You are on page 1of 10

b.

Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
*Phạm trù thực tiễn
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động
vật chất cảm tính, có tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và
xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
Từ quan niệm trên có thể thấy thực tiễn gồm những đặc trưng sau :
Thứ nhất - thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là
những hoạt động vật chất cảm tính. Như lời của C. Mác đó là những hoạt động
vật chất cảm giác được của con người. Nghĩa là con người có thể quan sát trực
quan được các hoạt động vật chất này.
Thứ hai - hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử xã hội của
con người. Nghĩa là, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham
gia của đông đảo người trong xã hội.
Thứ ba - thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
phục vụ con người. Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát của động vật
nhằm thích nghi thụ động với
thế giới, con người bằng và
thông qua hoạt động thực
tiễn, chủ động tác động cải
tạo thế giới để thỏa mãn nhu
cầu của mình, thích nghi một
cách chủ động, tích cực với
thế giới

Dù xem xét theo chiều dọc hay chiều ngang thì thực tiễn là hoạt động thể hiện
tính mục đích, tính tự giác cao của con người -chủ động tác động làm biến đổi
tự nhiên, xã hội, phục vụ con người.
Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng gồm những hình thức
cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động chính trị xã hội; hoạt động thực
nghiệm khoa học.
+Hoạt động sản xuất vật chất: là hình thức thực tiễn có sớm nhất, cơ bản nhất,
quan trọng nhất, vì ngay từ khi con người mới xuất hiện trên Trái đất đã phải
tiến hành sản xuất vật chất dù là giản đơn để tồn tại.

VD: hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong nhà
máy, xí nghiệp...

+ Hoạt động chính trị xã hội: là các hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao
của con người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các
quan hệ xã hội,.... tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho con người phát triển.
VD: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc Hội, tiến hành Đại Hội Đoàn thanh niên
trong trường học, Hội nghị công đoàn,…

+Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn
bởi lẽ con người chủ động tạo ra những điều kiện không có sẵn trong tự nhiên
cũng như xã hội để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích mình đề ra.
VD: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các
vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới...

Trong đó sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng quyết định hai hình thức
thực tiễn kia. Tuy nhiên hai hình thức thực tiễn kia có ảnh hưởng quan trọng tới
sản xuất vật chất.
Như vậy, thực tiễn là cầu nối con người với tự nhiên, xã hội, nhưng đồng thời
thực tiễn cũng tách con người khỏi thế giới tự nhiên, để “làm chủ “ tự nhiên.
Nói khác đi, thực tiễn tách con người khỏi tự nhiên là để khẳng định con người
với tư cách là chủ thể trong quan hệ với tự nhiên, nhưng muốn tách con người
khỏi tự nhiên thì trước hết phải nối con người với tự nhiên đã.Cầu nối này chính
là hoạt động thực tiễn.
Câu hỏi
1.Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thực tiễn gồm bao nhiêu y đặc trưng
A.1
B.2
C.3
D.4
2.Trong các hoạt động có tính nhằm mục đích cải tạo tự nhiên và xã hội nhằm
phục vụ con người cái nào là quan trọng nhất
A. Hoạt động sản xuất vật chất
B. Hoạt động chính trị xã hội
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học
*Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức.
 Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách
quan, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để con người
nhận thức.
VD : Con người thời nguyên thủy phải săn bắt, hái lượm mới có ăn. Từ việc săn
bắt hái lượm đó, con người dần hiểu biết hơn và biết nuôi trồng, cải tiến công cụ
lao động của họ.

 Thực tiễn là động lực của nhận thức.

Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận
thức, vì thế nó luôn thúc đẩy cho sự ra đời của các ngành khoa học. Thực tiễn
có tác dụng rèn luyện các giác quan của con người, làm cho chúng phát triển
tinh tế hơn, hoàn thiện hơn, trên cơ sở đó giúp quá trình nhận thức của con
người tốt hơn.
VD1: Vì nhu cầu nên con người phải thực hiện các hoạt động thực tiễn như đo diện
tích, chiều dài, chiều rộng… từ đó có sự ra đời của toán học.

