You are on page 1of 29

BÀI SOẠN ÔN THI PHẦN I.

1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN


CHỦ NGHĨA MAC-LENIN
Bài 2(t41-47)-Câu 1a. Phân tích cơ sở lý luận và nội dung quan điểm
khách quan. Liên hệ thực tế?
Quan điểm khách quan (quan điểm duy vật mácxit về mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức)
LỚP TRUNG CẤP LLCT K113
1. Khái niệm:
* Khái niệm vật chất: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Vật chất trong định nghĩa của V.I.Lênin phải được hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là nó
mang tính khái quát quá cao, phản ánh tất cả những dạng tồn tại cụ thể của vật chất. Vật
chất có nhiều thuộc tính nhưng thuộc tính cơ bản nhất là “thực tại khách quan” - tức là
tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người và loài người.
* Khái niệm ý thức: Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người
một cách tích cực, năng động, chủ động, sáng tạo (hay ý thức là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan).
2. Nội dung MQH giữa vật chất và ý thức:
Chủ nghĩa duy vật mácxít cho rằng vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với
nhau, trong đó vật chất là cái có trước ý thức, quyết định ý thức, ý thức là cái phản ảnh
cho nên là cái có sau, là cái bị quyết định; song, ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó
có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
*Vật chất quyết định ý thức:
- Ý thức là 1 thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao, tổ chức đặt biệt là bộ
óc con người, là cơ sở nền tảng vật chất của ý thức, không có bộ óc người thì không thể
có ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình
phản ánh TGKQ.
Ví dụ: Đầu óc tỉnh táo thì quá trình tiếp thu kiến thức bài dạy sẽ nhanh hơn.
- Vật chất là cơ sở, nguồn gốc của những nội dung mà ý thức phản ánh. Nghĩa là vật chất
quyết định nội dung phản ánh của ý thức. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức
biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi
trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ
quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi
của ý thức.
+ Sự tác động của ý thức đối với vật chất, thông qua hoạt động thực tiễn của con người
dù sáng tạo đến mức độ nào chăng nữa vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh các điều kiện
vật chất và thế giới khách quan.
Ví dụ: Trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của cơ quan, đơn vị phải dựa trên những
điều kiện khách quan và tiền đề chủ quan (vật chất, tài chính, nhân lực…) xét trên nhiều
mặt, không nên duy ý chí, chủ quan, sao chép một cách máy móc kế hoạch, nội dung của
1
cơ quan, dơn vị khác vào thực hiện tại cơ quan, địa phương của mình.
*Ý thức tác động lại vật chất: Ý thức có tính năng động sáng tạo, ý thức tác động trở lại
vật chất thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn
cảnh vật chất phục vụ cho cuộc sống của con người. Sự tác động của Ý thức đối với vật
chất theo 2 khuynh hướng:
+ Thúc đẩy các điều kiện vật chất: ý thức phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự báo,
tiên đoán 1 cách chính xác hiện thực và hình thành lý luận định hướng.
Ví dụ 1: Trong quy hoạch phát triển thành phố Cần Thơ đó là những sản phẩm của ý thức
thông qua hoạt động thực tiễn từ đó xây dựng được thành phố ngày càng phát triển: quy
hoạch phát triển hạ tầng kinh tế, khu hành chính, khu vui chơi giải trí, khu chế xuất – khu
công nghiệp… tức là ý thức làm biến đổi điều kiện, hoàn cảnh vật chất phục vụ đời sống
của con người, làm cho đời sống thành phố phát triển.
+ Kìm hãm các điều kiện vật chất: ý thức phản ảnh sai lệch, xuyên tạc hiện thực, sẽ tác
động tiêu cực đến hiện thực.
Ví dụ: Trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động năm nếu chúng ta đưa ra được những
định hướng đúng đắn, khách quan thì trong hoạt động thực tiễn sẽ thúc đẩy đạt được
những chỉ tiêu đề ra; ngược lại khi thực tế đánh giá cao hơn trình độ hiện thực đưa ra
những phương hướng chỉ tiêu cao hơn thì khi đưa vào hoạt động thực tiễn tính khả thi
không cao và sẽ gặp khó khăn khi thực hiện.
Tuy nhiên, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất dù đến đâu chăng nữa vẫn phụ
thuộc vào các điều kiện vật chất. Cho nên vật chất luôn quyết định ý thức.
Kết luận: mối quan hệ giữ vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng: vật chất quyết
định ý thức; ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
3. Ý nghĩa phương pháp luận: Từ quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức triết học
mácxít rút ra quan điểm khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điểm
khách quan yêu cầu, trong nhận thức phải nhận thức sự vật vốn như nó có, không "tô
hồng, bôi đen". “Tô hồng, bôi đen" trong nhận thức đều là phản ánh không đúng sự vật,
từ phản ánh không đúng này sẽ dẫn tới sai lầm trong hành động. (trang 45)
Mặt khác, trong hoạt động thực tiễn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy
luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan. Không dùng mong muốn chủ
quan để thay thế cho thực tế khách quan.
Quan điểm khách quan cũng yêu cầu trong hoạt động thực tiễn phải biết phát huy tính
năng động, sáng tạo của ý thức, tinh thần trong cải tạo thế giới. Nghĩa là phải cố gắng,
tích cực vươn lên, phải phát huy tối đa lực lượng vật chất hiện có.
Quan điểm khách quan cũng yêu cầu phải chống bệnh chủ quan, duy ý chí, tuyệt đối hóa
ý thức, tinh thần trong hoạt động thực tiễn. Đồng thời, cũng cần chống chủ nghĩa kinh
nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ trì trệ, thụ động ..vv..
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta cùng với việc coi trọng phát triển kinh
tế, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân đã rất chú trọng phát triển văn hóa với tư
cách nền tảng tinh thần của xã hội.
4. Liên hệ thực tế (phần này chỉ viết khi đề cho câu 7đ)
Liên hệ thực tế công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị
2
- Giới thiệu khái quát về đơn vị anh, chị
- Vận dụng MQH biện chứng Vật chất và Ý thức trong công tác xây dựng kế hoạch hoạt
động của đơn vị
- Ưu điểm:
+ Tại (cơ quan, đơn vị ) trong công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị hàng
năm đã tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động luôn đã căn cứ vào tình hình thực tiễn đặc
thù tại cơ quan: (Nêu đặc thù của cơ quan của cơ quan: Chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ
cán bộ, CC, VC, điều kiện CSVC, …
+ Có nhiều nội dung trong kế hoạch đã quan tâm đến phát huy tính năng động, sáng tạo ý
thức của đội ngũ cán bộ CC, VC tại cơ quan, đơn vị. Cụ thể như: …… (nêu nội dung cụ
thể tại đơn vị mình)
+ Bên cạnh những chủ trương, chính sách đã góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo
của ý thức đối với cán bộ, đảng viên trong đơn vị thì thông qua kế hoạch hoạt động hằng
năm của đơn vị cũng đã phát huy được sức mạnh của điều kiện vật chất hiện có tại cơ
quan. Chẳng hạn như chủ trương ….. của lãnh đạo đã khai thác được sức mạnh điều kiện
cơ sở vật chất của đơn vị.
+ Trong hoạt động, đơn vị cũng đã luôn quan tâm để tránh bệnh chủ quan, duy ý chí;
bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Từ thực tiễn vận dụng quan điểm khách quan vào thực tiễn công tác xây dựng kế hoạch
hằng năm tại cơ quan đã đem lại những kết quả cụ thể như: …… (Nêu một số kết quả
hoạt động nổi bật của cơ quan trong thời gian qua)
- Hạn chế:
+ Tại (cơ quan, đơn vị ) trong công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị hàng
năm đôi khi vẫn còn máy móc, chủ quan, chưa bám sát đặc thù của ngamhf, địa phương
để xây dựng ké hoạch như: ……..(nêu cụ thể). Từ đó cũng đã dẫn tới những sai lầm, hạn
chế trong thực hiện nhiệm vụ hằng năm tại đơn vị.
+ Có một vài định hướng vẫn còn mang tính hình thức, chưa bám sát tình hình thực tiễn,
điều kiện đặc thù của cơ quan đơn vị như: Trình độ đội ngũ cán bộ CCVC, điều kiện cơ
sở vật chất mặc dù có cải thiện nhiều nhưng đôi lúc chưa đáp ứng được kế hoạch để ra,
+ Đôi khi vẫn còn bệnh chủ quan, duy ý chí trong xây dựng kế hoạch hoạt động dẫn đến
hiệu quả công tác chưa cao.
- Giải pháp:
Từ thực tiễn xây dựng kế hoạch hoạt động của cơ quan như đã trình bày, trong thời gian
sắp tới, vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào công tác cần:
+ Trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của cơ quan, đơn vị phải dựa trên những điều
kiện vật chất, tài chính, nhân lực…xét trên nhiều mặt, mà không duy ý chí, chủ quan…
không áp đặt kế hoạch, nội dung của cơ quan, địa phương khác cho cơ quan, địa phương
của mình…mà phải có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với khả năng, hoàn cảnh.
+ Bên cạnh đó, cũng không xuất phát từ ý muốn chủ quan của lãnh đạo cơ quan, địa
phương hay của một cá nhân nào
+ Trong việc học tập lý luận khi được vận dụng vào thực tiễn công tác: ý thức sáng tạo
trong công tác, tinh thần vượt khó, không trông chờ ỷ lạị, đưa những lý luận vào ứng
3
dụng thực tiễn…Từ điều kiện vật chất hiện có cần phát huy tính năng động, sáng tạo có ý
thức để nâng cao hiệu quả, năng suất lao động.
Bài 3(t49-53). Câu 1b. Phân tích cơ sở lý luận và nội dung quan điểm
toàn diện. Liên hệ thực tế?
(mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận của nó )

