You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)


Bài thi học phần: Hành vi tổ chức Số báo danh: 18

Mã số đề thi: 03 Lớp: 2165BMKT3421


Ngày thi: 13/12/2021 Tổng số trang: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà
Điểm kết luận: GV chấm thi 1:

GV chấm thi 2:

Câu 1 Trình bày các học thuyết học tập? Liên hệ thực tiễn ứng dụng các học thuyết này
trong quản lý nhân sự của một tổ chức Việt Nam cụ thể?

Khái niệm: Học tập là tất cả những thay đổi trong hành vi mà điều này xảy ra như là
kết quả của những kinh nghiệm của cá nhân.

Đặc điểm của học tập:

- Học tập là sự thay đổi (đổi mới): nó có thể là tốt hay xấu trên quan điểm của một tổ
chức. Con người có thể học tập các hành vi được mong muốn cũng như các hành vi
không được mong muốn.
- Sự thay đổi là thay đổi hẳn (không quay đầu lại): những thay đổi tạm thời chỉ phản
ánh sự thích ứng khi điều kiện thay đổi nó không phản ánh sự học tập.
- Khái niệm này quan tâm đến hành vi cá nhân: học tập được thực hiện khi có những
thay đổi trong hành động. Một sự thay đổi trong thái độ hoặc suy nghĩ nhưng không
gắn với một sự thay đổi trong hành vi thì không phải là học tập.
- Học tập có thể trực tiếp hoặc gián tiếp: điều này có thể đạt được một cách trực tiếp
thông qua thực hành hoặc quan sát, hoặc có thể là kết quả của những kinh nghiệm
gián tiếp đạt được thông qua đọc sách báo. Nếu những kinh nghiệm dẫn đến sự thay
đổi trong hành vi ta nói học tập được thực hiện.
a) Các học thuyết học tập
* Thuyết điều kiện cổ điển

Một dạng điều kiện trong đó cá nhân phản ứng với những kích thích. Kích thích này
tạo ra những phản ứng không giống những phản ứng thông thường.
Dựa trên thí nghiệm của Ivan và Pavlov về con chó cùng miếng thị và các chuông.
Khi chưa hình thành phản xạ có điều kiện, con chó không hề chảy nước dãi khi nghe tiếng

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 1/…..


chuông. Sau thời gian luyện tập, con chó đã hình thành phản xã có điều kiện và chảy nước
miếng khi nghe tiếng chuông, vì nó biết tiếng chuông này gắn với miếng thịch nó sẽ được
ăn. Theo học thuyết này, học tập được xây dựng dựa trên mối liên hệ giữa kích thích có điều
kiện và kích thích không điều kiện.
Học tập phản xạ có điều kiện bao gồm việc hình thành một quan hệ giữa các tín hiệu có
điều kiện và các tín hiệu không điều kiện. Sử dụng cặp tín hiệu - tín hiệu có điều kiện và tín
hiệu trung tính - tín hiệu trung tính trở thành tín hiệu có điều kiện và tạo ra các phản ứng
của tín hiệu không điều kiện.

Thuyết điều kiện cổ điển có thể thấy được trong hoạt động của tổ chức. Ví dụ, mỗi lần
tổng giám đốc đi thăm các phân xưởng, những người lãnh đạo các phân xưởng cho làm vệ
sinh các phân xưởng, lau chùi cửa sổ... điều này xảy ra thường xuyên bốn năm liền. Người
lao động học được hành vi là khi nào thì cửa sổ được chùi rửa. Con người học cách gắn
việc chùi rửa cửa sổ với việc thăm viếng của tổng giám đốc. Khi cửa sổ được chùi rửa mọi
người nghĩ ngay đến việc tổng giám đốc sẽ viếng thăm.

Tuy nhiên, phản xạ có điều kiện là một cách học tập thụ động. Một tổ chức thường
cần sự tích cực học tập của nhân viên hơn. Ví dụ như chủ động đặt câu hỏi với sếp hoặc yêu
cầu giúp đỡ khi có khó khăn, chủ động đi làm đúng giờ. Lý thuyết điều kiện hoạt động trình
bày dưới đây có thể thay đổi cách học tập của nhân viên theo hướng chủ động.
Thuyết điều kiện cổ điển giải thích cho các hành vi mang tính phản ứng hơn là cho các
hành vi tự nguyện. Thuyết điều kiện hoạt động sẽ có sự giải thích phù hợp hơn cho các hành
vi tự tiên phong.

