You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: ĐỘNG CƠ VÀ CẢM XÚC KẾT HỢP VỚI ĐIỀU
CHỈNH TÍCH CỰC VÀ ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ
NHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ XÃ HỘI

Môn học : Nhập môn tâm lý học


Giảng viên : Th.S Trương Minh Tuấn
Lớp : 24D1BUS50326403

Nhóm sinh viên thực hiện: 3PB


8. Huỳnh Dương Hải Hà 31231025981
3. Nguyễn Thị Minh Châu 31231025114
19. Nguyễn Trang Linh 31231027882
45. Phan Hữu Trọng Tín 31231027340
48. Nguyễn Xuân Văn 31231024479
13. Nguyễn Xuân Hòa 31231027479
49. Võ Nhật Việt 31231026709
12. Trần Vũ Hiệp 31231023017

TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 3 năm 2024


2
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 4
Chương I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI .............................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................4
3. Tóm tắt .....................................................................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................5

B. NỘI DUNG ................................................................................................. 6


Chương I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ......................................................................... 6
1. Các khái niệm liên quan ...........................................................................................................6
1.1 Động cơ ............................................................................................................................6
1.2 Cảm xúc ............................................................................................................................6
1.3 Hành vi .............................................................................................................................6
1.4 Mục tiêu và thời hạn.........................................................................................................7
1.5 Sự hài lòng với công việc .................................................................................................7
2. Cơ sở lý thuyết của nội dung trình bày ....................................................................................8
Chương II. PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ VÀ CẢM XÚC KẾT
HỢP VỚI VIỆC ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC VÀ ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ NHÂN
TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ XÃ HỘI ............................................................ 8
1. Sự tác động của động cơ đối với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong
môi trường học tập và xã hội............................................................................................................8
1.1 Động cơ nội tại .................................................................................................................9
1.2 Ảnh hưởng bởi phản ứng sinh lý cơ thể ...........................................................................9
1.3 Động cơ ngoại sinh ........................................................................................................11
1.4 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến động cơ .....................................................................13
2. Sự tác động của cảm xúc đối với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong
môi trường học tập và xã hội..........................................................................................................14
2.1 Cảm xúc ..........................................................................................................................15
2.2 Các loại cảm xúc cơ bản ................................................................................................16
2.3 Cảm xúc và hành vi ........................................................................................................18
3. Động cơ và cảm xúc kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong
môi trường học tập và xã hội..........................................................................................................19
3.1 Tác động qua lại giữa động cơ và cảm xúc....................................................................19
3.2 Sự kết hợp giữa động cơ và cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi tích cực của con người
trong môi trường học tập và xã hội ............................................................................................20
Chương III. KẾT LUẬN ................................................................................................ 21
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 22
3
A. MỞ ĐẦU
Chương I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Cảm xúc và động cơ đóng vai trò rất lớn đối với quá trình học tập và rèn luyện của mỗi
người. Cảm xúc vốn là trạng thái tâm lý phản ánh nội tâm của chúng ta, còn động cơ lại
chính là tác nhân thúc đẩy khiến chúng ta hành động nhằm đạt được mục đích. Hai yếu
tố trên đều giữ vị trí quan trọng đối với mỗi cá nhân, chúng ảnh hưởng đến cách chúng
ta phản ứng với các sự vật, sự việc và con người trong cuộc sống. Vì vậy, nhằm hiểu rõ
sự tác động giữa cảm xúc, động cơ và sự tác động của chúng lên hành vi từ đó điều
chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi của mỗi người nhằm tạo ra một môi trường làm việc
và học tập tích cực, chúng em đã thực hiện đề tài “Động cơ và cảm xúc kết hợp với việc
điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội”.

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về cảm xúc, động cơ và hành vi.
- Phân tích mối quan hệ cảm xúc và động lực từ đó nêu lên tác động của động lực
cảm xúc đối với hành vi của mỗi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội
- Phân tích việc điều chỉnh tích cực cảm xúc và động cơ tác động tích cực đến với điều
chỉnh hành vi của cá nhân và đề xuất các biện pháp để khuyến khích hành động tích cực
trong quá trình học tập.

3. Tóm tắt
Chủ đề nghiên cứu cảm xúc và động cơ kết hợp với việc điều chỉnh hành vi cá nhân
một cách tích cực và đúng đắn trong môi trường học tập và xã hội là một chủ đề hấp dẫn
và có tác động lớn đối với với mỗi con người. Đề tài được thực hiện nhằm phân tích tác
động của động cơ kết hợp với cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi, làm rõ được tác động
của các nhân tố khách quan và chủ quan đến cảm xúc, động cơ từ đó đưa ra các phương
pháp phù hợp nhằm điều chỉnh hành vi có hiệu quả, tích cực của mỗi cá nhân đối với
môi trường học tập và xã hội đồng thời thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân.

4
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết các mục tiêu đã đặt ra, nghiên cứu này sử dụng phương pháp định
tính. Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các thông tin, tài liệu tham khảo và
các thông tin phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra
các phương pháp như phân tích nội dung, nghiên cứu so sánh và phân tích hướng dẫn
nhằm phục vụ cho các cơ sở lý thuyết cũng như là các ví dụ được nghiên cứu trong bài.

5
B. NỘI DUNG
Chương I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Các khái niệm liên quan
1.1 Động cơ

Động cơ là những lý do, nguyên nhân hoặc mong muốn nội tại hoặc bên ngoài mà thúc
đẩy hoặc điều chỉnh hành vi của một cá nhân, giúp thúc đẩy cá nhân hành động, đặt ra
mục tiêu, điều chỉnh hành vi và quyết định theo hướng đạt những mong muốn nhu cầu
cá nhân.

