You are on page 1of 24

TRIẾT HỌC MÁC-LENIN

Câu 1: Phát biểu định nghĩa của vật chất và ý thức. Theo định nghĩa của V.I.Lênin về vật
chất thì giữa vật chất và ý thức có sự phân biệt căn bản nào? Cho thí dụ?
- Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác.
- Ý thức là: + Đời sống tinh thần của con người
+ Sự phản ánh năng động, sáng tạo của thế giới khách quan vào bộ não con
người, là hình ảnh chủ quan của thể giới khách quan
- Sự phân biệt căn bản giữa vật chất và ý thức theo định nghĩa của V.I.Lênin là:
+ Vật chất với tư cách phạm trù triết học, là thực tại khách quan được con người cảm
nhận bằng tất cả các giác quan, còn ý thức thì không. Ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan
phản ánh vào não người về thế giới thực tại khách quan, tức là ý chí có tính chủ quan,
mỗi con người với kinh nghiệm sống, môi trường lớn lên, cách nhìn nhận,… khác nhau
sẽ có nhiều ý chí khác nhau với cùng một thực tại khách quan duy nhất.
+ Ví dụ: Tiếng chim hót thực ra chỉ là một dãy các tần số âm thanh khác nhau, được tai
người – một giác quan tiếp nhận rồi phản ánh một cách chủ quan vào bộ não con người.
Và với mỗi người khác nhau, thì sẽ có những ý kiến khác nhau về chuỗi các âm thanh
này, chẳng hạn như là hay, không hay, thánh thót, ngân vang,… bất chấp sự thật là chuỗi
các âm thanh này chỉ là các tần số không đổi, không hề có bất cứ một màu sắc hay tình
cảm nào cả.
Câu 2: Vận động là gì? Thế giới vật chất có những hình thức vận động cơ bản nào? Phát
biểu định nghĩa của Ph. Ăngghen về vận động
- Vận động: + Bao gồm tất cả sự thay đổi của mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình diễn ra
trong không gian, vũ trụ kể từ thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy, mà theo nghĩa
chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi.
+ Là một thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất
- Những hình thực vận động cơ bản của thế giới vật chất:
+ Vận động cơ giới: chuyển dịch vị trí của vật thể trong không gian
+ Vận động vật lý: các quá trình biến đổi của nhiệt, điện, trường, các hạt cơ bản…
+ Vận động hóa học: sự biến đổi của các chất vô cơ, hữu cơ…
+ Vận động sinh vật: quá trình biến đổi của các cơ thể sống…
+ Vận động xã hội: sự biến đổi của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,… và sự biến
đổi của các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa,…
Câu 3: Nêu các đặc trưng cơ bản của ý thức. Đặc trưng nào là cơ bản nhất? Tại sao?
- Các đặc trưng cơ bản của ý thức:
+ Ý thức phụ thuộc vào thực tại khách quan, bởi vì ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan về thế
giới khách quan được phản ánh vào não bộ con người, nếu không có thực tại khách quan,
thì sẽ không có cơ sở hình thành ý thức.
+ Ý thức có tính chủ quan, bởi vì ý thức về một thực tại khách quan sẽ khác nhau tùy
thuộc vào người phản ánh khác nhau, chỉ một hòn đá, nhưng có người sẽ cảm thấy tròn,
có người sẽ cảm thấy méo.
+ Ý thức có tính sáng tạo, mặc dù ý thức phụ thuộc vào TTKQ, nhưng ý thức không hề
thụ động trước TTKQ, ngược lại, nó có thể phản ánh sáng tạo và tích cực thông qua bộ
não người.
+ Ý thức có tính xã hội, con người có thể chia sẽ ý thức cá nhân với nhau, thành lập nên ý
thức tập thể chung của xã hội,…
- Đặc trưng cơ bản nhất của ý thức là ý thức có tính sáng tạo. Lý giải: chính tính sáng
tạo của ý thức đã giúp ích rất nhiều cho con người trong quá trình sáng tạo, và điều chỉnh
thế giới tự nhiên. Ví dụ, nhờ có tính sáng tạo mà con người biết chủ động cải tạo tự
nhiên, chăn nuôi trồng trọt để tạo ra nguồn thức ăn cho chính mình, mà không trông chờ
vào tự nhiên ban tặng.

Câu 4: Phát biểu sau đây có phù hợp với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
không? Giải thích ngắn gọn và cho 1 thí dụ.

“Trong việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn cần phải phát huy các nhân tố chủ quan”.

- Phát biểu trên phù hợp với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, tuy nhiên vẫn
còn chưa đủ, vẫn còn thiếu sự “xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động
theo quy luật khách quan”. Bởi vì theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, khi chúng ta xem
xét một sự vật, hiện tượng nào đấy, thì phải luôn xem xét nó trong mối quan hệ với các
sự vật và hiện tượng khác. Cho nên, trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, ngoài việc
dựa vào thực tại khách quan, thì chúng ta cũng cần phải phát huy các nhân tố chủ quan
như sự tư duy, suy nghĩ, ý kiến, … của con người để có thể giải quyết vấn đề một cách
tốt nhất.
- Ví dụ: Khi giải quyết vấn đề lai tạo ra một giống lúa mới cho năng suất, và thời gian thu
hoạch tốt hơn giống lúa cũ. Thì ngoại trừ việc xuất phát từ thực tại khách quan như gene
của giống lúa, các yếu tố dinh dưỡng, sơ đồ lai,… thì cũng cần phải dựa vào việc phát
huy các nhân tố chủ quan trong việc nghiên cứu. Chẳng hạn như các nhà khoa học không
thể thụ động chờ đợi những thực tại khách quan trên tự động chuyển hóa thành một giống
lúa mới, mà họ phải dựa vào lý thuyết về thực tại khách quan, rồi bắt tay vào quá trình
nghiên cứu và sáng tạo. Chính sự nghiên cứu, sáng tạo, ý chí và nỗ lực này là các nhân tố
chủ quan giúp ích cho việc giải quyết vấn đề thực tiễn – tạo ra giống lúa tốt hơn xưa.

Câu 5: Phát biểu sau đây có đúng với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng không?
Tại sao? Cho thí dụ.

“Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan”.

- Phát biểu trên đúng với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, tuy nhiên vẫn còn
chưa đủ, thiếu ý “đồng thời phát huy tính năng động chủ quan”. Bởi vì theo quan niệm
duy vật biện chứng về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, vật chất là thứ tồn
tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người; và ý thức phụ thuộc vào vật
chất, là thứ có sau, ý thức có thể phản ánh năng động, sáng tạo lại vật chất. Từ các mối
quan hệ biện chứng đã nêu ra, ta có thể rút ra phương pháp luận chung nhất trong nhận
thức và thực tiễn đó là tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ
quan; đồng nghĩa với việc mọi việc ta làm đều phải xuất phát từ cái có thực, được vận
hành theo một quy luật khách quan không đổi và ta tiếp tục sáng tạo chủ quan dựa trên
cái có thực đấy tùy theo mục đích của ta.
- Ví dụ: Khi một nhà khoa học muốn nghiên cứu một đề tài khoa học, thì ông phải dựa vào
thực tế khách quan mà nghiên cứu, từ đó thì việc sáng tạo chủ quan mới có ý nghĩa được,
bởi vì nó dựa trên cái có thực. Giả dụ một nhà khoa học dựa vào một niềm tin, chứ không
phải xuất phát từ thực tế để nghiên cứu như: nhà khoa học tin rằng, chỉ cần mỗi sáng thực
dậy, ngáp ba lần, xoay cổ năm lần thì ta có thể sống đến trăm năm. Đây chỉ là một niềm
tin và nó không có thực, đồng thời cũng không tuân theo quy luật khách quan, cho nên dù
nhà khoa học có cố gắng thế nào đi chăng nữa, có vận dụng tính sáng tạo chủ quan hơn
nữa thì cũng không thu được kết quả gì cả. Vậy “Trong nhận thức và thực tiễn cần phải
xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, đồng
thời phát huy tính năng động chủ quan”

Câu 6: Theo quan niệm duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ với nhau
như thế nào? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Cho thí dụ minh họa.

