You are on page 1of 4

THUYẾT HÀNH VI

I. Nội dung của thuyết hành vi

Thuyết hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ, gắn liền với tên tuổi của nhà sáng lập J. B.
Watson, với bốn điểm cơ bản:

● Đối tượng nghiên cứu là hành vi có thể quan sát được, lượng hóa được.

● Khái niệm cơ bản của Thuyết hành vi là: Kích thích – phản ứng.

● Phương pháp nghiên cứu là quan sát và thực nghiệm khách quan.

● Mục đích đặt ra là phải điều khiển được hành vi.

Những tác giả có công đóng góp cho việc hình thành trị liệu hành vi là: J. Watson
(1978 - 1958), E. Tolman (1986 - 1959), F. Skinner (1904 -1990)…Cách tiếp cận
hành vi được phát triển trong những năm 50 và đầu những năm 60 của Thế kỷ XX.

Quan điểm hành vi bắt nguồn từ cơ sở của tâm lý cho rằng con người có phản ứng do
có một sự thay đổi của môi trường, gọi là tác nhân kích thích.

Theo thuyết này, hành vi của chúng ta không phải là tự có mà do chúng ta học, hoặc
chúng ta được củng cố hành vi đó, tức là chúng ta có thể học được những hành vi
khác để thay thế những hành vi không mong muốn, không thích nghi.

Thuyết hành vi được phát triển thành ba trường phái cơ bản đó là:

+ Thuyết hành vi cổ điển đại diện là Skinner.

+ Thuyết nhận thức – hành vi đại diện là E. Tolman.

+ Thuyết hành vi chủ quan đại diện là O. Miller.

Nhưng trong ba trường phái của thuyết hành vi trên thì công tác xã hội áp dụng nhiều
về thuyết hành vi cổ điển và nhận thức – hành vi.

Thuyết hành vi cổ điển đặt cơ sở trên lập luận rằng việc hành vi được hình thành từ sự
ảnh hưởng của các tác nhân kích thích. Hành vi hay chính là phản ứng của con người
là nhằm thích nghi với các tác nhân kích thích này. Thuyết hành vi cổ điển nhấn mạnh
đến việc tạo ra những hành vi mong muốn thông qua tăng cường các củng cố tích cực
đối với những hành vi này, và ngược lại.
Tác nhân kích thích và phản ứng của con người đến hành vi được biểu diễn dưới dạng
mô hình

S→ R→B

Trong đó:

S (subject): tác nhân kích thích.

R (reflexion): phản ứng của con người.

B (behavior): kết quả hành vi.

Khi một tác nhân kích thích( S) sẽ có rất nhiều khả năng phản ứng ( R) của con người.
Nhưng dần dần sẽ có một phản ứng R1 có xu hướng lặp đi lặp lại do con người được
học hoặc được củng cố khi kết quả hành vi đó mang lại một điều gì đó được mong
đợi.

Cách giải quyết vấn đề theo mô hình này tập trung vào tiến trình lập kế hoạch thay đổi
hành vi thông qua việc tạo ra môi trường cho cá nhân tăng cường hành vi tốt và hạn
chế hành vi chưa tốt.

Quan điểm hành vi quan tâm nhiều đến các khuôn mẫu và tìm cách để con người lặp
lại các khuôn mẫu đó bằng việc tác động vào nhận thức hay sử dụng các củng cố.

Hành vi của cá nhân chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh như môi trường sinh
sống, những kinh nghiệm sống mà cá nhân đó trải qua. Hành vi một người liên quan
đến các yếu tố như cảm xúc, suy nghĩ lời nói ra

và các hành động. Trong đó cảm xúc và suy nghĩ thường không được nhìn thấy rõ
rang, còn lời nói và hành động thường dễ nhận biết.

Hạn chế:

Quan điểm hành vi không đặt trọng tâm vào việc thân chủ thực sự cảm nhận như thế
nào về những khuôn mẫu, không thực sự quan tâm đến những quy trình cảm xúc diễn
ra trong tâm trí thân chủ.

