You are on page 1of 2

Câu 4: Từ ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc toàn diện, hãy liên hệ

vận dụng vào hoạt động học tập của sinh viên
Qua ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc toàn diện, ta thấy được rằng. Khi xem
xét sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển. Phải nắm được
sự vật đang hiện hữu trước mắt và khuynh hướng phát triển trong tương lai, khả năng
chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, cá nhân phải làm sáng tỏ được xu hướng
chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó
về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức duy
nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng
ta đến sai lầm nghiêm trọng.
- Vận dụng quan điểm toàn diện vào quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên
hiện nay
a. Vận dụng bản thân
Là một sinh viên thì việc vận dụng quan điểm toàn diện có ý nghĩa rất quan trọng đối
với quá trình học tập và phát triển của mỗi chúng ta. Nó góp phần định hướng, chỉ đạo
các hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn cải tạo bản thân. Nhưng ta phải biết vận
dụng nó thế nào là tốt nhất đối với chúng ta trong từng không gian, thời gian cụ thể.
b. Áp dụng trong học tập
Một cá nhân để đạt được kết quả tốt trong học tập cần đến nhiều yếu tố khách quan
và chủ quan tác động. Bạn không những cần đến nỗ lực và trí tuệ của bản thân mà còn
cần học thêm các kiến thức từ sách vở và cuộc sống. Kiến thức cần bồi đắp từ cả lý
thuyết và thực tiễn thì mới có thể hoàn thiện được. Một cá nhân không thể toàn diện
nếu chỉ có học mà không có hành.Học tập là việc vô cùng quan trọng đối với sinh viên
để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân. Nhưng học như thế nào để có thể đạt
được kết quả như mong đợi thì không phải chuyện dễ dàng. Việc áp dụng quan điểm
toàn diện trong học tập là việc rất cần thiết để ta có thể nắm bắt toàn diện những điều
cần học hỏi rồi từ đó đưa ra phương pháp học tập thích hợp cho bản thân.
 Cụ thể là khi áp dụng quan điểm toàn diện thì ta sẽ đặt việc học tập vào các mối
liên hệ khác nhau: cần học cái gì, khi nào học, học như thế nào, áp dụng ở đau,
áp dụng như thế nào…, từ đó ta có thể rút ra mối quan hệ giữa những điều ta
học để tạo nên một hệ thống cần thiết cho quá trình học tập. Như người ta vẫn
thường nói “học đi đôi với hành”, và chỉ khi nào áp dụng những thứ học được
vào thực tế thì mới có thể đối chiếu và so sánh xem những điều mình học đã
đúng hay chưa,có phát sinh ra những vấn đề khác hay không.
 Một cá nhân để đạt được kết quả tốt trong học tập cần có nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan. Bạn không chỉ cần nỗ lực và trí tuệ của bản thân mà còn cần
học hỏi thêm nhiều kiến thức từ sách vở và cuộc sống. Kiến thức cần được bồi
đắp cả lý thuyết và thực hành để trở nên hoàn thiện. Một cá nhân không thể
toàn diện nếu chỉ học giỏi mà còn cần lao động tốt, sống tốt.
 Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của việc học tập của
chính bản thân bạn.
 Cá nhân phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi
sự vật, những việc khiến việc học bị gián đoạn, học tập không tốt để từ đó xác
định biện pháp phù hợp để giải quyết vẫn đề, thúc đẩy việc học tập ngày càng
phát triển
→ Tóm lại, việc học là một sứ mệnh, một trọng trách quan trọng trong cuộc đời của
mỗi con người. Học tập sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích, cung cấp, năng cao giá
trị bản thân về mặt tri thức, đạo đức, sự nghiệp, cơ hội trong tương lai. Việc học nghe
có vẻ đơn giản, nhưng để chinh phục được nó phải cần một quá trình dài tôi luyện.
Vậy, học tập như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? đạt đến mức toàn diện. Người học
phải siêng năng, chăm chỉ nghiêm cứu về các môn học, tập trung vào các môn quan
trọng và học thêm các môn liên quan nhằm bổ sung thêm kiến thức. Trao dồi học
thêm, tiếp thu những kiến thức mới không có tỏng quá trình học trên lớp. Từ đó, vận
dung chúng vào quá trình học tập, hãy cố gắng rồi sẽ gặt hái được các thành công xứng
đáng với bạn.

Cuối cùng, quan điểm toàn diện đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn đúng đắn, khách
quan về sự vật, hiện tượng để rút ra bản chất. Phải đặt nó giữa các yếu tố bộ phận, các
thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó và mối quan hệ giữa sự vật đó với sự vật
khác, đồng thời luôn đặt trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Chỉ
khi nhìn theo quan điểm cụ thể, chúng ta mới có thể đưa ra những nhận thức đúng
đắn.

You might also like