- Theo quan niệm duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với
nhau, tức là chúng không ngừng tác động qua lại lẫn nhau, trong đó vật chất là thứ có
trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc và quyết định nội dung, bản chất, sự vận động
phát triển của ý thức, và ý thức có tính độc lập tương đối, ý thức không hề thụ động mà
nó có thể tác động ngược lại vật chất một cách sáng tạo, tích cực thông qua hoạt động của
con người
- Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát
huy tính năng động chủ quan trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn
+ Tôn trọng tính khách quan tức là đi theo hướng từ khách quan đến ý thức, rồi từ ý thức
đến hoạt động thực tiễn và tránh bệnh chủ quan duy ý chí.
Ví dụ: Trong hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, kế hoạch đều xuất phát từ thực tế có
thực, từ những điều kiện vật chất đã có, ví dụ khi muốn đặt mục tiêu 10 điểm Triết thì
phải xuất phát từ thực tế là sự chăm chỉ học tập lâu dài, chứ không phải từ niềm tin là đi
cầu nguyện, xem bói… Ví dụ rõ ràng về bệnh chủ quan duy ý chí cơ chế bao cấp thời kỳ
trước đây
+ Kết hợp và phát huy sự khách quan với tính năng động chủ quan
Ví dụ: Đặt mục tiêu 10 điểm Triết dựa vào thực tế là sự chăm chỉ rồi, thì ngoại trừ sự
khách quan này, ta có thể năng động, sáng tạo nghĩ ra các cách trình bày ý tưởng, viết
chữ đẹp,… để dễ dàng đạt được mục tiêu hơn

Câu 7: Phát biểu sau đây có đúng với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng không?
Tại sao? Cho thí dụ.
“Trong cuộc sống, chỉ cần con người có ý chí và nghị lực vượt khó thì nhất định mọi việc sẽ
thành công”.

- Phát biểu trên không đúng với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Bời vì theo
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì trong thực tiễn và nhận thức, cần
tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Nếu như trong
cuộc sống, con người chỉ cần có ý chí và nghị lực – thứ thuộc về ý thức và chủ quan, một
thứ mà con người kiểm soát được nhiều – thì không nhất định mọi việc sẽ thành công.
- Ví dụ: Khi một nhà khoa học muốn nghiên cứu một đề tài khoa học, thì ông phải dựa vào
thực tế khách quan mà nghiên cứu, từ đó thì việc sáng tạo chủ quan mới có ý nghĩa được,
bởi vì nó dựa trên cái có thực. Giả dụ một nhà khoa học dựa vào một niềm tin, chứ không
phải xuất phát từ thực tế để nghiên cứu như: nhà khoa học tin rằng, chỉ cần mỗi sáng thực
dậy, ngáp ba lần, xoay cổ năm lần thì ta có thể sống đến trăm năm. Đây chỉ là một niềm
tin và nó không có thực, đồng thời cũng không tuân theo quy luật khách quan, cho nên dù
nhà khoa học có cố gắng thế nào đi chăng nữa, có ý chí và nghị lực vượt khó, có vận
dụng tính sáng tạo chủ quan hơn nữa thì cũng không thu được kết quả gì cả. Tuy nhiên,
nếu ngay từ đầu, nhà khoa học đã chọn một đề tài xuất phát từ thực tiễn, như việc nghiên
cứu về “sự tái sinh tứ chi của thạch sùng” thì với sự cố gắng và vượt khó, nhà khoa học
nhất định sẽ thành công
- ĐỘC hỏi câu có chí thì nên
- Giải nghĩa nó: Con người có chí thì sẽ thành công. Trong cs con người cần có ý chí có ý
chí sẽ có khả năng thành công( tuỳ vào câu trả lời của mình)

Câu 8: Ý thức là gì? Yếu tố nào là cơ bản nhất của ý thức? Tại sao? (nội dung của ý thức
bao gồm những yếu tố nào, cái nào cơ bản nhất)

- Ý thức là: + Đời sống tinh thần của con người


+ Sự phản ánh năng động, sáng tạo của thế giới khách quan vào bộ não con
người, là hình ảnh chủ quan của thể giới khách quan
 Có nhiều cách phân tích ý thức, trong đó theo Triết học Mác- Lênin, ý thức được chia ra
làm hai yếu tố: tri thức và tình cảm
 Tri thức: Những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội, về chính con người,
và về chính cái sự hiểu biết đó(tự ý thức),...
=> Từ tri thức của con người phát triển lên mơi thành khoa học, nên lĩnh vực của
khoa học là lĩnh vực của đời sống ý thức.
 Đời sống tình cảm: tình cảm là chỉ cảm xúc của con người như là hỉ (vui), nộ
(giận), ái (yêu thích), ố (ghét),... Thường thì con người hay có hai cảm xúc là vui
hoặc buồn. Tuy nhiên cũng có lúc ta rơi vào trạng thái chả vui chả buồn, đây là
một trạng thái khá là cân bằng.
=> Có cảm xúc thì mới có nghệ thuật, vì nói chung, nghệ thuật diễn đạt lại tình
cảm của con người. Nên nghệ thuật, xét về mặt nội dung, là lĩnh vực tinh thần của
xã hội.
 Trong 2 yếu tố đó, tri thức là căn bản nhất, vì:
 Tri thức là yếu tố cơ bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức con người với
trình độ phản ánh ý thức của động vật.
 Nó giúp cho con người cải tạo tự nhiên. Muốn cải tạo được sự vật, trước hết con
người phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó. Do đó, nội dung và phương thức
tồn tại cơ bản của ý thức phải là tri thức. Ý thức mà không bao hàm tri thức,
không dựa vào trí thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp
ích gì cho con người trong hoạt động thực tiễn.
- Còn yếu tố cơ bản nhất của nguồn gốc ý thức là lao động và ngôn ngữ
II:PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT:

Câu 9: Mối liên hệ là gì? Thế nào là mối liên hệ phổ biến? Cho thí dụ.

- Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, tương tác và biến đổi giữa
các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau
- Mối liên hệ phổ biến:
+ Là mối liên hệ, tức là, mối liên hệ phổ biến cũng là một phạm trù triết học dùng để chỉ
sự quy định, tương tác và biến đổi
+ Tồn tại ở nhiều sự vật và hiện tượng, không chỉ đề cập đến sự quy định, tương tác và
biến đổi giữa các vật chất hữu hình nữa, mà còn giữa các đối tượng của thế giới tinh thần
vô hình như các hình thức của tư duy, các phạm trù khoa học,…
- Ví dụ: Cung và cầu có mối liên hệ, cung và cầu là điều kiện quy định lẫn nhau, cung là
tiền đề phát sinh cầu, cầu là tiền đề phát sinh cung, không có cung thì không có cầu và
ngược lại. Cung tác động đến cầu và cầu tác động đến cung, do đó khi cung hoặc cầu
thay đổi thì sẽ dẫn đến cái còn lại thay đổi.
Câu 10: Nêu nội dung của quan điểm toàn diện? Cho thí dụ?
- Nội dung của quan điểm toàn diện:
+Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự
tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
+Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm trọng điểm, làm nổi bật cái cơ bản
nhất của sự vật, hiện tượng
+Từ việc rút ra MLH bản chất của sự vật, ta lại đặt MLH bản chất đó vào trong tổng thể
các MLH của sự vật, và xem xét cụ thể trong từng giai đoạn cụ thể
+Cần tránh phiến diện, siêu hình và chiết trung, ngụy biện
- Ví dụ: Khi đánh giá về lý do tại sao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam kém? Người
đánh giá cần vận dụng nguyên tắc quan điểm toàn diện, không được phiến diện mà áp đặt
lý do cho vấn đề này là tại cơ sở vật chất, hoặc sự đầu tư từ nhà nước chính phủ. Mà cần
phải đánh giá dựa trên mối liên hệ tổng thể với các sự vật khác, tìm ra cái cơ bản trong
từng hoàn cảnh cụ thể, rồi đặt cái cơ bản này lại vào trong tổng thể các mối liên hệ để
xem xét trong từng giai đoạn. Nếu đi rộng ra, ta có thể đặt giáo dục Việt Nam trong mối
tương quan với Kinh tế, trong mối tương quan với trình độ giáo dục với các nước có trình
độ phát triển tương đương,… Nếu đi hẹp lại, ta có thể đánh giá chất lượng giáo dục Việt
Nam dựa trên góc độ cơ sở vật chất, góc độ con người, góc độ đầu tư của nhà nước và
nhân dân, góc độ quản lý giáo dục, góc độ nội dung chương trình học có cấp tiến và cập
nhật liên tục với thời đại hay không,… Và mỗi góc độ đánh giá khác nhau thì lại không
hề riêng lẻ, mà nó có liên hệ với các mối liên hệ khác nữa, vi dụ như góc độ con người thì
phải xét đến người thầy, học sinh,… Mà góc độ người thầy thì còn có thể xét đến sự tận
tâm của đội ngũ giáo viên, năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy,… Sau khi
đánh giá tổng quát để tránh cái nhìn phiến diện, ta phải tìm ra cái tổng quát nhất, cái
nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến chất lượng giáo dục đại học ở VN không tốt để tránh sự
chiết trung, giả dụ là con người; tiếp đến ta phải đặt mối liên hệ giữa con người và chất
lượng giáo dục đại học này vào các hoàn cảnh lịch sử cụ thể theo nguyên tắc lịch sử, cụ
thể.
Câu 11: Phát triển là gì? Tăng trưởng là gì? Giữa chúng có mối quan hệ thế nào? Cho 1 thí
dụ
-Phát triển: Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động
nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà phát triển dùng để chỉ khuynh
hướng vận động nào đó của sự vật theo chiều hướng biến đổi về chất ở trình độ ngày
càng cao hơn (đáp ứng tốt hơn đc các quy luật khách quan). Vận động diễn ra trong
không gian và thời gian, nếu thoát ly chúng thì không thể có phát triển
Ví dụ: Nói đến quá trình phát triển các loài theo học thuyết Darwin, thì đây là quá trình
phát triển sự sống được thể hiện ra ở hình thái tiến hóa của các loài, từ các loài thủy tộc
trong biển cả cho đến các loài bò sát trên mặt đất, các loài chim, loài thú.
- Về căn bản, khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng
tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật; nó không phản ánh quá trình biến đổi theo chiều
hướng nâng cao về chất của sự vật. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa khái niệm phát
triển và khái niệm tăng trưởng.
Ví dụ: Khi nói đến việc sản xuất ra hàng loạt chiếc xe ô tô thì đây chỉ là sự tăng trưởng.
Còn phát triển là từ đi bộ, con người chuyển sang đi xe đạp, rồi đến xe máy, xe ô tô, tàu
thủy, máy bay,…
- Mặc dù có sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển nhưng giữa chúng lại có mối liên
hệ tất yếu với nhau: tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngược lại, phát triển lại là
điều kiện tạo ra những sự tăng trửởng mới, thường là với tốc độ và quy mô lớn hơn. Đó là
mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.
Ví dụ, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế: tăng trưởng kinh tế là
điểu kiện quan trọng để phát triển kinh tế và ngược lại, sự phát triển kinh tế lại tạo ra điều
kiện cho sự tăng trưởng kinh tế có thể đạt được sự tăng trưởng bền vững và với một quy
mô, tốc độ mới lớn hơn.
Câu 12: Từ một hiện tượng bất kỳ quan sát được trong thực tế có thể kết luận chính xác ở
mức độ đầy đủ, tuyệt đối bản chất của sự vật không? Tại sao? Cho thí dụ.
Từ một hiện tượng bất kỳ trong thực tế, ta không thể kết luận chính xác ở mức đầy đủ, tuyệt đối
về bản chất của sự vật. Bởi vì theo nguyên lý tính thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, thì
không một hiện tượng nào là thuần túy hiện tượng cả, mà nó luôn phản ánh một bản chất nào đó
của sự vật. Cho nên, xét về mặt khách quan, ta chỉ có thể kết luận chính xác về bản chất của sự
vật thôi, chứ không thể kết luận chính xác ở mức độ đầy đủ, và tuyệt đối về bản chất sự vật.
Muốn kết luận chính xác ở mức độ đầy đủ, tuyệt đối về bản chất sự vật, thì ngoại trừ quan sát
hiện tượng, người nghiên cứu cần phải có một trình độ chủ quan tương đối với thực tại khách
quan. Với tinh thần không thể khi xét về mặt khách quan, thì tất nhiên, về mặt chủ quan, ta càng
không thể kêt luận chính xác ở mức đầy đủ, tuyệt đối về bản chất sự vật.
Ví dụ: Khi một người không có kiến thức về tự nhiên quan sát thấy trên trời có một đám mây
mù, và một lúc sau khi xuất hiện mây mù, trời bắt đầu đổ mưa, và khi mưa xong, mây mù dần
tan đi. Thì người này có thể đưa kết luận là mây mù được tạo thành từ nước, đây là một kết luận
chính xác, nhưng không chính xác ở mức độ đầy đủ và tuyệt đối về bản chất của mây. Nếu người
này có trình độ chủ quan tương đối với thực tại khách quan (tức là có hiểu biết về khoa học thực
tiễn) thì họ sẽ cho kết luận bản chất của mây một cách chính xác và cụ thể hơn, và tất nhiên, khi
trình độ chủ quan đạt đến mức cùng cực của khoa học hiện đại, thì sự kết luật bản chất này sẽ đạt
đến mức độ “tuyệt đối” trong khả năng có thể đạt tới của khoa học.
Câu 13: Từ lý luận về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng để trả lời: Tại sao con người
có thể và cần phải tổng kết kinh nghiệm.
- Kinh nghiệm là những gì mà được con người tổng kết lên qua sự trải nghiệm hoặc của cá
nhân, hoặc của cộng đồng người. Qua trải nghiệm, con người biết rằng cứ làm thế này thì
thành công, làm khác đi thì thành công ít hơn, mà làm trái đi thì sẽ thất bại. Tóm lại, kinh
nghiệm là kết quả nhận thức, hiểu biết được con người tổng kết lại thông qua sự trải
nghiệm nhiều lần những tình huống hoặc trong công việc, hoặc trong cuộc đời. Như vậy,
kinh nghiệm là cái chung so với mỗi tình huống xảy ra, mỗi tình huống là cái riêng. Ví
dụ, cha ông ta tổng kết kinh nghiệm, muốn cứu nước thì phải đại đoàn kết.
Mà theo lý luận về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, thì cái chung tồn tại trong cái riêng,
cho nên khi con người nghiên cứu các tình huống và trải nghiệm khác nhau, tức là khi con người
nghiên cứu các cái chung, thì tất yếu, con người sẽ rút ra được cái chung tồn tại bên trong. Cho
nên có thể nói, con người có thể tổng kết kinh nghiệm.
Tại sao con người phải tổng kết kinh nghiệm? Vì kinh nghiệm – cái chung là tiền đề mà chúng
ta sử dụng để tiếp tục giải quyết những tình huống riêng có tính tương tự trong tương lai. Leenin
nói kẻ nào bắt tay vào giải quyết những vấn để riêng, mà không dựa vào nhận thức được những
cái chung, thì kẻ đó sẽ vấp phải những sai lầm. Để xử lý cái chung, thì có 2 cách, cách 1 là tổng
kết kinh nghiệm, đối với cái chung cao hơn, thì cần phải dùng cách 2 là khoa học đi tìm cái
chung – một thứ chắc chắn hơn kinh nghiệm. Một người vừa có kiến thức về nguyên lý chung
của khoa học, vừa có kinh nghiệm thì sẽ giải quyết vấn đề riêng tốt hơn. Tức là có thể thấy,
không chỉ dựa vào cái kiên thức khoa học chung làm nền tảng, mà con người cũng đồng thời cần
phải có kinh nghiệm trong việc giải quyết tình huống, để có thể tạo ra hiệu quả giải quyết cao
hơn. Cho nên xã hội vừa cần người có năng lực khoa học được đào tạo, vừa có kinh nghiệm
trong cuộc sống làm việc, và ứng xử. Tóm lại tại sao con người phải tổng kết kinh nghiệm? Để
tìm ra cái chung, sau đó dùng cái chung ấy làm chìa khóa để giải quyết mỗi cái riêng có tính
tương tự trong tương lai.
Câu 14: Khi xây dựng các dự báo cho hoạt động thực tiễn, cần phải căn cứ vào cái tất nhiên
hay ngẫu nhiên? Tại sao? Cho thí dụ

