You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: Triết học Mác – Lênin

Lớp học phần:

Thời gian: 28 giờ

8g00, thứ 3, 25/4/2023 đến 12g00 ngày 26/4/2023

(Sinh viên được tham khảo giáo trình và các tài liệu liên quan)
(Lưu ý: Sinh viên PHẢI tải file này xuống laptop cá nhân để làm bài, sau
đó tải lên để nộp. Hình thức nộp bài, cách đặt tên file, các em xem lại
hướng dẫn thầy đã gửi trước đó trong group trên zalo của lớp)

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Thanh Tâm Mã số sv: 2221002695

Bài làm: (Mã đề thi: 14)


Câu 1 :
Trả lời:
a. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận
thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận
thức chân lý:

– Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở của nhận thức:

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất và
các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Hoạt động
thực tiễn bổ sung và điều chỉnh những tri thức đã được khái quát. Thực tiễn đề ra nhu
cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.
Chính nhu cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc con người tác động trực
tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Chính sự tác động đó đã làm
1
cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và các quan hệ khác
nhau giữa chúng đem lại cho con người những tri thức, giúp cho con người nhận thức
được các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành các lý
thuyết khoa học.

Như trong đoạn văn trên sự xuất hiện của các công trình nghiên cứu cũng bắt
nguồn từ hoạt động thực tiễn địa phương X đã phát đi thông báo, kêu gọi các nhà
khoa học trong và ngoài nước đăng kí các đề tài nghiên cứu liên quan đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Do đó, nếu xa rời thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ
sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình. Cũng vì thế, chủ
thể nhận thức không thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới nếu
nó xa rời thực tiễn. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi chúng ta phải luôn
luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất
phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công
tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với
hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo
điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào
chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa. Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa
thực tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động
lý luận; lý luận mà không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý
của nó thì đó chỉ là lý luận suông, ngược lại, thực tiễn mà không có lý luận khoa học,
cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng.

– Thực tiễn là động lực của nhận thức:

Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản
ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng
lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực
tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.

+ Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người
phải nhận thức về thế giới.
2
+ Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn
thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.

Như trong đoạn văn trên xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế đa
ngành mà các công trinh nghiên cứu ra đời

– Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm
cải biến thế giới. Nhấn mạnh vai trò này của thực tiễn Lênin đã cho rằng: “Quan điểm
về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận
thức”.

Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng
cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy
nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần
giải quyết.

Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được
sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. Bằng thực tiễn mà
kiểm chứng nhận thức đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát
triển và ngược lại.

Thực tế cho thấy thực tiễn tỉnh X có mục đích chuyển đổi cơ cấu kinh tế đa
ngành mà có những công trình nghiên cứu xuất hiện và cũng là mục đích hạn chế
những điểm yếu còn tồn tại mà tỉnh lại cho đấu thầu các nghiên cứu khoa học và sẽ
lại có những công trinh nghiên cứu ra đời

– Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:

Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì
nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. Như vậy, thực tiễn là thước đo chính xác
nhất để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, xác nhận tri thức đó có phải là chân lý hay
không. Mác đã từng khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể

3
đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là
một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.

b. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn:

Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ trao đổi, tác động lẫn nhau để hình
thành nên hoạt động sản xuất vật chất, phản ánh mặt tinh thần và thực tiễn xã hội. Có
thể nhận thấy, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận. Hay nói cách khác, thực tiễn là
cung cấp cho lý luận những mục tiêu, chuẩn hoá lý luận. Song, thực tiễn cung cấp
chất liệu để hoàn thành lý luận, thông qua thực tiễn, lý luận được hoàn thiện, sinh
động hoá – hiện thực hoá hơn. Như trong đoạn văn nói trên việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần đã tác động đến sự xuất hiện của các công trình nghiên cứu
và nó cũng chính là động lục cho các công trình nghiên cứu xuất hiện đúng lúc.

Tuy nhiên, lý luận có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại
thực tiễn. Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp
phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người. Lý luận là “kim chỉ
nam” cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Lênin khẳng định: “Không
có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”. Lý luận khi thâm
nhập vào quần chúng thì biến thành sức mạnh vật chất. Lý luận có thể dự kiến được
sự vận động của sự vật trong tương lai, chỉ ra những phương hướng mới cho sự
phát triển của thực tiễn. Lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên
chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát. Vì vậy, Bác Hồ đã ví “không
có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Tuy nhiên, do tính gián tiếp, tính trừu
tượng cao của sự phản ánh hiện thực nên lý luận có thể xa rời thực tiễn và trở nên ảo
tưởng. Khả năng tiêu cực đó càng tăng lên nếu lý luận đó lại bị chi phối bởi những tư
tưởng không khoa học hoặc phản động. Vì vậy, phải coi trọng lý luận, nhưng không
được cường điệu vai trò của lý luận, coi thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực
tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn trong nhận thức khoa học và hoạt động cách mạng. Như Bác Hồ đã khẳng
định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa

4
Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý
luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.

Câu 2:
Trả lời:
a. Nội dung quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng:

Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận
động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó

Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm , tư tưởng xã hội với những
thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành
trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Theo như quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì nhà nước và pháp luật quyết định
quan hệ kinh tế, ý thức tư tưởng quyết định tiến trình phát triển của xã hội. Theo chủ
nghĩa duy vật, kinh tế là yếu tố duy nhất quyết định còn ý thức tư tưởng, chính trị
không có vai trò gì đối với tiến bộ xã hội.

