You are on page 1of 4

Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều

chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng chuẩ xã hội. Tuy nhiên, dù
ở phương Tây hay phương Đông, đạo đức đều chiếm vị trí rất quan trọng trong hệ tư
tưởng của mỗi cộng đồng người, mà trung tâm là hệ thống các phạm trù đạo đức. Các
phạm trù đạo đức mang nội dung thông báo về tính chất của hành vi con người, mặt khác
còn thể hiện thái độ của con người đối với những hành vi đó.
Nghĩa vụ là một trong số những phạm trù cơ bản của đạo đức học, cũng là nét đặc trưng
cơ bản của đời sống con người. Chỉ ở xã hội loài người mới có ý thức về nghĩa vụ đạo
đức còn ở con vật mọi hành động chăm sóc hay nuôi dưỡng con điều do bản năng vốn có
của nó quy định. Nghĩa vụ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Việc
thực hiện nghĩa vụ tốt hay xấu là “thước đo” đặc thù nói lên tình trạng tiến bộ hay suy
thoái của một xã hội nhất định. Vì vậy, phạm trù này luôn thu hút được nhiều nhà tư
tưởng của các thời đại bàn luận, nghiên cứu sâu sắc.
Ở thời kì cổ đại, người đầu tiên đưa phạm trù “nghĩa vụ” vào Đạo đức học là
Đêmôcrit, ông hiểu ý thức nghĩa vụ là động cơ sâu kín bên trong của con người, là động
lực thúc đẩy con người tự giác hành động.
VD Trong gia đình có bố mẹ hay ông bà không còn sức lao động bệnh tật. Nhưng con
cháu tự giác dù người người lớn tuổi không đòi hỏi. Đó chính là ý thức nghĩa vụ của
người làm con tri ân sâu sắc công lao sinh thành, dưỡng dục gian khổ, vất vả của cha mẹ.
Tôn giáo hay thánh thần là cái do con người sáng tạo ra nó là sản phẩm của con người do
lo sợ trước các tượng tượng tự nhiên, hay không lý giải được vấn đề nào đó tuy do con
người tạo ra nhưng con người lại không nhận ra được sản phẩm của chính mình và rồi bị
tôn giáo chi phối. tôn giáo bắt con người làm theo những điều mà tôn giáo quy định vì thế
các tôn giáo quan niệm nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm trước thần linh, trước thượng đế.
Nghĩa vụ thiêng liêng của con người là hy sinh mọi lợi ích cá nhân, nhu cầu bản thân để
phụng sự ý nguyện của đấng tối cao và các thánh thần. Có như vậy khi về thế giới bên kia
con người sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.
Kant Nghĩa vụ là sự bắt buộc trước “mệnh lệnh tuyệt đối”, là chân lý tất yếu con
người cần phải làm dù muốn hay không nghĩa vụ như một mệnh lệnh bắt buộc
Đây là nguyên tắc này giữ vị trí trung tâm trong đạo đức học của kant. “mệnh lệnh
tuyệt đối” đã được I. Kant coi là chuẩn mực duy nhất và cao nhất để đánh giá hành vi đạo
đức của con người. Nội dung của nguyên tắc này hãy hành động sao cho nguyên tắc mình
tuân theo bao giờ cũng có thể trở thành nguyên tắc phổ biến cho mọi người (nghĩa là tất
cả những người khác cũng tuân theo)
- Kant cho rằng mệnh lệnh tuyệt đối thúc đẩy, sai khiến con người hành động. Tuân theo
mệnh lệnh tuyết đối tức là con người phải thực hiện nghĩa vụ. Nói một cách khác, đạo
đức học của Kant đòi hỏi con người hành động theo cái phải làm, chứ không phải cái
muốn làm. Hành vi đạo đức như vậy được thể hiện như là sự bắt buộc, không có tính tự
giác. Chính Hegel cũng đã phê phán quan điểm đó của Kant là Kant đã giải thích một
cách sai lầm về giá trị của nghĩa vụ và đã hạ thấp con người.
- Các nhà duy vật Pháp thế kỉ XVII - XVIII coi nghĩa vụ đạo đức gắn liền với lợi ích
cá nhân, vì cá nhân nó là tất yếu với mọi người và mọi người phải thực hiện.
