You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH-MARKETING

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN 


HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN 
 
Ngày: 22/04/2023
Họ tên sinh viên: Đào Lê Trúc Quỳnh 
Mã số sinh viên : 2221001775  
Mã lớp học phần: ………………………………………………………………….
…….. 
Bài làm gồm:  ……….. trang 

Điểm  CB chấm thi  


Bằng số  Bằng chữ  (Ký, ghi rõ họ tên) 

     
 

 
Bài làm:
Câu 1: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung của quan điểm thực tiễn. Cho
biết sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quan điểm thực tiễn
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Nêu ý nghĩa của quan điểm thực tiễn đối với
việc học tập của bản thân.
Trả lời:
1. Cơ sở lý luận và nội dung của quan điểm thực tiễn
Chủ nghĩa duy tâm coi thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế
giới của một lực lượng siêu nhiên, mà không xem nó là hoạt động vật chất, hoạt
động lịch sử - xã hội của con người. Chủ nghĩa duy vật trước Mác đã có công lớn
trong việc phát triển thế giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm,
tôn giáo và thuyết không thể biết. Mặc dù hiểu thực tiễn là hoạt động vật chất của

1
con người nhưng lại coi đó là hành động thấp kém, hoạt động con buôn, không có
vai trò gì đối với nhận thức của con người.
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin trên cơ sở kế thừa và phát triển
sáng tạo sáng tạo những yếu tố hợp lý trong quan niệm về thực tiễn của các nhà triết
học trong lịch sử. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức các ông đã
tạo nên một bước chuyển biến cách mạng trong lĩnh vực lý luận nói chung cũng như
trong lý luận nhận thức nói riêng.
1.1. Khái niệm thực tiễn
Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã
hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Trước hết, thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích của con người.
Hoạt động vật chất là hoạt động mà con người sử dụng công cụ, phương tiện tác động
vào các đối tượng của thế giới khách quan nhằm cải tạo chúng theo mục đích của
mình. Ví dụ: người công nhân chế tạo ra máy móc, người nông dân trồng lúa, hoa
màu,..
Thứ hai, thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội. Hoạt động của con người diễn
ra gắn với những giai đoạn lịch sử nhất định. Ở mỗi thời đại khác nhau, mỗi giai
đoạn phát triển khác nhau của lịch sử thì tương ứng với hoạt động của con người.
Ví dụ: cùng hoạt động trồng lúa, nhưng thời phong kiến khác, thời nay khác (có áp
dụng tiến bộ của khoa học.
Thứ ba, thực tiễn không phải là hoạt động của những cá nhân riêng lẻ, mà là
hoạt động của đông đảo những con người trong xã hội, là dạng hoạt động cơ bản và
phổ biến của xã hội loài người.
1.2. Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn
Thực tiễn gồm những hoạt động cơ bản như:
- Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của
thực tiễn. Đây là hoạt động tạo ra của cải vật chất và những điều kiện thiết yếu cho
sự tồn tại của con người cũng như xã hội và quyết định các hình thức hoạt động
khác của thực tiễn. Ví dụ: Người thợ mỏ khai thác than, người nông dân trồng lúa
mỳ,..