Định nghĩa:

 Tất nhiên (tất yếu) là cái xuất phát từ bản chất, quy luật, nguyên nhân bên trong sự vật;
do đó, nó có tính tất định.
 Ngẫu nhiên là cái xuất phát từ sự tác động của nguyên nhân bên ngoài, từ điều kiện môi
trường đến sự vật; do đó, nó có tính đa khả năng

- Khi xây dựng các dự báo cho hoạt động thực tiên, thì ta cần phải căn cứ vào cả cái tất
nhiên và ngẫu nhiên. Dự báo là dự báo sự vật, trạng thái của sự vật trong tương lại, nghĩa
là xét trong vận động. Mà theo lý luận đưa ra, thì trong quá trình vận động của bất kỳ sự
vật nào, thì nó cũng đều bị chi phối bởi 2 phương diện, quy luật khách quan và tương tác
điều kiện môi trường, nên khi dự báo thì phải dựa vào cả hai tất nhiên khách quan và
ngẫu nhiên do sự tác động của yếu tố môi trường.
- Dự báo đỏi hỏi phải đảm bảo chính xác, dự báo đầu tiên là dự báo phương hướng và dài
hạn. Sau đó người ta mới chi tiết hóa dự báo thành ngắn hạn, trung hạn và cụ thể hóa các
phương ánh, khả năng. Cho nên, trước hết và cơ bản thì dự báo phải dựa trên cái tất nhiên
đầu tiên, để xác định phương hướng vận động và đảm bảo độ chính xác, sau đó mới dựa
vào ngẫu nhiên để cụ thể hóa các khả năng có thể xảy ra
Ví dụ: khi dự báo hướng rơi của một vật, thì phải dựa vào cái tất nhiên đầu tiên, là nó sẽ rơi
xuống mặt sàn theo quy luật của luật hấp dẫn, chứ không rơi ngược lên trần nhà. Còn cụ thể
hóa ra, nó sẽ rơi vào điểm nào trên mặt sàn, thì người ta phải dựa vào các khả năng, dưới sự
tác động của điều kiện môi trường, ví dụ như độ nặng của vật này lớn hay bé, vật đang được
thả ở điều kiện có nhiều gió hay vật chắn nào khác không,… sau đó đưa ra sự dự báo chính
xác nhất về điểm rơi của vật.
Câu 15: Từ nội dung quy luật về phương thức cơ bản của sự phát triển để trả lời: Có phải
mọi sự thay đổi về lượng đều dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật hay không? Tại sao?
Cho 1 thí dụ.
- Xét về mặt khả năng, mọi sự thay đổi về lượng đều tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất,
bởi vì theo quy định lượng – chất, thì lượng và chất tồn tại trong quy định lẫn nhau,
lượng và chất giống như hai biến x và y trong một hàm số một biết, khi x thay đổi thì sẽ
kéo theo y thay đổi. Tuy nhiên, để từ khả năng biến thành hiện thực, thì tất yếu cần phải
có những điều kiện khác nhau, hễ đủ điều kiện thì khả năng sẽ diễn ra về mặt hiện thực.
Trong đó, những điều kiện được cần được thỏa mãn là: đầu tiên lượng phải đạt tới điểm
nút, khi đạt tới điểm nút thì về hiện thực, sự thay đổi về lượng sẽ có sự thay đổi về chất;
và thứ hai cùng với sự tích lũy dần về lượng sẽ tạo ra tiền đề để phá vỡ cấu trúc, dẫn đến
thay đổi thuộc tính căn bản của vật thì còn cần phải có sự tương quan theo cặp giữa lượng
và chất, tức là lượng và chất phải theo đúng cặp thuộc tính căn bản của nó.
- Ví dụ: Khi nước ở 95 độ C, thì chỉ cần ta thêm 5 độ C sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất
(nước hóa hơi). Tuy nhiên, khi nhiệt độ nước vẫn còn chưa đạt tới 100 độ C (91 độ C),
tức là chưa đạt tới điểm nút thì nước sẽ không có sự thay đổi về thuộc tính căn bản của
nó. Đồng nghĩa với việc, dù ta thay đổi về lượng (tăng lên 5 độ C) nhưng lượng này quá
nhỏ, không đáp ứng nhu cầu về điểm nút, thì vẫn không có khả năng dẫn đến biến đổi về
chất. Hoặc, khi ta muốn nước biến đổi thành hơi, mà ta không gia tăng lượng về nhiệt độ,
mà lại gia tăng lượng về quy mô, thì dù có tăng lượng đến điểm nút (xét về mặt quy mô)
thì ta cũng không bao giờ thu được kết quả mong muốn, mà chỉ có thể thu được một
hướng vận động khác như cốc nước, vũng nước, ao nước…
Câu 16: Theo phép biện chứng duy vật, “mâu thuẫn” là gì? Để tạo động lực cho sự phát
triển kinh tế thì cần phải xóa bỏ các mâu thuẫn trong nền kinh tế hay sử dụng mâu thuẫn
để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế?
- Khái niệm mâu thuẫn với tưcách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Mâu thuẫn có vị trí là
nguồn gốc và động lực của sự VĐ, PT. Trong đó, mặt đối lập dùng để chỉ những tính
chất, xu hướng vận động trái ngược nhau, Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng
để chỉ sự quy định lẫn nhau; sự tương đồng; tác dụng ngang nhau giữa các mặt đối lập
trong quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập,Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập
dùng để chỉ sự tác động theo khuynh hướng bài xích, gạt bỏ, thủ tiêu,... lẫn nhau giữa
(của) các mặt đối lập.
- Vai trò của mâu thuẫn:
+ Là nguồn gốc làm phát sinh (ra đời) sự vật, hiện tượng, quá trình mới.
+ Là động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển:
 Thống nhất của những khác biệt và đối lập có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp
cho sự VĐ, PT
 Sự đấu tranh của các mặt đối lập là phương thức khắc phục sự không phù hợp
trong cấu trúc hệ thống sự vật, tạo nên sự hoàn thiện của nó
Để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế thì cần phải xóa bỏ các mâu thuẫn trong nền kinh
tế hay sử dụng mâu thuẫn để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế?
Mâu thuẫn trong nền kinh tế có thể được nhìn nhận từ hai góc độ khác nhau: một là làm thế nào
để giảm thiểu và xóa bỏ mâu thuẫn, hai là làm thế nào để tận dụng mâu thuẫn để thúc đẩy sự phát
triển kinh tế. Cả hai góc độ đều có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế:

1. Xóa bỏ mâu thuẫn:


 Tăng cường ổn định: Giảm thiểu mâu thuẫn có thể giúp tăng cường ổn định và
dự báo trong kinh doanh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư và phát
triển kinh tế.
 Tăng hiệu suất: Mâu thuẫn có thể dẫn đến lãng phí tài nguyên và thời gian. Giảm
thiểu mâu thuẫn giữa các bên có thể tăng hiệu suất và sản xuất kinh tế.
2. Sử dụng mâu thuẫn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế:
 Khuyến khích cạnh tranh: Mâu thuẫn có thể thúc đẩy cạnh tranh giữa các tổ
chức và doanh nghiệp, thúc đẩy sự sáng tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ.
 Khuyến khích đổi mới: Mâu thuẫn có thể tạo động lực cho việc tìm kiếm giải
pháp mới và đổi mới để giải quyết các xung đột hoặc hạn chế.