1. khái niệm:
- Liên hệ là khái niệm chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu
tố, các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng, một quá trình.
- Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả
tự nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với
các sự vật, hiện tượng khác.
2. Nội dung của mối liên hệ phổ biến:
- Tính khách quan của mối liên hệ phổ biến: Phép biện chứng duy vật khẳng định
tính khách quan của các mối liên hệ, tác động của bản thân thế giới vật chất. Có mối liên
hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật,
hiện tượng và cái tinh thần. Có cái liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau, như
mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của quá trình nhận thức. Các mối liên hệ, tác
động đó, suy cho đến cùng, đều là sự phản ánh mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
Ví dụ: Con người chúng ta sống trong môi trường tự nhiên, dù muốn hay không muốn
thì trái đất vẫn xoay, các hiện tượng tự nhiên: mưa, nắng, động đất,..vẫn xảy ra và chi
phối, tác động đến đời sống của con người.
- Tính phổ biến: Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau, không những
diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy, mà còn diễn ra
đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
+ Trong giới tự nhiên: Nước chảy đá mòn, nước chảy mạnh làm xói mòn đất, sạt lỡ đất;
Nhiệt độ tăng lên dẫn đến các vật không chịu nhiệt phải tan chảy, nhiệt độ quá cao các
loài vật chết đi hoặc biến đổi để sinh tồn, nhiệt độ thấp đạt ngưỡng thì nước đóng thành
băng,...
+ Trong xã hội: Có các mối liên hệ giữa người với người - các tập đoàn, các giai cấp,
tầng lớp khác nhau liên hệ với nhau và liên hệ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội như:
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng…
+ Trong tư duy con người có sự liên hệ ảnh hưởng giữa tư tưởng người này với tư tưởng
người khác, liên hệ giữa các hình thái ý thức xã hội, liên hệ giữa những khái niệm, phán
đoán, suy lí…
- Tính đa dạng, phong phú: Mối liên hệ phổ biến diễn ra phong phú, đa dạng, nhiều
vẻ, được biểu hiện bằng: Mối liên hệ bên trong – bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu – thứ
yếu, mối liên hệ cơ bản, không cơ bản… Trong đó mối liên hệ bên trong, chủ yếu, cơ bản
4
sẽ quyết định quá trình phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ bên
ngoài, thứ yếu, không cơ bản chỉ góp phần can thiệp, chi phối sự vận động và phát triển
của sự vật mà thôi.
Ví dụ: Một cá nhân, con người có nhiều mối quan hệ: Quan hệ với gia đình, bạn bè, quan
hệ với địa phương, nơi cư trú…
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, triết học duy vật Mác-xít rút ra ý nghĩa phương
pháp luận để định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn:
- Quan điểm toàn diện yêu cầu:
+ Khi xem xét sự vật phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố của nó (tuy nhiên phải
có trọng tâm, trọng điểm; Xem xét sự vật trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác.
+ Trong hoạt động thực tiễn, muốn cải tạo sự vật phải thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp; phải xác định, đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ đối với sự vận
động, phát triển của sự vật.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi xem xét, nhận thức sự vật luôn gắn với điều kiện lịch
sử cụ thể, mối liên hệ cụ thể, xác định, trong không gian, thời gian xác định, cụ thể; tránh
chung chung, đại khái.
4. Liên hệ thực tế ở cơ quan, đơn vị hoặc địa phương đang công tác trong công tác
đánh giá CBCC theo quan điểm toàn diện (chỉ viết phần này khi đề ra câu 7đ)
- Đánh giá CB–CC cuối năm cần đánh giá nhiều mặt: tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống, năng lực chuyên môn, quan hệ với đồng nghiệp–nhân dân…
- Đánh giá kết quả hoạt động năm học ở trường học cần nhận xét đúng ưu điểm, hạn
chế; nhận xét tất cả các mặt từ chuyên môn giảng dạy, hiệu quả khi tham gia phong trào
chuyên môn (thi HSG, GVG…), phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao (thi
HKPĐ các cấp, thi Nghi thức đội…), hoạt động xã hội hóa giáo dục…
* Liên hệ thực tế: Đánh giá CBCC cuối năm chúng ta phải dựa trên cơ sở đánh giá toàn
diện.
- Giới thiệu về cơ quan bản thân đang công tác
-Trong công tác đánh giá CBCC:
+ Ưu điểm:
Việc đánh giá CBCC xoay quanh quan điểm toàn diện để thực hiện như ngoài việc đánh
giá năng lực cá nhân thì cũng đã nhận xét các mặt khác như mối quan hệ nơi cơ quan…
của từng CBCC.
Trong những năm qua, công tác cán bộ đã có chuyển biến cả về nhận thức và cách làm,
trong đó công tác đánh giá công chức có những mặt tiến bộ, nhìn chung đã thực hiện
đúng quy trình và thủ tục, mở rộng dân chủ hơn, việc đánh giá công chức sát hơn. Đánh
giá CBCC từng bước được nâng lên có tiến bộ như tuyển dụng CBCC là phải qua phóng
vấn, thử việc, được động viên, đạt yêu cầu thì mới nhận được quyết định nhận vào làm.
+Hạn chế:
-Việc đánh giá CBCC còn hạn chế như: còn chủ quan, duy ý chí, còn tình cảm, còn vị nể
đôi khi chưa phản ánh đúng được thực chất cán bộ, công chức; chưa lấy hiệu quả công
5
việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá công chức; vẫn còn tình trạng đánh giá theo
cảm tính, hình thức chiếu lệ; thiếu tinh thần xây dựng dẫn đến hiệu quả đánh giá thấp,
thậm chí có những trường hợp không đảm bảo về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
cơ hội, thực dụng nhưng vẫn đánh giá tốt và được bổ nhiệm, đề bạt.
- Việc đánh giá, vẫn còn sơ sài, hình thức và chưa đảm bảo chất lượng. Công chức trong
biên chế coi như có thể yên tâm công tác suốt cuộc đời, trừ khi bị kỷ luật đến mức buộc
thôi việc hoặc trong diện tinh giản biên chế (đây là điều rất hiếm khi xảy ra). Chính vì
vậy đã tạo nên sức ỳ lớn, sự trì trệ, thiếu động lực phát triển của một bộ phận công chức
và kéo theo đó là cả một tổ chức, một bộ máy trì trệ
- Phần lớn, công chức sau khi được bình xét, đánh giá đều hoàn thành tốt, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ nhưng nhiệm vụ chung của cả cơ quan, đơn vị lại không có chuyển
biến tích cực hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm
vụ được giao.
Giải pháp:
- Đánh giá cán bộ phải xuất phát từ quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử, quan điểm
phát triển. Phải thực hiện đủ các bước, các yêu cầu và nội dung hướng dẫn của cơ quan
chuyên môn, và phải thể hiện tốt tác phong cụ thể, sâu sát, công tâm, hết sức tránh các
khuynh hướng tiêu cực như đánh giá theo cảm tính, thiếu công tâm, thiếu dân chủ, không
theo quan điểm chung hay hẹp hòi định kiến…
Đề xuất 3 giải pháp sau xuất phát từ quan điểm toàn diện trong đánh giá CBCC:
- Thứ nhất, xem xét ở góc độ cái “tâm” và “tầm” của những người tham gia đánh giá cán
bộ, công chức, trước hết là cấp có thẩm quyền.
Khi đánh giá cán bộ, công chức không thể chỉ xem xét một lúc, một thời điểm, một
thời gian ngắn hoặc chỉ nhìn thấy hiện tại mà cần có thời gian dài, một quá trình. Mọi
việc đều có sự chuyển biến, con người cũng có sự thay đổi về nhiều mặt, nên nhận xét
một con người không thể cố định, bất biến mà phải trong quá trình vận động.
Do đó, phải kết hợp theo dõi đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ về cán bộ,
công chức nhằm phản ánh liên tục và kịp thời sự phát triển của cán bộ, công chức, kết
hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau để phân tích, chọn lọc cho khách quan.
- Thứ hai, đánh giá cán bộ, công chức phải lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước
đo chủ yếu. Đánh giá cán bộ, công chức phải dựa vào những quy định cụ thể về tiêu
chuẩn của từng chức danh và tiêu chí đánh giá đối với từng đối tượng cán bộ, công chức.
Năng lực cán bộ, chức thể hiện ở hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của họ theo
chức trách nhiệm vụ được giao, thể hiện ở khối lượng, chất lượng hiệu quả công tác trên
các lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, để có thể đánh giá cán bộ, công chức khách quan
hơn, phương thức đánh giá cần được bổ sung những yếu tố định lượng (về công việc, thời
gian hoàn thành công việc, tỷ lệ xử lý tình huống thỏa đáng và những giải pháp sáng tạo
trong công việc …) bằng cách xây dựng một hệ thống yêu cầu, đòi hỏi của công việc cho
mỗi vị trí công chức với các tiêu chí về tiêu chuẩn trình độ, năng lực; về khối lượng công
việc, quy trình xử lý; quy trình tổng hợp, báo cáo kết quả công tác định kỳ.
- Thứ ba, đánh giá, cán bộ, công chức cần phải xem xét vi trí công tác của từng
công chức có phù hợp với sở trường công việc cụ thể hay không để đánh giá được khách
quan, đúng thực tế, từ đó xác định nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, để sau
đó có hướng bố trí, sắp xếp công việc cho phù hợp với năng lực, sở trường của họ.
6
Nói chung, đánh giá đúng năng lực, nguyện vọng, sở trường của từng cán bộ, công
chức thì sẽ đóng góp tích cực cho việc bố trí, sắp xếp công việc được chính xác, tạo điều
kiện cho công chức phát huy được sở trường của mình từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ
chính trị được giao. Ngược lại, đánh giá cán bộ, công chức không đúng, không thực chất,
không khách quan thì không những bố trí, sử dụng cán bộ không đúng mà quan trọng hơn
là chúng ta sẽ làm mai một dần động lực phấn đấu phát triển, có khi thui chột những tài
năng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn
vị.
Bài 6. Câu 1c. Phân tích cơ sở lý luận và nội dung quan điểm thực tiễn. Liên hệ thực
tế?(t106-114)
( quan điểm của chủ nghĩa duy vật mácxít về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn)