Tóm lại:

- Học tập được xây dựng trên mối liên hệ giữa kích thích có điều kiện và kích thích
không điều kiện.
- Học tập phản xạ có điều kiện bao gồm việc hình thành một quan hệ giữa các tín hiệu
có điều kiện và các tín hiệu không điều kiện.
- Thụ động: hành vi mang tính chất phản ứng và không tự nguyện.

Ưu điểm Nhược điểm


- Hành vi mang tính chất thụ động

Liên hệ:

Tại hệ thống Nhà hàng tiệc cưới, phố nướng thuộc Đệ Nhất khách sạn (Q.Tân Bình)
có cách tổ chức nhằm cải thiện không khí, nâng ca hiệu quả công việc rất tốt. Nhà hàng
đã ra quy định về thực hiện hoạt động trong mỗi ca làm việc, khi có điệu nhạc trỗi lên,

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 2/…..


tất cả cán bộ nhân viên đều tạm ngưng hoạt động và múa, nhún nhảy để tạo không khí
thân thiện, thoải mái cho khách, vừa để giảm mệt mỏi, áp lực công việc và sự thoải mái
vui vẻ cho nhân viên.

 Sau khi có quy định trên được một thời gian, mỗi khi điệu nhạc trỗi lên thì tất cả
nhân viên của nhà hàng đều cảm thấy vui vẻ, thư giãn.

Bạn Thu Hằng (nhân viên phục vụ khu phố nướng Đệ Nhất) cảm nhận: “Ban đầu mọi
người múa tập thể chưa quen, hơi ngượng ngùng với khách hàng, nhưng tập hàng ngày
thấy quen và rất thoải mái, mọi người đều vui vẻ, thư giãn không căng thẳng như thường
thấy”.

* Thuyết điều kiện hoạt động

Thuyết cho rằng hành vi của con người là hàm số của những kết quả hay kết cục của nó.
Có nghĩa là con người học tập cách phản ứng cư xử để đạt đến cái mà họ muốn, tránh những
cái mà họ không muốn (phần thưởng - sự trừng phạt).

Theo lý thuyết này, cá nhân sẽ học cách cư xử để đạt được những điều mình muốn và
tránh những điều mình không muốn. Nhà tâm lý học Skinner giả định rằng hành vi được xác
định dựa trên học tập. Do đó, nhà quản lý nếu tác động vào những nguyên nhân dẫn đến sự
hài lòng trong nhân viên thì nhân viên sẽ có hành vi mà người quản lý mong muốn. Và
hành vi này sẽ gia tăng nếu được củng cố.
Ví dụ, người bán hàng muốn tăng thu nhập thì cần phải bán nhiều hơn. Tuy nhiên nếu
bán được nhiều hàng mà không được khen thưởng như ban giám đốc đã hứa thì anh ta sẽ
không duy trì hành vi tích cực này nữa. Một thư ký giám đốc được sếp yêu cầu làm thêm
ngoài giờ và hứa sẽ khen thưởng kế tiếp, cô không được nhắc đến. Như vậy, nếu lần sau
được yêu cầu làm thêm ngoài giờ để được khen thưởng, có thể cô ta sẽ từ chối.
Tóm lại:

- Thuyết nhấn mạnh xu hướng lặp lại của hành vi bị chi phối và củng cố bởi kết cục
của hành vi.
- Thuyết này vận dụng trong công tác nhân sự: tổ chức phải củng cố một cách tích cực
những hành vi mà tổ chức mong đợi bằng viện đưa ra phần thưởng hoặc giảm thiểu
hành vi không mong muốn bằng đưa ra hình phạt.

Ưu điểm Nhược điểm


- Hành vi mang tính hoạt động, tự
nguyện

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 3/…..


Liên hệ:

Nhận thấy tình trạng nhân viên đi làm muộn diễn ra thường xuyên. Anh Nguyễn Lạc
Huy- CEO của Schannel đã đưa ra hình thức khen thưởng và xử phạt:

“Giờ làm việc bắt đầu từ 11:00 hàng ngày cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong
văn phòng Schannel. Mọi nhân viên nếu có công việc, đau ốm hay bận đột xuất đều cần
phải thông báo trước 8:00 cùng ngày.

Nhân viên nào vào giờ muộn không lý do hoặc lý do không chính đáng, không thông
báo trước sẽ bị ghi sổ phạt 100.000 VNĐ vào quỹ và mất khoản thưởng chuyên cần.

