You are on page 1of 4

I.

Học tập theo quan điểm hành vi


1) Khái niệm: Học tập là “sự thay đổi tương đối lâu dài về hành vi có thể quan sát
được của chủ thể từ trải nghiệm” (Eggen and Kauchak, 2001: 214)[5]. Vậy, để được
coi là học tập, phải có sự thay đổi trong hành vi của chủ thể.
=> Học tập là sự đổi khác hành vi.
Quan niệm:
Thông qua những kích thích về nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá (ví
dụ: điểm cao cho các câu trả lời đúng, điểm thấp cho các câu trả lời sai...), người
học có những phản ứng tạo ra những hành vi học tập và qua việc luyện tập đó,
thay đổi hành vi của mình. [6]

II. Một số phương pháp

- Củng cố dương tính (Positive Reinforcement): bổ sung thêm thứ trẻ thích sau
một hành vi của trẻ để củng cố hành vi đó ở trẻ sau này. Tác nhân tăng cường (thứ
trẻ thích) được đưa vào sau khi hành vi đã diễn ra.[1]
VD: Khi trẻ hoàn thành bài tập đúng hạn ta cho trẻ một viên kẹo. Sau này trẻ sẽ tiếp
tục làm bài tập đúng thời thời hạn để được cho kẹo
- Củng cố âm tính (Negative Reinforcement): loại bỏ thứ trẻ không thích sau khi
một hành vi diễn ra. Điều này dẫn đến một khả năng cao là hành vi đó sẽ xảy ra một
lần nữa sau này.[1]
VD: Trẻ làm bài tập thì không bị ba mẹ cằn nhằn. Sau này trẻ sẽ tiếp tục làm bài tập
để không phải nghe ba mẹ cằn nhằn
=> Như vậy, có thể thấy rằng Củng cố dương tính là tăng các hành vi nhờ các kích
thích tích cực còn Củng cố âm tính là tăng các hành động để tránh gặp phải các kích
thích gây khó chịu.[2]
- Trừng phạt dương tính (Positive Punishment): bổ sung điều trẻ không thích cho
một hành vi trẻ đã làm để làm giảm khả năng hành vi đó sẽ tiếp diễn trong tương lai.
[1]
VD: Khi trẻ không hoàn thành việc nhà thì ta tăng thêm lượng công việc bé phải làm
hằng ngày, mục đích của việc này là để đốc thúc trẻ hoàn thành những công việc
được giao để tránh bị giao nhiều hơn
- Trừng phạt âm tính (Negative Punishment): loại bỏ thứ trẻ thích sau khi hành vi
diễn ra . Việc này giảm thiểu khả năng hành vi đó sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương
lai.[1]
VD: Khi trẻ không hoàn thành việc nhà ta tịch thu điện thoại của trẻ. Lần sau trẻ sẽ
làm việc nhà đầy đủ để không bị “tạm giam” điện thoại
=> Trừng phạt dương tính là giảm hành vi bằng cách thêm một kích thích gây khó
chịu/hậu quả, còn trừng phạt âm tính là khi bạn lấy đi một kích thích tích cực nhằm
giảm thiểu hành vi không mong muốn [3]
Ngoài ra còn có:
- Mô hình hóa: Làm mẫu bao gồm việc thể hiện những hành vi mong muốn để học
sinh quan sát và bắt chước.[4]
- Định hình: quá trình củng cố dần dần các hành vi hay giá trị mong muốn của trẻ
cho đến khi thành thạo.
- Kỹ thuật này chia các hành vi phức tạp thành các bước nhỏ hơn, dễ quản lý hơn,
cho phép học sinh phát triển dần dần các kỹ năng hoặc hành vi mong muốn.[4]
- Gợi ý: Gợi ý là quá trình đưa ra những gợi ý hoặc nhắc nhở để định hướng hành vi
hoặc hoạt động của học sinh. [4]

