng khi có người hút thuốc là anh ta có thể không hút vì theo quy định và
cũng có thể hút theo người xung quanh.
 Hành động trên cho thấy anh T có thể lựa chọn yếu tố môi trường cụ thể, đặc thù
là hút thuốc theo người xung quanh hoặc anh T có thể lựa chọn quy định chuẩn
mực là không hút thuốc theo quy định.
Hai là, đạt tới- có sẵn: Biểu hiện ở chỗ các chủ thể hành động có định hướng, tức là
có tính đến đặc điểm môi trường xung quanh hoặc bản thân mình.
- Ví dụ: Bạn Anh là một sinh viên, khi giao tiếp với bạn bè khác với khi giao tiếp với
giáo viên vì bạn Anh nhận thức được địa vị của mình là sinh viên.
 Hành động trên cho thấy việc bạn Anh giao tiếp với thầy cô khác với giao tiếp với
bạn bè là một hành động có định hướng, có tính đến môi trường xung quanh mình
và nhận thức được bản thân mình là sinh viên.
Ba là, cảm xúc- trung lập: Thể hiện ở sự định hướng để thỏa mãn nhu cầu trước mắt
hoặc lâu dài nhưng quan trọng. Đây là loại hành động mà chủ thể có thể bị tác động hay
chi phối của yếu tố bên ngoài theo lập trường của chủ thể.
- Ví dụ: Bạn Nam đang ngồi ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi, có bạn rủ đi đá bóng, bạn Nam
đang ôn bài phải lựa chọn đi đá bóng hay tiếp tục ôn bài.
 Hành động của bạn Nam khi lựa chọn ở nhà ôn bài hay lựa chọn đi đá bóng theo
lời rủ rê của bạn cho thấy bạn Nam có thể bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài và
đồng ý đi đá bóng cùng với các bạn, hay vẫn giữ vững được lập trường là vẫn ở
nhà ôn bài.
Bốn là, đặc thù- phân tán: Biểu hiện ở chỗ chủ thể có thể định hướng hành động
mình theo môi trường xung quanh hay định hướng hành động phụ thuộc đặc điểm riêng
của cá nhân mình.
- Ví dụ: Vào những ngày bình thường, bạn A có thể mặc áo đồng phục giống mọi
người trong lớp dù lớp không bắt buộc, hoặc bạn A có thể không mặc đồng phục vì
sau buổi học người đó có hẹn gặp bạn bè của mình.
 Hành động của bạn A cho thấy bạn A có thể hành động theo môi trường xung
quanh là mặc đồng phục giống mọi người trong lớp, hoặc là hành động phụ thuộc
vào cá nhân mình là không mặc đồng phục bởi vì có hẹn với bạn mình sau buổi
học.
Năm là, định hướng cá nhân- định hướng nhóm: Thể hiện ở chỗ chủ thể thực hiện
hành động vì lợi ích cá nhân hay có tính đến lợi ích của nhóm.
- Ví dụ: Một doanh nhân cố gắng làm ra nhiều sản phẩm, sản phẩm tốt, chi phí thấp để
có nhiều lợi nhuận, nhưng cũng có thể anh ta muốn làm giàu thêm cho đất nước, xã
hội.
 Hành động trên cho thấy doanh nhân có thể thực hiện hành động vì lợi ích cá
nhân là làm ra sản phẩm tốt, chi phí thấp để thu về cho mình nhiều lợi nhuận,
cũng có thể hành động của doanh nhân ấy tính đến lợi ích chung là việc anh ta
muốn làm giàu thêm cho đất nước, xã hội.
Câu 2.
* Về ý kiến: “Khi được sinh ra trong một gia đình giàu có sẽ có nhiều cơ hội thăng
tiến trong xã hội, vì vậy, bạn không cần học nhiều”
- Trước tiên, chúng ta hiểu về ý kiến này như thế nào? Ý kiến này nghĩa là khi chúng ta
được sinh ra trong một gia đình giàu có, nghĩa là ta không bao giờ phải lo lắng về chuyện
cơm áo, gạo tiền. Đằng sau những người thành công từ đam mê, đa số đều có nền móng gia
đình vững chắc. Người có nền móng tốt, giàu có thì dù gặp 1.000 lần thất bại, họ vẫn sẽ ổn
để chờ đợi và bắt đầu lại lần nữa. Họ sinh ra đã ở vạch đích nên họ nghĩ rằng bản thân mình
không cần phải học tập cũng như tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi kiến thức thì mình vẫn có
nhiều cơ hội thăng tiến trong xã hội, vẫn có sự giúp đỡ, bao bọc của gia đình. Đây là một ý
kiễn sẽ gây ra nhiều tranh cãi đối với mọi người.