Động cơ là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm các yếu tố như nhu cầu, mục đích,
giá trị và sức mạnh. Có nhiều loại động cơ khác nhau bao gồm “Động cơ sinh học” là
những động cơ xuất phát từ nhu cầu xuất phát từ cơ thể như nhu cầu ăn uống hay sinh
lý. Bên cạnh đó còn có “ Động cơ tâm lý” các động cơ này xuất phát từ nhu cầu tâm lý
của con người, như nhu cầu được thể hiện bản thân, sự tôn trọng, sự yêu thương,... và
“Động cơ xã hội” là các động cơ liên quan đến việc tương tác và gắn kết với cộng đồng.

1.2 Cảm xúc

Cảm xúc là trạng thái tinh thần và trạng thái sinh lý phản ánh một phản ứng đa chiều
của con người đối với các sự kiện, tình huống, hoặc điều kiện xung quanh. Cảm xúc
thường đi kèm với những trạng thái cảm nhận, nhận thức, và hành vi.

Bản chất của cảm xúc đó là trạng thái tinh thần mà mọi người có thể trải qua trong các
tình huống và hoàn cảnh khác nhau. Cùng với đó là phản ứng sinh lý như tăng nhịp tim,
thay đổi hô hấp hay tăng cường sản sinh hormone và các biến đổi khác xảy ra ở trong
cơ thể.

1.3 Hành vi

Hành vi đúng đắn là các hoạt động lịch sự, có đạo đức và được xã hội chấp nhận trong
nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm ở nơi công cộng, nơi làm việc và trong các mối
quan hệ cá nhân. Nó đòi hỏi phải hành động phù hợp với các quy ước, quy định và tiêu
chuẩn ứng xử của xã hội, đồng thời thể hiện sự tôn trọng quyền, cảm xúc và các giới
hạn của người khác. Mặc dù sự khác biệt về văn hóa, môi trường an sinh gây ảnh hưởng
6
trực tiếp đến những hành vi phù hợp hay lệch chuẩn với chuẩn mực xã hội, một số giá
trị phổ quát khác bao gồm lòng tốt, sự trung thực, tính chính trực, sự đồng cảm và tôn
trọng sự đa dạng vẫn là cầu nối trong giao tiếp giữa người với người. Tuy vậy, vẫn cần
phải tuân theo luật pháp và các nguyên tắc đạo đức trong mọi giao tiếp và các hoạt động
khác nhau.

Nói chung, những hành vi đúng đắn là tôn trọng bản thân và những người xung quanh,
tính trung thực và chính trực, là sự thấu hiểu thông qua lắng nghe, tính chuyên nghiệp
trong công việc,... Trên hết, những hành vi đúng đắn giúp con người hướng tới công
cuộc xây dựng một một xã hội nơi sự tôn trọng giữa người với người và tính cân đối, ôn
hòa được đặt lên ưu tiên hàng đầu.

1.4 Mục tiêu và thời hạn


Mục tiêu là kết quả cụ thể mà con người muốn đạt được, được đặt ra từ ham muốn và
mong ước cá nhân. Động lực và cách thức thực hiện mục tiêu này rất quan trọng. Cố
gắng một cách vô định và trừu tượng mà không có mục tiêu cụ thể tương đương với việc
không có mục tiêu. Sự ảo tưởng về việc cố gắng hết mình mà không có mục tiêu cụ thể
có thể dẫn đến thất vọng khi kết quả không đạt được như mong đợi.

Mục tiêu thực tế là những mục tiêu hoặc kế hoạch được đặt ra dựa trên điều kiện hiện
tại, tài nguyên có sẵn và khả năng đạt được. Điều này đảm bảo rằng các mục tiêu không
quá tham vọng hoặc không khả thi, nhưng vẫn đủ quyết tâm để đạt được. Bằng cách
đánh giá rủi ro, cơ hội và tài nguyên có sẵn, mục tiêu thực tế mang lại cơ hội thành công
trong các lĩnh vực như công việc, học tập và cuộc sống cá nhân.

1.5 Sự hài lòng với công việc


Sự hài lòng công việc ngụ ý người lao động được làm một công việc mình thích, làm tốt
công việc đó và được khen thưởng cho những nỗ lực của mình. Ngoài ra, sự hài lòng
công việc còn hàm ý về sự nhiệt tình và cảm giác hạnh phúc của người lao động đối với
công việc họ đang làm.

7
2. Cơ sở lý thuyết của nội dung trình bày

Lý thuyết Maslow về nhu cầu: Lý thuyết này đề xuất rằng con người có một số nhu cầu
cơ bản được xếp hạng theo mức độ ưu tiên, bao gồm nhu cầu vật lý, an toàn, tình yêu
và giảm stress, sự công nhận và tự thực hiện. Cảm xúc và hành vi có thể được điều chỉnh
bởi việc nhu cầu này được đáp ứng hay không.

Lý thuyết trí óc ứng dụng của Abraham Maslow: Theo lý thuyết này, con người có nhu
cầu cơ bản như đề cập ở trên và cũng có nhu cầu cao cấp hơn như sự sáng tạo và tự thực
hiện. Cảm xúc và hành vi có thể được thúc đẩy bởi việc tìm kiếm và đạt được những
mục tiêu này.

Lý thuyết học thù của Sigmund Freud: Theo lý thuyết này, hành vi và cảm xúc được
điều chỉnh bởi các tri thức và mong muốn tiềm ẩn trong tâm trí, bao gồm cả những mong
muốn không được nhận thức.

Lý thuyết học hành vi của B.F. Skinner: Lý thuyết này cho rằng hành vi được hình thành
bởi hậu quả của nó, thông qua quá trình học. Cảm xúc và động cơ có thể được tạo ra
hoặc điều chỉnh thông qua việc tạo ra hoặc loại bỏ các hậu quả.

Lý thuyết cảm xúc của James-Lange: Theo lý thuyết này, cảm xúc không phải là kết quả
của sự suy nghĩ, mà là kết quả của các phản ứng thể chất đối với một tình huống. Hành
vi có thể được ảnh hưởng bởi cảm xúc đó.