1. Khái niệm
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất – cảm tính, mang tính lịch sử - xã hội, có mục
đích của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
- Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản
ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của của các sự vật hiện
tượng trong thế giới và được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù.
2. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
* Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, lý luận. Thông qua và bằng hoạt động thực
tiễn con người tác động vào sự vật làm cho sự vật bộc lộ thuộc tính, tính chất, quy luật.
Trên cơ sở đó con người có hiểu biết về chúng . Nghĩa là thực tiễn cung cấp “vật liệu”
cho nhận thức. Không có thực tiễn thì không thể có nhận thức.
Ví dụ, chính đo đạc ruộng đất trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp – La Mã cổ đại là
cơ sở để các nhà Toán học nghiên cứu, cho ra đời định lý Talét, Pitago….
- Thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức phải ra đời. Nói khác đi,
chính thực tiễn là người đặt hàng cho nhận thức phải giải quyết. Trên cơ sở đó thúc đẩy
nhận thức phát triển.
Ví dụ, các virut gây bệnh trong cơ thể động vật đòi hỏi con người phải nghiên cứu, bào
chế vacxin, thuốc… để phòng chống bệnh.
- Thực tiễn còn là nơi rèn luyện giác quan của con người Các cơ quan cảm giác được rèn
luyện sẽ tạo ra cơ sở cho chủ thể nhận thức hiệu quả hơn, đúng đắn hơn.
Ví dụ, thông qua sản xuất, chiến đấu những cơ quan cảm giác như thính giác, thị giác…
được rèn luyện).
- Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo công cụ, máy móc hỗ trợ con người nhận thức hiệu quả
hơn.
Ví dụ, kính thiên văn, hàn thử biểu, máy vi tính…đều được sản xuất, chế tạo trong sản
xuất vật chất. Nhờ những công cụ, máy móc này mà con người nhận thức sự vật chính
xác hơn, đúng đắn hơn. Trên cơ sở đó thức đẩy nhận thức phát triển.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức của con người bị chi phối bởi
7
nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại. Ngay từ thuở mông muội, để sống con người phải tìm hiểu
thế giới xung quanh, tức là để sống, con người phải nhận thức. Nghĩa là ngay từ khi con
người xuất hiện trên trái đất, nhận thức của con người đã bị chi phối bởi nhu cầu thực
tiễn.
Những tri thức, kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào
thực tiễn phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giá giá trị
của tri thức – kết quả của nhận thức.
Nếu nhận thức không vì thực tiễn mà vì cá nhân, vì chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa thành
tích vì nhận thức sớm muộn sẽ mất phương hướng.
Nếu nhận thức không vì thực tiễn mà vì cá nhân, vì chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa thành
tích thì nhận thức sớm muộn sẽ mất phương hướng.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức: Thực tiễn không những đề ra nhu cầu, nhiệm vụ
phương hướng phát triển của nhận thức, mà thực tiễn còn đòi hỏi phải khái quát tổng kết
để bổ sung kinh nghiệm, phát triển lý luận làm cho khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
không ngừng phát triển.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý (nhận thức). Chân lý là những tri thức phù hợp
với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Thực tiễn là tiêu chuẩn duy
nhất để kiểm tra nhận thức của con người. Bởi vì, ngoài thực tiễn ra không có con đường
nào khác để nối nhận thức với thế giới khách quan.
Hiểu thực tiễn một cách biện chứng, vừa có tính tương đối, vừa có tính tuyệt đối. Tuyệt
đối: Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất đúng để kiểm tra nhận thức (chân lý). Tương đối:
Thực tiễn luôn vận động biến đổi, khi thực tiễn thay đồi, nhận thức cũng phải thay đổi
theo.
- Chính vì thực tiễn có vai trò quan trọng đối với lý luận, nên khi nghiên cứu lý luận phải
liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành; nói đi đôi với làm,...Coi trọng công tác tổng kết
thực tiễn để bổ sung hoàn thiện phát triển lý luận cũng như chủ trương, đường lối chính
sách. Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của lý luận.
* Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:
- Lý luận đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn, làm “kim chỉ nam” cho hoạt
động thực tiễn. Nhờ những đặc trưng ưu trội so với tri thức kinh nghiệm kinh nghiệm mà
lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động thực tiễn của con người. Lý luận khoa
học, thông qua hoạt động thực tiễn của con người góp phần làm biến đổi thế giới khách
quan và biến đổi chính thực tiễn.
- Lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để tạo
thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng.
- Lý luận đóng vai trò định hướng, dự báo cho hoạt động thực tiễn, giúp hoạt động thực
tiễn chủ động, tự giác, giúp cho hoạt động thực tiễn bớt mò mẫm, vòng vo, chủ động, tự
giác hơn.
- Chính vì thế, lý luận có khả năng định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, phương
pháp, biện pháp thực hiện; Lý luận không chỉ giúp con người hoạt động hiệu quả mà còn
cơ sở khắc phục những hạn chế và tăng năng lực hoạt động của con người.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc nghiên cứu sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn cho ta thấy rằng:
8
- Phải có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Lấy Lý luận thâm
nhập vào quần chúng, biến lý luận thành phong trào thực tiễn của quần chúng.
- Nhận thức sự vật hiện tượng phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người, xuất phát từ
thực tiễn địa phương, ngành,…
- Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành.
- Coi trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung hoàn thiện phát triển lý luận cũng như
chủ trương, đường lối chính sách. Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai
của lý luận.
- Trong hoạt động thực tiễn phải phê phán bệnh giáo điều, khắc phục bệnh kinh nghiệm.
Tóm lại, nhận thức và hoạt động phải xuất phát từ thực tiễn, trên cơ sở thực tiễn coi trọng
việc tổng kết thực tiễn để có những nhận thức đóng vai trò định hướng cho hoạt động
thực tiễn tiếp theo.Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lí luận, ngược lại lí luận phải được
vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn.
4. Liên hệ thực tế (Chỉ viết phần này khi đề ra câu 7đ)
Cần Thơ là một thành phố còn khá “trẻ”. Tuy vậy, Cần Thơ cũng đã mang trong mình
lịch sử hình thành và phát triển trên 130 năm. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, hiện
nay, thành phố đã là đô thị loại I – một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương. Đây
cũng là nơi hiện đại và phát triển nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Được mệnh danh
như là Tây Đô, thủ phủ kinh tế, chính trị, giáo dục và y tế.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp,
nông dân, nông thôn TPCT đã đạt nhiều thành tựu to lớn.
*Thành tựu: Căn cứ vào chủ trương chương trình quốc gia “xây dựng nông thôn
mới” nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản như: Không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản
xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng
nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao. Xây
dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là
đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ
thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, xây dựng giai
cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức. Căn cứ thực tiễn Cần
Thơ bắt tay xây dựng nông thôn mới (NTM) từ năm 2011. Giai đoạn từ 2011-2015, có 12
xã đạt chuẩn NTM, chiếm 33,33%. Từ năm 2016 đến nay, Thành phố đã có thêm 22 xã
được công nhận đạt chuẩn NTM.
Tính đến hết tháng 8/2019, Thành phố có 34/36 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 94,4%,
cao hơn gấp đôi tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trong toàn vùng ĐBSCL là 43,8% và
bình quân của cả nước là 50,8%. Số tiêu chí đạt bình quân/xã cũng đạt rất cao: 18,69 tiêu
chí so với 15,43 tiêu chí của toàn vùng ĐBSCL và 15,26 tiêu chí trên cả nước. Cần Thơ
cũng đã có 2/4 huyện được công nhận là huyện NTM, đó là huyện Phong Điền và huyện
Vĩnh Thạnh.
Theo thống kê, tổng nguồn vốn trung bình của 1 xã từ khi bắt đầu xây dựng đến khi được
công nhận xã đạt chuẩn NTM là 296 tỷ đồng được huy động từ 4 nguồn chính là: Ngân
9
sách Nhà nước (chiếm 50,54%), vốn huy động doanh nghiệp (7,76%), vốn vay tín dụng
(34,31%) và vốn do nhân dân đóng góp (7,39%). Đặc biệt trong xây dựng cơ bản, các địa
phương không để xảy ra tình trạng nợ đọng.
Theo kế hoạch đến năm 2020, tất cả 36/36 xã và 4/4 huyện của Cần Thơ sẽ hoàn thành
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và được công nhận đạt chuẩn NTM. Ban
chỉ đạo thành phố, huyện và các xã đang tiếp tục thực hiện các tiêu chí xã NTM, huyện
NTM nâng cao đồng thời tiến tới xây dựng xã, huyện NTM kiểu mẫu.
Cụ thể trong năm 2019, Thành phố có 5 xã đăng ký xây dựng xã NTM nâng cao. Đến
năm 2025, Cần Thơ sẽ có 18 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó có 9 xã đạt chuẩn
NTM kiểu mẫu.
* Hạn chế:
Công tác công bố quy hoạch và triển khai quy hoạch chi tiết trên địa bàn các huyện còn
chậm; chưa có văn bản chính thức của Trung ương về việc kiến nghị chỉnh sửa các tiêu
chí chưa thật sự phù hợp với điều kiện của vùng; việc huy động các nguồn lực thực hiện
các tiêu chí và đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ xây dựng nông thôn mới còn hạn
chế, thu nhập, đời sống của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó
khăn; sinh kế thiếu bền vững trước rủi ro, thiên tai, dịch bệnh, biến động của giá cả thị
trường. Đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở một số nơi đang đặt ra
nhiều thách thức...
* Giải pháp:
Nghiên cứu nắm bắt lại toàn diện các khía cạnh đời sống xã hội và tài nguyên thiên
nhiên nhằm nhận diện khách quan về thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Từ đó, đề
xuất các quan điểm, chính sách, chiến lược làm cơ sở thúc đẩy nhận thức chung của các
bên liên quan của địa phương, đặc biệt là cộng đồng dân cư (khu vực tư nhân), hướng đến
cụ thể hóa những mong muốn của nông dân ở đó bằng tất cả nguồn lực xã hội. Theo đó,
quy hoạch nông thôn mới hiện thực hóa các mục tiêu trên ra không gian thực tế làm cơ sở
để thực hiện.
Xây dựng nông thôn mới phải bắt đầu từ phát triển sản xuất (chú trọng quy hoạch sản
xuất), ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho sản xuất trước thay vì lo đầu tư các hạ tầng như hiện
nay (tất nhiên nó phải được nghiên cứu toàn diện). Trên cơ sở đó, đề ra các quan điểm,
chính sách, chiến lược làm căn cứ lập quy hoạch, thực hiện. Có như vậy, Chương trình
nông thôn mới, mới đạt được các mục tiêu đề ra .
Bài 6 (t98 ) Câu 2: Làm rõ bản chất của nhận thức theo quan điểm duy vật biện
chứng. Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu này?

1. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nhận thức
Theo triết học duy vật biện chứng, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và
sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử - xã
hội cụ thể.
Ví dụ: “chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” đây là 1 nhận
thức của con người được đúc kết từ những kinh nghiệm trong quá trình lao động sản
xuất.
Quan niệm về bản chất nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện ở những
10
điểm sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng nhận thức là quá trình phản ánh hiện
thực khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn. Điều này có nghĩa là
chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với
ý thức của con người và loài người.
Thứ hai, chủ nghĩa duy vật biện chứng công nhận khả năng nhận thức thế giới của con
người. Theo triết học duy vật biện chứng, không có cái gì mà con người không nhận thức
được, chỉ có cái mà con người chưa nhận thức được mà thôi.
Thứ ba, nhận thức là quá trình biện chứng, có vận động biến đối, phát triển, đi từ chưa
biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều hơn, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn nhưng không
có giới hạn cuối cùng.
Thứ tư, nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục đích nhận thức,
tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
2. Biện chứng của quá trình nhận thức
- V I.Lênin trong Bút ký triết học đã khẳng định về biện chứng của quá trình nhận thức
như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực
tại khách quan”
Như vậy, nhận thức của con người gồm hai giai đoạn khác nhau nhưng có quan hệ biện
chứng với nhau: nhận thức cảm tính (hay trực quan sinh động) và tư duy trừu tượng
(hay nhận thức lý tính).
2.1. Nhận thức cảm tính (hay trực quan sinh động)
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Ở giai đoạn này, nhận
thức của con người phản ánh trực tiếp sự vật, hiện tượng thông qua các giác quan. Kết
quả nhận thức được thể hiện dưới các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
Cảm giác là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức cảm tính và là nguồn gốc của
mọi sự hiểu biết của con người nói chung. Khi sự vật, hiện tượng trực tiếp tác động vào
các giác quan con người thì gây nên cảm giác. Cảm giác là sự phản ánh từng mặt, từng
thuộc tính bên ngoài của sự vật.
Ví dụ: ăn 1 trái ớt ta thấy cay, cay là cảm giác của chúng ta khi thuộc tính của trái ớt tác
động trực tiếp vào vị giác
Tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác, đem lại cho con người hình ảnh trọn vẹn hơn về
vẻ ngoài của sự vật.
Ví dụ: Khi tri giác về một cây kẹo ta không chỉ có được cảm giác riêng biệt từ việc nhìn
hay nếm mà là sự kết hợp nhiều cảm giác từ việc nhìn, nếm. Ngửi, sờ để biết được nhiều
thuộc tính của cây kẹo hơn như màu sắc, mùi vị, độ cứng mềm...
Biểu tượng là hình ảnh của sự vật do tri giác đem lại nhưng được tái hiện lại nhờ trí nhớ.
Như vậy, ở hình thức biếu tượng, con người không tiếp xúc trực tiếp với sự vật nữa. Biểu
tượng mặc dù vẫn là nhận thức ở giai đoạn cảm tính, nhưng đã ít nhiều mang tính chất
trừu tượng và chủ động, sáng tạo. Ở hình thức này, con người đã huy động trí nhớ tham
gia vào nhận thức. Biểu tượng là bước trung gian để chuyển lên nhận thức lý tính hay tư
duy trừu tượng.