- Trong xã hội ngày nay, thực trạng về vấn đề này vô cùng phổ biến. Ngày càng có nhiều
bạn trẻ càng ngày càng ăn chơi, đua đòi, bỏ bê việc học tập vì họ nghĩ đó là việc không cần
thiết vì mình đã có gia đình chống lưng, gia đình giàu có sẽ giúp họ tìm được công việc tốt
cũng như có nhiều cơ hội thăng tiến trong xã hội. Đặc biệt, trong thời đại 4.0 ngày nay, thì
việc bỏ bê học tập cũng trở nên nhiều hơn. Có rất nhiều điều cám dỗ, tệ nạn xung quanh
khiến ta dễ bị cuốn vào và việc học tập đối với họ lại càng trở nên nhỏ bé, họ ỷ nhà có tiền,
điều kiện gia đình tốt mà không cố gắng học tập. Những đứa trẻ nhà giàu mới có quyền ưu
tiên sở thích lên hàng đầu, còn những đứa trẻ bình thường chỉ có thể lao đầu vào tìm việc
kiếm ra nhiều tiền. Nhiều người vì nghĩ như thế, nên sau vài năm, mọi lý tưởng hay ước mơ
ban đầu của họ theo nếp sống này mà dần bị xóa mờ...Thực tế cho thấy, ở một bộ phận gia
đình hiện nay, nhân cách và việc học tập của con trẻ đang chịu tác động xấu bởi tư tưởng cá
nhân chủ nghĩa, lối sống thực dụng, trọng tiền tài, vật chất nói chung, thiếu vắng sự chăm
sóc, dạy dỗ, bảo vệ con trẻ nói riêng, họ nghĩ rằng con cái không cần học nhiều, vì gia đình
họ giàu có, chỉ cần có tiền thì công việc, địa vị, cơ hội thăng tiến sẽ trở nên dễ dàng. Nhưng
họ đã sai, nếu con cái họ có một công việc, một vị trí trong xã hội nhưng nếu không học,
thiếu có kiến thức, kinh nghiệm thì sẽ không bao giờ được thăng tiến lên địa vị cao hơn
hoặc tương lai không xa cũng sẽ bị đào thải ra khỏi xã hội. Nếu như con người ta luôn giữ
cho mình suy nghĩ này thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, sự nỗ lực, quyết tâm
của giới trẻ và nó cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người.
- Vậy nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề này, và hậu quả của nó ra sao?
Về nguyên nhân thì sẽ chia ra thành hai nguyên nhân đó là nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan. Trước tiên là về nguyên nhân chủ quan đến từ chính bản thân mỗi cá
nhân. Một phần do sự lười nhác, họ mờ nhạt về lý tưởng, không có sự phấn đấu, nỗ lực, cố
gắng học tập, luôn ỷ về sự giàu có của gia đình. Còn đối với nguyên nhân khách quan chủ
yếu là do tác động của môi trường xung quanh và từ phía gia đình. Nếu bạn sống trong môi
trường nhung lụa, không bao giờ phải lo lắng về cơm áo, gạo tiền và chuyện học hành cùng
với sự tác động từ chính gia đình luôn tiêm nhiễm cho con cái những suy nghĩ lệch lạc về
việc học tập, khiến họ không tạo cho mình mục tiêu để phấn đầu mà lúc nào cũng nghĩ việc
thăng tiến trong xã hội sẽ có gia đình đứng ra lo, khiến họ nghĩ không cần học nhiều.
Vậy, hậu quả của vấn đề này ra sao? Hậu quả mà vấn đề này mang lại sẽ ảnh hưởng lớn
đến chính bản thân, gia đình và xã hội. Nếu không học mà luôn ỷ lại, bản thân ta sẽ bị tụt xa
so với sự tiến bộ, hiện đại, tiên tiến của xã hội. Mặc dù nhờ sự giúp đỡ của gia đình mà ta có
nhiều cơ hội có được sự thăng tiến trong xã hội nhưng nếu không có học vấn, kiến thức
cũng như kinh nghiệm thì không bao lâu ta cũng sẽ trở nên lạc hậu và bị sa thải ra khỏi xã
hội. Lớn hơn nữa, nếu ai cũng có suy nghĩ rằng “ Khi được sinh ra trong một gia đình giàu
có sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong xã hội, vì vậy, bạn không cần học nhiều” cũng sẽ làm
cho xã hội, đất nước thiếu nhân tài, sẽ bị thụt lùi so với các nước khác.
* Quan điểm của mình về vấn đề này bằng việc vận dụng kiến thức di động xã hội
Trước tiên, chúng ta cùng đi tìm hiểu về nội dung của di động xã hội để có cái nhìn sâu
sắc hơn về vấn đề này.
