You are on page 1of 1

Tên : Lê Trần Phương Nhi

MSSV : 2153401010084
Lớp : CLC46QTKD
Môn : Triết học

Câu 1. Quan điểm cho rằng : “Thực tiễn là hoạt động nói chung của con người” là đúng hay sai?
Tại sao?
Quan điểm : “Thực tiễn là hoạt động nói chung của con người” là sai. Vì định nghĩa thực tiễn là
toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến
thế giới khách quan. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều
là hoạt động thực tiễn.Thực tiễn là những hoạt động vật chất- cảm tính mà con người cảm giác,
quan sát, trực quan được. Thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia của
mọi người, luôn bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử-xã hội cụ thể và cũng trải qua các giai đoạn lịch
sử phát triển cụ thể. Do vậy, thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử- xã hội của con
người. Nói tới thức tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác hẳn với
hoạt động chỉ dựa vào bản năng, thụ động của động vật.
Câu 2. Quan điểm cho rằng : “Chỉ cần nắm vững lý luận sẽ thành công trong công việc” là đúng
hay sai? Tại sao?
Quan điểm: “Chỉ cần nắm vững lý luận sẽ thành công trong công việc” là sai. Lý luận phải đi đôi
với thực tiễn mới đi đến thành công được. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ : “Lý luận của chúng tôi là lý
luận của sự phát triển chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc và lặp lại
một cách máy móc.” Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là luận điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin. Thực tiễn cung cấp chất liệu để hoàn thành lý luận, thông qua thực tiễn , lý luận
được hoàn thiện.“Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận
mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.” – chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói. Lý luận
khoa học cần được hình thành, bổ sung, phát triển bằng con đường tổng kết thực tiễn. Nếu lý
luận không có thực tiễn thì nó là lý luận suông, là giáo điều rời xa cuộc sống. Mọi lý luận đều bắt
nguồn từ thực tiễn. Vì vậy không chỉ nắm vững lý luận mà phải kết hợp với thực tiễn thì mới
thành công trong công việc.
Câu 3. Muốn giải thích nguyên nhân của các hiện tượng xã hội phải nghiên cứu từ đâu? Tại sao?
Cho ví dụ minh hoạ
Muốn giải thích nguyên nhân của các hiện tượng xã hội phải nghiên cứu từ thực tiễn – những
sự kiện xã hội. Vì thực tiễn là cơ sở của lý luận ( nguyên nhân của các hiện tượng xã hội ).Thực
tiễn là cơ sở của lý luận : thông qua hoạt động thực tiễn những thuộc tính, quan hệ, tính chất ,
cấu trúc của sự vật được phản ánh, hình thành tri thức kinh nghiệm. Thực tiễn đòi hỏi sự tham
gia của nhiều người vì vậy sẽ không có tính cá nhân, nó là biểu hiện của ý thức tập thể xã hội.

Ví dụ : hiện tượng lạm phát. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường tăng khiến giá cả của nó
tăng theo hoặc lạm phát do cơ cấu.

You might also like