11
Ví dụ: Khi nhắc đển quốc kỳ Việt Nam, công dân Việt Nam luôn thường trực trong nhận
thức của mình biểu tượng của khối vải hình chữ nhật màu đỏ, chưa ngôi sao vàng ở giữa.
2.2. Nhận thức lý tính (hay tư duy trừu tượng)
Nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất, nó được nảy sinh từ nhận
thức cảm tính trên cơ sở thực tiễn. Nhận thức lý tính phản ánh hiện thực khách quan một
cách gián tiếp thông qua hoạt động của tư duy, thể hiện ở các hình thức: khái niệm, phán
đoán, suy lý.
Khái niệm là hình thức của tư duy trừu tượng phản ánh một hoặc một số những thuộc
tính bản chất của sự vật hiện tượng và được biểu đạt bằng một từ hay một cụm từ.
Ví dụ: Khi nhắc đến khái niệm cái bàn, ta tư duy đến vật dụng có mặt phẳng, có chân, có
tác dụng dùng để đặt đồ vật, để làm việc… nó khác với cái ghế, cái tủ lạnh,…
Khái niệm ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo của thế giới khách quan vao đầu óc
của con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng bằng cách liên kết các khái niệm lại để
khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật. Đây là hình thức liên hệ
các khái niệm để phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới trong ý
thức của con người.
Ví dụ: Khi hỏi mặt trời ở đâu, con người chúng ta đều phải ngước lên để tìm chứ không
phải là nhìn xuống mặt đất để thấy. Hành động đó cho thấy ta đã phán đoán được ít nhất
là vị trí của mặt trời đối với trái đất.
Phán đoán biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ là các mệnh đề mà trong đó bao gồm chủ
từ, vị từ và hệ từ
Suy lý là hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ một hoặc một số tiền đề
(phán đoán đã có, những tri thức đã đạt được) để rút ra (suy ra) kết luận (phán đoán mới,
tri thức mới). Kết luận của suy lý là chân thực khi các tiền đề là chân thực và suy lý theo
đúng các quy tắc lôgíc và quy luật tư duy.
2.3. Sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn khác nhau về chất, nhưng lại
thống nhất với nhau, liên hệ, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức của con người.
Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì
không có nhận thức lý tính. Nhưng nhờ có nhận thức lý tính mà con người mới đi sâu
nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng, làm cho nhận thức của con người sâu sắc
hơn, đầy đủ hon, đúng đắn hơn.
Ví dụ: Để nhận thức một con người, đầu tiên chúng ta phải gặp gỡ, tiếp xúc với người đó
nhiều lần, biết được cách ứng xử của người đó trong các mối quan hệ khác nhau (nhận
thức cảm tính).... từ đó ta mới biết được tính cách, sở thích, cũng như bản chất của người
đó để có cách ứng xử cho phù hợp (nhận thức lý tính)

3. Ý nghĩa rút ra từ nghiên cứu này


Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tránh cường điệu, tuyệt đối hóa vai
trò của nhận thức cảm tính, hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của nhận thức lý tính. Như vậy
sẽ rơi vào chủ nghĩa duy cảm. Đồng thời, cần tránh cường điệu, tuyệt đối hóa vai trò của
12
nhận thức lý tính, hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính sẽ rơi vào chủ
nghĩa duy lý. Chủ nghĩa duy cảm hoặc chủ nghĩa duy lý đều là sai lầm.
4. Sự vận dụng của bản thân trong quá trình công tác:
- Thường xuyên rèn luyện nhận thức cảm tính và lý tính bằng cách tích cực tham gia các
hoạt động, từ hoạt động phục vụ nhu cầu bản thân đến hoạt động cho gia đình, xã hội.
- Rèn luyện các giác quan cảm nhận, tích cực, mạnh dạn đảm nhận nhiệm vụ để thử thách
bản thân, nâng cao khả năng tư duy, tạo cho mình thói quen suy nghĩ, sáng tạo, tìm ra giải
pháp, định hướng giải quyết vấn đề.
- Trau dồi vốn ngôn ngữ, để tăng khả năng tư duy bằng việc học thêm ngoại ngữ, tăng
cường giao tiếp.
- Trong quá trình nhận thức, tư duy cần kết hợp so sánh nhận thức, lý luận với thực tiễn
để tìm ra chân lý. Từ đó đề ra chủ trương, chính sách sát hợp tình hình thực tế,
đúng quy luật khách quan. Dựa vào thực tiễn để nhân xét, đánh giá, thay đổi
nhận thức, tư duy, điều chỉnh chính sách, chủ trương phù hợp.
Bài 12 (t 211)Câu 5. Phân tích nội dung hai thuộc tính của hàng hóa (Giá trị sử dụng
và Giá trị hàng hóa)? Liên hệ thực tế thị trường hàng hóa dịch vụ ở thành phố Cần
Thơ?

1. Khái niệm hàng hóa: hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào
đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Là hàng hóa phải có 3 điều kiện: Là sản
phẩm lao động; Thỏa mản nhu cầu của con người; Trao đổi mua bán với nhau.
Ví dụ: Khí oxy trong tự nhiên, không phải là hàng hóa. Khí oxy trong phục vụ y tế,
chính là hàng hóa vì nó được mua bán phục vụ nhu cầu con người.
- Nước trên sông không phải là hàng hóa. Nước đóng chai bán cho người tiêu dùng chính
là hàng hóa.
2. Hai thuộc tính của hàng hóa (Giá trị sử dụng và Giá trị hàng hóa)
2.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa: giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm
có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người như gạo để nấu cơm, vải để mặc… Giá trị
sử dụng của hàng hóa có 4 đặc trưng:
- Giá trị sử dụng của mỗi loại hàng hóa do những thuộc tính tự nhiên (lý, hóa) của thực
thể hàng hóa đó quyết định. Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất
định (tính có ích) làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng (nước đóng chai dùng để uống).
- Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa
học công nghệ và của lực lượng sản xuất nói chung. Xã hội càng phát triển tiến bộ, lực
lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều chủng lọai gía
trị sử dụng càng phong phú. Ví dụ: lúc đầu điện thoại di động có duy nhất một dòng
iphone, qua quá trình phát triển tự nhiên tạo ra nhiều loại điện thoại iphone khác nhau,
bây giờ nhà sản xuất đã sản xuất đến 11 dòng Iphone phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong xã
hội.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người sản xuất trực tiếp
ra nó mà là cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi mua bán. Ví dụ: Công nhân
làm thuê trong các nhà máy sản xuất oto làm việc cho các tập đoàn lớn, trong quá trình
13
lao động sản xuất tạo ra rất nhiều loại oto và chủ các tập đoàn này đã đem những chiếc
oto này bán lại cho những người có nhu cầu trong xã hội thông qua hình thức trao đổi
mua bán, những người công nhân này không được sử dụng nó.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.
- Trong quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa có giá trị, Con người cần áp dụng nhiều
biện pháp khác nhau: ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình, hợp lý hóa quy trình sản
xuất, có nguồn lao động chất lượng để vận hành quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí lao
động tạo ra sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu của xã hội, do đó giá trị sử dụng của
hàng hóa là giá trị sử dụng của xã hội.
Người tiêu dùng muốn có được sản phẩm tốt để sử dụng phải biết giá trị sử dụng của
hàng hóa thông qua lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa. Ví dụ muốn bán gạo để mua
vải thì con người cần biết nhà sản xuất sử dụng 5 công nhân lao động trong một giờ để
sản xuất ra 10m Vải; trong khi đó chủ nhà máy gạo chỉ sử dụng 2 công nhân và chỉ một
giờ lao động tạo ra được 10 kg Gạo, từ đó để đổi số lượng gạo phù hợp, lấy số lượng vải
đúng giá trị.
Rõ ràng, trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, nhà sản xuất đã sử dụng những người lao
động làm thuê trong xã hội (là lao động hao phí) để tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng
cho xã hội mang giá trị trao đổi. Do đó, giá trị của hàng hóa mang tính lao động xã hội
của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vì vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa
là phạm trù vĩnh viễn và là vật mang giá trị trao đổi “Giá trị sử dụng cấu thành các nội
dung vật chất của hàng hóa tạo ra của cải cho xã hội chẳng kể hình thái kinh tế xã hội của
của cải đó như thế nào”.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay để tạo ra sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu của xã
hội và thị hiếu của người tiêu dùng cần phải có sự liên kết, hợp tác giữa nhà nước, nhà
sản xuất và người tiêu dùng, cụ thể: (i) Nhà nước phải ban hành các cơ chế, chính sách
quản lý phù hợp với điều kiện phát triển của nhà sản xuất và của xã hội; (ii) Nhà sản xuất
phải không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
vào sản xuất…; (iii) Người tiêu dùng hãy luôn là người tiêu dùng thông minh nói không
với hàng giả, hàng nháy, hàng kém chất lượng, lựa chọn những hàng hóa có nguồn gốc,
xuất sứ rõ ràng, những nơi buôn bán uy tín, có kiểm soát nguồn gốc hàng hóa đầu vào,
đầu ra và có thể truy xuất xuất xứ nguồn gốc hàng hóa…
2.2. Giá trị của hàng hóa: Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa. Giá trị của hàng hóa là sơ sở của giá trị trao đổi. Chất của giá trị là để trao đổi.
Lượng của giá trị là số lượng lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Giá trị
là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị (vd: vải
để may quần áo, lương thực để phục vụ nhu cầu sinh tồn…)
Gía trị hàng hóa có 3 đặc trưng:
- Giữa 2 vật phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nhưng trao đổi được với nhau do hao phí
lao động kết tinh trong hàng hóa.
Ví dụ: Giá trị làm ra 1m vải là 1 giờ lao động. Giá trị trao đổi 1m vải = 5 kg thóc.
- Lao động hao phí kết tinh trong hàng hóa làm cho hàng hóa có giá trị giá trị sử dụng
đây là hình thức biểu hiện của giá trị, còn giá trị là cơ sở, nội dung của Giá trị trao đổi.
- Giá trị biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất với nhau, do đó giá trị
là 1 phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa. VD: trước khi chưa có
14
máy vi tính ra đời, máy đánh chữ rất có giá trị, nhưng từ khi có máy vi tính xuất hiện thì
máy đánh chữ lại không mang giá trị.
2.3. Mối quan hệ giữa giá trị và Giá trị sử dụng
Hai thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất vừa mâu thuẩn
- Thống nhất, vì chúng tồn tại đồng thời trong một hàng hóa.
- Mâu thuẩn thể hiện ở chỗ, khi là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về
chất, nhưng khi là giá trị thì chúng lại đồng nhất về chất đều là kết tinh của lao động.
- Quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị tách rời nhau cả về không gian và thời
gian.
3. Liên hệ thực tế
3.1. Khái quát về Thành phố Cần thơ
Thành phố Cần Thơ, đô thị loại I trực thuộc trung ương - Nơi được mệnh danh là thủ phủ
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là đầu mối giao thương quan trọng nối
liền các địa phương trong vùng với miền Đông Nam bộ và cả nước, là 1 trong 4 tỉnh,
thành của vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.
Diện tích tự nhiên hơn 140 nghìn ha; dân số gần 1,5 triệu người; với 9 đơn vị hành chính
cấp huyện (5 quận và 4 huyện); 85 đơn vị hành chính cấp xã (43 phường, 37 xã, và 5 thị
trấn), có nhiều lợi thế: về vị trí địa lý, về kinh tế và nguồn lực con người...
Với vị trí, vai trò đặc biệt của mình, ngày nay TP Cần Thơ không chỉ là đô thị trung tâm
của vùng mà còn đảm nhận vai trò trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo
dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế, văn hóa; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có vai trò đầu tàu, thúc đẩy các địa phương trong vùng
cùng phát triển.
Trải qua 15 năm khi Cần Thơ trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, Đảng bộ,
Chính quyền và nhân dân thành phố đã tập trung công sức, phối hợp chặt chẽ với các Bộ,
Ban ngành, tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, nỗ lực vươn lên xây dựng và phát triển
thành phố Cần Thơ đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó phải kể đến những thành
tựu về phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ :
3.2 Thành tựu, ưu điểm
Chỉ tính riêng trong 09 tháng đầu năm 2019, sự phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ
thành phố Cần Thơ đã đạt những số liệu khả quan:
- Sản xuất công nghiệp tăng khá; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,22% so với
cùng kỳ. Đa số các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố đều tăng, như: dược
phẩm tăng 27,6%; quần áo may sẵn tăng 10,2%; tôm đông lạnh tăng 16,76%; bia đóng
lon tăng 12,62%; phi lê đông lạnh tăng 20,42%..
- Lĩnh vực thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh
thu dịch vụ 9 tháng ước thực hiện100.128 tỷ đồng, đạt 75,36% kế hoạch và tăng 10,84%
so với cùng kỳ.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng ước thực hiện 1.632triệu
USD, đạt74,2% kế hoạch, tăng 8,88% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước thực
hiện 345 triệu USD, đạt71,89%kế hoạch, tăng 7,44% so với cùng kỳ.