Quan điểm hành vi chủ yếu sửa chữa những hành vi được thể hiện ra ngoài, được coi
là phần nổi của tảng băng. Tuy nhiên, những mô hình / lý thuyết theo quan điểm này
không hướng sự can thiệp đến những gốc rễ sâu sa của những lệch lạc hành vi của
thân chủ. Có thể nói quan điểm hành vi chỉ có thể sửa chữa những biểu hiện bề nổi
của vấn đề, nhưng không thực sự xóa bỏ được vấn đề gốc rễ xuất phát từ những di
chứng từ quá khứ để lại trong vô thức của thân chủ.

II. Ứng dụng của thuyết hành vi trong Công tác xã hội.

Trong làm việc với cá nhân, thuyết hành vi hướng đến việc giúp các cá nhân thay đổi
thông qua việc tạo ra những củng cố tích cực đối với những hành vi mong đợi và củng
cố tiêu cực đối với những hành vi không hợp lý thông qua việc tạo ra môi trường cho
cá nhân tăng cường hành vi tốt và hạn chế hành vi chưa tốt.

Trong làm việc về vấn đề hôn nhân, thuyết hành vi giúp cho nhân viên xã hội tạo
được khuôn mẫu những hành vi giúp gia đình lấy lại hạnh phúc và loại bỏ những hành
vi khiến vợ chồng mâu thuẫn nhau.

Thuyết hành vi giúp cho Nhân viên xã hội tiếp cận và tìm hiểu được hành vi của thân
chủ nguyên nhân là do đâu, do di truyền hay do môi trường xã hội để từ đó có cách
thức tác động đến thân chủ, giúp thân chủ thay đổi.

Dựa trên thuyết hành vi thì các hành vi lệch chuẩn hoàn toàn có khả năng thay đổi.

Thuyết hành vi cho thấy được môi trường của họ sống, hành vi con người được hình
thành thông qua quá trình học hỏi và phát triển vì vậy có thể thay đổi các hành vi lệch
chuẩn thông qua học tập, thay đổi môi trường của đối tượng.

Phương pháp trị liệu hành vi trong Công tác xã hội có mục đích làm cho thân chủ cải
thiện được các chức năng cần có trong sinh hoạt hàng ngày, làm tăng các hành vi
mong muốn, đồng thời giảm thiểu các hành vi không cần thiết.

Thuyết hành vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý trị liệu / tham
vấn. Quá trình quan sát hành vi của thân chủ sẽ giúp cho Nhân viên xã hội làm rõ vấn
đề và hoàn cảnh môi trường sống của thân chủ, giúp nhân viên xã hội xác định được
các hành vi cốt lõi để từ đó tạo điều kiện giúp Nhân viên xã hội đưa ra các phương
pháp hỗ trợ, kỹ thuật hỗ trợ thích hợp.

Giúp cho quá trình phục hồi hành vi và nhân cách cho đối tượng ( đối tượng là người
nghiện, người mại dâm,…).

Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội
tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và
công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.
Nghề Công tác xã hội vận dụng các lý thuyết về phát triển con người và hành vi và về
các hệ thống xã hội để phân tích các tình huống phức tạp và tạo thuận lợi cho sự thay
đổi ở cấp cá nhân, tổ chức, xã hội.

III. Ví dụ một ca :

Em Nguyễn. V. H sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố mẹ làm nghề buôn bán,
quanh năm bận rộn với cuộc sống làm ăn. Do không có nhiều thời gian quan tâm đến
con nên bố mẹ H thường phó mặc việc sinh hoạt hàng ngày của em cho người giúp
việc. Hiện nay H đang học lớp 6A1 trường

THCS Cát Linh - Hà Nội, do không được sự quan tâm từ gia đình nên H thường chơi
với những đứa trẻ hư hay tụ tập quanh khu vực nhà em ở, gần đây bố mẹ H nhận thấy
H càng ngày càng ít nói, lầm lì hơn trước và rất hay nói hỗn với bố mẹ vì em cho rằng
bố mẹ chỉ mải kiếm tiền mà không hề yêu thương em. Đặc biệt mấy buổi học gần đây
H thường nghỉ học và còn gây ra những vụ đánh nhau với những bạn bằng tuổi ở gần
trường học. Giáo viên chủ nhiệm của H đã đến gặp gia đình.

Bố mẹ H đã tìm đến nhân vi

You might also like