Nhân viên nào cả tháng không đi muộn sẽ có thêm khoản thưởng chuyên cần”

 Nhân viên Schannel sẽ cố gắng đi làm đúng giờ để không bị phạt mà còn có thêm
khoản thưởng chuyên cần.
* Thuyết học tập xã hội

Cá nhân cũng có thể học bằng cách quan sát những điều xảy ra đối với những người
khác hoặc được người khác nói về một điều gì đó. Phần lớn những điều mà con người học
được là từ việc quan sát các mô hình như từ cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè... Tức là chúng ta
có thể học thông qua quan sát và kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta. Quan điểm này được
gọi là thuyết học tập xã hội.

Trong khi thuyết học tập xã hội là sự mở rộng của thuyết điều kiên hoạt động, song nó
nhấn mạnh sự hiện hữu của sự học tập bằng sự quan sát và tầm quan trọng của nhận thức
trong học tập. Con người phản ứng với những cách thức mà họ nhận thức về những kết cục
và những cách thức mà họ xác định kết cục chứ không phải với kết cục tự nó.

Sự ảnh hưởng của những mô hình là điểm trung tâm của thuyết học tập xã hội. Để xây
dựng mô hình này, quá trình học tập diễn ra theo 4 bước:

- Bước 1: quá trình chú ý - quan sát mô hình mẫu: con người chỉ học từ mô hình khi họ
nhận ra và chú ý tới các đặc tính quan trọng của nó. Con người bị ảnh hưởng mạnh
bởi các mô hình hấp dẫn, sẵn có, lặp đi lặp lại, hoặc các mô hình mà họ nghĩ là quan
trọng, hoặc họ thấy là quan trọng đối với họ.
- Bước 2: quá trình tái hiện - nhớ lại những gì mình đã quan sát được. Mức độ ảnh
hưởng của mô hình sẽ phụ thuộc vào mức độ mà con người nhớ về hoạt động của mô
hình ngay sau khi không thấy mô hình.
- Bước 3: quá trình thực tập - làm lại những gì mình đã quan sát và nhớ được: sau khi
con người thấy hành vi mới từ việc quan sát mô hình, việc quan sát phải được chuyển

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 4/…..


thành hành động. Quá trình này được thể hiện ra là con người có thể thực hiện các
hành động đã được mô hình hóa (theo mô hình).
- Bước 4: quá trình củng cố - động viên để hành vi này thường xuyên lặp lại: cá nhân
được động viên để thể hiện hành vi theo mô hình nếu những khuyến khích tích cực
hoặc phần thưởng được đưa ra. Những hành vi được củng cố sẽ được chú ý nhiều
hơn, học tốt hơn, và được thể hiện thường xuyên hơn.

Tóm lại:

- Thuyết này là sự mở rộng của thuyết điều kiện hoạt động. Song nó nhấn mạnh sự
hiện hữu của học tập bằng quan sát và tầm quan trọng của nhận thức trong học tập.
- Con người phản ứng với những cách thức mà họ nhận thức về kết cục và những cách
thức mà họ xác định chứ không phải kết cục của hành vi.
- Bốn quá trình trong việc xác định sự ảnh hưởng tác động tới cá nhân: quá trình chú ý,
quá trình tái hiện, quá trình thực tập, quá trình củng cố (thực hiện lại hành vi mang
tính thường xuyên)

Ưu điểm Nhược điểm

Liên hệ:

Công ty cổ phần Khải Hoàn Land - Nhà phát triển và môi giới bất động sản luôn chú
trọng về tổ chức một buổi lễ vào mỗi cuối tháng.Vào cuối mỗi tháng sẽ có một buổi tổng kết
tuyên dương và khen thưởng xứng đáng với 1 sân khấu cho các các cá nhân dẫn đầu doanh
số và buổi lễ này có sự tham gia của toàn bộ cán bộ nhân viên Khải Hoàng Land.

 Những nhân viên sẽ nhìn vào đó để cố gắng hết sức để đạt doanh số cao ở trong top
dẫn đầu của công ty để cũng được đứng lên sân khấu tuyên dương và nhận khen
thưởng.

Câu 2 Trình bày các loại văn hóa tổ chức và tác động của văn hóa tổ chức đến hành vi của
nhân viên? Liên hệ thực tiễn loại văn hóa tổ chức và phân tích sự tác động của loại văn hóa
đó đến hành vi của nhân viên của một tổ chức Việt Nam cụ thể?