15
- Lĩnh vực du lịch không ngừng phát triển, các hoạt động về du lịch được triển khai đồng
bộ và có nhiều đổi mới; thành phố tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động quảng bá, xúc tiến,
hợp tác, liên kết phát triển du lịch. Trong 9 tháng, các cơ sở kinh doanh du lịch ước đón
trên 7 triệu lượt khách, đạt 83,3% kế hoạch, tăng 4,2% so với cùng kỳ; trong đó,phục vụ
trên 2,2 triệu lượt khách lưu trú, tăng 15,4% so với cùng kỳ, đạt 80,3% kế hoạch, tăng
11,5% so với cùng kỳ; tổng doanh thu từ du lịch đạt 3.396 tỷ đồng, đạt 80,9% kế hoạch,
tăng 15,2% so với cùng kỳ.
- Sản xuất nông nghiệp đạt yêu cầu kế hoạch đề ra, năng suất bình quân ước đạt khoảng
5,91 tấn/ha, sản lượng trên 470 nghìn tấn;rau màu, đậu các loại đã gieo trồng 13.301 ha,
tăng 4,71%so với cùng kỳ, vượt 5,98% kế hoạch; quy mô đàn gia súc, gia cầm tăng từ
5,2% -5,54% so cùng kỳ; diện tích thả nuôi thủy sản 9.531 ha, vượt 13,46%kế hoạch,
tăng 1,6% so cùng kỳ. Công tácxây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm, thành
phố có 35/36 xã và 02/04 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
- Đến tháng 9/2019, tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 9.720 tỷ đồng, đạt 64,9%
dự toán; tổng thu ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu giao thực hiện 8.199tỷ đồng, đạt
72,87% dự toán Trung ương và đạt 71,27% dự toán thành phố giao. Tổng chi ngân sách
địa phương 7.236tỷ đồng, đạt 64,58% dự toán Trung ương giao và đạt 60,04% dự toán
thành phố giao.
- Cấp mới đăng ký kinh doanh cho 1.059doanh nghiệp, đạt 62,29% kế hoạch; tổng vốn
đăng ký 9.454 tỷ đồng, đạt 135,05% kế hoạch. Thành phố hiện có 103 dự án đang triển
khai thực hiện, vốn đầu tư là 63.324 tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) ước lũy kế
09 tháng trên địa bàn thành phố có 86 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 727
triệuUSD, lũy kế vốn thực hiện 453 triệu USD, đạt 62,4% vốn đăng ký.
- Thành phố hiện có 46 chi nhánh tổ chức tín dụng và 07 quỹ tín dụng nhân dân; mặt
bằng lãi suất huy động và phát vay tiếp tục ổn định. Tổng vốn huy động từ các tổ chức
kinh tế và cá nhân trên địa bàn ước đạt 77.100 tỷ đồng, tăng 6,34% so với đầu năm. Tổng
dư nợ phát vay nền kinh tế đạt 83.700 tỷ đồng, tăng 7,82 % so với đầu năm; nợ xấu
chiếm 1,79% tổng dư nợ phát vay.
3.3. Tồn tại hạn chế:
Bên cạnh những mặt đạt được thị trường hàng hóa dịch vụ thành phố cần Thơ còn tồn tại
một số hạn chế như:
- Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, hạn chế về khả năng tài chính, khó khăn trong đầu tư
mở rộng trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Công nghiệp công nghệ cao chưa phát
triển tương xứng với yêu CNH, HĐH.
- Lao động có tay nghề, có trình độ cao còn ít, không đáp ứng nhu cầu phát triển, không
tuyển được lao động theo yêu cầu vị trí việc làm.
- Thị trường còn tồn tại một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, gây hoang
mang dư luận.
- Sản phẩm, dịch vụ du lịch tuy có đổi mới nhưng còn đơn điệu, chưa phát huy hết thế
mạnh, chưa có sản phẩm, dịch vụ du lịch thật sự hấp dẫn du khách.
- Tình hình dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả Heo Châu Phi vẫn còn diễn biến phúc tạp,
khó kiểm soát, ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động nông nghiệp chăn nuôi (tính đến tháng
9/2019, tổng số heo trong ổ dịch là 64.495con, số heo tiêu hủy là 58.152con, khối lượng
là 3.316tấn); tình trạng dịch bệnh mới xuất hiện gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản;
16
thời tiết, biến đổi khí hậu tác động đến mùa màn, năng suất nông nghiệp. Nông nghiệp
công nghệ cao tuy có nhiều đổi mới, gia tăng năng suất, mở rộng diện tích nhưng tương
xứng với tiềm năng.
3.4. Đề xuất, giải pháp
Góc độ NN, chính quyền
- Nghiên cứu giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi
phát triển, sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên
cứu đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm theo chương trình hỗ
trợ. Khuyến khích DN áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất
sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ du lịch trên địa bàn, trong đó tập trung vào du lịch đường sông. Khuyến khích và
tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng sản phẩm quà lưu niệm, quà tặng để phục vụ
khách du lịch. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, hợp
tác, liên kết phát triển du lịch.
- Phát triển chăn nuôi, thủy sản và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tăng
cường công tác dự báo, biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, phục vụ tốt cho
nông nghiệp. tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án, dự án tái cơ cấu, chuyển đổi nông
nghiệp, phát triển bền vững. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Viet GAHP, ứng dụng
CN cao, mở rộng mô hình NN đô thị.
- Tích cực thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức về đường lối củ D9ang3, chính
sách pháp luật NN về phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ. tạo hành lang pháp lý, tăng
cường tính nghiêm minh của pháp luật, bình đẳng trong cạnh tranh. cập nhật thông tin
cảnh báo, thông tin thị trường xuất, nhập khẩu, tiếp tục triển khai hỗ trợ phát triển hệ sinh
thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục cho người dân doanh nghiệp, xây dựng chính
quyền năng động, tích cực, sáng tạo. Đầu tư phát triển chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.
Góc độ người dân, DN
- Cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm; Sử dụng nguồn
nguyên liệu thay thế, giảm giá thành sản xuất; ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác
cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0..
- Quan tâm đến quá trình tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm phù hợp với điều kiện.
- Đầu tư khoa học công nghệ để tăng năng xuất, cải tiến quá trình sản xuất, tổ chức quản
lý. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân viên. Phát triển
nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp.
- Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, đảm bảo đúng quy
trình công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.

Bài 12 (t219) Câu 6. Phân tích điều kiện ra đời; ưu thế của sản xuất hàng hóa.
Liên hệ thực tế sự phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu
quả trong các ngành lĩnh vực thế mạnh của thành phố Cần Thơ?