Chương II. PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ VÀ CẢM XÚC
KẾT HỢP VỚI VIỆC ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC VÀ ĐÚNG ĐẮN HÀNH
VI CÁ NHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ XÃ HỘI
1. Sự tác động của động cơ đối với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn
hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội

Động cơ có vai trò quan trọng đến việc thể hiện hành vi ra bên ngoài, nó được xem như
là chất xúc tác trung gian để biến những ý tưởng, hành động mong muốn có thể thực
hiện được thông qua hành vi. Động cơ được chia thành hai nhóm chính bao gồm động
cơ nội tại- tức những động cơ xuất phát từ nhu cầu bên trong cơ thể, ham muốn cá nhân

8
và động cơ ngoại sinh- tức những yếu tố bên ngoài không phải do chủ thể bản thân con
người tác động nên.

1.1 Động cơ nội tại

Đây là những động lực phát sinh từ bên trong tâm trí của bản thân con người, đóng vai
trò thúc đẩy hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của họ.

1.2 Ảnh hưởng bởi phản ứng sinh lý cơ thể


a) Cảm giác thưởng và phạt:

Cảm giác thưởng là quá trình tăng cường một hành vi bằng cách cung cấp một kích thích
tích cực hoặc loại kích thích mà tăng khả năng xuất hiện của hành vi đó trong tương lai.
Phạt là quá trình giảm bớt một hành vi bằng cách cung cấp một kích thích tiêu cực hoặc
loại kích thích mà làm giảm khả năng xuất hiện của hành vi đó trong tương lai.

Đây là phản ứng sinh lý đối với việc đạt được mục tiêu hay gặp phải thất bại có thể tạo
ra cảm giác thưởng (ví dụ: hạnh phúc, tự hào) hoặc trừng phạt (ví dụ: buồn bã, thất
vọng). Cảm giác này thúc đẩy đẩy hoặc ức chế việc lặp đi lặp lại hành động tương tự, từ
đó đóng vai trò trong việc hình thành và điều chỉnh tích cực hành vi cá nhân.

b) Phản ứng với niềm vui và hứng thú:

Phản ứng sinh lý với niềm vui và sự hứng thú, như tăng tiết dopamine, có thể cải thiện
động lực và sự chú tâm, từ đó ảnh hưởng tích cực đến học tập và giao tiếp xã hội. Mọi
người có xu hướng dành nhiều thời gian và năng lượng hơn cho các hoạt động khiến họ
cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc.

Phản ứng với niềm vui và hứng thú là một phần quan trọng của trải nghiệm con người
và có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe tinh thần và sự phát triển cá
nhân. Khi trải qua niềm vui, người ta thường có xu hướng tư duy tích cực và nhìn nhận
cuộc sống một cách lạc quan hơn.

c) Sức khỏe và tinh thần:

Sức khỏe và tinh thần liên quan đến cách mà một người xử lý và điều chỉnh cảm xúc
của họ, cũng như khả năng duy trì một tinh thần ổn định. Sức khỏe sinh lý tốt hỗ trợ sự
tỉnh táo, năng lượng và tâm trạng tích cực, từ đó tăng cường khả năng tập trung, học tập
9
và tương tác xã hội một cách hiệu quả. Ngược lại, các vấn đề sức khỏe và tinh thần xấu
có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến động lực và hành vi.

Hai khía cạnh này thường ảnh hưởng lẫn nhau, và sự cân bằng giữa chúng rất quan trọng
đối với sự phát triển và trải nghiệm cuộc sống của mỗi cá nhân.

Ngoài ra sự tác động của động cơ bên trong còn có các khía cạnh khác như:

d) Tăng cường động lực học tập:

Một người có động cơ học tập mạnh mẽ từ bên trong thường có thái độ tích cực hơn
trong việc theo đuổi kiến thức, không chỉ vì điểm số hay thành tích mà vì niềm đam mê
với lĩnh vực đó. Họ có khả năng tự điều chỉnh học tập, tự giác tìm tòi và mở rộng kiến
thức ngoài chương trình giảng dạy.

Đây không phải chỉ là việc thiết lập mục tiêu và kỹ năng quản lý, mà còn bao gồm việc
tạo ra một môi trường hỗ trợ và khích lệ, củng cố và phát triển niềm tin vào khả năng
của bản thân.

e) Phát triển kỹ năng xã hội:

Phát triển kỹ năng xã hội là quá trình học hỏi và phát triển các kỹ năng và khả năng
cần thiết để tương tác một cách hiệu quả và tích cực trong các mối quan hệ xã hội. Đây
là một phần quan trọng của sự phát triển cá nhân và giúp mọi người tạo ra mối quan hệ
khỏe mạnh và thành công trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp

Khi động lực bên trong thúc đẩy cá nhân tìm kiếm sự kết nối và giao tiếp với người
khác, họ sẽ tự nguyện tham gia vào các hoạt động xã hội, phát triển kỹ năng giao tiếp
và hợp tác. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa bản thân và cộng đồng,
từ đó điều chỉnh hành vi để phù hợp hơn với môi trường xã hội.

f) Tự quản lý và tự kiểm soát:

Động cơ bên trong giúp cá nhân phát triển khả năng tự quản lý và tự kiểm soát hành
vi của mình. Họ nhận thức được mục tiêu cá nhân và làm việc chăm chỉ để đạt được
chúng, đồng thời kiềm chế các hành vi tiêu cực hoặc phản xã hội.

10
Kỹ năng này giúp con người điều chỉnh cuộc sống và đạt được mục tiêu của mình một
cách hiệu quả. Bằng cách phát triển và thực hành kỹ năng này, người ta có thể tự quản
lý và kiểm soát cuộc sống của mình một cách hiệu quả hơn, tạo ra sự tự chủ và thành
công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

g) Thích ứng và đổi mới:

Thích ứng là khả năng thích nghi và điều chỉnh hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của mình
để phản ứng với các tình huống mới hoặc thay đổi trong môi trường. Đổi mới là khả
năng tạo ra ý tưởng mới, phương pháp mới hoặc giải pháp mới để giải quyết vấn đề hoặc
cải thiện tình hình hiện tại.

