You are on page 1of 8

NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

- Lời đầu tiên em xin được gửi lời chào thân thương nhất đến cô cùng toàn thể
các bạn. Chắc hẳn Mọi người từng nghĩ triết học là một môn học rất khó hiểu,
nhiều lí thuyết, dài dòng không thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Hôm nay
mình sẽ giúp các bạn có được một góc nhìn mới và chứng minh cho các bạn
thấy được khi triết học áp dụng vào cuộc sẽ ntn . Em tên là Nguyễn Minh Đạt
xin được thay mặt cho nhóm 4 trình bày sự tìm hiểu của nhóm mình về nội
dung cơ bản về phạm trù nguyên nhân – kết quả

I.Khái niệm
- Trong quá trình tìm hiểu về nội dung ngày hôm nay nhóm mình có tìm được
một quan điểm triết học cũng vô cùng sâu sắc về phạm trù nguyên nhân – Kết
quả . Đó là triết học phật giáo
1. - Triết học phật giáo ( phương đông ) bh
- Theo phật giáo thì Để nhân có thể trở thành quả thì cần một yếu tố quan
trọng nữa đó là Duyên
- Tại sao ở hiền gặp lành , ác giả ác báo nhưng mà thực tế cuộc sống có phải
lúc nào điều đó cũng đúng hay ko Cha ông chúng ta còn có câu nữa là ở
hiền thì gặp gian nan , kẻ gian võng lọng nghênh ngang đi về
>> Tư duy biện chứng rất hay đâu chỉ có ở hiền gặp lành đâu , có những
người ở hiền gặp gian nan, vất vả, khó khăn . Ác giả ác báo theo quy luật
chung là như vậy. Kẻ gian ( kẻ làm điều ác) có võng, lọng nghênh ngang đi về
>> phản ánh tính muôn hình muôn vẻ của cuộc sống
- Giải thích dưới góc độ phật giáo thì người nào mà làm việc thiện ( ở hiền)
nhưng chưa gặp lành bởi vì duyên chưa đến . Còn dưới góc độ kẻ làm
điều ác nhưng mà chưa bị trả giá bởi vì duyên chưa có
>> Nhân chuyển hóa thành quả thì còn phụ thuộc vào duyên
>> Điều đó nhắc nhở mỗi người hãy sống nhân văn , hãy làm nhiều điều
thiện thì dù sớm hay muộn những điều tốt đẹp, những kết quả tốt đẹp rồi sẽ
đến
- Còn theo triết học Mác- Lênin mối quan hệ nguyên nhân và kết quả được
thể hiện ntn . Chúng ta cùng đến với nội dung chính của bài học ngày hôm
nay .
TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
- Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa
các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau gây ra một sự biến đổi nhất định nào đó .
>> Mọi kết quả đều có nguyên nhân của nó ( NN chính sự tác động gây
nên biến đổi )
- Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những sự biến đổi xuất hiện do những
tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau gây ra . (KQ biến đổi x/h do sự tác động)
? Nguyên nhân và KQ cái nào có trước ?
- Nguyên nhân tác động giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên sự biến đổi nhất định
- KQ là những biến đổi xuất hiện do sự tác động của các mặt , các yếu tố
trong một sự vật, hiện tượng hoặc là giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau
>> Từ định nghĩa ta có thể thấy được Nguyên nhân có trước Kết quả và Mọi
kết quả đều có nguyên nhân .
Ví dụ : Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra
trường làm trái ngành lên tới 60%. ( kết quả )
>> Nguyên nhân là gì :

- Định hướng tương lai không rõ ràng ( mình thấy rất nhiều người bạn
của mình sinh năm 2k4 ko có định hướng tương lai rõ ràng, chỉ có học và
học mà thôi . Mình có một người bạn học chung cấp 2, cấp 3 với mình
tên là Hằng. Bạn thi dc 26,5 điểm đến tận hôm đk nguyện vọng hằng mới
nhắn cho mình Đạt ơi mình nên đk nguyện vọng ngành nào . Mình cũng
rất ngạc nhiên vì bạn chưa có định hướng công việc cho mình . Với tư
cách là một người bạn thì mình cũng đã tư vấn cho bạn những ngành kt
hot nhất hiện nay như là marketing, chuỗi …, tmđt, quản trị thương hiệu.
Và cuối cùng bạn đã đỗ dc tmđt của ptit

- Ví dụ mình vừa kể cũng chính là nguyên tiếp theo đó là Hạy chạy theo xu
hướng ngành nào hot ,ra trường dễ kiếm việc. Từ đó lựa chọn ngành học
đó. ( Dẫu sao với tư cách là một người bạn mình cx rất mong muốn bạn của
mình có được một ngành nghề tiềm năng sau này )