Cách tiếp cận nào được ưu tiên phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể của một quốc gia hoặc ngành công
nghiệp. Trong nhiều trường hợp, việc giảm thiểu mâu thuẫn không nhất thiết phải dẫn đến sự loại
bỏ hoàn toàn mâu thuẫn mà có thể là việc quản lý và tận dụng chúng một cách hiệu quả để thúc
đẩy sự phát triển kinh tế.
III.Lý luận nhận thức
Câu 1: Phát biểu định nghĩa về “thực tiễn”, “nhận thức”. Thực tiễn có những vai trò gì với
nhận thức? Nêu 1 thí dụ.
 Khái niệm:
 Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động
vật chất - cảm tính, có tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên
và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
 Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình
con người sáng tạo ra tri thức trên cơ sở phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo đối
với thế giới khách quan vào trong bộ óc con người.
c/ Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
+ Thực tiễn là cơ sở nảy sinh nhận thức:
Điều này có nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Mọi tri thức dù trực
tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ nay hay thế hệ khác, ở trình độ kinh
nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn.
Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những
thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng. Sở dĩ như vậy, bởi con người
quan hệ với hế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính từ trong quá trình
hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển.
Ban đầu, con người thu nhận những tài liệu cảm tính. Sau đó, con người tiến hành so sánh, phân
tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các
sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận.
Ví dụ: Sự xuất hiện học thuyết Macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng BẮT NGUỒN từ
hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư
sản lúc bấy giờ.
+ Thực tiễn là mục đích cuối cùng của nhận thức:
Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề khía cạnh hay ở lĩnh vực gì đi
chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn thì
không phải là “nhận thức” theo đúng nghĩa.
Do vậy, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa
thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.
Ví dụ: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gien người cũng ra
đời từ chính thực tiễn, từ MỤC ĐÍCH chữa trị những căn bệnh nan y và từ MỤC ĐÍCH tìm hiểu,
khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người…có thể nói, suy cho cùng, không có một lĩnh
vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ một MỤC ĐÍCH nào đó của thực tiễn, không NHẰM
vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn.

+ Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức. ( một trong những động lực cơ bản
của phát triển nhận thức )
Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con
người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản
thân mình, phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình. Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu vào
nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của
mình về thế giới.
Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn
đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời
và phát triển của các ngành khoa học. Khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động
thực tiễn của con người.
Ví dụ: Chẳng hạn, xuất phát từ NHU CẦU thực tiễn con người CẦN phải “đo đạc diện tích và
đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí” MÀ toán
học đã ra đời và phát triển.
Câu 2: Một tư tưởng (quan niệm, quan điểm, chính sách,…) nào đó khi chưa được thực
tiễn chứng minh là đúng thì có thể kết luận nó là sai lầm được hay không? Tại sao?
Chân lý là tri thức chân thực phù hợp với thực tế khách quan và đươc kiểm tra chứng minh bằng
thực tiễn.
Một tư tưởng chưa được chứng minh bằng thực tiễn, về phần logic chưa biết được nó đúng hay
không thì chưa thể kết luận được nó là sai lầm. Bởi vì những tư tưởng ấy nếu đúng về mặt lập
luận logic có thể được coi là giả thuyết.. Giả thuyết tôn giáo dựa trên niềm tin còn giả thuyết
khoa học dựa trên lập luận logic.

Một tư tưởng (quan niệm, quan điểm, chính sách,…) nào đó khi chưa được thực tiễn chứng minh
là đúng thì không thể chắc chắn kết luận nó là đúng hay sai

- Giải thích: Mục đích của mọi tư duy là tạo ra tri thức mới, mà tri thức gồm 2 loại: Tri thức
sai và tri thức đúng

+ Tri thức sai: Nội dung phản ánh không đúng thực tại khách quan

+ Tri thức đúng: Nội dung hiểu biết phù hợp khách quan

 Đúng theo chuẩn mực logic, lập luận( giả thuyết)


 Có khả năng đúng, thì sẽ là chân lý
 Có khả năng sai thì sẽ là tri thức sai
 Đúng được kiểm tra bằng thực tiễn( chân lý)
→ Nếu chưa được kiểm chứng qua thực tiễn thì không thể xác định chính xác đó là tri thức đúng
hay sai

→ Mọi quan điểm đều chứa đựng xác suất đúng hoặc sai nên ta chưa thể kết luận chắc chắn 1 tư
tưởng nào đó đúng hay sai VD: Loài người theo truyền thuyết tiến hóa về loài vượn .Ý kiến này
chưa chắc là chân lí bởi tính chính xác của nó chưa được kiểm chứng hoàn toàn cũng không
được nhìn thấy bằng mắt thường.Nhưng hiện nay các nhà khoa học cũng đang đi tìm hiểu về
nguồn gốc loài người , các sách sinh học cũng đang đi tìm hiểu vì loài vượn cũng có nhiều tố
chất của con người.
Chương 3
Câu 1: Nêu định nghĩa “Sản xuất vật chất” và phân tích vai trò của nó.
*Khái niệm:
Sản xuất vật chất là hoạt động khi con người sử dụng công cụ lao động tác động (trực tiếp hay
gián tiếp) vào đối tượng lao động nhằm cải biến các dạng vật chất của tự nhiên, tạo ra của cải cần
thiết mà các dạng vật chất trong tự nhiên không có để thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển. Sản
xuất vật chất có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo. Bất kỳ một quá trình
sản xuất nào cũng được tạo nên từ ba yếu tố cơ bản là sức lao động của người lao động, tư liệu
lao động và đối tượng lao động.
*Vai Trò:
Sản xuất vật chất luôn giữ vai trò quy định sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài
người; là hoạt động nền tảng toàn bộ đời sống xã hội; là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát
triển của xã hội loài người
a) Mọi thành viên trong xã hội đều tiêu dùng (ăn, uống, ở, mặc v.v). Những thứ có sẵn trong tự
nhiên không thể thoả mãn mọi nhu cầu của con người, nên nó phải sản xuất ra của cải vật chất.
Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan cơ bản; là một hành động lịch sử mà hiện nay cũng
như hàng ngàn năm trước đây con người vẫn phải tiến hành. Cùng với việc cải biến giới tự
nhiên, con người cũng cải biến chính bản thân mình và cải biến cả các mối quan hệ giữa con
người với nhau và chính việc cải biến đó làm cho việc chinh phục giới tự nhiên đạt hiệu quả cao
hơn.
b) Xã hội loài người tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất vật chất. Lịch sử xã
hội loài người, do vậy và trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất.
c) Sản xuất vật chất là cơ sở để hình thành nên các mối quan hệ xã hội khác: Xã hội loài
người là một tổ chức vật chất và giữa các yếu tố cấu thành nó cũng có những kiểu quan hệ nhất
định. Các quan hệ xã hội về nhà nước, chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, khoa học v.v
(cái thứ hai) đều được hình thành và phát triển trên cơ sở sản xuất vật chất (cái thứ nhất) nhất
định. Trong quá trình đó, con người đồng thời cũng sản xuất ra và tái sản xuất ra những quan hệ
xã hội của mình.
d) Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tiến bộ xã hội : Sản xuất vật chất không ngừng được các
thế hệ người phát triển từ thấp đến cao. Mỗi khi phương thức sản xuất thay đổi, quan hệ giữa
người với người trong sản xuất cũng thay đổi; và do vậy, mọi mặt của đời sống xã hội đều có sự
thay đổi theo sự tiến bộ của phương thức sản xuất.
Câu 2: Phương thức sản xuất là gì? Nó có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội? Cho 1
thí dụ.
Phương thức sản xuất biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở
những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người; cách thức mà con người tiến hành sản
xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương
ứng.