Những cá nhân có động cơ bên trong mạnh mẽ thường sẵn sàng thích ứng với thay đổi
và không ngại đối mặt với thách thức.Hai yếu tố đó giúp con người trở nên linh hoạt,
sáng tạo và có khả năng thích ứng tốt với mọi tình huống. Họ coi thất bại là cơ hội học
hỏi và phát triển, từ đó liên tục cải thiện và điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực hơn.

h) Phát triển phẩm chất cá nhân:

Phát triển phẩm chất cá nhân là một quá trình liên tục và quan trọng trong sự phát triển
các nhân và chuyển đổi sâu sắc. Nó bao gồm một số phẩm chất quan trọng như là: tinh
thần sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, tính chất kiên nhẫn và nhẫn nại… Những phẩm
chất đó giúp con người trở thành một người tự tin, linh hoạt và có khả năng thích ứng
với mọi thách thức trong cuộc sống.

1.3 Động cơ ngoại sinh

Sự tác động của động cơ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến việc điều chỉnh tích cực và
đúng đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội theo nhiều cách:

a) Phúc lợi:
Phúc lợi là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến động cơ làm việc, học tập. Nó phản ánh sự
công bằng và đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản cũng như tạo ra động lực để thúc đẩy quá
trình làm việc và học tập. Ngược lại, nếu phúc lợi không đủ hoặc cảm thấy không xứng
đáng, công bằng có thể dẫn đến sự không hài lòng và tìm kiếm cơ hội khác.

11
Mặc dù phúc lợi là một phần quan trọng trong động lực làm việc, hiệu quả của nó chủ
yếu thể hiện ở mặt số lượng công việc thực hiện hơn là chất lượng. Chất lượng công
việc chủ yếu phụ thuộc vào động lực nội tâm, bao gồm niềm vui và sự thích thú với
công việc.

b) Tham vọng:

Tham vọng chính là động lực mạnh mẽ đẩy ta tiến bước khám phá những điều mới và
vươn lên trong sự nghiệp . Người có tham vọng cao thường sẽ đặt ra những mục tiêu
cao hơn và làm việc chăm chỉ để có được chúng. Ngược lại, những người không có tham
vọng, tức là không có mục tiêu rõ ràng thì sẽ không thể đạt được mong muốn tương ứng
với nỗ lực của mình. Tham vọng không chỉ là mong muốn vươn tới những vị trí cao hơn
trong công việc, mà còn là ham muốn không ngừng học hỏi, trau dồi, phát triển kỹ năng
và gặt hái được thành công trong mọi mặt của cuộc sống.

Tuy nhiên, tham vọng có thể là một con dao hai lưỡi. Nếu không được cân nhắc một
cách cẩn thận, nó có thể dẫn đến sự áp lực và mất cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và
công việc, Sự đòi hỏi không ngừng nghỉ và không hài lòng khi không đạt được mục tiêu
hoặc thậm chí là chưa thỏa mãn với những thứ mình đạt được có thể làm giảm đi mức
độ hài lòng với công việc.

c) Môi trường xung quanh:

Một môi trường làm việc tích cực, nơi mà sự đồng lòng, sự hỗ trợ và sự công nhận được
coi trọng, thường tạo điều kiện tốt cho sự hài lòng và thành công của cá nhân. Sự tác
động của môi trường xung quanh bao gồm:

- Gia đình: Gia đình có thể là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành hành vi
cá nhân. Sự hỗ trợ và động viên từ phụ huynh có thể khuyến khích hành vi tích
cực, trong khi môi trường gia đình bất ổn có thể dẫn đến hành vi tiêu cực.
- Môi trường học tập: Sự ảnh hưởng của bạn bè, giáo viên và môi trường học tập
chung có thể định hình hành vi cá nhân. Sự ủng hộ từ bạn bè và giáo viên có thể
tăng cường lòng tự tin và sự đồng cảm, trong khi môi trường học tập kém chất
lượng có thể dẫn đến hành vi tiêu cực.

12
- Môi trường xã hội và văn hóa: Các yếu tố như giá trị văn hóa, quy định xã hội và
các hình mẫu của cộng đồng cũng có ảnh hưởng lớn đến hành vi cá nhân. Sự chấp
nhận hoặc phê phán từ xã hội có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn hành vi của mỗi
người.

Tuy nhiên, một môi trường làm việc đầy căng thẳng, không minh bạch và thiếu hỗ trợ
có thể dẫn đến sự chán nản và mất động lực. Sự căng thẳng và áp lực không cân đối có
thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và sự hài lòng với công việc.

Vì thế nên môi trường xung quanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một cảm
giác hài lòng và thành công trong công việc của mỗi người. Sự hỗ trợ, tính minh bạch
và không gian làm việc tích cực không chỉ thúc đẩy sự phát triển cá nhân mà còn giữ
cho người lao động cảm thấy hạnh phúc và động viên trong hành trình nghề nghiệp của
mình.
Những yếu tố trên góp phần tạo nên sự hài lòng trong công việc. Sự hài lòng của công
việc sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hành vi tích cực và tiếp tục công việc của mình.
Ngược lại, nếu công việc, học tập không chỉ không mang lại sự hài lòng, hứng thú cho
người làm việc, học tập mà còn đi kèm với sự căng thẳng, áp lực thì sẽ dẫn đến những
hành vi tiêu cực hoặc tìm kiếm thay đổi môi trường làm việc, học tập khác.