Tuy nhiên họ không thấy được ý nghĩa xã hội của việc thực hiện nghĩa vụ. Tiêu biểu như
Hônbách nhà duy vật, vô thần, ông không phủ nhận sở hữu tư nhân, coi lợi ích là quyền
lợi của con người, ông muốn chứng minh tính vĩnh viễn và không thể thủ tiêu của sở hữu
tư nhân. Hay, G. Lametri là một trong những đại biểu của chủ nghĩa duy vật Pháp đề cao
vai trò của giáo dục, nhưng ông lại cho rằng nhà nước phải đưa ra được những luật lệ hợp
lí đảm bảo được quyền tự do chính trị của công dân. Như vậy, các đại diện của chủ nghĩa
duy vật Pháp luôn có tư tưởng đề cao chủ nghĩa cá nhân, xem nhẹ việc thực hiện nghĩa vụ
của cá nhân đối với xã hội. Tuy nhiên trong xã hội tư bản đầy rẫy tính toán cá nhân,
nhưng quan những quan niệm về nghĩa vụ đã có tính chất tiến bộ và thiết thực hơn.
Một số khuynh hướng tư sản hiện đại chũ nghĩa thực chứng, chũ nghĩa cấu trúc, chũ
nghĩa hiện sinh giải thích phạm trù “nghĩa vụ” theo tính chất chủ quan cảm tính, không
có nội dung khách quan.
Họ chủ trương giáo dục đạo đức chỉ dạy cho con người biết hành động, không cần giáo
dục cho họ ý thức về nghĩa vụ, nói cách khác họ xem ý thức nghĩa vụ đạo đức là hoàn
toàn không có ý nghĩa, thậm chí đó là những ràng buộc vô bổ với những hoạt động của
con người. Từ đó học cho rằng sự thừa nhận những chuẩn mực nghĩa vụ đạo đức là có hại
cho các cá nhân. Họ chủ trương áp dụng thành tựu của sinh học tác động vào thần kinh
của con người và điều khiển con người hành động theo ý muốn của ý muốn của người
lãnh đạo.
Quan điểm đạo đức học Mácxít về nghĩa vụ đạo đức:
Đạo đức học Mácxit cho rằng “nghĩa vụ” ý thức trách nhiệm của con người
là ý thức cần phải làm và mong muốn làm vì lợi ích của con người và lợi ích
chung của cả xã hội.
Tùy theo địa vị của người đó và tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Mặt khác, khi
nói về bản chất con người, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng bản chất con người là
tổng hòa của các mối quan hệ xã hội do con người có nhiều mối quan hệ xã hội nên
con người bị ràng buộc với nhau nhiều hơn và từ đó con người có nhiều nghĩa vụ
đối với nhau. Cũng từ đó mỗi con người luôn gắn liền với nhiều nghĩa vụ khác
nhau như: nghĩa vụ với gia đình, nhà trường, xã hội. Trong gia đình lại có nghĩa vụ
chăm sóc cha mẹ, con cái, chồng vợ...; ngoài xã hội, con người có nghĩa vụ lao
động, nghĩa vụ với Tổ quốc, Nhà nước... Từ đó ta thấy bao trùm toàn bộ xã hội con
người bị chi phối bởi 2 nghĩa vụ đó là nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý. Cả 2
cùng đều có chung 1 mục đích là điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người phù
hợp với quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội. Nghĩa vụ pháp lí là những nghĩa vụ
do pháp luật quy định, mang tính chất bắt buộc, cưỡng chế đối với mọi người và
bắt mọi người phải tuân theo Nghĩa vụ đạo đức phát sinh do sự ý thức được trách
nhiệm trước người khác và xã hội, từ sự tự nguyện mong muốn được làm của chủ
thể. Nghĩa vụ đạo đức được thực hiện và điều chỉnh chủ yếu bằng sức mạnh bên
trong của lương tâm mỗi người. Do vậy thực hiện nghĩa vụ đạo đức là hoàn toàn tự
do. Tuy nhiên việc phân biệt nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý chỉ có tính
tương đối bởi vì chúng có mối liên hệ khăng khít, chuyển hóa cho nhau.
Theo quan điểm đạo đức học Mácxit, để có nghĩa vụ đạo đức nhất thiết phải có ba
điều kiện: tự giác, tự do và vì cái thiện.
Tự giác là chủ thể có khả năng nhận thức được trách nhiệm, bổn phận của mình, nhận
thức được cái cần phải làm. Một hành động có thể tự giác nhưng chưa hẳn đã tự do bởi vì
nó có thể ràng buộc bởi một động cơ sâu kín như sự trừng phạt hoặc nhu cầu danh lợi.