2
- Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các tổ chức xã hội khác nhau,
của các giai cấp, nhà nước, các đảng phái chính trị trong xã hội nhằm cải biến các
quan hệ sản xuất, chế độ xã hội. Ví dụ: hoạt động đối ngoại của Đảng ta.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học là hoạt động của các nhà khoa học trong
các phòng thí nghiệm. Ví dụ: nghiên cứu chế tạo vác - xin.
1.3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Được thể hiện ở chỗ: thực tiễn là cơ sở, mục đích và động lực chủ yếu, trực
tiếp của nhận thức, đồng thời là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
- Trước hết, thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Thực tiễn là cơ sở chủ yếu và
trực tiếp nhất của nhận thức. Không có thực tiễn thì không có nhận thức. Bằng hoạt
động thực tiễn, con người tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng của thế giới
buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ, những tính quy luật để
con người nhận thức. Con người bắt đầu thu nhận những tài liệu cảm tính, sau đó thông
qua phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa… để phản ánh bản chất, quy luật vận
động của các sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó xây dựng nên các lý thuyết khoa học.
Bằng chứng khoa học đã chỉ rõ, con người quan hệ với thế giới không phải
bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Cũng thông qua thực tiễn cải tạo thế giới
con người biến đổi luôn cả bản thân mình.
- Thực tiễn là động lực của quá trình nhận thức. Vì nhu cầu hoạt động thực
tiễn đòi hỏi con người phải có tri thức mới, phải khái quát để bổ sung kinh nghiệm,
phát triển lý luận khoa học. Trong thực tiễn và thông qua thực tiễn làm nảy sinh
những mâu thuẫn trong quá trình nhận thức, quá trình không ngừng nảy sinh mâu
thuẫn và giải quyết mâu thuẫn đó chính là động lực thôi thúc con người vươn tới,
không ngừng vươn tới, không ngừng nâng cao nhận thức để đáp ứng nhu cầu thực
tiễn.
Ví dụ: toán học ra đời do nhu cầu đo đạc, phân chia ruộng đất; thiên văn học
ra đời xuất phát từ nhu cầu giao thông đường biển và phát kiến địa lý,..
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Để cải tạo thực tiễn buộc con người
phải nhận thức, mà nhận thức để hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của con người, làm
cho hoạt động cải tạo thực tiễn tốt hơn. Hơn nữa, thực tiễn luôn đặt ra những vấn đề

3
cho nhận thức hướng tới giải đáp, tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận.
Ví dụ: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng và nhân dân ta cải tạo xã hội đúng đắn và hiệu
quả hơn, tạo ra đầy đủ những tiền đề để chúng ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Nhận thức là sự phản ánh thế giới
khách quan của những con người cụ thể, những thế hệ người trong từng giai đoạn
lịch sử nhất định. Do đó, nó có thể đúng, có thể sai, có thể đầy đủ, sâu sắc hoặc
không đầy đủ, không sâu sắc. Vì vậy, phải được kiểm nghiệm bằng thực tiễn mới
xác định nhận thức đã đạt được đúng hay sai.
Ví dụ: Thuyết địa tâm của tôn giáo, nhà thờ tồn tại trong thời gian dài nhằm
củng cố địa vị thống trị của giai cấp phong kiến và giáo hội, nó đã bị khoa học và
thực tiễn bác bỏ, trực tiếp là thuyết nhật tâm.
2. Vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quan điểm thực tiễn
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội,
Đảng ta luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, nhờ đó, đất nước ta đã giành được
những thắng lợi to lớn và có nghĩa lịch sử. Cụ thể:
- Thứ nhất, một trong những bài học kinh nghiệm sau 35 năm đổi mới, Đảng
ta luôn kiên định và thành công với quan điểm: “Ðổi mới phải toàn diện, đồng bộ,
có bước đi phù hợp; phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn,
bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải
quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra”.
Thực tế cho thấy, phải đổi mới toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực đời
sống, từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn, từ hoạt động lãnh đạo của
Ðảng và quản lý của Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống
chính trị, từ hoạt động ở trung ương đến hoạt động của địa phương, cơ sở. Trong
quá trình đổi mới, phải tổ chức thực hiện quyết liệt với các bước đi, hình thức, cách
làm phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng nóng vội, chủ quan, hấp tấp, vì sẽ
gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá.