1.4 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến động cơ


a) Sự trì hoãn:

Sự trì hoãn xảy ra thường là do sự chậm trễ trong việc bắt đầu hoặc hoàn thành công
việc, có thể xuất phát từ lo lắng về thất bại, cảm giác không thoải mái, hoặc đơn giản là
thiếu kiên nhẫn và tự kiểm soát. Sự trì hoãn có thể gây ra căng thẳng và áp lực, ảnh
hưởng đến hiệu suất làm việc cũng như đạt được mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp.

b) Mục tiêu:

Mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy động cơ của con người. Được xác
định bởi những điểm đích cụ thể, mục tiêu hướng dẫn hành động và tập trung sự chú ý
và nỗ lực của mỗi người. Mục tiêu còn điều chỉnh hành vi của con người, nó thúc đẩy
sự chăm chỉ và kiên nhẫn, tạo ra ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống, giúp con người
cảm thấy hạnh phúc và hài lòng khi tiến đến gần hơn với mục tiêu, hình thành cách con
13
người ưu tiên và sắp xếp các hoạt động hàng ngày. Tóm lại, mục tiêu không chỉ là một
đích đến mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ, thúc đẩy con người vượt qua khó khăn và
đạt được thành công trong cuộc sống. Ngược lại, nếu không đạt được mục tiêu thì có thể
ảnh hưởng rất lớn đến động cơ cảm xúc và hành vi , nó còn làm suy giảm tự tin và sự
sẵn lòng để tiếp tục cố gắng.

c) Thời hạn

Sự ý thức về thời hạn gần kề thường thúc đẩy họ hành động nhanh chóng và hiệu quả
hơn để đạt được mục tiêu. Ngoài ra, thời hạn cũng tạo ra áp lực tâm lý và căng thẳng,
đặc biệt là khi sắp hết thời gian, nhưng cũng có thể kích thích động cơ để họ làm việc
chăm chỉ hơn để tránh quá hạn. Thời hạn giúp con người tập trung vào những nhiệm vụ
quan trọng và ưu tiên cao hơn để đảm bảo rằng họ phải hoàn thành. Ngược lại, thời hạn
có thể gây áp lực và làm cho con người căng thẳng vì phải hoàn thành đúng hạn dẫn đến
sự ảnh hưởng chất lượng đầu ra công việc hoặc sức khỏe.

Thời hạn, mục tiêu và sự trì hoãn đều ảnh hưởng đến động cơ của con người một cách
đáng kể. Thời hạn tạo áp lực và thúc đẩy hành động, trong khi mục tiêu cung cấp một
đích đến rõ ràng để phấn đấu. Ngược lại, sự trì hoãn thường làm giảm động lực và làm
mất đi sự tập trung, kéo dài quá trình hoàn thành công việc và có thể gây ra căng thẳng
và lo lắng.

2. Sự tác động của cảm xúc đối với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn
hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội.

Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, thúc đẩy và thay đổi hành
vi của con người. Đầu tiên là định hình quan điểm và giá trị, cảm xúc có thể làm thay
đổi quan điểm và giá trị của một người đối với một tình huống hoặc vấn đề cụ thể, dẫn
đến sự thay đổi đáng kể hành vi của họ. Cảm xúc thúc đẩy hành vi và ảnh hưởng đến
quyết định của mỗi người, khi con người có nhu cầu hoặc mục đích, họ sẽ bị thúc đẩy
bởi cảm xúc để hành động nhằm thoả mãn nhu cầu hoặc đạt được mục đích đó. Cuối
cùng là điều chỉnh phản ứng, cảm xúc có thể điều chỉnh cách mà một người phản ứng
với các tình huống xảy ra thông qua việc tác động đến quá trình đánh giá hành vi của
mỗi người, dẫn đến cách con người phản ứng và thích nghi với các tình huống khác
nhau.
14
2.1 Cảm xúc

Học thuyết James-Lange cho rằng cảm xúc không đến từ suy nghĩ, mà đến từ phản ứng
của cơ thể. Khi bạn gặp một sự kiện, cơ thể sẽ tự động phản ứng (như tim đập nhanh,
toát mồ hôi,...) và chính những phản ứng này sẽ tạo ra cảm xúc cho bạn.
Học thuyết này mang đến nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích cách thức hoạt
động của cảm xúc. Nó cho thấy rằng cảm xúc không đơn thuần là suy nghĩ, mà là kết
quả của các phản ứng sinh lý. Hiểu được cơ chế này sẽ giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc
hiệu quả hơn bằng cách điều chỉnh các phản ứng của cơ thể.

2.1.1 Cảm xúc qua biểu cảm

Trong cuộc sống hàng ngày, cảm xúc thường phản ánh sự phức tạp và đa dạng của trạng
thái tâm trạng con người. Không phải lúc nào cảm xúc cũng rõ ràng và dễ nhận biết;
thậm chí, chúng thường đan xen với nhau, tạo ra một bức tranh tinh tế của sự phức tạp
tâm lý. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong quan điểm giữa các người quan sát, vì họ
có thể thấy những biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt của một người nhưng không chắc
chắn rằng chúng hoàn toàn phản ánh trạng thái tâm trạng thực sự của người đó.

Hơn nữa, khả năng của con người trong việc nhận biết và hiểu biểu hiện của sáu loại
cảm xúc cơ bản (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, kinh ngạc và ghê tởm) không thể chắc chắn
rằng chúng ta có thể xác định chính xác mỗi loại cảm xúc một cách đồng nhất. Cảm xúc
không chỉ đơn giản là một trạng thái tinh thần tĩnh lặng, mà chúng thường biến đổi theo
các yếu tố khác nhau như mức độ, ngữ cảnh, và trải nghiệm cá nhân. Ví dụ, cảm giác
của một người có thể chuyển từ khinh thường sang kiêu hãnh, từ buồn ngủ sang bối rối
chỉ trong khoảnh khắc, minh chứng cho sự linh hoạt và đa dạng của cảm xúc con người.

2.1.2 Trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc được phát triển từ khi con người còn ở độ tuổi trẻ và tiếp tục phát triển
suốt đời. Trong quá trình này, con người học cách nhận biết và đánh giá cảm xúc của
mình và của người khác, cũng như phát triển các kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm
xúc.Trí tuệ cảm xúc được định hình bởi hoạt động của các khu vực não liên quan đến
xử lý cảm xúc, như hệ thống limbic và hệ thống thần kinh trung ương. Sự kết hợp giữa
các vùng não này giúp con người hiểu và phản ứng với cảm xúc một cách tự nhiên.