Khái niệm văn hóa tổ chức:

“Khi một cá nhân liên hệ với một tổ chức, họ liên hệ với những chuẩn mực, những
câu chuyện mà mọi người kể về những điều đang diễn ra, những thủ tục và nguyên tắc chính
thức của tổ chức, những dạng hành vi chính thức của tổ chức, những nghi lễ, nhiệm vụ, hệ

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 5/…..


thống trả công người lao động, những biệt ngữ mà chỉ những người bên trong mới hiểu -
những yếu tố này là một phần những cái gắn liền với văn hóa tổ chức”. (Joane Martin)

“Văn hóa tổ chức là những giá trị, những niềm tin, những tập quán thuộc về tổ chức
và chúng tác động qua lại với cơ câu chính thức để hình thành những chuẩn mực hoạt động
mà tất cả các thành viên trong doanh nghiệp noi theo.”

a) Các loại văn hóa tổ chức

Theo Goffee và Jones (1996), văn hoá tổ chức được chia thành 4 loại tùy thuộc vào
mức độ thân thiện giữa những thành viên trong tổ chức và mức độ chia sẻ và theo đuổi
những mục tiêu chung của các thành viên trong tổ chức đó. Đó là văn hoá mạng lưới, văn
hoá cộng đồng, văn hoá phân tán, văn hoá vụ lợi.

* Văn hoá mạng lưới có đặc điểm sau: Mức độ thân thiện của mọi người ở mức
độ cao nhưng sự quan tâm, theo đuổi tới mục tiêu không cao.
- Không tập trung vào kết quả cuối cùng mà tập trung vào quá trình hoạt động.
- Các cá nhân trong tổ chức sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp của mình khi họ cần mà
không quan tâm đến những kết quả đạt được sẽ như thế nào.
- Các cá nhân trong tổ chức có tinh thần học hỏi cao và tinh thần học hỏi của người lao
động trong tổ chức được khuyến khích.
- Nhiệm vụ và trách nhiệm công việc được thiết kế linh hoạt.
* Văn hoá phân tán có đặc điểm sau: Mức độ thân thiện giữa các nhân viên
thấp (không có nghĩa họ không thân thiện với nhau), mức độ theo đuổi mục
tiêu chung thấp, mỗi người thường đặt lợi ích cá nhân lên.
- Mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tổ chức còn hạn chế.
- Các cá nhân trong tổ chức ít khi chia sẻ thông tin về mục tiêu công việc và mục tiêu
của tổ chức.
* Văn hoá vụ lợi có đặc điểm sau: mức độ theo đuổi mục tiêu cao, nhưng mức
độ chia sẻ, thân thiện thấp.
- Các cá nhân trong tổ chức ít quan hệ tiếp xúc với nhau nhưng họ đều thống nhất
trong việc theo đuổi và ủng hộ mục tiêu kinh doanh chiến lược của tổ chức.
- Các thành viên sẽ khó có thể trung thành và gắn bó với tổ chức một khi mục tiêu cá
nhân của họ không được đáp ứng.
* Văn hoá cộng đồng có các đặc điểm sau: mức độ chia sẻ, thân thiện cao, mức
độ theo đuổi mục tiêu tổ chức cao.
- Các cá nhân trong tổ chức tỏ ra rất thân thiện với nhau.
- Các cá nhân trong tổ chức cùng làm việc nhằm hướng tới mục tiêu chung.
- Các cá nhân trong tổ chức tích cực học hỏi lẫn nhau.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 6/…..


- Các nhiệm vụ công việc được thiết kế linh hoạt.

Việc phân loại văn hoá tổ chức giúp các nhà quản lý có thể hiểu rõ hơn về ưu điểm và
nhược điểm của từng loại văn hoá tổ chức. Hơn nữa, họ có thể lựa chọn người lao động phù
hợp với văn hoá tổ chức khi tiến hành công tác tuyển chọn và giúp nhà quản lý đưa ra
những quyết định thay đổi văn hoá tổ chức.