4
Ðồng thời phải chủ động, năng động, không ngừng sáng tạo, khắc phục tình trạng
bảo thủ, trì trệ, bỏ lỡ cơ hội phát triển. Phải tôn trọng quy luật khách quan, coi sự
phát triển của thực tiễn là yêu cầu, là cơ sở để đổi mới tư duy lý luận, đường lối,
chủ trương, cơ chế, chính sách. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật
của Ðảng và Nhà nước đều phải xuất phát từ thực tiễn. Ðể dân tin, dân ủng hộ, dân
tích cực thực hiện đường lối đổi mới, Ðảng, Nhà nước phải giải quyết kịp thời, hiệu
quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các thể chế, thiết
chế, cơ chế, chính sách không còn phù hợp, cản trở phát triển.
- Thứ hai, Đảng luôn coi trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát
triển lý luận.
Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn, được hình thành, bổ sung, phát triển từ tổng
kết kinh nghiệm thực tiễn. Chính vì vậy, trong công tác lý luận, Đảng ta ngày càng
nhận thức rõ và đề cao vị trí, vai trò của hoạt động tổng kết thực tiễn. Văn kiện Đại
hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý
luận, hoàn thiện hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Gắn kết tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý
luận với định hướng chính sách”1.
Tổng kết thực tiễn đổi mới cùng với nghiên cứu lý luận giúp chúng ta khắc
phục những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, làm cho nhận thức về chủ
nghĩa xã hội đúng đắn hơn, sâu sắc hơn.
Tổng kết thực tiễn đổi mới cùng với nghiên cứu lý luận giúp chúng ta hình
thành được mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tổng kết thực tiễn đổi mới cùng
với nghiên cứu lý luận giúp chúng ta nhận thức rõ hơn, đúng hơn về thời kỳ quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy “quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu
dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”2. Do đó, không thể chủ quan, nóng vội được.
Tổng kết thực tiễn đổi mới cùng với nghiên cứu lý luận giúp chúng ta bổ
sung, phát triển một số vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều này thể
hiện ở những điểm sau: Đưa ra quan niệm về phát triển kinh tế thị trường định
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB CTQGST, H. 2021, tập I, tr.181-182.
2
Nguyễn Phú Trọng (2022); Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam, NxbCTQGST.H;tr.25.

5
hướng xã hội chủ nghĩa, Đưa ra mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
nắm và xử lý các mối quan hệ lớn; Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc,…3
3. Ý nghĩa của quan điểm thực tiễn đối với việc học tập của bản thân
Trong nhận thức và hành động, bản thân em phải luôn quan triệt và vận dụng
quan điểm thực tiễn. Đó là:
Trước hết, việc xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện hay những dự định của
cuộc sống, em phải từ thực tiễn. Thực tiễn ở đây chính là các yếu tố: Mục tiêu, yêu
cầu đào tạo của Nhà trường; chức năng, nhiệm vụ và tình hình hoạt động của Khoa;
môi trường và điều kiện bảo đảm học tập; kế hoạch hoạt động của Trường, Khoa và
giảng viên; tình hình hoạt động của lớp; diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid -
19; … Nhận thức đúng đắn những yếu tố trên là tiền đề xác định mục tiêu, phương
hướng, nội dung, biện pháp phù hợp cho kế hoạch học tập của bản thân, góp phần
từng bước cải thiện, nâng cao kết quả học tập, nghiên cứu theo mục đích đặt ra. Mặt
khác, phải khắc phục và ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí, cũng như thái độ thụ
động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ trong xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch, bản thân phải không ngừng học
tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhận thức, năng lực tư duy. Mặt khác, phải tự
bồi dưỡng lòng nhiệt tình, ý chí phấn đấu, không ngại khó khăn, tự rèn luyện phẩm
chất đạo đức, đảm bảo sự thống nhất giữa sự nhiệt tình và tri thức khoa học, phẩm
chất và năng lực, đạo đức và tài năng. Phải vận dụng hiệu quả những kiến thức lý
luận đã được học vào trong thực tiễn, khi vận dụng phải linh hoạt, sáng tạo, không
được dập khuôn, máy móc hoặc bảo thủ.
Quá trình thực hiện kế hoạch, bản thân phải không ngừng học hỏi, tích lũy
kinh nghiệm từ bạn bè, biểu thị thái độ cầu thị; phải kịp thời điều chỉnh kế hoạch
khi phát hiện những vướng mắc trong học tập, rèn luyện hay những bất cập, mâu
thuẫn trong thực tiễn; tuyệt đối không có thái độ áp đặt chủ quan, bảo thủ trong tư duy
và hành động hoặc thờ ơ, coi thường nhiệm vụ học tập hay sự chỉ bảo, góp ý của người
khác.