Tự do là biểu hiện cao nhất của tính tự giác. Ở đây chủ thể thực hiện hành vi đạo đức
không bị sức ép nào từ bên ngoài mà hoàn toàn hành động theo tiếng gọi của lương tâm,
sự công bằng, khát vọng được phục vụ, cống hiến cho xã hội.
Thực tế cho thấy, tính tự giác, tự do của cá nhân không thể tự nhiên hình thành được, chỉ
khi nào cá nhân được sống, học tập và rèn luyện trong điều kiện thuận lợi như gia đình
đầm ấm, xã hội lành mạnh, có đầy đủ tình yêu thương thì tình cảm và ý thức nghĩa vụ
mới có điều kiện phát triển. Nhưng như thế chưa đủ, điều kiện quan trọng và có tính chất
quyết định vẫn là cá nhân phải sống, lao động, học tập, biết phục tùng và tự nguyện
phụng sự cho xã hội, vì lợi ích xã hội và thấy được lợi ích của mình nằm trong lợi ích của
tổ quốc của nhân dân.
Vì cái thiện tức là việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức phải hướng đến điều tốt đẹp, tiêu
chuẩn cơ bản để phân biệt nghĩa vụ đạo đức với nghĩa vụ pháp lí. Nếu một hành vi để
mất đi tính thiện thì không còn là nghĩa vụ đạo đức nữa mà chỉ là nghĩa vụ bình thường,
giống như một bác sĩ không thực sự làm việc với tinh thần lương y như từ mẫu hay một
giáo viên không tận tụy với nghề nghiệp thì những hành động đó không còn là nghĩa vụ
đạo đức nữa mà chỉ đơn thuần là những hành động làm công ăn lương ở họ thì không có
chút nghĩa vụ đạo đức nào cả. Vì vậy khi thực hiện nghĩa vụ, các chủ thể phải hiểu rõ
mục đích và hậu quả của hành vi mình thực hiện. Không hiểu rõ điều này chẳng những sẽ
không đem lại lợi ích cho xã hội mà còn gây nên những thảm hại cho con người. Vì thế
để đạt được những điều kiện trên đây, đòi hỏi công tác giáo dục đạo đức phải được tiến
hành thường xuyên và lâu dài; ngoài ra, các chủ thể đạo đức cũng phải không ngừng tự
rèn luyện, tự tu dưỡng bản thân.
Nghĩa vu đạo đức có tính xã hội và khách quan
Ta thấy trong xã hội lợi ích của mỗi cá nhân, của mỗi tập thể và của toàn xã hội chỉ có
thể thực hiện được, bảo vệ được trong mối quan hệ tôn trọng và phục vụ lợi ích của nhau
giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa cá nhân và tập thể, giữa cá nhân và xã hội. Mối
quan hệ 2 chiều giữa hai chủ thể như thế đem lại điều thiện cho cả 2 chủ thể, nó làm cho
quan hệ đạo đức mang tính công bằng vì vậy nó làm cho nghĩa vụ có tính khách quan.
Nghĩa vụ đạo đức được cụ thể hoá trong những hoàn cảnh, đối tượng cụ thể thành
nhiệm vụ, bổn phận.
Bổn phận là nghĩa vụ cụ thể mà một người nào đó đã biết, đã nhận thức được và tự
nguyện làm chẳng hạn như việc chăm sóc đối với bố mẹ thì lúc này ta thấy hành động
con cái chăm soc cho bố mẹ khi bố mẹ già yếu lúc này ta không còn gọi đó là nghĩa vụ
đạo đức nữa mà là bổn phận làm con tri ân lại công lao sinh thành và nuôi dưỡng của bố
mẹ.
Tóm lại nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm, là tình cảm tự giác của con người
đối với người khác và đối với xã hội được con người tự giác, tự nguyện hành động
Video
Điều quan tâm lớn nhất đối với người thực hiện nghĩa vụ đạo đức không phải là để
được xã hội đề cao, tôn sùng hay để đạt được mục đích cá nhân mà chính là niềm tự hào,
niềm tin do học có những cống hiến có giá trị đối với xã hội và được xã hội thừa nhận,
chỉ có đứng trên quan điểm tiến bộ đó mới hiểu được sâu sắc những hiện tượng đạo đức
đã và đang hình thành và phát triển ở thời đại chúng ta hiện nay.

You might also like