*) Vai trò:
Mỗi phương thức sản xuất đều có yếu tố kỹ thuật và kinh tế của mình; trong đó yếu tố kỹ thuật là
thuật ngữ dùng để chỉ quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nào
để tác động biến đổi các đối tượng của quá trình đó; còn yếu tố kinh tế của phương thức sản xuất
là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình sản xuất được tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế
nào. Hai yếu tố trên của phương thức sản xuất vận động theo hướng tách biệt và phụ thuộc lẫn
nhau tạo ra vai trò của phương thức sản xuất là quy định tính chất, kết cấu, sự vận động và phát
triển của xã hội.
– Trong mỗi xã hội, phương thức sản xuất thống trị như thế nào thì tính chất của chế độ xã hội
như thế ấy; kết cấu giai cấp và tính chất của các mối quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các
quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học v.v.., đều do phương thức sản xuất quyết
định.
– Phương thức sản xuất quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch
sử. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, thay thế phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời thì
mọi mặt của đời sống xã hội cũng có sự thay đổi căn bản từ kết cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp,
từ các quan điểm tư tưởng xã hội đến các tổ chức xã hội. Lịch sử xã hội loài người đã biết đến
năm phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp lên cao, tương ứng với nó có năm xã hội cụ thể:
cộng sản nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa (mà chủ nghĩa
xã hội là giai đoạn thấp). Do đó, lịch sử xã hội loài người trước hết là lịch sử của sản xuất, lịch
sử của các phương sản xuất kế tiếp nhau trong quá trình phát triển. Việc thay thế phương thức
sản xuất cũ bằng phướng thức sản xuất mới diễn ra không đơn giản, dễ dàng. Đó là quá trình cải
biến cách mạng. Phương thức sản xuất mới muốn trở thành phương thức sản xuất thống trị thì
phải trài qua cách mạng xã hội và gắn liền với chế độ chính trị.
VD: Săn bắt, hái lượm, trồng trọt, công nghiệp, …
Câu 3: Lực lượng sản xuất là gì? Yếu tố nào là cơ bản nhất trong lực lượng sản xuất? Tại
sao?
- Khái niệm: Lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật chất, kỹ
thuật, công nghệ, ... của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của
con người. Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò phản ánh căn bản trình độ
chinh phục giới tự nhiên của con người.
- Các yếu tố (nhân tố) tạo thành lực lượng sản xuất gồm có: tư liệu sản xuất (gồm tư liệu lao
động và công cụ lao động, trong đó, công cụ lao động là yếu tố phản ánh rõ ràng nhất trình độ
chinh phục tự nhiên của con người) và người lao động (các nhân tố tạo thành năng lực lao động
của người lao động, trong đó năng lực sáng tạo của nó là yếu tố đặc biệt quan trọng).
- Yếu tố cơ bản nhất trong lực lượng sản xuất là yếu tố con người.
Vì vì người lao động là chủ thể sáng tạo và sử dụng công cụ lao động. Con người có tri thức,
kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã
hội. Người lao động là chủ thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng mọi của cải vật chất xã
hội. Đây là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất. Suy đến cùng, các tư liệu sản xuất
chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản
xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng của người lao động. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất, nếu
như công cụ lao động bị hao phí và di chuyển dần giá trị vào sản phẩm, thì người lao động do
bản chất sáng tạo của mình, trong quá trình lao động họ không chỉ sáng tạo ra giá trị đủ bù đắp
hao phí lao động, mà còn sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bỏ ra ban đầu. Người lao động là
nguồn gốc của mọi sáng tạo trong sản xuất vật chất, nguồn gốc của sự phát triển sản xuất.
Câu 4: Nêu khái niệm quan hệ sản xuất. Ở Việt Nam hiện nay có những loại hình quan hệ
sở hữu nào về tư liệu sản xuất?
Quan hệ sản xuất:
+ Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người trong quá trình sản xuất
vật chất. Cũng như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã
hội, nó tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người.
+ Quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt: Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất Quan hệ trong tổ
chức và quản lý sản xuất Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Ba mặt nói trên có quan
hệ hữu cơ với nhau, trong đó, quan hệ về mặt sở hữu đối với tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết
định đối với tất cả những quan hệ khác. Quan hệ tổ chức quản lý và phân phối có vai trò quan
trọng, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất do đó tác động trở lại quan hệ
sở hữu đối với tư liệu sản xuất,
- Các hình thức sở hữu cơ bản về TLSX ở nước ta hiện nay:
* Sở hữu toàn dân:
– TLSX thuộc quyền sở hữu của toàn dân, gồm toàn bộ tài nguyên thiên nhiên của đất nước và
các cơ sở vật chất – kỹ thuật thuộc sở hữu nhà nước.
– Sở hữu toàn dân về TLSX ở nước ta hiện nay mang hình thức sở hữu nhà nước. ( Nhà nước
trực tiếp đóng vai trò là chủ sở hữu)
– Sở hữu toàn dân về TLSX giữ vai trò chủ đạo, chi phối các loại hình sở hữu khác và cùng với
sở hữu tập thể làm nền tảng cho chế độ xã hội mới ở nước ta.
*Sở hữu tập thể :
-TLSX thuộc quyền sở hữu tập thể của các thành viên, gồm các TLSX được tạo ra bằng nguồn
vốn tích lũy của mỗi đơn vị kinh tế tập thể.
– Cùng với sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể tạo dần nền tảng cho chế độ xã hội mới ở nước ta.
– Sở hữu tập thể về TLSX còn góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh các loại hình lao động
hiệp tác có phân công. (tập thể hoá TLSX làm cơ sở cho việc phân công chuyên môn hoá lao
động trong các đơn vị kinh tế hợp tác).
* Sở hữu tư nhân:
– TLSX thuộc quyền sở hữu tư nhân, gồm hai loại: sở hữu tư nhân TBCN (dùng quyền sở hữu
TLSX làm phương tiện bóc lột lao động làm thuê) và sở hữu tư nhân của những người sản xuất
nhỏ(dùng quyền sở hữu TLSX làm phương tiện kiếm sống cho bản thân chủ sở hữu).
– Trong thời kì quá độ lên CNXH, sự tồn tại của sở hữu tư nhân về TLSX là khách quan và cần
thiết, để chủ sở hữu làm giàu hợp pháp và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Câu 5: Quan hệ sản xuất có vai trò tích cực hay tiêu cực đối với sự phát triển của lực lượng
sản xuất? Cho thí dụ.
Quan hệ sản xuất luôn có khả năng tác động ngược trở lại, đối với việc bảo tồn, khai thác, sử
dụng và phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực
lượng sản xuất có thể diễn ra với hai khả năng: tác động tích cực hoặc tiêu cực. Khi quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ thực tế của lực lượng sản xuất, phù hợp nhu cầu khách quan bảo tồn,
khai thác, sử dụng và phát triển của lực lượng sản xuất thì có tác động tích cực thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu trái với nhu cầu khách quan và trình độ đó thì nhất định
sẽ diễn ra quá trình tác động tiêu cực. Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, trong khi đó
quan hệ sản xuất lại có tính ổn định tương đối, vì nó gắn với các thiết chế xã hội, lợi ích của giai
cấp cầm quyền. Quan hệ sản xuất mang tính ổn định tương đối trong bản chất xã hội của nó.
Chính vì thế mà Các Mác đã khẳng định: “Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái
mà người ta gọi là những quan hệ sản xuất, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một
giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ đại,
xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng
thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại”. Sự tác động biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thúc đẩy xã hội loài người phát triển không
ngừng như một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Ví dụ:
Sau khi giành được chính quyền, trước yêu cầu xây dựng CNXH trong điều kiện nền kinh tế kém
phát triển, Nhà nước ta đã dùng sức mạnh chí trị tư tưởng để xóa bỏ nhanh chế độ tư hữu, chuyển
sang chế độ công hữu với hai hình thức toàn dân và tập thể, lúc đó được coi là điều kiện chủ yếu,
quyết định, tính chất, trình độ xã hội hoá sản xuất cũng như sự thắng lợi của CNXH ở nước ta.
Song trong thực tế cách làm này đã không mang lại kết quả như mong muốn, vì nó trái quy luật
QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX, đã để lại hậu quả là:
Đối với những người sản xuất nhỏ (nông dân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ) thì tư hữu về TLSX là
phương thức kết hợp tốt nhất giữa sức lao động và TLSX. Việc tiến hành tập thể nhanh chóng
TLSX dưới hình thức cá nhân bị tập trung dưới hình thức sở hữu công cộng, người lao động bị
tách khỏi TLSX, không làm chủ được quá trình sản xuất, phụ thuộc vào lãnh đạo HTX, họ cũng
không phải là chủ thể sở hữu thực sự dấn đến TLSX trở thành vô chủ, gây thiệt hại cho tập thể.
Kinh tế quốc doanh thiết lập tràn lan trong tất cả các ngành. Về pháp lý TLSX cũng thuộc sở hữu
toàn dân, người lao động là chủ sở hữu có quyền sở hữu chi phối, định đoạt TLSX và sản phẩm
làm ra nhưng thực tế thì người lao động chỉ là người làm công ăn lương, chế độ lương lại không
hợp lý không phản ánh đúng số lượng & chất lượng lao động của từng cá nhân đã đóng góp. Do
đó chế độ công hữu về TLSX cùng với ông chủ của nó trở thành hình thức, vô chủ, chính quyền
(bộ, ngành chủ quản) là đại diện của chủ sở hữu là người có quyền chi phối, đơn vị kinh tế mất
dần tính chủ động, sáng tạo, mất động lực lợi ích, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng lại
không ai chịu trách nhiệm, không có cơ chế giàng buộc trách nhiệm, nên người lao động thờ ơ
với kết quả hoạt động của mình.
Đây là căn nguyên nảy sinh tiêu cực trong phân phối, chỉ có một số người có quyền định đoạt
phân phối vật tư, vật phẩm, đặc quyền đặc lợi.
Câu 6: Nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là nhiệm
vụ nào? Tại sao?
Nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nhiệm
vụ chính:
+ Thứ nhất là xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền
đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
+ Thứ hai là cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy
xây dựng làm trọng tâm làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài
- Bởi vì theo CT Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là
quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Thực chất của quá
trình cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp
trong điều kiện mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, so sánh
lực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi. Điều này đòi hỏi phải áp dụng toàn diện
các hình thức đấu tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm chống lại các thế lực đi
ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa.
Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:
Đây được coi là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội, phát triển lực lượng sản xuất.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế -
xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang việc sử dụng một cách phổ biến sức lao
động với khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến, tạo ra năng suất lao động cao.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ có tính quy luật của sự quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở những nước kinh tế lạc hậu, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển. Tuy nhiên, chiến lược, nội
dung, hình thức, bước đi, tốc độ, biện pháp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi nước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội phải được xuất phát từ điều kiện lịch sử - cụ thể của mỗi nước và từ bối
cảnh quốc tế trong mỗi thời kỳ.
Chỉ có hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mới có thể xây dựng được
cơ sở vật chất - kỹ thuật cho xã hội mới, nâng cao năng suất lao động đến mức chưa từng có để
làm cho tình trạng dồi dào sản phẩm trở thành phổ biến, nhờ đó mới thực hiện được các mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội.
Câu 7: Ở Việt Nam hiện nay có những loại hình quan hệ sản xuất nào?