- Nguyên nhân từ cá nhân ko đam mê, thích thú

Ví dụ : Theo bộ lao động thương binh và xã hội theo khảo sát thì trẻ
em đang sử dụng điện thoại hay thiết bị di động ngày càng nhiều
trung bình từ 7-9 tiếng mỗi ngày ( Kết quả )

Nguyên nhân là gì ?
- Nguyên nhân chính là ba mẹ quá bận rộn, không có thời gian bên cạnh
trẻ khiến việc trẻ gắn bó với smartphone trở thành người bạn bất đắc dĩ

>>> Việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử ngày càng nhiều gây hại cho mắt , ảnh
hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ

>> Cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tự kỉ ,trầm cảm, chậm nói
ngày càng nhiều

CẦN PHÂN BIỆT NGUYÊN NHÂN VỚI NGUYÊN CỚ VÀ ĐIỀU KIỆN

Nguyên cớ Nguyên nhân Điều kiện

Nguyên nhân và kết quả nằm trong quan hệ sản sinh


Nguyên cớ chẳng qua chỉ là yếu tố ngẫu nhiên bề ngoài xuất hiện với nguyên
nhân nhưng bản thân nó không sinh ra kết quả
- Trong cuộc sống để đạt được những động cơ nhất định có thể lấy nguyên
cớ để ngụy trang che lấp đi nguyên nhân
Ví dụ : Cuộc chiến tranh iraq 2003 mĩ dùng cái cớ ( nguyên cớ ) Iraq đang
sở hữu và phát triển vũ khí giết người hàng loạt, là nơi đào tạo các phần
tử khủng bố ( vk hạt nhân, hóa học, sinh học ) .Dù chưa tìm ra bằng
chứng cho việc này Tổng thống mĩ lúc này là George W.Bush vẫn phát
động chiến tranh xâm lược Iraq. Sau khi lật đổ dc chế độ của tổng thống
Saddam Hussein thì mĩ và LHQ vẫn chưa tìm thấy được vũ khí
hủy diệt hàng loạt nào cả . Sau khi hết nhiệm kì của mình ông
W.Bush có nói đây là điều hối tiếc lớn nhất trong đời làm tổng
thống của mình . Chỉ một câu nói đã phủ nhận đi tội ác chiến
tranh của Mĩ . Nguyên nhân lớn nhất của Mĩ đó chính là vị trí địa
chính trị của irad , mĩ muốn dựng lên chính phủ bù nhìn để khai
thác nguồn tài nguyên dầu khí phong phú của đn Trung Đông
này .
>> Người ta nói mĩ là một quốc gia tự do, dân chủ và hay rất hay đi giảng
dạy tự do dân chủ cho các nước khác . Mĩ có xứng đáng với điều đó hay
ko ? Đó là một câu hỏi mà mọi người tự biết đáp án .

- Nguyên nhân khác điều kiện


Điều kiện là những yếu tố mà nhờ có những yếu tố đó thì nó giúp cho
nguyên nhân có thể chuyển hóa trở thành kết quả nhưng bản thân nó không
thể sinh ra kết quả nhưng nó là yếu tố , tác nhân giúp cho nguyên nhân hình
thành kết quả
Ví dụ : một hạt thóc để nảy mầm thành cây lúa thì trước hết phải là do sự tác
động của yếu tố bên trong nó ( nguyên nhân ) đó là tác động của lá mầm ,
trồi mầm, thân mầm , của chất dinh dưỡng trong hạt thóc đó .Tổng hòa của
những yếu tố này đó là nguyên nhân . Để cho nguyên nhân đó có thể trở
thành kết quả có cần có điều kiện nhiệt độ, độ ẩm , ánh sáng .. thì hạt thóc
trở thành cây lúa . Yt giúp cho cây lúa sinh ra kết quả , bản thân nó ko tạo ra
kết quả
QUAN HỆ GIỮA BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả


Nguyên
nhân Mối liên hệ nhân quả mang tính phức
tạp Kết quả

NN và KQ có thể chuyển hóa cho


nhau

KQ tác động trở lại nguyên nhân

1. Nguyên nhân sinh ra kết quả


- Nguyên nhân bao giờ cũng xảy ra trước và sinh ra kết quả có luôn đúng
không ? (Cần phải phân biệt sự tiếp nối về thời gian )
Ví dụ : Hiện tượng ngày và đêm . Đây có phải là quan hệ nguyên nhân và kết
quả không ? Câu trả là đó là KHÔNG . Ngày không phải là nguyên nhân của
đêm và ngược lại . Đây chỉ là sự tiếp nối thời gian do trái đất trái đất tự quay
quanh trục , Hình khố i cầ u củ a Trá i đấ t luô n đượ c Mặ t trờ i chiếu sá ng mộ t nử a, vì thế
đã sinh ra ngà y và đêm .
>> NN và KQ nằ m trong quan hệ sả n sinh . Nguyên nhâ n phả i tá c độ ng gâ y nên mộ t biến
đổ i nhấ t định . Chính sự biến đổ i đó mớ i chính là kết quả