15
Trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của con người. Nó có
thể ảnh hưởng đến quyết định, hành vi, sức khỏe tinh thần, và mối quan hệ xã hội. Các
kỹ năng trí tuệ cảm xúc cũng có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ
giáo dục đến quản lý và tâm lý trị liệu. Phát triển trí tuệ cảm xúc có thể giúp con người
tạo ra các mô hình hành vi tích cực, bao gồm khả năng tự điều chỉnh và tự quản lý cảm
xúc, hiểu biết và đồng cảm với người khác, và xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh.

Vì thế một người có thể sử dụng trí tuệ cảm xúc để quản lý và thích nghi với môi trường
làm việc áp lực. Đồng thời, nó cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực mà việc phát triển kỹ
năng trí tuệ cảm xúc có thể mang lại cho cuộc sống và công việc của một người. Việc
đó cũng ngược lại đối với các trường hợp đối lập.

2.2 Các loại cảm xúc cơ bản


a) Hạnh phúc
Tâm lý học tích cực nghiên cứu các cảm giác nâng cao chất lượng cuộc sống như là
hạnh phúc, hy vọng, sáng tạo, can đảm, tinh thần và trách nhiệm. Trong đó, hạnh phúc
không phải là cảm giác tích cực duy nhất và việc đánh giá sự hạnh phúc dựa trên sự tự
đánh giá của bản thân, bởi vì chúng ta không có biện pháp sinh lý hay hành vi đáng tin
cậy làm thước đo. Theo đó, hầu hết mọi người trên thế giới tự cho bản thân là đang hạnh
phúc và hạnh phúc hơn trên mức trung bình.

Ảnh hưởng của của cải vật chất có thực sự phản ánh đến hạnh phúc bản thân chúng ta
hay không? Trước hết, sự gia tăng của cải tạo ra sự khác biệt giữa người giàu và người
nghèo. Phải thừa nhận một điều rằng không phải tất cả người giàu đều hạnh phúc nhưng
hầu hết những người nghèo đều không hề hạnh phúc, đặc biệt là nếu bạn bè hay họ hàng
xung quanh đều ở trong trạng thái tốt hơn họ. Mặt khác, sức khỏe cũng đóng vai trò
quan trọng vào cán cân này. Liệu có khả thi hay không nếu nghèo và hạnh phúc hay ốm
yếu và hạnh phúc, nhưng sẽ thật khó khăn để hạnh phúc nếu bạn vừa nghèo vừa bệnh ?

Sự khác biệt giữa các quốc gia, văn hóa còn ảnh hưởng đến hạnh phúc quyết định tới
người dân ở nơi đó. Tại các quốc gia phát triển, người dân được đánh giá là hạnh phúc
hơn các quốc gia đang phát triển; khi mức độ giàu có trung bình gia tăng, chất lượng
cuộc sống được chú trọng và nâng cao do đó sự thỏa mãn về cuộc sống cao hơn mức
16
trung bình. Ngoài ra, sự thỏa mãn về chất lượng cuộc sống này có liên quan mật thiết và
tạo nên tác động tích cực đối với các vấn đề trong xã hội như quyền lợi bình đẳng của
phụ nữ, giáo dục, chính trị ổn định và ít tình trạng tham nhũng.

Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc như tính cách, người luôn vui
vẻ lạc quan sẽ dễ dàng cảm thấy hạnh phúc hơn ngược lại đối với tính cách tiêu cực, tức
giận và buồn bã. Tiếp đó là một số sự kiện quan trọng trong cuộc đời cũng mang tính
quyết định đến hạnh phúc sau này như kết hôn, mất mát người thân, sinh con và còn
nhiều sự kiện mang dấu ấn riêng khác nữ. Hạnh phúc là loại cảm xúc mang tính dễ lây
lan, do vậy các hoạt động kết nối, các mối quan hệ xã hội mang tính kết nối con người
lại với nhau hơn như tham gia vào hoạt động tình nguyện, tổ chức tôn giáo hay gặp mặt
người yêu, bạn bè thân thiết.

Ngoài ra, còn có một vài cách để tự gia tăng hạnh phúc cho bản thân như việc tập thể
dục giúp giải phóng hormone có lợi như dopamine và serotonin, ghi lại nhật ký biết ơn
đối với những gì diễn ra trong cuộc sống.

b) Buồn bã
Buồn bã khiến mọi người hồi phục tâm trạng bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm tìm
kiếm sự giúp đỡ từ xã hội. Buồn bã có thể dễ dàng thể hiện qua biểu cảm khuôn mặt, do
đó nó là dấu hiệu cho những người xung quanh biết rằng bạn đang gặp vấn đề không
vui và từ đó họ có thể tìm ra những giải pháp giúp đỡ cho bạn, hoặc tránh làm những
việc dẫn đến cảm xúc buồn bã này trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

c) Giận dữ
Giận dữ, khinh miệt, ghê tởm là những phản ứng khác nhau của khó chịu. Giận dữ xảy
ra khi ai đó can thiệp vào quyền hay mộng tưởng của bạn. Khinh miệt là một phản ứng
trước sự vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ghê tởm là phản ứng trước thứ gì đó làm bạn
cảm thấy ô nhiễm nếu cho nó vào miệng của bạn. Những hành vi vi phạm tiêu chuẩn
đạo đức cũng được tính là có liên quan đến cảm giác ghê tởm về mặt tinh thần.

d) Sợ hãi và lo lắng
Sự lo lắng được đo lường qua mức độ gia tăng của phản xạ giật mình. Phản xạ giật mình
là một phản ứng thần kinh diễn ra nhanh chóng, tự động sau khi có tiếng động lớn hoặc
hình ảnh bất ngờ diễn ra đột ngột, nó còn đo lường một cách khách quan về nỗi bất an.
17
Ở những người hay lo lắng thường xuyên được tìm thấy rằng có cường độ phản xạ cao
hơn những người bình thường.

