You are on page 1of 3

Lê Thùy Anh

1. Trình bày bản chất của hoạt động học


2. Xây dựng một môi trường học tập (lớp học) hiệu quả hiện nay
3. Phân tích các loại động cơ học tập
4. Khái niệm hành vi đạo đức. Các tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức
5. Lấy ví dụ về hành vi đạo đức tốt dựa trên tiêu chí đánh giá
6. Cấu trúc của hành vi đạo đức
7. Giao tiếp của thiếu niên đối với người lớn
8. Giao tiếp của thiếu niên đối với bạn bè
Bài làm
1. Trình bày bản chất của hoạt động học
Định nghĩa hoạt động học
Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh
hội những tri thức, giá trị, kỹ năng, kỹ xảo, phường thức hành vi… một cách khoa học và hệ
thống
Bản chất của hoạt động học
 Đối tượng của hoạt động học
Là hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với tri thức đó. Các đối tượng này tồn tại
khách quan bên ngoài người học và người học đang có nhu cầu tái tạo lại tri thức này trong đầu
óc của mình. Việc tái tạo tri thức không thể theo cách người dạy rót tri thức cho người học bằng
các bài giảng lý thuyết được biên soạn công phu mà người học phải tác động trực tiếp vào đối
tượng đó bằng những hành động cụ thể, phù hợp.
 Hoạt động học hướng vào làm thay đổi chính mình
- Làm thay đổi, phát triển chính chủ thể học (người học sẽ thu nhận tri thức, hình thành các
phẩm chất và năng lực cá nhân). Người học càng tích cực trong quá trình học thì khối lượng
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tích lũy được càng nhiều.
- Việc tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo phải được hiểu là người học cần tiếp thu cả về nội
dung lẫn hình thức, không chỉ lĩnh hội những sự kiện, hiện tượng cụ thể mà còn đạt đến
những tri thức khái quát và nâng lên thành hệ thống lý luận.
- Cụm từ “được điều khiển” mang ý nghĩa bị động, cho thấy có một chủ thể bên ngoài điều
khiển, không phải là chủ thể của hoạt động học. Chủ thể bên ngoài đó chính là người dạy
(thầy, cô giáo). Điều đó nói lên rằng người dạy cũng phải có ý thức rõ trách nhiệm của mình
trong việc tổ chức, thiết kế các nhiệm vụ học tập và định hướng cho người học đi đúng
phương pháp và mục đích của hoạt động học.
Lê Thùy Anh

 Hoạt động học không chỉ nhằm lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng
đến việc hình thành những tri thức của chính bản thân hoạt động học, đó là những cách
thức thực hiện hoạt động, là phương pháp học
Để hoạt động học có hiệu quả cần biết cách thực hiện, biết sử dụng các phương pháp học tập phù
hợp. Bản chất này nhấn mạnh cả hai việc: lĩnh hội tri thức và nắm vững phương pháp học là hai
nhiệm vụ quan trọng mà người học cần quan tâm đồng thời
2. Xây dựng một môi trường học tập (lớp học) hiệu quả hiện nay
Lưu ý: môi trường học tập hiệu quả bao gồm lớp học, mối quan hệ giữa giáo viên với học
sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa ban giám hiệu với học
sinh, giữa bảo vệ với học sinh,…
Mục đích xây dựng môi trường học tập hiệu quả
 Giúp tăng cơ hội học tập cho người học
 Tạo ra sự hỗ trợ tối đa, tăng cường tính tích cực cho người học, hạn chế các yếu tố kiểm
soát hoặc gây nhiễu từ bên ngoài
Thiết kế không gian lớp học
 Các nguyên tắc của việc thiết kế không gian lớp học
- Đảm bảo giáo viên có thể quan sát một cách bao quát toàn bộ lớp học từ vị trí bàn giáo viên,
bục giảng hay ở các vị trí khác nhau trong lớp học. giáo viên có thể thử quan sát từ nhiều vị
trí khác nhau để xác định tầm nhìn tối ưu và “góc chết” tương ứng ở mỗi vị trí.
- Đảm bảo người học có thể theo dõi bài giảng và các hoạt động diễn ra trong lớp học một
cách dễ dàng mà không cần phải xáo trộn các vị trí trong lớp học.
- Bố trí các đồ dùng, thiết bị dạy học ở các vị trí dễ tiếp cận, dễ sử dụng và sẽ giúp tiết kiệm
thời gian và công sức của cả giáo viên và người học.
- Không bố trí tập trung quá nhiều đồ dùng, vật dụng không cần thiết trong lớp học để tránh
gây phân tán chú ý cho người học.
 Sắp xếp chỗ ngồi
Sắp xếp chỗ ngồi theo kiểu truyền thống
- Toàn bộ người học được bố trí ngồi theo hàng dọc hoặc hàng ngang, đối diện với khu vực
bục giảng, bàn giáo viên.
- Để điều hòa các khu vực, giáo viên nên thiết lập liên hệ bằng mắt, đưa ra câu hỏi cho người
học ở các vị trí cuối lớp, di chuyển và thay đổi sự chú ý đến các khu vực khác nhau trong lớp
học hoặc có thể luân phiên thay đổi chỗ ngồi của người học để đảm bảo tất cả người học đều
có cơ hội tham gia vào các hoạt động như nhau trong giờ học
Ưu điểm
- Tạo điều kiện cho người học làm việc độc lập và thuận lợi cho việc trình bày của giáo viên
và người học, khuyến khích tập trung vào người trình bày và việc duy trì trật tự lớp học trở
nên dễ dàng hơn.
- Cho phép người học làm việc theo từng cặp.
Lê Thùy Anh