17
Nội dung 1: Khái niệm về sản xuất hàng hóa (Trang 140).
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất, mà trong đó sản phẩm làm ra
không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra
nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người khác, thông qua việc trao
đổi, mua bán.
Ví dụ: Công ty sản xuất nước giải khát sản xuất ra nước giải khát không phải
nhằm đáp ứng nhu cầu của ban giám đốc công ty hay công nhân công ty mà là
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thông qua trao đổi, mua bán để đưa
sản phẩm nước giải khát đến tay người tiêu dùng.
Nội dung 2. Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa (Trang 139)
Thứ nhất, Sản xuất hàng hóa ra đời khi có sự phân công lao động xã hội (điều kiện cần)
- Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội
vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất 1
hoặc vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi họ phải tiêu dùng
nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó, họ phải trao đổi sản phẩm với nhau.
- Nhờ có phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất mà năng suất lao động
tăng lên, làm ra nhiều sản phẩm để trao đổi và tiêu dùng. Phân công lao động xã hội càng
phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.
Ví dụ: Người nông dân sản xuất ra lương thực, thực phẩm nhưng không chỉ để phục vụ
nhu cầu ăn trong gia đình, mà còn để bán, để trao đổi, mua lại sản phẩm mà họ cần như
hàng gia dụng, nhu yếu phẩm, dược phẩm,… cho gia đình. Ngược lại những người chủ
doanh nghiệp, công nhân trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng gia dụng, nhu yếu phẩm
cũng cần có nhu cầu sinh tồn, phải trao đổi để mua lại lương thực, thực phẩm của người
nông dân.
Thứ hai, Sản xuất hàng hóa có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những chủ thể
sản xuất độc lập nhất định (điều kiện đủ).
Sự tách biệt này xuất hiện đầu tiên trong lịch sử do quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất, về sau, do sự đa dạng về quan hệ sở hữu hoặc sự tách biệt tương đối giữa quyền sở
hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất quy định. Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở
hữu hoặc chi phối của họ, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác cần phải
thông qua trao đổi, mua bán hàng hóa.
=> Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại cần phải có đủ hai điều kiện trên, Thiếu một trong
hai điều kiện này sẽ không có sản xuất hàng hóa.
Nội dung 3. Ưu thế của sản xuất hàng hóa:
Thứ nhất: sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên cơ sở của phân công lao động xã hội, chuyên
môn hóa sản xuất, do đó nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của
từng người, từng cơ sở cũng như của từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, sự phát
triển của SXHH lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã
hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các
vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng
18
giữa các quốc gia thì nó còn khai thác được lợi thế của mỗi quốc gia.
VD: lợi thế của huyện Phong Điền khai thác là du lịch miệt vườn nông thôn, Cờ Đỏ là ưu
tiên phát triển lĩnh vực nông nghiệp; Quận Ninh Kiều là ưu tiên phát triển thương mại ...
Thứ hai: Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô, tính chất tổ chức sản xuất không bị giới
hạn mà nó được mở rộng, xã hội hóa ngày càng cao dựa trên cơ sở ngày càng tăng nhu
cầu và nguồn lực xã hội. Điều đó tạo điều kiện ứng dụng những thành tựu khoa học, công
nghệ thúc đẩy sản xuất phát triển. Mặt khác, tiết kiệm chi phí, thời gian sản xuất khiến
cho người sản xuất hàng hóa phải gia tăng sự kết hợp với những người cung ứng các yếu
tố đầu vào, người phân phối phải tăng cường trao đổi thông tin kết nối giữa các nghành
lĩnh vực giữa các vùng miền. Từ đó quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động được đẩy
mạnh
VD: để đáp ứng nhu cầu sử dụng sữa ngày càng cao, công ty cổ phần sữa Vinamilk đã sử
dụng công nghệ tự động tiên tiến nhất mà tập đoàn Tetra Pak để nâng công suất lên 800
triệu lít sữa/năm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của những quy luật vốn có của sản
xuất và trao đổi hàng hóa như quy luật giá trị cung - cầu, cạnh tranh, ... buộc người sản
xuất phải luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng
loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu
dùng. Vì vậy, SXHH tạo ra môi trường kích thích sự phát triển của KH-KT, nâng cao
trình độ người lao động và máy móc, công nghệ.
VD: Tập đoàn Vingroup đã rất nhạy bén trong việc nhìn nhận nhu cầu con người Việt
Nam từ việc đầu tư cho hệ thống giáo dục Vinschool, đến hệ thống y tế Vinmec và hệ
thống VinFast nhắm đến thị trường ô tô ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Thứ tư: Sản xuất hàng hóa phát triển trở thành một trong những điều kiện để nâng cao đời
sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho mọi người dân. Do nhu cầu về mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm và mua nguyên vật liệu cho sản xuất mà nền sản xuất hàng hóa làm cho
giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển từ đó
không chỉ làm cho đời sống vật chất được nâng cao mà đời sống văn hóa, tinh thần của
người dân cũng phong phú, đa dạng hơn.
VD: từ sau năm 1986 chúng ta đã có những bước phát triển trong sản xuất hàng hóa, từ
đó đời sống người dân ngày càng cải thiện không thiếu thốn như giai đoạn trước năm
1986, do kinh tế phát triển Nhà nước đầu tư nhiều trung tâm vui chơi giải trí, công viên,
các chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ trong và ngoài nước diễn ra thường xuyên…
phục vụ người dân ngày một tốt hơn
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái của nó như:
phân hóa giàu nghèo, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế, phá hoại môi trường sinh
thái,v.v..
Mục đích của sx hàng hóa là sx để bán, người sx quan tâm tới giá trị chứ không phải giá
trị sử dụng. Vì vậy có hiện tượng làm hàng hóa trốn thuế, tình trạng phân hóa giàu nghèo
giữa những người sản xuất hàng hóa ngày ngày càng tăng, tiềm ẩn những khả năng
khủng hoảng phá hoại môi trường sinh thái, xã hội,...
Mặt trái của kinh tế hàng hóa kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng đến đời sống của cá
nhân đặc biệt là của thanh niên sinh viên biểu hiện cụ thể như ô nhiễm môi trường nhiễu
19
loạn thông tin về hàng hóa và an toàn vệ sinh thực phẩm, suy thoái đạo đức đe dọa đến
những giá trị đạo đức cốt lõi, ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai có thể làm mai một bản
sắc văn hóa của dân tộc, cộng đồng, những quan điểm và lối sống lệch lạc.
Nội dung 4. Liên hệ thực tế Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ được hình thành sau 03 lần điều chỉnh về địa giới hành chính, trải
qua quá trình hơn 40 năm xây dựng và phát triển, thành phố Cần Thơ đã đạt được nhiều
thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện và bước đầu giành thắng lợi trong công cuộc đổi
mới; diện mạo, vị thế, tiềm lực kinh tế chuyển biến đáng kể trên nhiều lĩnh vực, từng
bước khẳng định vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của vùng ĐBSCL,
góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bước
đầu hội nhập với khu vực và thế giới.
Với những tiềm năng thế mạnh n guồn nguyên liệu phong phú từ ngành trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản được cung cấp tại chỗ và các tỉnh trong vùng ĐBSCL; Nguồn lao
động dồi dào, nhân công rẻ; Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ngày càng được mở
rộng; Nhiều siêu thị lớn của các công ty đa quốc gia đã có mặt, mối quan hệ xuất, nhập
khẩu với khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, nét văn hóa đặc trưng…chính quyền Cần Thơ đã đề ra phương hướng đẩy mạnh
phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả trong các ngành lĩnh vực
thế mạnh (công nghiệp, thương mai, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ,
dịch vụ du lịch), bước đầu đạt được những kết quả như sau:
* Thành tựu, ưu điểm
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Thành phố ước tính 9
tháng năm 2019 đạt 100.127,51 tỷ đồng tăng 10,84% so cùng kỳ,
- Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2019 tăng 7,64% so với cùng
kỳ năm trước. Đa số các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố đều tăng,
như: dược phẩm tăng 27,6%; quần áo may sẵn tăng 10,2%; tôm đông lạnh
tăng 16,76%; bia đóng lon tăng 12,62%; phi lê đông lạnh tăng 20,42%.
- Thương mại: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2019 tăng 0,65% so với tháng trước,
tăng 2,71% so với tháng 12/2018, tăng 2,17% so với tháng 10/2018. Bình quân 10 tháng
năm 2019, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch
vụ chính, có 08 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng với mức tăng, 03 nhóm hàng hóa, dịch
vụ có chỉ số giá bằng 100% so tháng trước.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng ước thực hiện 1.632triệu
USD, đạt74,2% kế hoạch, tăng 8,88% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước thực
hiện 345 triệu USD, đạt71,89%kế hoạch, tăng 7,44% so với cùng kỳ.
- Nông nghiệp công nghệ cao ngày càng phát triển: sản xuất lúa theo tiêu chuẩn
VietGAP gần 200ha; duy trì 95 cánh đồng lớn, với tổng diện tích khoảng 25.622 ha, tăng
2.410 ha so với cùng kỳ; Năng suất lúa đạt 69,59 tạ/ha, sản lượng đạt 565.622 tấn; Diện
tích cây lâu năm 9 tháng đầu năm 2019 đạt 20.962 ha, tăng 878 ha, bằng 4,37% so cùng
kỳ năm 2018; sản lượng khai thác gỗ từ cây trồng phân tán 9 tháng đầu năm 2019 tăng
2,92% so với cùng kỳ năm 2018; Sản lượng thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2019 toàn TP Cần
Thơ ước đạt 170.432 tấn, tăng 6,29% so với cùng kỳ năm 2018.
- Lĩnh vực du lịch không ngừng phát triển, các hoạt động về du lịch được triển khai đồng
bộ và có nhiều đổi mới; thành phố tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động quảng bá, xúc tiến,

20
hợp tác, liên kết phát triển du lịch; phát triển loại hình du lịch thế mạnh (Du lịch sinh
thái sông nước – miệt vườn; Du lịch văn hóa – lịch sử; Du lịch kết hợp hội nghị, hội
thảo, triển lãm hội chợ và tổ chức sự kiện; du lịch ẩm thực). Trong 9 tháng, các cơ sở
kinh doanh du lịch ước đón trên 7 triệu lượt khách, đạt 83,3% kế hoạch, tăng 4,2% so với
cùng kỳ; trong đó,phục vụ trên 2,2 triệu lượt khách lưu trú, tăng 15,4% so với cùng kỳ,
đạt 80,3% kế hoạch, tăng 11,5% so với cùng kỳ; tổng doanh thu từ du lịch đạt 3.396 tỷ
đồng, đạt 80,9% kế hoạch, tăng 15,2% so với cùng kỳ.
* Hạn chế
* Đề xuất, giải pháp (Tham khảo câu 5)

Bài 18 (t383) : Phân tích nội dung sự phát triển của giai cấp công
nhân theo quan điểm của CN Mác -Lenin? Liên hệ thực tế sự phát
triển của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức ở cơ quan, đơn vị đồng
chí đang công tác.