Hạch hạnh nhân ở não là nơi điều khiển, đối phó với các phản ứng về căng thẳng, mối
đe dọa và sự nguy hiểm; vùng này được ức chế bởi các liên kết thần kinh ở vùng vỏ não.
Do đó, ở những người trầm cảm hay lo lắng nghiêm trọng khiến cho vùng vỏ não bị
giảm hoạt động do đó gia tăng hoạt động của vùng hạch hạnh nhân, dẫn đến tình trạng
rối loạn về lo âu ngày càng trở nên trầm trọng.

e) Cảm xúc tự ý thức

Xấu hổ, tội lỗi, tự hào đều là những cảm xúc tự nhận thức. Nó xảy ra khi chúng ta nghĩ
đến cách mọi người đánh giá mình như thế nào và ngược lại. Các cảm xúc này xảy ra
mãnh liệt khi có nhiều người quan sát và đánh giá. Cảm xúc tự ý thức này như tên gọi
chỉ nằm trong tiềm thức, không thể hiện quá rõ ràng ra bên ngoài và được điều chỉnh
tùy thuộc theo mức độ mà ta đánh giá sự việc, hiện tượng đó như thế nào vậy nên có sự
chênh lệch giữa từng người đối với các cảm xúc này.

2.3 Cảm xúc và hành vi


2.3.1 Ảnh hưởng tích cực của cảm xúc đến hành vi trong môi trường học tập và xã hội

Cảm xúc có thể giúp học sinh tăng khả năng học tập: Các cảm xúc tích cực như sự
thích thú, niềm vui và đam mê đối với học tập, giúp tạo động lực thúc đẩy việc học tập.
Khi con người cảm thấy thích thú, chúng ta dễ dàng tiếp thu kiến thức mới hơn.

Tạo mối quan hệ tốt hơn: Cảm xúc tích cực giúp tạo nên các mối quan hệ tốt đối với
mọi người xung quanh, giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả và gắn kết hơn trong các mối
quan hệ vì chúng ta thường sử dụng cảm xúc để truyền đạt ý nghĩa và cảm nhận của
mình thông qua biểu hiện khuôn mặt, giọng điệu, và ngôn từ. Sự hiểu biết về cảm xúc
cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn người khác và tạo ra mối quan hệ gần gũi hơn.

Tác động lên sức khỏe: Cảm xúc tích cực có thể cải thiện sức khỏe của chúng ta. Nó
giúp giảm stress, một trạng thái cảm xúc và sinh lý mà cơ thể trải qua khi đối mặt với
áp lực, căng thẳng, hoặc thách thức từ môi trường xung quanh. Cơ thể cá nhân phản ứng
với stress thông qua việc giải phóng hormone như cortisol, có thể ảnh hưởng đến khả
năng học tập và tương tác xã hội. Việc quản lý stress hiệu quả thông qua phản ứng sinh
18
lý tích cực có thể thúc đẩy hành vi học tập và xã hội tích cực. Đồng thời cảm xúc tích
cực còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của cảm xúc đến hành vi trong môi trường học tập và xã hội:

Cảm xúc đóng vai trò quan trọng đối với sự quyết định hành vi của con người. Tuy
nhiên, những cảm xúc quá tiêu cực có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đối với hành
vi, nhất là trong môi trường học tập và xã hội.

Trong môi trường học tập các cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn tới sự lo lắng căng thẳng cho học
sinh, sinh viên tạo sự khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như tập trung trong
quá trình học. Không những thế việc buồn bã còn khiến học sinh mất động lực học tập
cũng như làm ảnh hưởng lớp học.

Trong môi trường xã hội việc quá sợ hãi và ngại ngùng khiến con người thu mình lại,
né tránh các hoạt động xã hội và gây khó khăn trong việc giao tiếp. Hay việc tức giận
vô cớ dẫn đến các hành vi bạo lực gây tổn thương cho chính mình và những người xung
quanh. Ngoài ra chúng còn gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất và tinh thần,
căng thẳng lo âu kéo dài có thể dẫn tới mất ngủ, rối loạn tiêu hóa và các bệnh về tâm lý
như trầm cảm, rối loạn lo âu,..

3. Động cơ và cảm xúc kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn
hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội
3.1 Tác động qua lại giữa động cơ và cảm xúc

Động cơ và cảm xúc là hai yếu tố tâm lý có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng qua
lại lẫn nhau. Mối quan hệ này đóng vai trò then chốt đối với sự hình thành hành vi và
quyết định của con người. Động cơ là yếu tố tạo ra cảm xúc phán đoán, ảnh hưởng đến
cách trải nghiệm cảm xúc đồng thời kích thích hành vi điều tiết cảm xúc trong mỗi cá
nhân. Còn cảm xúc thì ảnh hưởng nhiều đến mức độ cam kết hoàn thành mục tiêu, tạo
ra động lực mới và thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu.

19
3.2 Sự kết hợp giữa động cơ và cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi tích cực của con
người trong môi trường học tập và xã hội

Sự kết hợp giữa động cơ và cảm xúc tạo nên một lực ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi
của con người. Hai yếu tố này tương tác và bổ sung cho nhau, tạo nên một bức tranh
phức tạp về cách thức con người đưa ra quyết định và thực hiện hành động.

Cảm xúc và động cơ ảnh hưởng đến hành vi bằng cách định hình mục tiêu hành vi.
Động cơ định hướng mục tiêu còn cảm xúc tác động đến cách chúng ta lựa chọn mục
tiêu nào để theo đuổi.

Cảm xúc góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ. Các cảm xúc lạc quan như hứng
khởi, vui mừng, lạc quan có thể thúc đẩy con người hành động, phấn đấu đạt được mục
đích. Ngược lại cảm xúc tiêu cực như thất vọng, chán nản, giận dữ có thể kìm hãm hành
vi, khiến chúng ta trì hoãn hoặc từ bỏ.