VD2: Vì nhu cầu thực tiễn, con người cần các thiết bị quang học để phóng đại những
thứ mắt thường không nhìn thấy được vì thế nên kính thiên văn đã ra đời.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái
đất với tư cách là người đã bị quy định bởi những nhu cầu thực tiễn
- Chúng ta thường nghe nói thực tiễn là mục đích của nhận thức bởi vì ta
nhận thấy rằng, tất cả các lí luận, tri thức trên thực tiễn đều sẽ chỉ có giá
trị khi các lí luận, tri thức này được vận dụng vào thực tiễn, nhằm mục
đích từ đó giúp cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng các nhu cầu vật
chất, tinh thần của con người và cũng như giúp có thể cải thiện đời sống
của người dân.
- Thực tiễn chính là mục đích của nhận thức bởi vì nhận ta thức dù về vấn
đề, khía cạnh, lĩnh vực gì thì cũng phải quay về để có thể nhằm mục đích
phục vụ thực tiễn.
- Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn, không đi đôi với thực tiễn thì
nhận thức đó cũng chỉ là lý luận suông. Còn đối với các lý luận được áp
dụng vào thực tiễn thì mới là lý luận sống.
- Mọi tri thức khoa học – kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa khi áp dụng
vào đời sống để phục vụ con người
Ví dụ Để chống lại Covid 19, nhiều nước đã cố gắng sản xuất ra vaccine chống
thứ bệnh này.
=> Xuất phát từ thực tiễn bệnh dịch đang có chiều hướng nghiêm trọng,
nguy hiểm cho sự sống của con người nên các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra
các loại vaccine để cứu con người khỏi tay loại dịch này
Ví dụ Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân thiện với
môi trường như cốc tái chế, ống hút giấy... Việc tạo ra những vật liệu, đồ dùng
này chính là nhằm phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường

Hoạt động sản xuất vật chất

Xây dựng

Chế biến thực phẩm


Lắp ráp phương tiện

Hoạt động về chính trị - xã hội

Lễ mít tinh

Các cuộc biểu tình


Lễ bầu cử

Hoạt động thực nghiệm khoa học

Bào chế dược liệu

Làm thí nghiệm


Nghiên cứu về nông nghiệp

Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý


Tri thức của con người là kết quả của quá trình nhận thức, có thể phản ánh
đúng hoặc không đúng hiện thực.
Theo triết học Mác - Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để
kiểm tra chân lý. Bởi chỉ có thực tiễn mới có thể vật chất hóa được tri thức, hiện
thực hóa được tư tưởng, qua đó mới khẳng định được chân lý hoặc phủ định
một sai lầm nào đó. Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan,
diễn ra độc lập đối với nhận thức, nó luôn vận động và phát triển trong lịch sử,
nhờ đó nó thúc đẩy nhận thức cùng vận động và phát triển.
=> Mọi sự biến đổi của nhận thức thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp
của thực tiễn. Có nhiều hình thức thực tiễn khác nhau nên cũng có nhiều hình
thức kiểm tra chân lý khác nhau, ví dụ như: thực nghiệm khoa học,...
Tuy nhiên thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính chất tuyệt đối vừa
có tính chất tương đối.
+ Tính tuyệt đối là tiêu chuẩn chân lý thể hiện ở chỗ, thực tiễn là tiêu chuẩn
khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý.
+ Tính tương đối là tiêu chuẩn chân lý thể hiện ở chỗ, thực tiễn có quá trình vận
động, biến đổi, phát triển.
=> Trong thời gian càng dài, trong chính thể thì càng rõ đâu là chân lý, đâu là
sai lầm.
=> Quan điểm thực tiễn yêu cầu nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực
tiễn; lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai, tăng cường tổng kết thực
tiễn để rút ra những kết luận góp phần bổ sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức,
lý luận.
Ví dụ: Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản của không khí.
Ví dụ: Trái đất quay quanh mặt trời
Ví dụ: Không có gì quý hơn độc lập tự do

You might also like