Ở Việt Nam hiện nay có những loại hình quan hệ sản xuất:
- Quan hệ sản xuất bao gồm 3 lọai hình: Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất (Quan hệ
sở hữu), Quan hệ về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, Quan hệ về phân phối sản phẩm (là sự
thể hiện việc phân chia các lợi ích kinh tế từ sản xuất cho đến người tham gia sản xuất.
+) Trong ba mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát,
quan hệ cơ bản, đặc trưng cho từng quan hệ sản xuất trong từng xã hội. Quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm cũng
hư các quan hệ xã hội khác.
+) Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất, đến việc tổ
chức, điều khiển quá trình sản xuất. Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất. Quan
hệ tổ chức và quản lý sản xuất do quan hệ sở hữu quyết định và nó phải thích ứng với quan hệ sở
hữu. Tuy nhiên có trường hợp, quan hệ tổ chức và quản lý không thích ứng với quan hệ sở hữu,
làm biến dạng quan hệ sở hữu.
+) Quan hệ về phân phối sản phẩm sản xuất ra mặc dù do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất chi phối, song nó kích thích trực tiếp đến lợi ích của con
người, nên nó tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, và do đó có thể thúc
đẩy hoặc kìm hãm sản xuất phát triển.
Câu 8: Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có những thành phần kinh tế cơ bản nào?
* Kinh tế Nhà nước
Kinh tế Nhà nước dựa trên chế độ ở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Kinh tế Nhà nước bao gồm
các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước...
Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò được thể hiện:
+ Các doanh nghiệp Nhà nước giữ những vị trí then chốt ở những ngành, những lĩnh vực kinh tế
và địa bàn quan trọng. Đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ,nâng cao năng suất lao
động, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật.
+ Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước thực hiện chức năng
điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế, đồng thời nó hỗ trợ va lôi cuốn các thành phân kinh tế khác
cùng phát triển theo đinh hướng XHCN.
+ Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế quốc dân.
* Kinh tế tập thể:
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên hình thức sở hữu
tập thể và sở hữu của các thành viên. Hợp tác xã được hình thành trên cơ sở đóng góp cổ phần và
tham gia lao động trực tiếp của xã viên. Phân phối theo kết quả lao động,theo vốn góp, mức độ
tham gia dịch vụ. Tổ chức và họat động của HTX theo nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, cùng
có lợi và quản lý dân chủ. Nhà nước giúp đỡ HTX đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ,
mở rộng thị trường...
* Kinh tế tư nhân: Là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh
tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Thành phần kinh tế tư nhân bao gồm:
- Kinh tế cá thể tiểu chủ:
Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất. Sự khác nhau giữa
kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ ở chỗ: trong kinh tế cá thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào
lao động và vốn của bản thân và gia đình, còn trong kinh tế tiểu chủ , tuy nguồn thu nhập vẫn
chủ yếu dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, nhưng có thuê lao động..
- Kinh tế tư bản tư nhân:
Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và
bóc lột lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ ở nước ta thành phần này còn có vai trò đáng kể
để phát triển lực lượng sản xuất. Vì vậy nhà nước khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển
rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm. Đồng thời tạo môi
trường pháp lý thuận lợi để nó hoạt động có hiệu quả.
* Kinh tế tư bản nhà nước:
Kinh tế tư bản nhà nước dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với
kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước dưới hình thức hợp tác liên doanh. Thành phần kinh
tê này có vai trò đáng kể trong giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế. Sự tồn tại thành phần
kinh tế này là rất cần thiết, cần phát triển mạnh mẽ nó trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
* Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của nước
ta thông qua bổ sung nguồn vốn đầu tư, chuyển giao và phát triển công nghệ, nâng cao năng lực
quản lý, tọa việc làm. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần to lớn vào tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thúc đẩy tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Câu 9: Giai cấp là gì? Đấu giai cấp có vai trò gì đối với sự tiến bộ và phát triển của xã hội?
*) Khái niệm Giai cấp:
- Khái niệm giai cấp dùng để chỉ những tập đoàn người hết sức đông đảo trong một xã hội,
những tập đoàn này phân biệt với nhau bởi địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất
định trong lịch sử.
Cụ thể, xét trên ba phương diện của hệ thống quan hệ sản xuất, họ có sự khác nhau về:
- Quyền sở hữu đối với những tư liệu sản xuất (thường được quy định và thừa nhận bởi pháp
luật; thường là vối những tư liệu sản xuất chủ yếu);
- Địa vị trong hệ thống tổ chức lao động xã hội (làm chủ hay phụ thuộc);
- Do đó, họ có sự khác nhau về cách thức và quy mô hưởng thụ kết quả của quá trình sản xuất
xã hội (bằng cách nào? nhiều hay ít).
*) Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là một trong những phương thức, động lực của sự tiến bộ, phát
triển xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hóa thành đối kháng giai cấp.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lịch sử nhân loại từ khi có sự phân hóa giai cấp
đến nay, về thực chất chỉ là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp được biểu hiện dưới nhiều
hình thức đa dạng với những mức độ khác nhau và mang sắc thái khác nhau. Đó là cuộc đấu
tranh của những người nó lệ chống lại ách áp bức của giai cấp chủ nô; cuộc đấu tranh của những
người nông nô, những người nông dân làm thuê chống lại sự áp bức và bóc lột của bọn chúa đất,
địa chủ: cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê chống lại ách áp bức và bóc lột của
giai cấp tư sản, kết quả cuối cùng của những cuộc đấu tranh đó đều dẫn tới sự ra đời của phương
thức sản xuất mới thông qua đỉnh cao của nó là những cuộc cách mạng xã hội.
Như vậy, trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp thì sự phát triển của xã hội chỉ có thể thực
hiện được thông qua những cuộc đấu tranh giai cấp nhằm giải quyết những mâu thuẫn đối kháng
trong đời sống kinh tế và chính trị - xã hội. Trong trường hợp này, đấu tranh giai cấp không chỉ
là động lực của sự phát triển lịch sử mà còn là phương thức của sự tiến bộ và phát triển xã hội.
Theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, phương thức và động lực cơ bản nhất của sự tiến bộ, phát
triển xã hội là sự vận động của mâu thuẫn trong phương thức sản xuất, trong bản thân nền sản
xuất vật chất của xã hội, nhưng trong điều kiện xã hội có sự phân hóa giai cấp thì mâu thuẫn đó
lại được bộc lộ và biến thành mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp trong đời sống chính trị - xã
hội. Trong trường hợp này, mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế chỉ có thể giải quyết
được thông qua việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng giai cấp trên lĩnh vực chính trị - xã hội. Như
vậy, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp đã trở thành cơ chế chính trị - xã hội để giải quyết
mâu thuẫn trong phương thức sản xuất, thực hiện nhu cầu khách quan của sự phát triển của lực
lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Câu 10: Tồn tại xã hội là gì? Ý thức xã hội là gì? Cho thí dụ
- Tồn tại xã hội:
+ Khái niệm: tồn tại xã hội dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất
của mỗi cộng đồng người trong những điều kiện lịch sử xác định.
+ Các yếu tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, gồm có:
1. Phương thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội đó. Ví dụ, phương thức kỹ thuật canh
nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người
Việt Nam.
2. Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, như: các điều kiện khí hậu, đất đai,
sông hồ,... tạo nên đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn của cộng đồng xã hội.
3. Các yếu tố dân cư, bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô hình tổ chức
dân cư,...
Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều
kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản
nhất.
+ Ví dụ, trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sông ngòi,... tất yếu làm hình
thành nên phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với người Việt Nam trong suốt
chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua. Để tiến hành được phương thức đó, người Việt buộc phải
co cụm lại thành tổ chức dân cư làng, xã, có tính ổn định bền vững,...
- Ý thức xã hội:
+ Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ
tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
+ Kết cấu của ý thức xã hội: Có thể phân tích từ những góc độ khác nhau:
1. Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái
khác nhau, đó là ý thức chính trị, ý thức pháp quvền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức
thẩm mỹ, ý thức khoa học,...
2. Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể phân biệt ý thức xã hội
thông thường và ý thức lý luận. Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những
quan niệm... của những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành
một cách trực tiếp từ hoạt dộng thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa
thành lý luận. Ý thức lý luận là những tư tương, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát
hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy
luật. Ý thức lý luận khoa học có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái
quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. Ý
thức lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng.
3. Cũng có thể phân tích ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh đối với
tồn tại xã hội. Đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống
tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí.... của những cộng đồng người nhất định; là sự phản
ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ. Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ
thống quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,...;
là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội.
VD: Về ý thức xã hội điển hình có sự nổi bật trong truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân nghĩa
của dân tộc và nhân dân Việt Nam thì rất cần cù chăm chỉ với truyền thống hiếu học được truyền
từ đời này sang đời khác. Ngoài ra Việt Nam có hệ thống tư tưởng lớn và chi phối dân tộc Việt
trong nhiều thế kỉ, nhất là phong kiến là tư tưởng Nho giáo.
Câu 10: Nêu quan niệm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất của con người.
a/ Khái niệm con người
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, có sự thống nhất biện chứng giữa hai
phương diện tự nhiên và xã hội
- Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:
+ Con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa
học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và
khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.
+ Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng "là thân thể vô cơ
của con người". Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực
tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là
môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động
của con người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi
trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các
tồn tại khác của giới tự nhiên.
- Bản tính xã hội của con người được phân tích lừ các gíac độ sau đây:
+ Xét từ giác độ nguồn gốc hình thành, loài người không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa,
phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất
là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để
tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác -
Lênin, nhờ đó có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc của loài người mà tất cả các học thuyết
trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.
+ Xét từ giác độ tồn tại và phát triển, thì sự tồn tại của loài người luôn luôn bị chi phối bởi các
nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng có sự thay đổi
tương ứng. Ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
Ngoài mối quan hệ xà hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần
túy, không thể là "con người" với đầy đủ ý nghĩa của nó.
b/ Bản chất con người:
- Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội"
- Những biểu hiện của bản chất đó:
+ Chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách
"người", phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Như vậy, có thể định nghĩa
con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy, bản
chất của con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là "tổng hòa những quan
hệ xã hội", bởi vì xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa
người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,...
+ Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát
triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp cận từ giác
độ phân tích vả lý giái sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử.
Xét từ giác độ nhân chủng học, tức phương diện bản tính tự nhiên, người da đen" vẫn chỉ là
người da đen, nhưng chỉ trong quan hệ kinh tế - chính trị của xã hội chiếm hữu nô lệ anh ta mới
bị biến thành "người nô lệ", còn trong quan hệ kinh tế - chính trị xã hội chủ nghĩa, anh ta là
"người tự do”, làm chủ và sáng tạo lịch sử. Như thế không có một bản chất nô lệ cố hữu và bất
biến của người da đen hay da trắng, nó là sản phẩm tất yếu của những quan hệ kinh tế, chính trị -
xã hội trong những điều kiện lịch sử xác định, khi những quan hệ này thay đổi thì cũng tạo sự
thay đổi bản chất của con người. Vì vậy, giải phóng bản chất con người cần phải hướng vào sự
giài phóng những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nó, thông qua đó có thể phát huy
khả năng sáng tạo lịch sử của con người.
= > Không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với những điều kiện hoàn cảnh lịch sử
nhất định. Cần phải từ quan niệm như vậy mới có thể lý giải đúng đắn về khả năng sáng tạo lịch
sử của con người. Sự hạn chế về năng lực sáng tạo lịch sử của những con người tiểu nông không
thể lý giải từ bản tính tự nhiên của họ, trái lại cần phải được lý giải từ giác độ tính hạn chế về
trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế, chính tri, văn hóa của xã hội tiểu nông. Như thế, con
người, xét từ giác độ bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của lịch sử; lịch sử sáng tạo ra con
người trong chừng mực nào thì con nguời lại cũng sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó. Đây
là biện chứng của mối quan hệ giữa con người – chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo
ra và đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sừ đó. Từ đó có thể thấy, hạn chế cơ bản của quan
niệm duy vật siêu hình về bản chất của con người chính là ở chỗ chỉ nhận thấy tính quyết định
của hoàn cảnh lịch sử đối với con người mà không nhận thấy mối quan hệ sáng tạo của con
người trong quá trình cải tạo hoàn cảnh và do đó cũng chính là cải tạo bản thân nó. C.Mác đã
khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn
cảnh và của giáo dục... cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn
cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục". Trong tác phẩm Biện chứng của tự
nhiên, Ph. Ăngghen cũng cho rằng: "Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của
chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch
sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm ra lịch
sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược
lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại
càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu".
- Ý nghĩa:
+ Để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ dơn thuần từ
phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương
diện bản tính xã hội của nó, từ những quuan hệ kinh tế - xã hội của nó.
+ Động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của
con người. Vì vậy, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy
nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
+ Sự nghiệp giải phóng con người nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải là hướng
vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xãhội. Trên ý nghĩa phương pháp luận đó, có
thể thấy một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở
mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng sáng
tạo lịch sử của con người. Cuộc cách mạng đó cũng thực hiện sự nshiệp giải phóng toán nhân
loại bane phương thức xây dựng mối quan hệ kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa nhằm xác lập và phát triển một xã hội mà tự do và sáng tạo của người này trở thành điều
kiện cho tự do và sáng tạo của người khác. Đó cũng chính là thực hiện triết lý đạo đức nhân sinh
cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: "mỗi người vì mọi người,mọi người vì mỗi người".

You might also like