b) Tác động của văn hóa tổ chức đến hành vi của nhân viên

Nền văn hoá được đặc trưng bởi các giá trị cơ bản của văn hoá tổ chức. Chúng ta
nhận thấy rằng, ngày càng có sự khác biệt giữa văn hoá mạnh và văn hoá yếu. Văn hoá tổ
chức càng mạnh khi càng nhiều thành viên trong tổ chức chấp nhận các giá trị cơ bản của tổ
chức, các giá trị này được chia sẻ rộng rãi và có chủ định, và sự cam kết của các thành viên
đối với các giá trị này càng lớn. Theo định nghĩa, thì văn hoá mạnh rõ ràng, sẽ có sự ảnh
hưởng tới hành vi của các thành viên trong tổ chức lớn hơn so với một nền văn hoá yếu.
Mặt khác, văn hoá mạnh còn có mối liên quan trực tiếp tới việc giảm mức độ thay thế nhân
công (luân chuyển lao động).

Tác động của văn hoá mạnh đến hành vi nhận viên.

Văn hoá mạnh có thể có những ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực tới tổ chức và hành
vi của nhân viên.

Ảnh hưởng tích cực của văn hoá mạnh có thể tạo ra các tổ chức có sự thành đạt vô
cùng to lớn trong kinh doanh như Microsolf, Mary Kay. Văn hoá mạnh có thể góp phần làm
giảm sự luân chuyển lao động vì văn hoá mạnh quy tụ được sự nhất trí cao giữa các thành
viên về những gì mà tổ chức của họ đề ra. Sự nhất trí về mục đích như vậy sẽ tạo ra được sự
liên kết, sự trung thành và sự cam kết với tổ chức của các thành viên, và như vậy sẽ giảm
được xu hướng người lao động từ bỏ tổ chức của họ.

Mặt khác, văn hoá mạnh còn có tác dụng làm tăng tính nhất quán của hành vi. Hiểu
theo cách này, chúng ta cần thừa nhận rằng, văn hoá mạnh có thể có tác dụng thay thế cho
sự chính thức hoá. Chính thức hoá cao trong một tổ chức thường tạo ra được tính phục tùng
kỷ luật, tính kiên định, và khả năng tiên đoán. Văn hoá mạnh sẽ đạt được kết quả tương tự
mà không cần các tài liệu, văn bản nào. Do đó, chúng ta nên xem sự chính thức hoá và văn
hoá là hai con đường khác nhau có chung một đích. Văn hoá của tổ chức càng mạnh thì nhu
cầu của ban quản lý trong việc xây dựng các nguyên tắc, quy định để định hướng hành vi
của người lao động sẽ giảm đi. Những nguyên tắc này sẽ được người lao động trong tổ chức
tiếp thu khi họ chấp nhận văn hoá tổ chức.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 7/…..


Văn hoá có tác dụng nâng cao sự cam kết tổ chức và làm tăng tính kiên định trong
hành vi của người lao động. Những điều này rõ ràng đem đến lợi ích đích thực cho một tổ
chức. Theo quan điểm của người lao động, văn hoá có giá trị vì nó làm giảm đáng kể sự mơ
hồ. Nó chỉ cho nhân viên biết mọi thứ được tiến hành như thế nào, và cái gì là quan trọng.
Nhưng chúng ta không nên bỏ qua khía cạnh phi chức năng tiềm tàng của văn hoá, đặc biệt
là của văn hoá mạnh.

Ảnh hưởng tiêu cực, văn hoá cũng có thể là một gánh nặng khi những giá trị chung
của tổ chức không phù hợp, với những yếu tố có tác dụng thúc đẩy tính hiệu quả của tổ
chức. Tình hình này thường hay xảy ra nhất khi môi trường của tổ chức rất năng động. Khi
môi trường của tổ chức đang trải qua một sự thay đổi nhanh chóng, văn hoá vốn có của tổ
chức có thể hầu như không còn phù hợp nữa. Tính kiên định trong hành vi là một tài sản đối
với tổ chức trong một môi trường ổn định. Tuy nhiên nó cũng có thể là một gánh nặng cho
tổ chức và cản trở khả năng thích ứng của tổ chức với những thay đổi trong môi trường.
Hơn nữa, văn hoá cũng có thể gây cản trở đối với sự thay đổi, sự đa dạng của nguồn lực con
người trong tổ chức. Bản thận mỗi người lao động có một hệ thống giá trị, và niềm tin riêng
của họ. Khi làm việc trong tổ chức có nền văn hoá mạnh, họ cần phải tuân thủ theo những
quy phạm và hệ thống giá trị chung của tổ chức. Như vậy, những mặt mạnh hay những ưu
thế của từng người lao động sẽ phần nào bị hạn chế hay không có điều kiện để được phát
huy. Văn hoá cũng có thể là cản trở đối với sự sáp nhập của các tổ chức. Các tổ chức sáp
nhập với nhau với nhiều mục tiêu đặt ra liên quan đến vốn, công nghệ, thị trường...Tuy vậy,
khi hai hay nhiều tổ chức có những nền văn hoá khác nhau sáp nhập lại với nhau thì việc
làm thế nào để duy trì hoạt động của tổ chức mới một cách có hiệu quả cũng là một vấn đề
mà các nhà lãnh đạo và quản lý cần quan tâm.

