You are on page 1of 4

Giảng viên : Mạch Thị Khánh Trinh

Họ và tên : Phạm Thị Thu Hà


MSSV: K234020208

BÀI THU HOẠCH


MÔN TRIẾT HỌC
Chủ đề : Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả và sự vận
dụng nó trong cuộc sống
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm phạm trù nguyên nhân và kết quả
Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô
hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng
hiện thực.
Trong triết học, phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên
những biến đổi nhất định.
Trong triết học, phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương
tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên.
2. Tính chất mối liên hệ nguyên nhân – kết quả
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu.
Đầu tiên, về tính khách quan, bản thân sự vật luôn có mối quan hệ nhân quả và không
phụ thuộc và ý thức con người. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn vận động và
tác động qua lại lẫn nhâu dẫn đến những biến đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh vào
bộ óc mình những biến đổi đó chứ không thể sáng tạo ra nó.
Thứ hai, về tính phổ biến thể hiện ở chỗ chúng ta có thể thấy mọi sự vật hiện tượng
trong tự nhiên và xã hội, trong cả tư duy của con người đều được gây nên bởi một
nguyên nhân nhất định, trong đó có cả những nguyên nhân chưa được nhận thức.
Còn về tính tất yếu, một nguyên nhân nhất định trong một hoàn cảnh nhất định chỉ có
thể gây ra một kết quả nhất định. Bởi vậy, nếu các nguyên nhân càng khác nhau ít bây
nhiêu thì các kết quả do chúng gây ra cũng ít khác nhau bấy nhiêu.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.

1
Theo quan niệm duy vật biện chứng, mối quan hệ nhân quả không cứng nhắc tĩnh tại.
Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả là tất yếu, khách quan.
Nguyên nhân sinh ra kết quả: Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân
luôn có trước kết quả. Còn kết quả thì chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và
bắt đầu tác động. Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời
gian cũng là mối quan hệ nhân quả. Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó
còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
Sự tác động trở lại của kết quả: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi
xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà sẽ có ảnh hưởng
tích cực ngược lại đối với nguyên nhân. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh
ra. Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra
những kết quả khác nhau. Và nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng
chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết
quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động
đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu
tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.
Sự thay đổi vị trí nguyên nhân và kết quả: Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật,
hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ
này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại. Nguyên nhân tạo
ra kết quả nhưng kết quả lại lại nguyên nhân của một kết quả khác.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, nếu có bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên do và do nguyên nhân
quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra nguyên
nhân xuất hiện; muốn loại bỏ sự vật hiện tượng nào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ
nguyên nhân sinh ra nó.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân
của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, hiện tượng mối liện hệ đã xảy ra trước
sự vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc mối quan hệ nào đó, vì nguyên nhân
và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hoá lẫn nhau nên để nhận thức được tác
dụng của sự vật, hiện tượng và để xác định được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và
để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn cần nghiên cứu sự vật, hiện

2
tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả, cũng như trong mối quan hệ
mà nó giữ vai trò là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định,
nên khi nghiên cứu một sự vật hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân nào đã
sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng nào có ích trong thực tiễn cần lựa
chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể chứ không nên rập
khuôn theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhân sinh ra một sự vật, hiện tượng
có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên
nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu và
nguyên nhân bên trong.
II. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất cứ hình
thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn, phương pháp
biện chứng,… luôn là cơ sở, là phương hướng cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát
triển xã hội. Từ đó con người có thể có được những cách giải quyết phù hợp với các vấn
đề do cuộc sống đặt ra. Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả là một trong những mối
liên hệ đầu tiên phản ảnh vào bộ óc con người. Nó không phụ thuộc vào ý thức của con
người. Bất kì một sự vận động nào ở trong thế giới vật chất đều có mối liên hệ nhân quả.
Trong sự vận động của hiện thực, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được lặp đi lặp lại
nhiều nhất, phổ biến nhất. Vì những lý do trên em đã chọn đề tài về “ Cặp phạm trù
nguyên nhân – kết quả” cho bài thu hoạch của mình.
2. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả trong cuộc sống.
Bằng cách vận dụng các tính chất, mối liên hệ nhân quả và ý nghĩa phương pháp luận,
em đã vận dụng một cách phổ biến cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả vào đời sống
hằng ngày cũng như trong học tập, cụ thể như :
*Trong đời sống hàng ngày.
Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau và ngược lại một kết quả cũng
gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi nhận thức được như vậy, chúng ta có thể
giúp chúng ta nhìn thấy nhiều nguyên nhân trong một kết quả, tránh tư tưởng chủ quan
và đưa ra cách giải quyết đúng đắn.

3
Ví dụ cụ thể: - Hàng xóm em có một bạn có tính cách khá là nhút nhát. Tính nhút nhát
này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như môi trường giáo dục của cha mẹ, hay
do bạn ít giao tiếp hoặc không biết cách giao tiếp với mọi người. Khi em biết có nhiều
nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bạn có tính nhút nhát thì em sẽ có cách giải quyết
như chủ động làm quen, nói chuyện với bạn, giúp bạn giao tiếp với người khác,….
- Hay việc em thức khuya nhiều ngày dẫn đến rối loạn giờ giấc sinh hoạt, lên mụn,
thâm quầng mắt,… Khi nhận thức được rằng thức khuya là nguyên nhân gây ra những
tình trạng trên, em có thể giải quyết bằng cách điều chỉnh lại giờ giấc, ngủ sớm hơn để
hạn chế nó.
*Trong học tập
Trong triết học, nguyên nhân tạo ra kết quả nhưng kết quả này lại là nguyên nhân của
một kết quả khác. Trong học tập cũng vậy, kết quả của hành động này lại là nguyên
nhân cho kết quả của hành động khác, tạo thành một chuỗi các hành động liên tiếp nhau
theo các chiều hướng khác nhau. Từ đó ta có thể điều chỉnh bản thân cho phù hợp với
thực tế.
Ví dụ cụ thể: Nếu em đang lười học thì lười học sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc em
thiếu kiến thức. Thiếu kiến thức sẽ lại là nguyên nhân dẫn đến việc em học kém, sau đó
là các chuỗi nguyên nhân – kết quả khác nữa theo chiều hướng xấu đi. Vậy từ đó em có
thể nhận thức được và điều chỉnh bản thân để trở nên tốt hơn như không lười biếng nữa,
tập thói quen làm việc chăm chỉ hơn,….
Nguyên nhân luôn có trước kết quả. Mối quan giữa nguyên nhân và kết quả là tất yếu
và khách quan. Không có sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân. Trong học tập,
nếu nhận thức được em có thể tiếp thu hoặc là hạn chế tuỳ theo tính chất của việc đó.
Ví dụ cụ thể: Bạn Hào lớp em học rất giỏi. Không phải tự nhiên bạn học giỏi mà phải
có nguyên nhân. Bạn hay đến lớp sớm, học bài trước khi đến lớp, chú ý nghe giảng,… .
Từ đó, em sẽ xem xét lại bản thân và học tập bạn để có kết quả học tập tốt hơn.

You might also like