Trong xã hội học, nói tới tính di động tức là nói đến sự thay đổi của một hay nhiều cá thể
giữa các đơn vị được quy định của một hệ thống. Bên cạnh tính di động của các cá thể mang
ý nghĩa xã hội nhưng xa trọng tâm các khảo cứu là tính di động bắt nguồn từ các quyết định
của các cá nhân hay tập thể, của những đối tượng vật chất và không phải vật chất như sự
dịch chuyển của các xí nghiệp hay dòng đi, dòng đến của tiền vốn.
Tony Bilton cho rằng, trong xã hội công nghiệp, các cá nhân có thể di động từ địa vị này
sang địa vị khác bằng nỗ lực cá nhân. Trong xã hội đó, địa vị xã hội của cá nhân không nhất
thiết có địa vị với gia đình. Nguồn gốc cá nhân di động lên hay xuống là nhờ vào tài năng.
Như vậy, di động xã hội là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của cá
nhân, gia đình và nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Nó nói lên tính linh
hoạt của các cá nhân và nhóm xã hội trong kết cấu các tầng xã hội. Kết quả của di động xã
hội là sự chuyển đổi vị trí của các cá nhân, gia đình và nhóm diễn ra trong một tầng lớp xã
hội hay chuyển sang một tầng lớp xã hội khác.
Từ nội dung của di động xã hội, theo tôi, ý kiến “ Khi được sinh ra trong một gia đình
giàu có sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong xã hội, vì vậy bạn không cần học nhiều” là một ý
kiến hoàn toàn sai lệch. Tại sao ư ? Bởi vì chẳng có thành công nào mà không cần sự nỗ lực,
học tập không ngừng nghỉ. Như nội dung của di động xã hội, Tony Bilton cũng cho rằng:
“Trong xã hội công nghiệp, các cá nhân có thể di động từ địa vị này sang địa vị khác bằng
nỗ lực cá nhân. Trong xã hội đó, địa vị xã hội của cá nhân không nhất thiết có địa vị với gia
đình. Nguồn gốc cá nhân di động lên hay xuống là nhờ vào tài năng”. Nếu nói sinh ra trong
một gia đình giàu có thì sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong xã hội hơn thì điều đó không
hoàn toàn sai, vì tất nhiên gia đình có điều kiện thì bản thân mình sẽ có lợi thế hơn trong xã
hội nhưng nếu nói vì thế mà bạn không cần học nhiều là sai. Sự thăng tiến trong xã hội phần
lớn sẽ phụ thuộc vào năng lực thực chất và tài năng của bản thân, đó là việc tìm tòi, thu thập
kiến thức, kinh nghiệm, học tập không ngừng nghỉ, là sự thất bại để từ đó rút ra được nhiều
bài học và kinh nghiệm. Nếu bản thân bạn luôn ỷ vào gia đình mà không học tập thì chẳng
có cơ hội thăng tiến nào ở lại với bạn mãi mãi, không có kiến thức thì dần dần bạn sẽ bị thụt
lùi so với xã hội hiện đại như ngày nay. Để làm rõ hơn điều này thì chúng ta có thể kể đến
một ví dụ như sau: Anh A được sinh ra trong một gia đình giàu có, bố mẹ đều là công viên
chức nhà nước. Khi đi học, anh A hay chơi bời, lười biếng, không chú ý đến việc học tập,
nghĩ rằng gia đình mình có điều kiện nên không lo gì về tương lai sau này khiến cho thành
tích của anh A rất kém. Đến độ tuổi xin việc làm, vì có bố mẹ làm công viên chức nhà nước
và gia đình giàu có nên anh A đã được gia đình xin vào làm 1 công ty. Nhưng sau một thời
gian, vì thiếu kiến thức, năng lực cũng như kinh nghiệm mà công ty anh A đang làm thì đòi
hỏi nhân viên phải có trình độ học vấn cao nên anh A đã bị công ty sa thải hoặc sẽ vẫn mãi
ở vị trí nhân viên không thể thăng chức lên vị trí cao hơn.
Vậy, chúng ta nên đưa ra những giải pháp, đề xuất gì để khắc phục về vấn đề này? Trước
tiên, quan trọng nhất là bản thân chúng ta phải nhận thức được sự quan trọng của việc học
tập để từ đó cải thiện, nỗ lực học tập, nghiên cứu để trau dồi kiến thức, vạch ra cho bản thân
mục tiêu để không ngừng phấn đấu vì kiến thức nhân loại là bao la, vô hạn. Tiếp theo là về
phía gia đình, nhà trường: gia đình, nhà trường phải định hướng cho con em những nhận
thức đúng đắn, giáo dục con em luôn phải nỗ lực hết mình, không được dựa dẫm, ỷ lại vào
bất cứ ai.

You might also like