You are on page 1of 3

THUYẾT TRÌNH BTN TRIẾT

…Thay mặt nhóm 3, em xin thuyết trình về Bài tập nhóm chủ đề 2: Từ nội dung
và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù: “nguyên nhân và kết quả”,
hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn. Bài làm của
nhóm chúng em gồm 2 phần, sau đây mời thầy và các bạn cùng theo dõi phần :
1. ND và ý nghĩa PPL của cặp phạm trù “ Nguyên nhân – Kết quả”
Ở phần này, chúng em triển khai các ý:
- Các khái niệm: Nguyên nhân, kết quả, Điều kiện, Hoàn cảnh, Phân
biệt nguyên nhân và nguyên cớ
- 3 tính chất : Tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu
- MQH biện chứng:
+ Nguyên nhân sản sinh ra kết quả: nguyên nhân luôn là cái có trước
kết quả và kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân bắt đầu tác động,
diễn ra phức tạp vì phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác
nhau. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau nào về mặt thời gian
cũng là mối liên hệ nhân quả.
+ Sự tác động trở lại kết quả của nguyên nhân: có thể diễn ra theo hai
chiều hướng
+ Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả: trong những quan hệ
và điều kiện nhất định
- Ý nghĩa PPL:
Mối liên hệ nhân – quả là mối quan hệ có tính khách quan tất yếu nên
trong nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân- quả.
Trong thế giới nhận thức và thực tiễn không thể tồn tại những sự vật,
hiện tượng hay quá trình biến đổi không có nguyên nhân và ngược lại,
không có nguyên nhân nào không dẫn tới những kết quả nhất định.
+ Trong nhận thức
+ Trong hoạt động thực tiễn: Khi xét trong hoạt động thực tiễn, chúng
em cũng đưa ra những chú ý khi hành động.

2. Vận dụng
Để lý giải lý do vì sao nhóm chúng em chọn Ô nhiễm không khí ở Việt
Nam là vấn đề thực tiễn để giải quyết, mời thầy và các bạn cùng xem đoạn
video ngắn sau. Video sau đây phần nào cũng đã tóm gọn các phần chúng
em đã xây dựng trong bản word là: thực trạng, các nguyên nhân khách quan,
chủ quan cũng như kết quả mà Ô nhiễm không khí gây ra cho con người,
đặc biệt là người dân Việt Nam hiện nay.
 Áp dụng ý nghĩa nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù triết học “
nguyên nhân – kết quả” để giải quyết, chúng em xin đưa ra một dẫn
chứng ví dụ cụ thể như sau : “ CHÁY RỪNG”
Ta có thể nhìn thấy thực tế tình trạng cháu rừng ở nước ta .Các hoạt động
sinh hoạt hàng ngày của con người sản sinh ra các loại khí gây ô nhiễm môi
trường, làm thủng tầng ozone, từ đó CHÁY RỪNG là kết quả của tình
trạng Trái Đất ngày càng nóng lên,. Biên độ nhiệt theo đó mà càng ngày
càng dao động mạnh lên và luôn giữ mức cao .Khi xây dựng bài, chúng em
có tìm hiểu thiên nhiên chính là 1 trong những nguyên nhân khách quan gây
nên ô nhiễm môi trường. Theo MQH biện chứng của cặp phạm trù NNKQ
thì cháy rừng không chỉ là kết quả mà còn là cũng chính là nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường khi mà những đám cháy sản sinh ra một lượng Nito
Oxit khổng lồ, lượng Nito Oxit tăng lên một cách đột ngột và khiến cho chất
lượng không khí ngày càng giảm sút. Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng
một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.

 Giải pháp
Từ đó, áp dụng những chú ý đã xây dưng trong phần Ý nghĩa PPL của cặp
phạm trù trong hoạt động thực tiễn, Nhóm chúng em đưa vào bài làm một số
giải pháp điển hình, dễ thực hiện hằng ngày như: Tích cực trồng cây, các
cách cải thiện thói quen sinh hoạt hay các hoạt động tuyên truyền,…
Dù không thể có Kết quả to lớn hay giải quyết vấn đề ngay lập tức, nhưng
chúng em tin rằng với sự nhận thức rõ về “ Nguyên nhân- Kq” mà
ÔNMTKK gây ra cũng như ý thức hành động của mỗi người thì tình trạng
ÔNMTKK nói riêng mà ÔNMT nói chúng sẽ phần nào được cải thiện.

3. Kết luận
Mối liên hệ nhân quả không ở đâu xa, nó ở ngay trong chính cuộc
sống của chúng ta, nảy sinh từ thực tiễn. Những hoạt động thực tiễn là
cơ sở để cho chúng ta nhận thức được về đặc trưng của mối quan hệ
nguyên nhân – kết quả và những đặc trưng này với tư cách là thành
quả của nhận thức lại sẽ tiếp tục chỉ đạo cho con người trong hoạt
động thực tiễn để có thể gặt hái được những thành công to lớn hơn.
Bởi vậy khi áp dụng nó vào giải quyết vấn đề “Tình trạng ô nhiễm
không khí ở nước ta hiện nay”, ta thấy được thực trạng đáng lo ngại
của vấn đề này, đồng thời đào sâu tìm hiểu được những nguyên nhân
của nó. Song, khi nhận thức được mối liên hệ nhân-quả của vấn đề, ta
có thể tìm ra được những giải pháp để cải thiện.

You might also like