Nhưng theo chủ nghĩa Mác- Lê nin, đã khẳng định: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau, trong đó có cơ sở hạ tầng
giữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng. Còn kiến trúc thượng tầng là phản ánh cơ
sở hạ tầng, nhưng nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng đã sinh ra
nó.

Trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của cơ sở hạ tầng đóng vai
trò với kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với tính chất trình
độ phát triển của cơ sở hạ tầng hay cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng ấy.

Sự biến đổi giữa hai yếu tố này cũng tuân theo mối quan hệ biện chứng giữa
chất và lượng diễn ra theo hai hướng :

Một là: sự phát triển hoạc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay về chất.

Hai là: sự tăng hay giảm về lượng không làm cho chất thay đổi ngay mà thay đổi
dần dần từng phần từng bước .
5
Theo quy luật này thì quá trình biến đổi giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng diễn ra như sau:

Khi cơ sở hạ tầng phát triển đến một mức độ giới hạn nào đó gọi là điểm nút, thì
nó đòi hỏi phải kéo theo sự thay đổi về kiến trúc thượng tầng. Quá trình này không chỉ
đơn thuần là sự biến một hay nhiều bộ phận mà là sự chuyển đổi cả một hình thái
kinh tế chính trị và hình thái kinh tế chính trị ưu thế sẽ chiếm giữ giai đoạn lịch sử này:
trong giai đoạn hình thái kinh tế chính trị đó chiếm giữ thì cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng có sự dung hoà với nhau hay đạt được giới hạn độ.Tại đây, cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng tác động biện chứng với nhau theo cách thức bắt đầu
sự thay đổi tuần tự về cơ sở hạ tầng (tăng hoặc giảm dần) nhưng tại đây kiến trúc
thượng tầng chưa có sự thay đổi.

Cơ sở hạ tầng ở mỗi giai đoạn lịch sử lại mâu thuẫn phủ định lẫn nhau dẫn đến
quá trình đào thải. Mác nói: ”nếu không có phủ định những hình thức tồn tại đã có
trước thì không thể có sự phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào”. Chính vì cơ sở hạ tầng
cũ được thay thế bằng cơ sở hạ tầng mới bao hàm những mặt tích cực tiến bộ của cái
cũ đã được cải tạo đi trên những nấc thang mới. Chính vì cơ sở hạ tầng thường
xuyên vận động như vậy nên kiến trúc thượng tầng luôn luôn thay đổi nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng.

b. Trách nhiệm của bản thân đối với quá trình kiện toàn, cải cách hệ thống
chính trị ở Việt Nam hiện nay :

Trong quá trình học tập, tích lũy tri thức, ta phải biết cân bằng giữa “học” và
“hành”, hai hành động này luôn luôn song hành với nhau. “Học” là quá trình tiếp thu
kiến thức từ sách vở, lý thuyết, từ thầy cô,bạn bè còn “hành” là vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tiễn, phát huy sức sáng tạo của bản thân. .Cho nên học và hành
có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.Chúng ta cần hiểu rõ hành vừa là mục đích vừa
là phương pháp học tập một khi đã nắm vững kiến thức mà không vận dụng vào thực
tiễn thì học trở nên vô ích . Do vậy việc học tập , trau dồi kiến thức và kinh nghiệm chỉ
là nền tảng để mỗi người áp dụng vào thực tế,thực hành trong thực tiễn cuộc sống.

6
Không chỉ vậy, mỗi sinh viên đều phải tu dưỡng đạo đức, trau dồi nhân phẩm
như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tài và đức là những phẩm chất khác nhau
nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người
vô dụng, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá
nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người
mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho xã hội. Giá trị
một con người được xem xét chính bởi tác dụng của cá nhân đó trong mối quan hệ
với đồng loại. Đối với những người bề trên như cha, mẹ ,ông, bà, thầy, cô… ta cần có
thái độ kính trọng, cư xử lễ phép còn với những người ngang hàng như bạn bè ta nên
tôn trọng, đối xử chân thành…

Cuối cùng, là một sinh viên, là người đang trong quá trình tu dưỡng, phát triển
cả về thể lực, trí lực, em sẽ cố gắng vận dụng thật tốt những nguyên lý được học vào
đời sống cá nhân để không ngừng hoàn thiện bản thân, rèn luyện cả tài và đức để trở
thành một công dân tốt, sẵn sàng cống hiến cho nước nhà. Chủ động, sáng tạo trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn, chủ động tích cực xây dựng kế hoạch, xác định nội
dung học tập, chương trình tự rèn luyện chủ động thu nhập thông tin,sưu tầm tài liệu
và các điều kiện thực hiện kế hoạch tự học tập. Chủ động tạo ra sức mạnh tổng hợp
bảo đảm cho việc rèn luyện phong cách ứng xử của bản thân, tiến hành tự giác, tích
cực, chủ động và có chất lượng tốt; khắc phục thói thụ động, ỷ lại, không thường
xuyên trong quá trình học tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2009

2. Giáo trình Triết học – NXB Đại học Sư phạm

https://hocluat.vn/ebook-giao-trinh-triet-hoc-nxb-dai-hoc-su-pham/

3. Nhận thức và các cấp độ của quá trình nhận thức

https://hocluat.vn/nhan-thuc-va-cac-trinh-do-nhan-thuc-lay-vi-du/

7
4. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

https://lytuong.net/co-so-ha-tang-va-kien-truc-thuong-tang/

5. Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức & Ví dụ

https://www.invert.vn/vai-tro-cua-thuc-tien-doi-voi-nhan-thuc-ar4971

You might also like