Lưu ý: Cách hỏi khác: Nhận định của Đảng về sự phát triển của giai cấp công nhân 
Trả lời theo hướng nêu quan điểm của CN Mác – Lenin và quan điểm của Đảng ta.
Nội dung 1: Khái niệm giai cấp công nhân:
Những nghiên cứu của C, Mác, Ph. Ăngghen và Lenin chỉ ra những đặc điểm cơ bản của
giai cấp công nhân: Là lực lượng Lao động SX vật chất là chủ yếu trong nền SX công
nghiệp ngày càng hiện đại, XHH, QTH ngày càng cao, quyết định nhất đối với sự tồn tại
và phát triển XH; Có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích cơ bản của GCTS; thống
nhất về cơ bản và lâu dài với lợi ích của nhân dân lao động và các dân tộc; Có tinh thần
triệt để cách mạng, có bản chất quốc tế và bản sắc dân tộc, đoàn kết giai cấp và có tính tổ
chức kỷ luật cao; Có hệ tư tưởng riêng - là chủ nghĩa Mác- Lênin, có đảng tiên phong là
ĐCS, điều đó phản ánh SMLS của GCCN, đồng thời dẫn dắt quá trình thực hiện SMLS.
Với những đặc điểm trên, CN Mác –Lenin quan niệm: GCCN hiện đại là sản phẩm và là
chủ thể của quá trình CNH. Họ gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại
biểu cho phương thức sản xuất mang tính XHH ngày càng cao và là lực lượng đi đầu
trong cuộc đấu tranh vì tiến bộ trong XH hiện đại. GCCN là giai cấp có sứ mệnh lịch sử
xóa bỏ chế độ TBCN, xây dựng thành công CNXH và CNCS trên toàn thế giới.
- GCCN VN là 1 lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động
chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch
vụ công nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh dịch vụ có tính chất công nghiệp.
Nội dung 2: Sự phát triển của giai cấp công nhân
a) Trình bày sự phát triển của giai cấp công nhân tại mục 2.1. tr259-261 giáo trình.
b) Sau đó nêu sự phát triển (số lượng, chất lượng) của GCCN VN:
Sau hơn 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân nước ta không ngừng lớn mạnh cả về số
lượng lẫn chất lượng, đa dạng về cơ cấu, với vị trí vai trò được khẳng định và là giai cấp
có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển nền kinh tế đất nước.

21
- Ở Việt Nam, trước khi đổi mới, số lượng công nhân là 3,7 triệu, đến năm 2013 đã phát
triển thành gần 11 triệu. Trong số đó có gần 2 triệu công nhân trong các doanh nghiệp
nhà nước, 1, 6 triệu công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số còn
lại là trong các doanh nghiệp tư nhân. Tuy chỉ chiếm khoảng 23% lực lượng lao động xh,
công nhân việt nam đang nắm giữ những cơ sở vật chất quan trọng nhất và có tính quyết
định tới phương hướng phát triển của nền kinh tế - xh. Hằng năm, công nhân và công
nghiệp tạo ra khoảng 70% giá trị tổng sản phẩm trong nước, đảm bảo 60% nguồn thu của
ngân sách nhà nước. Giai cấp công nhân Việt Nam đang là lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN , là lực lượng
nòng cốt trong khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức, nền tảng vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- GCCN VN có sứ mệnh lịch sử to lớn. là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội
tiền phong là Đảng Cộng sản VN, giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến;
giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi dầu trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nồng cốt trong liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức dưới sự Lãnh đạo của Đảng.
- VN xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao
chất lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng được trí thức hóa;
có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm
chủ khoa học-công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức;
thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp,
bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao ”.
Nội dung 3: Liên hệ thực tế sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại cơ
quan đơn vị:
a) Giới thiệu cơ quan đơn vị mình đang công tác
Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ là BV hạng I, trực thuộc Bộ Y tế với tổng số công chức viên
chức và người lao động: 1.366 (Nữ: 817), trong đó có 139 hợp đồng lao động. Bệnh viện
có 1.000 giường kế hoạch, 24 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng và 7 phòng chức năng,
2 trung tâm. Được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân Thành phố Cần Thơ
và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đào tạo chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện trong
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hàng năm bệnh viện điều trị ngoại trú cho khoảng 367.155 lượt người bệnh và 49.483
lượt người bệnh nội trú, thực hiện khoảng 13.995 lượt phẫu thuật chương trình.
Trong 9 tháng đầu năm 2019 bệnh viện đã triển khai 21 kỹ thuật mới về lâm sàng và 13
kỹ thuật mới về cận lâm sàng nhằm đảm bảo cho người dân khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long không phải mất thời gian vàng và chi phí để đi lên Thành phố Hồ Chí Minh
điều trị.
Tranh thủ sự hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực chuyên môn trong khám chữa bệnh,
trong 9 tháng đầu năm đã tiếp 8 đoàn nước ngoài đến làm việc và chuyển giao kỹ thuật
tại BV ĐK TƯ Cần Thơ trong các lĩnh vực nội soi, tim mạch, chấn thương chỉnh hình,
gây mê, cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh…
b) Ưu điểm, mặt làm được
Xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
trong Chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
22
hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nhiều năm qua, Đảng bộ đơn vị đã tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện tốt cô công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Về đào tạo lý luận chính trị: Đối tượng được tập trung đào tạo là cán bộ, đảng viên, nhất
là cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ dự nguồn. Việc tuyển chọn, cử cán bộ đi đào tạo
được thực hiện chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng quy trình. Trong 09 tháng đầu năm 2019,
bệnh viện đã cử 19 cán bộ, đảng viên học các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính
và 01 cán bộ, đảng viên học các lớp cao cấp chính trị.
- Về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh: Cán bộ được cử đi bồi dưỡng theo đối
tượng và số lượng phân bổ hằng năm của Hội đồng quốc phòng - an ninh các cấp, trong 9
tháng đầu năm nay đã cử 02 viên chức bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh
đối tượng 3.
- Về công tác luân chuyển cán bộ: trong 9 tháng đầu năm nay bệnh viện đã điều động và
bổ nhiệm 01 phó trưởng khoa, điều động 08 biên chế và 01 hợp đồng lao động
sang khoa khác theo yêu cầu hoạt động của các khoa phòng . Công tác luân
chuyển cán bộ đã tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ qua thực tiễn, nhất
là cán bộ trẻ, có triển vọng, giúp cán bộ trưởng thành toàn diện, vững vàng hơn, đáp ứng
yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài của đơn vị.
- Về thực hiện chế độ, chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng: Ngoài việc thực
hiện tốt các quy định chung của Đảng và Nhà nước, đơn vị còn quy định các chính sách
cụ thể để hỗ trợ kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Từ đầu năm 2019 đến nay, đã xét cử và làm thủ tục cho 35 trường hợp bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ ngắn hạn trong nước, 14 ngoài nước; 02 học định hướng chuyên khoa 11
tháng tại thành phố Hồ Chí Minh; 12 trường hợp cử dự thi sau đại học; 10 đi học chuyên
khoa I và 04 đi học chuyên khoa II. Thực hiện thủ tục làm chứng chỉ hành nghề: gửi hồ
sơ đăng ký cấp mới 37 chứng chỉ hành nghề, 03 cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên
môn, 01 cấp lại và 01 điều chỉnh thông tin trong chứng chỉ hành nghề; Nhận và cấp phát
21 chứng chỉ hành nghề.
- Về tuyển dụng, thu hút cán bộ, công chức, viên chức: Hàng năm, đơn vị xây dựng kế
hoạch thi tuyển công chức, viên chức báo cáo về cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Kế
hoạch thi tuyển, tuyển dụng được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Thực hiện xong công tác xét tuyến viên chức năm 2018, thực hiện ký hợp đồng
làm việc và nhận việc đối với 332 thí sinh trúng tuyển. Trong đó, hủy bỏ kết quả trúng
tuyển đối với 03 trường hợp trúng tuyển không đến ký Hợp đồng làm việc, thực hiện
tuyển dụng 02 người có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề tại vị trí tuyển dụng của
người đã bị hủy bó kết quả trúng tuyển (có 01 vị trí không có người dự tuyển kế tiếp đảm
bảo đủ các điều kiện theo quy định). Thực hiện quyết định công nhận kết quả đối với 06
viên chức trong xét tuyển đặc cách 2018. Việc phân công, bố trí, sử dụng công chức, viên
chức sau tuyển dụng được thực hiện theo trình độ năng lực, vị trí việc làm và hầu hết các
công chức, viên chức đều tiếp cận nhanh với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
- Hàng năm, Đảng ủy Sở đều ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai và thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
tự chuyển hóa” trong nội bộ, song song với duy trì thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày

23
15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo chuyên đề.
c) Một số hạn chế, khó khăn: Bên cạnh những kết quả đã đạt được bước đầu, công tác
phát triển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại đơn vị thời gian qua vẫn
còn một số hạn chế. Đó là:
- Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch
và sử dụng cán bộ; chưa chú ý việc đào tạo nguồn cán bộ lâu dài, cán bộ nữ, cán bộ trẻ;
đào tạo thiếu cân đối giữa đào tạo lý luận chính trị và chuyên môn; giữa đào tạo chuyên
môn với việc bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ.
- Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có mặt chưa đồng đều. Một số
lĩnh vực còn thiếu cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn cao. Một số cán
bộ, công chức, viên chức có biểu hiện học tập để có bằng cấp; hoặc còn nặng về học tập
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu tích cực học tập lý luận chính trị, kiến
thức quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học để đảm bảo các tiêu chuẩn chức danh theo quy
định.
- Việc tranh thủ học bổng quốc gia, quốc tế còn rất ít, việc huy động các nguồn kinh phí
từ xã hội hóa phục vụ cho công tác đào tạo chưa được nhiều, chủ yếu sử dụng ngân sách
đơn vị.
d) Giải pháp nâng cao chất lượng phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa cán bộ
Một là, tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về công tác
cán bộ và Nghị quyết số 10-NQ/TU của Thành ủy, Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 27-12-
2016 của Thành ủy về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đơn vị đến năm 2020 và những
năm tiếp theo.
Hai là, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thường xuyên rà soát, đánh giá đúng
thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng đến năm 2020 và hằng năm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, tiêu chuẩn
chức danh, vị trí việc làm; gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với công tác quy
hoạch cán bộ, bố trí và sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả, tránh lãnh phí
nguồn nhân lực.
Ba là, tăng cường liên kết với các trung tâm đào tạo, học viện, trường của Trung ương
thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; kết
hợp giữa đào tạo chính quy, tập trung với đào tạo không tập trung, giữa dài hạn với ngắn
hạn, giữa đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài.
Bốn là, thực hiện tốt các chủ trương, quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên
chức, gắn với thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuyển dụng công chức, viên chức
phải xuất phát từ yêu cầu công việc, phù hợp với tiêu chuẩn của vị trí việc làm và yêu cầu
xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đơn vị.
Năm là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, nội dung, chương trình giảng dạy, học tập;
quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất, phương
tiện các cơ sở đào tạo của địa phương; kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn
lực phục vụ tốt yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và phát
triển nguồn nhân lực của đơn vị.
Sáu là, rà soát, bổ sung các chủ trương, quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
và chế độ, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức học tập, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác.
24
Bài 22 (t515)Câu 10: Đồng chí hãy làm rõ và lý giải những bổ sung, phát triển
của Đảng ta tại Đại hội XI về những đặc trưng của Xã hội Xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam so với các văn kiện đại hội Đảng trước đó trong thời kỳ đổi mới? (3
điểm)