Còn động cơ có thể ảnh hưởng đến cách thức trải nghiệm cảm xúc. Khi có động lực
mạnh mẽ, con người có thể chịu đựng được những cảm xúc tiêu cực và kiên trì theo đuổi
ước mơ. Ngược lại khi mất động lực, con người ta dễ dàng bị chia phối và bỏ cuộc.

Động cơ và cảm xúc là hai yếu tố quan trọng tác động đến hành vi của con người. Hiểu
rõ mối quan hệ giữa hai yếu tố sẽ giúp con người điều chỉnh hành vi trong quá trình học
tập và xã hội.

Trong môi trường học tập và xã hội, cần có sự kết hợp hài hòa trong việc thiết lập động
cơ và điều chỉnh cảm xúc cá nhân sao cho đúng đắn, phù hợp để tạo ra được hành vi
đúng đắn. Hành vi đúng đắn là tiêu chuẩn bởi luật pháp xã hội cũng như đạo đức chuẩn
mực theo văn hóa từng khu vực riêng, vậy nên việc tìm thấy một động cơ hợp lý, đúng
đắn cùng với cảm xúc tích cực thì sẽ cho ra được hành vi tích cực như mong muốn của
cá nhân trong môi trường học tập nói riêng và xã hội nói chung.

20
Chương III. KẾT LUẬN

Động cơ được coi là chất xúc tác khiến cho các ý niệm, suy nghĩ từ trong tri giác thể
hiện ra bên ngoài thông qua một loạt các hành vi. Việc có được một động cơ đúng đắn,
phù hợp giúp thúc đẩy các hành động được diễn ra suôn sẻ và có chủ đích hơn. Do đó,
việc luôn có cho mình ít nhất một động cơ sẽ giúp cho chúng ta có hứng thú hơn trong
công việc mà mình muốn làm; từ đó, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hơn
trong học tập và xã hội. Ngoài ra, việc xác định được đâu là mức độ thiết yếu cũng như
tính đúng đắn của động cơ cũng cực kỳ quan trọng, vì nó là nhân tố thúc đẩy đến hành
vi sẽ được diễn ra. Việc xác định được động cơ đúng đắn sẽ giúp ta có được hành vi như
mong muốn, và ngược lại lầm tưởng hay bác bỏ động cơ sẽ dễ gây ra các cảm xúc tiêu
cực khác đối với bản thân.

Cảm xúc là trạng thái sinh học đặc quyền chỉ có ở động vật có vú bậc cao và con người
chúng ta có đặc ân được thừa hưởng sự tiến hóa nhất về cảm xúc. Hầu như tất cả trạng
thái hoạt động của con người đều bị chi phối bởi cảm xúc và phải thừa nhận rằng con
người nếu như không có cảm xúc thì chẳng khác gì trí tuệ nhân tạo. Chính vì lẽ đó việc
nhận biết, kiểm soát, và tinh chỉnh cảm xúc đối với mỗi cá nhân là quá trình thiết yếu
để nhận thức tâm lý, hành vi cá nhân từ đó thay đổi hành vi cá nhân cho phù hợp với
môi trường xung quanh, xã hội. Nhân tố nội tại và môi trường là hai nhân tố chính tác
động đến sự xuất hiện, biểu hiện các cảm xúc khác nhau qua từng giai đoạn, cảm giác ở
mỗi người. Do đó, để điều chỉnh được cảm xúc cần có sự phối hợp từ hai yếu tố trên từ
đó có thể phân tích được cảm xúc mình đang có có thực sự thích hợp để biểu hiện ra bên
ngoài ngay bây giờ hay không hay sẽ lựa chọn kiềm chế. Lúc nào cũng thể hiện tất cả
cảm xúc những gì mình đang có không phải lúc nào cũng là một điều tốt, có thể chỉ là
với bản thân và nó gây nên sự tiêu cực đối với mọi người xung quanh và ngược lại, cảm
xúc được đè nén quá lâu không thể giải bày được tạo nên tác động xấu đối với bản thân
gây nên có triệu chứng về tâm lý, cảm xúc. Sức khỏe tinh thần cũng là một trong những
loại sức khỏe tạo nên sự khỏe mạnh, ổn định của một người; vậy nên có cảm xúc tốt, thể
hiện và giải tỏa đúng mức có kiểm soát khi kết hợp với nhận thức đúng đắn, tích cực
góp phần tạo ra hành vi như mong muốn có thể vừa tốt cho bản thân lẫn những người
xung quanh trong quá trình học tập cũng như các vấn đề khác trong xã hội.

21
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- (“Hành vi – Wikipedia tiếng Việt”)


- (“TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC: Ý
NGHĨA LÝ LUẬN CHO CÁC NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ LIÊN”) (“TỔNG
QUAN LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC: Ý NGHĨA LÝ
LUẬN CHO CÁC NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ LIÊN”)
- James W. Kalat (2022). Introduction to Psychology (12 edition). Cengage.
- Abraham Maslow, A Theory of Human Motivation, Psychological Review,
50(4), 370-396 (1943).
- Branscombe, N.R. & Baron, R.A. (2017). Social psychology. London: Pearson
Education.
- Dweck, C. S. (2017). From needs to goals and representations: Foundations for
a unified theory of motivation, personality, and development. Psychological
review, 124(6), 689.
- Lyubomirsky, S., King, L., & Diener, E. (2005). The benefits of frequent positive
affect:Does happiness lead to success?. Psychological bulletin, 131(6), 803.
- Skinner, B. F. (1963). Operant behavior. American Psychologist, 18(8), 503–515.
- Rahill, S.A., & Kaiser, L.T. (2022). Case Studies in School Psychology.
Routledge.
- Jones, E. (1910). Freud's psychology. Psychological Bulletin, 7(4), 109–128

22
23

You might also like