2. Mối liên hệ nhân quả mang tính phức tạp


a. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả
Ví dụ : Con người phá rừng ( chính là nguyên nhân) >>>> Lũ lụt, hạn hán, ô
nhiễm mt, sói mòn đất ,…
Liên hệ bản thân :
- Một nguyên nhân có thể sinh ra một hay nhiều kết quả . Vì vậy trong cuộc
sống hằng ngày chúng ta không bao giờ quyết định một vấn đề gì đó khi
chúng ta còn nóng vội hoặc nóng giận . Nóng vội tức là chúng ta không suy
nghĩ thấu đáo . Nóng giận tức là chúng ta bị chi phối bởi cảm xúc .Những
quyết định phổ biến sẽ dẫn tới sai lầm . Có một câu nói rất hay “ Sư bùng
nổ của lí trí . Tốt . Nhưng mà tốt hơn nên là Lí trí của sự bùng nổ “ Tức là
phải kiểm soát được cảm xúc của mình . Kiểm soát được sự bùng nổ của
cảm xúc .
>> Trước mỗi quyết định nào đó chúng ta đều phải suy nghĩ thấu đáo .
- - Với bản thân của mình cũng vậy: Khi tớ đang buồn , hay phải đưa ra một
quyết định nào đó thì tớ thường sẽ không quyết định một cách vội vàng mà
tớ thường đi chạy bộ hoặc đạp xe bởi vì khi làm điều đó tớ có cảm giác
mình tỉnh táo, sáng suốt hơn, có thời gian cho tớ suy nghĩ, xem xét mọi việc
một cách thấu đáo để đưa ra quyết định một cách

b, Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sinh ra
- Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một
hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình
thành kết quả.
Liên hệ bản thân mình :Việc thi đỗ cấp 3 vào được ngôi trường mà mình mong
muốn với một thành tích tốt đó là sự tổng hòa của nhiều nguyên nhân tác động
cùng chiều như phương pháp học tập hiệu quả , có kế hoạch học tập phù hợp ,
có sự kiên trì , cố gắng >>> tất cả điều này dù ko tự hào gì để khoe cả chỉ là
ngôi trường thường thôi nhưng mình cx đã đứng thứ 12 của trường và vào được
A1 trường THPT Ngọc Hồi
- Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo
các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác
dụng của nhau.

Ví dụ : Uống rượu bia nhưng lại thường xuyên uống giải độc gan, bổ gan và rèn
luyện sức khỏe đều đặn . uống rượu bia gây hại cho gan nhưng việc uống
thuôc thường xuyên và tập thể dục đã góp phần suy yếu , triệt tiêu kết
quả bị các bệnh về gan .

3. Nguyên nhân và Kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau


- Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh
ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ
ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên
một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào
là bắt đầu hay cuối cùng.

Ví dụ Một sinh viên Nhờ có sự học tập, trau dồi tri thức, sự kiên trì mà
người sinh viên đó có thể đạt được kết quả đó là bằng cấp cấp tốt , kiến
thức kĩ năng , năng lực được nâng cao . Thì kết quả đó lại là nguyên
nhân giúp mình có được một công ăn việc làm tốt nhờ thêm sự nỗ lực ,
học hỏi của bản thân đã đạt được những vị trí cao hơn ….

4. KQ tác động trở lại Nguyên nhân

- - Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết
quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh
hưởng ngược trở lại đối với nguyên nhân.
- Do ý thức bảo vệ môi trường của con người rất kém cho nên con
người đã chặt phá rừng một cách bừa bãi, con người vứt rác một
cách tùy tiện, con người xả thải ra ngoài mt chất độc làm cho môi
trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, biến đổi khí hậu . KQ mt bị ô nhiễm
nghiêm trọng rồi biến đổi khí hậu tác động ngược lại tiêu cực con
người đó là sức khỏe của con người , đó là các thiên tai xảy ra
thường xuyên hơn và cường độ mạnh hơn , sinh ra rất nhiều bệnh
khác nhau .

( Thời gian ko còn nhiều đọc nốt phần 3 )


III.Ý nghĩa phương pháp luận của cặp
phạm trù nguyên nhân và kết quả
Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả,
Triết học Mác - Lênin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối
quan hệ này để ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là:
– Mối liên hệ nhân - quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là
nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân khách quan
của những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích
được những hiện tượng đó
VD:

- Mối liên hệ nhân- quả có tình phức tạp . Cần Phân loại nguyên nhân để
đưa ra những phương pháp biện pháp tác động cho phù hợp . Bởi vì mỗi một
nguyên nhân có một vị trí , vai trò khác nhau đối với kết quả
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

>> Tìm ra giải pháp để khắc phục

- Một nguyên nhân có thể có nhiều kết quả và ngược lại nên trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm toàn
diện và quan điểm lịch sử - cụ thể để giải quyết và ứng dụng nó

You might also like