Khái niệm về CNXH: CNXH là giai đoạn đầu của hình thái KT-XH CSCN. Xây dựng
thành công CNXH sẽ tạo tiền đề cơ sở vật chất cho sự ra đời CNCS.
Trong quá trình lãnh đạo, nhận thức của Đảng ta về đặc trưng của CNXH và con đường
đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng rõ hơn, thể hiện qua các Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc.
Thời kỳ trước đổi mới (Trước năm 1986) ở Việt Nam bắt đầu xây dựng CNXH tháng 10
năm 1954, Xây dựng CNXH theo mô hình Xô viết, việc nhận thức về CNXH chỉ ở nét
khái quát. Điều này cũng phản ánh những hạn chế trong lý luận của Đảng ta về CNXH ở
Việt Nam thời kỳ trước đổi mới.
Năm 1991 XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nước ta bắt đầu nhìn nhận lại có chọn
con đường xây dựng CNXH nữa hay không? Nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội
trong thời kỳ đổi mới:
Thời kỳ sau đổi mới (Từ 1986 đến nay):
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) Đảng cộng sản Việt Nam đã thông qua
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường
lối đổi mới toàn diện, từng bước nhận thức về những đặc trưng cơ bản của CNXH. Ở
cương lĩnh này Đảng ta xác định 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
xây dựng.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (năm 2006) bổ sung thêm 02 đặc trưng để xây
dựng XHCN. Đó là: Đảng ta xác định: CNXH mà nhân dân ta xây dựng với 8 đặc trưng
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” (bổ sung, phát triển
năm 2011), Đảng ta đã bổ sung thành 8 đặc trưng của xã hội XHCN Việt Nam.
Trên cơ sở kế thừa đồng thời có điều chỉnh những đặc trưng về CNXH được xác định
trong cương lĩnh 1991 và Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng
định:
Mô hình CNXH mà nhân dân ta XD gồm 8 đặc trưng được xây dựng trong Cương lĩnh
2011:
Một là, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là những giá trị xã hội tốt đẹp nhất, ước mơ
ngàn đời của loài người, cho nên cũng là mục tiêu phấn đấu của chủ nghĩa xã hội. Trong
Văn kiện Đại hội X, đặc trưng quan trọng này cũng đã được nêu ra khi nói về chủ nghĩa
xã hội mà nhân dân ta xây dựng. Đến Đại hội XI, trong Cương lĩnh 2011, tiêu chí “dân
chủ” được đặt trước tiêu chí “công bằng”. Thực tiễn nước ta hiện nay cho thấy, dân chủ
và việc thực hiện dân chủ giữ vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội.
Dân chủ không những là mục tiêu, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Khi dân chủ được bảo đảm mới có thể nói
đến công bằng và đến lớn mạnh, những điều đó mới thể hiện sự văn minh. Dân chủ là
điều kiện, tiền đề của công bằng.
Hai là, do nhân dân làm chủ.
25
“Nhân dân làm chủ” xã hội là đặc trưng quan trọng và quyết định nhất trong những
đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này không thể tách rời những yêu cầu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. “Dân chủ” trong đặc trưng nêu
trên chính là nền dân chủ của xã hội - xã hội vận hành theo chế độ và nguyên tắc dân chủ.
Cương lĩnh năm 1991 xác định xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội “do nhân dân lao động
làm chủ”, trong Văn kiện Đại hội X và Cương lĩnh 2011, đặc trưng này được điều chỉnh
thành “do nhân dân làm chủ”. Khái niệm “nhân dân” trong Văn kiện Đại hội X có nội
hàm rộng hơn so với khái niệm “nhân dân lao động” được đề cập trong Cương lĩnh năm
1991 tạo điều kiện thúc đẩy hơn khối đại đoàn kết toàn dân tộc và huy động sức mạnh
của toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Ba là, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ, phù
hợp.
Để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, điều tiên quyết là
xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển. Lực lượng sản xuất hiện đại quyết định việc
nâng cao năng suất của nền sản xuất - yếu tố quy định sự phát triển lên trình độ cao của
phương thức sản xuất mới. Trên cơ sở đó thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến
bộ phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Đặc trưng thứ 2 trong Cương lĩnh năm 1991 “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên
lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” được
Cương lĩnh 2011 bổ sung bằng “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Điều này là cần thiết và đúng đắn. Bởi
theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là xương sống của mọi hình thái kinh tế - xã hội.
Bốn là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn hóa là tinh hoa con người và dân tộc, tinh hoa xã hội và thời đại; bởi vậy, nó là
sức mạnh con người và dân tộc, sức mạnh xã hội và thời đại. Mỗi nền văn hóa phải kết
tinh tinh hoa và sức mạnh thời đại để tiến tới đỉnh cao thời đại, đồng thời phải chuyển
hóa chúng thành các giá trị của dân tộc, làm đậm đà thêm bản sắc riêng của mình. Vì vậy,
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chính là mục tiêu của xã hội xã hội chủ
nghĩa, đồng thời là động lực và sức mạnh thúc đẩy xã hội đó phát triển.
Năm là, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện.
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, quá trình phấn đấu đạt tới những giá trị của xã hội xã hội
chủ nghĩa đều là vì con người. Xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nơi mà sự phát triển tự
do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người... Phấn đấu đạt
tới một xã hội bảo đảm hạnh phúc cho con người, đó là một xã hội văn hóa cao.
Cụm từ “được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công” trong đặc trưng thứ tư của
Cương lĩnh 1991 (cụm từ “được giải phóng khỏi áp bức, bất công” ở đặc trưng thứ 5 của
mô hình chủ nghĩa xã hội nêu trong Văn kiện Đại hội X) được Cương lĩnh 2011 lược bỏ
và xác định là “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện” do về ý nghĩa thì sự “ấm no, tự do, hạnh phúc” của con người cũng đã bao
hàm ý nghĩa được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất công.
Trong Cương lĩnh năm 2011 xác định “con người... có điều kiện phát triển toàn diện”
(trong Cương lĩnh 1991 viết: “Con người... có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”,
cũng Văn kiện Đại hội X ghi “con người ... được phát triển toàn diện”). Việc bỏ từ “cá
26
nhân” thể hiện bản chất của chủ nghĩa xã hội và văn hóa truyền thống của người Việt
Nam. Còn việc bổ sung cụm từ “có điều kiện” là chính xác thể hiện trong chủ nghĩa xã
hội sự phát triển của con người luôn được tạo điều kiện, đồng thời phải căn cứ vào trình
độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ
nhau cùng phát triển.
“Bình đẳng” là một phẩm chất và giá trị nhân quyền thể hiện trình độ phát triển và chất
nhân văn cao của xã hội. Một đòi hỏi quan trọng của xã hội chủ nghĩa là bảo đảm bình
đẳng không chỉ cho cá nhân người công dân, mà còn ở cấp độ cho tất cả các cộng đồng,
các dân tộc trong một quốc gia. “Đoàn kết” là sức mạnh - đó là một chân lý cũng là một
giá trị đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. “Bình đẳng” và “đoàn kết” chính là nền
tảng của sự “tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”.
Trong đặc trưng thứ 5 của Cương lĩnh năm 1991 viết “Các dân tộc trong nước bình đẳng,
đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ”; trong Văn kiện Đại hội X viết: “Các dân tộc
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến
bộ”. Trong Cương lĩnh năm 2011, đặc trưng này được điều chỉnh thành “Các dân tộc
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau
cùng phát triển”. Việc thay thuật ngữ “tương trợ” bằng thuật ngữ “tôn trọng” hoàn toàn
đúng đắn và làm cho đặc trưng này có nội dung toàn diện hơn.
Bảy là, có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Nhà nước pháp quyền là một hình thức quản lý nhà nước trên một trình độ cao và hiệu
quả. Nó điều hành hoạt động của các cơ quan nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý và điều hành đất nước và xã hội
bằng pháp luật thể hiện quyền lợi và ý chí của nhân dân; vì vậy, là nhà nước của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân, hướng tới phục vụ lợi ích của nhân dân, là cơ quan quyền
lực của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây là nhà nước mà tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân với nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức. Việc bổ sung đặc trưng này thể hiện vị trí đặc biệt quan
trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
Tám là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Theo nguyên lý phát triển xã hội, đặc biệt trong thế giới hiện đại, mỗi quốc gia là một bộ
phận hợp thành cộng đồng quốc tế. Sự phát triển quốc gia xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ
có được khi đẩy mạnh “quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Quan hệ
hữu nghị và hợp tác chính là thể hiện bản chất hòa hảo, thiện chí và tạo điều kiện cho các
quốc gia hội nhập, tiếp thu những thành quả phát triển của mỗi bên, tích lũy kinh nghiệm
và rút ngắn quá trình phát triển của mỗi nước.
Đặc trưng thứ 6 của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với
nhân dân tất cả các nước trên thế giới'' (theo Cương lĩnh năm 1991) thì trong Văn kiện
Đại hội lần thứ X và trong Cương lĩnh 2011, nó được diễn đạt một cách chính xác hơn -
''Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới''. Cụm từ ''với các nước trên
thế giới'' rộng hơn cụm từ ''với nhân dân tất cả các nước trên thế giới'' nhằm thể hiện mối
quan hệ hữu nghị và hợp tác của Việt Nam không chỉ với nhân dân các nước, mà còn với
nhà nước, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ của các nước trên thế giới.
LIÊN HỆ THỰC TẾ (Phần này chỉ viết khi đề là câu 7đ)

27
Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải
tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành
nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an
ninh được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống
của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng
mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng
Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức
mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở
rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
cao.
Những thành tựu đó tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh
mẽ trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo;
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và
xu thế phát triển của lịch sử.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta còn nhiều hạn chế, khuyết điểm.
Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa làm rõ một số vấn đề
đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng trong thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học
cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Lý luận về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn một số vấn đề cần phải qua
tổng kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ.
Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế
nguồn lực được huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, tốc độ
tăng trưởng kinh tế suy giảm, phục hồi chậm. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động
xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Phát triển thiếu bền vững cả về
kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề
xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm
ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội. Trên một số mặt, một số lĩnh vực, một
bộ phận nhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi
mới. Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; năng lực và hiệu quả hoạt động
của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ.
Việc tạo nền tảng để cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại không
đạt được mục tiêu đề ra.
Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (năm
1994) nêu lên vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp, như nguy cơ "diễn biến hòa bình"
của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, nhất là triệt để sử dụng các phương tiện
truyền thông mạng Internet để chống phá ta và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong nội bộ. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ
có mặt bị giảm sút.
Những hạn chế, khuyết điểm trên đây đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải nỗ
lực phấn đấu không ngừng để khắc phục, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh, bền
vững theo con đường xã hội chủ nghĩa.
28
Nhìn lại 30 năm đổi mới, từ những thành tựu cũng như những hạn chế, khuyết điểm, rút
ra một số bài học sau :
Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Hai là, đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân,
dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi
nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy luật khách
quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý
luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng
thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát
huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ
năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của cả hệ thống chính trị;
tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân./

29

You might also like