3
Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội, https://dangcongsan.vn/.

6
Câu 2: Phân tích quan niệm của triết học Mác - Lênin về quần chúng
nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Ý nghĩa của nó đối
với việc xây dựng và quán triệt quan điểm: “Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng nhân dân” mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra?
1. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về quần chúng nhân dân và vai
trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Lịch sử vận động và phát triển của xã hội đã chứng minh rằng con người là
chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử. Tuy nhiên, vấn đề cần làm rõ là vai trò quyết
định sự phát triển của xã hội là thuộc về ai. Đứng vững trên lập trường của chủ
nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lenein đã luận giải rõ vấn đề này:
1.1. Quan niệm về quần chúng nhân dân
Quần chúng nhân dân là khối đa số các thành viên trong xã hội, trước hết là
nhân dân lao động và cách mạng có những hành động tích cực thúc đẩy xã hội phát
triển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Quần chúng nhân dân trước hết là khối đông đảo những người lao động, các
giai cấp và tầng lớp cách mạng, chứ không phải tất cả các giai cấp, các tầng lớp dân
cư trong xã hội.
Ví dụ: Giai cấp công nhân; nhân dân lao động; tầng lớp trí thức, tiểu tư sản
giác ngộ và ngả theo cách mạng,…
Quần chúng nhân dân là những người lao động sản xuất ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Ví dụ: công nhân sản xuất trong
hầm mỏ, nông dân sản xuất lúa gạo.
Quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử, vận động biến đổi theo sự
phát triển của lịch sử - xã hội.
1.2. Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
- Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội,
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng nhân dân lao động là điều kiện
quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người và loài người muốn sống,
trước hết phải có các vật phẩm tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu ngày càng phát triển

7
của mình. Vì vậy, nhất thiết phải có hoạt động lao động sản xuất, tác động tích cực
vào tự nhiên, sáng tạo ra của cải vật chất, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người.
Lực lượng sản xuất là yếu tố xét đến cùng quyết định mọi sự biến đổi của lịch sử.
Quần chúng nhân dân chính là chủ thể của quá trình sản xuất, là lực lượng sản xuất
chủ yếu, hàng đầu của nhân loại. Hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng nhân
dân làm cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, đó là nguyên nhân sâu xa
dẫn đến sự thay đổi các phương thức sản xuất và biến đổi toàn bộ đời sống xã hội.
Ví dụ: Không có người nông dân sản xuất lương thực, không có công nhân
sản xuất ra máy móc, phương tiện,... thì cuộc sống của xã hội sẽ không được duy trì.
- Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng
xã hội.
Họ là lực lượng cơ bản đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách
mạng. Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội.
Chính qua quá trình lâu dài của cuộc đấu tranh giai cấp mà quần chúng lao động
ngày càng giác ngộ và được tổ chức lại, lực lượng cách mạng của họ ngày càng phát
triển. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh
dân tộc chống lại các thế lực thống trị, bóc lột. Trong các cuộc cách mạng xã hội,
quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo thể hiện sức mạnh cực kỳ to lớn phá
huỷ xã hội cũ, tích cực sáng tạo xã hội mới. Các cuộc cách mạng sở dĩ giành được
thắng lợi bởi vì tập hợp được quần chúng nhân dân, phát huy tinh thần sáng tạo của
họ. Cách mạng là sự nghiệp quần chúng và đấu tranh cách mạng của quần chúng
nhân dân lao động là động lực phát triển của xã hội.
Ví dụ: Trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng cách mạng là khối đại đoàn kết
toàn dân, trong đó khối liên minh công - nông - trí làm nòng cốt đã làm nên chiến thắng
lịch sử, nước ta chuyển từ chế độ thực dân, nửa phong kiến sang thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam.
- Thứ ba, quần chúng nhân dân có vai trò to lớn, không thể thay thế trong sản
xuất đời sống tinh thần.
Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học,
nghệ thuật, văn học, đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn.