Nhược điểm
- Kém hiệu quả khi thực hiện các hoạt động nhóm và làm việc hợp tác.
- Người học ngồi ở hàng đầu và trung tâm của lớp học (khu vực này được gọi là “vùng tích
cực” – active zone) có nhiều cơ hội tương tác với giáo viên và tham gia vào các hoạt động
trên lớp nhiều hơn so với khu vực cuối lớp
Sắp xếp lớp học theo nhóm nhỏ hoặc sắp xếp theo vòng tròn
Cách sắp xếp chỗ ngồi trong lớp học phụ thuộc vào dạng hoạt động tương ứng mà giáo viên dự
định triển khai (hoạt động chung cả lớp, hoạt động nhóm hay hoạt động các nhân…). Giáo viên
cần cân nhắc và có thể thay đổi cách sắp xếp chỗ ngồi khi cần nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc triển
khai các hoạt động khác nhau trên lớp.
Ưu điểm
Cho phép người học trao đổi, thảo luận, chia sẻ tài liệu, giúp đỡ lẫn nhau và thực hiện các công
việc theo nhóm.
Nhược điểm
- Không phù hợp cho các hoạt động thuyết trình, giảng giải.
- Việc quản lý lớp học sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định.
 Quản lý lớp học
Mục tiêu hàng đầu của việc quản lý lớp học là giúp người học dành nhiều thời gian cho
hoạt động học tập
- Thời gian sử dụng hiệu quả cho kết quả cao được gọi là thời gian học tập thực sự hiệu quả và
mục tiêu qua lý lớp học là tăng cường thời gian học tập thực sự của người học, ở đó, người
học cam kết và thực hiện các hoạt động một cách tích cực
- Để tăng cường thời gian học tập hiệu quả, Weinstein đề xuất 3 biện pháp:
+ Duy trì hoạt động hiệu quả
+ Giảm thiểu thời gian chuyển tiếp giữa các hoạt động
+ Đề cao trách nhiệm của người học
Mục tiêu thứ hai là giúp hạn chế, phòng ngừa các vấn đề có thể xảy ra từ phía người học
- Một lớp học được quản lý tốt không chỉ có ý nghĩa trong việc tăng cường hoạt động học tập
của người học mà còn giúp hạn chế và phòng ngừa các vấn đề có thể xảy ra bao gồm những
khó khăn trong học tập hay những rối nhiễu về cảm xúc hoặc hành vi. Quản lý hiệu quả lớp
học giúp người học tham gia tích cực vào các hoạt động chung, giải quyết các nhiệm vụ học
tập, hình thành bầu không khí tâm lý tích cực và tạo ra sự hợp tác, động viên, hỗ trợ lẫn nhau
trong học tập. Do đó, các khó khăn trong học tập, các rối nhiễu về cảm xúc và hành vi phần
nào được hạn chế.
- Ngược lại, đối với các lớp học quản lý kém, các khó khăn trong học tập, rối nhiễu cảm xúc
và hành vi có khuynh hướng gia tăng.
VD: giáo viên quản lý một lớp học không hiệu quả thì học sinh sẽ không chú ý đến bài giảng
mà sẽ làm việc riêng hay nói chuyện riêng trong giờ học

You might also like