c) Liên hệ loại văn hóa vụ lợi

Công ty TNHH Vietnam Artist Agency (VAA) là một công ty giải trí Việt Nam có
trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập bởi Ngô Thanh Vân, hoạt động trong các
lĩnh vực: quản lý và đào tạo nghệ sĩ, sản xuất chương trình ca nhạc, sản xuất phim và quảng
cáo.

Là những người tiên phong trong lĩnh vực đào tạo quản lý tài năng, VAA hiểu được
tầm quan trọng của việc tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nghệ sỹ thăng hoa trong
nghề nghiệp của họ. VAA là 1 công ty giải trí quản lý nhiều nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực khác
nhau. Âm nhạc có các ca sĩ Isaac, Jun Phạm, Will,… lĩnh vực điện ảnh có các diễn viên Ngô
Thanh Vân, Jun Vũ. Bởi vì các thành viên dưới sự quản lý của VAA hoạt động ở các lĩnh
vực khác nhau nên họ ít quan hệ tiếp xúc với nhau. Nhưng toàn thể thành viên trong công ty
VAA luôn hướng đến mục tiêu biến VAA trở thành đại diện chuyên nghiệp trong ngành

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 8/…..


công nghiệp giải trí với sự chuyên môn hóa cao không giới hạn trong các kế hoạch, dự án,
hoạt động….

Vào năm 2013, Mặc dù đã kí hợp đồng 10 năm với ca sĩ Tronnie (thành viên của
nhóm nhạc 365) tuy nhiên chỉ sau 3 năm thì hai bên đã tiến hành đàm phán chấm dứt hợp
đồng vì vấn đề thù lao của nam ca sĩ. Nam ca sĩ sau khi rời nhóm đã chia sẻ: “Thu nhập của
tôi khi hoạt động với VAA không đủ sống, huống chi lo cho gia đình. Tôi vừa đi hát, vừa
phải làm thêm, đi dạy nhảy, dựng bài cho các ca sĩ khác, làm áo thun bán… để kiếm thêm
phụ giúp gia đình.”

Tóm lại:

Công ty TNHH Vietnam Artist Agency (VAA) có những đặc điểm về văn hóa như

- Các thành viên hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau nên họ ít quan hệ tiếp xúc với
nhau. Nhưng toàn thể thành viên trong công ty VAA luôn hướng đến mục tiêu biến
VAA trở thành đại diện chuyên nghiệp trong ngành công nghiệp giải trí.
- Khó gắn bó và trung thành với công ty mục tiêu cá nhân của họ không được đáp ứng.
 Công ty TNHH Vietnam Artist Agency (VAA) thuộc loại văn hóa vụ lợi

Tác động của văn hóa vụ lợi của công ty VAA đối với nhân viên:

- Tác động tích cực : Các thành viên dưới sự quản lý của công ty VAA đều đã ký kết
hợp đồng các công ty với các điều khoản mà 2 bên cùng thống nhất cho nên mọi
thành viên luôn theo đuổi các mục tiêu và định hướng của công ty đề ra. Công ty cần
nguồn thu nhập họ mang lại và họ cần công ty giúp họ “tỏa sáng” chính vì thống nhất
như vậy nên các thành viên của VAA luôn cố gắng làm việc với năng suất cao nhất
để hướng tới mục tiêu chung.
- Tác động tiêu cực: Vì nhiều thành viên trong công ty hoạt động ở nhiều lĩnh vực cho
nên các thành viên rất khó để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc vì các kiến thức,
hiểu biết,cách làm việc của họ là không giống nhau.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 9/…..


Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 10/…..
Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 11/…..
Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 12/…..
Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 13/…..
Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 14/…..
---Hết---

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Thu Hà Mã LHP: 2165BMKT3421 Trang 15/…..

You might also like