8
Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị,
đạo đức... của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển
nền văn hoá tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại. Cơ sở khách quan của quy
định hoạt động sáng tạo của quần chúng nhân dân bắt nguồn từ lợi ích, nguyện
vọng, ý chí và khả năng hành động phù hợp với tiến bộ xã hội của họ. Vai trò quyết
định đối với tiến trình lịch sử của quần chúng nhân dân được quy định bởi sức mạnh
hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân.
2. Ý nghĩa đối với việc xây dựng và quán triệt quan điểm: “Cách mạng
là sự nghiệp của quần chúng nhân dân” mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra
- Thứ nhất, Từ kinh nghiệm thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra bài
học quý báu: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng
phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của
Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân
sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước, của
chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”4. Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta rút ra bài
học kinh nghiệm: “Đổi mới phải luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích
của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần, trách nhiệm,
sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc”5.
- Thứ hai, trong tư duy đổi mới, Đảng luôn xác định: “Trong mọi công việc
của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự
tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng”.
Đây vừa là sự khẳng định về tầm quan trọng của bài học lấy dân làm gốc
trong suốt quá trình 36 năm Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới và cũng là quan điểm
chỉ đạo đòi hỏi các cấp, các ngành và mọi cán bộ, đảng viên phải tiếp tục quán triệt
sâu sắc trong hoạt động thực tiễn. Bởi thực tiễn trong quá trình 36 năm đất nước
4
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.65.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội 2016,
tr.69.

9
tiến hành công cuộc đổi mới đã cho thấy, với quan điểm “lấy dân làm gốc”, Đảng
và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, văn bản mang tính chiến lược về phát huy vai
trò sức mạnh của Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân6.
- Thứ ba, để phát huy mạnh mẽ tính tích cực sáng tạo của quần chúng nhân
dân trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta phải chăm
lo lợi ích thiết thực của quần chúng, thực hành dân chủ rộng rãi để thu hút đông đảo
quần chúng tham gia quản lý kinh tế, xã hội. Phải giáo dục một cách có hệ thống để
nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, ý thức và năng lực làm chủ của quần
chúng. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, tạo
nên một cơ chế xã hội năng động, thông qua đó nhân dân lao động thực hiện sự làm
chủ xã hội. Đấu tranh khắc phục chủ nghĩa quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, chống chủ nghĩa cá nhân… đó là những lực cản kìm hãm tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của quần chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.65.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb CTQG, Hà Nội 2016, tr.69.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, NXB CTQGST, H. 2021, tập I, tr.181-182.
5. Lấy dân làm gốc - một trong những bài học kinh nghiệm của Đảng trong
lãnh đạo công cuộc đổi mới ở Việt Nam, https://vhds.baothanhhoa.vn/thoi-su/lay-
dan-lam-goc-mot-trong-nhung-bai-hoc-kinh-nghiem-cua-dang-trong-lanh-dao-
cong-cuoc-doi-moi-o-viet-nam/20160.htm.
6. Nguyễn Phú Trọng (2022); Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà
6
Lấy dân làm gốc - một trong những bài học kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo công cuộc đổi mới ở Việt
Nam, https://vhds.baothanhhoa.vn/thoi-su/lay-dan-lam-goc-mot-trong-nhung-bai-hoc-kinh-nghiem-cua-
dang-trong-lanh-dao-cong-cuoc-doi-moi-o-viet-nam/20160.htm.

10
Nội, tr.25.
7. Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội,
https://dangcongsan.vn/.

11

You might also like