III. Áp dụng thuyết hành vi vào dạy học[4]


- Hướng dẫn trực tiếp: Phương pháp này bao gồm việc giảng dạy rõ ràng và có cấu
trúc, tập trung vào sự lặp lại và thực hành. Nó đảm bảo rằng sinh viên nhận được
thông tin nhất quán và rõ ràng. (Mô hình hóa)
VD: Khi học Tiếng Anh, thầy cô thường dạy phát âm bằng cách ghi từ lên bảng, sau
đó đọc từ đó và yêu cầu học sinh lặp lại, qua đó có thể chỉnh lại phát âm của học sinh
và hướng dẫn học sinh đọc chính xác hơn
- Kỹ thuật thưởng bằng hiện vật (Token Economy): Khi áp dụng kỹ thuật thưởng
bẳng hiện vật, học sinh kiếm được điểm khi thể hiện hành vi phù hợp. Những này có
thể được trao đổi để lấy phần thưởng hoặc đặc quyền, mang lại cho sinh viên động
lực hữu hình để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.( củng cố dương tính và âm tính)
VD: Khi một học sinh đạt được “số điểm” cao, giáo viên có thể cho bạn miễn trực
nhật tuần tiếp theo
- Nhắc nhở và Giảm dần: Giáo viên có thể sử dụng những lời nhắc nhở để hướng
dẫn học sinh đưa ra câu trả lời đúng. Khi học sinh trở nên thành thạo, những lời nhắc
sẽ giảm dần, cho phép các em phản ứng một cách độc lập. (Gợi ý)
VD: Khi phát biểu, có thể bạn chưa dùng đúng từ để diễn đạt câu trả lời của mình, lúc
đó giáo viên sẽ bồi thêm từ để bạn diễn đạt 1 cách chính xác hơn
- Hợp đồng hành vi: Hợp đồng hành vi vạch ra các mục tiêu và phần thưởng cụ thể
khi đáp ứng chúng. Học sinh và giáo viên đều ký hợp đồng, nêu rõ những kỳ vọng và
khuyến khích học sinh chịu trách nhiệm về hành động của mình. (củng cố dương
tính)
VD: Giáo viên mong muốn tuần sau thi đua được hạng nhất khối, nếu hoàn thành sẽ
được ăn liên hoan.
- Hết giờ: Hết giờ là việc tạm thời đưa một học sinh ra khỏi môi trường được củng cố
do hành vi gây rối. Nó tạo cơ hội cho học sinh bình tĩnh lại và suy ngẫm về hành động
của mình. ( trừng phạt âm tính)
VD: Khi trong lớp có bạn nói chuyện hay làm việc riêng, giáo viên sẽ phạt bạn đứng ở
góc lớp hay ra ngoài cửa đứng
- Phân tích nhiệm vụ: Các nhiệm vụ phức tạp có thể được chia thành các bước nhỏ
hơn, dễ quản lý hơn. Bằng cách dạy từng bước một và dần dần xây dựng các kỹ
năng, học sinh có thể đạt được thành công dễ dàng hơn.(Định hình)
VD: Khi hướng dẫn trẻ làm 1 bài văn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh viết từ
những câu đơn giản, liên kết chúng thành đoạn mở bài, và tiếp tục với phần còn lại
của bài văn. Xuyên suốt quá trình phản hồi kịp thời với học sinh, khuyến khích những
điều tốt và góp ý những chỗ chưa hoàn thiện

Nguồn
1. The National Autism Center’s, (2011) A Parent’s Guide to Evidence-Based Practice
Autism, [Internet]. Available at
https://altogetherautism.org.nz/wp-content/uploads/2017/07/nac_parent_manual.pdf,
trích dẫn ngày 19/11/2023
2. Ronald E. Riggio Ph.D (2018), Top 10 Common Psychological Misconceptions.
Psychology Today. [Internet]. Available at
https://www.psychologytoday.com/us/blog/cutting-edge-leadership/201811/top-10-
common-psychological-misconceptions, trích dẫn ngày 19/11/2023
3. Medically reviewed by Timothy J. Legg, PhD, PsyD — By Ann Pietrangelo
(2020), What Is Positive Punishment?, healthline. [Internet]. Available at:
https://www.healthline.com/health/positive-punishment, trích dẫn ngày 19/11/2023
4. National University (2023), Behaviorism in Education: What Is Behavioral
Learning Theory?. [Internet]. Available at: https://www.nu.edu/blog/behaviorism-in-
education/amp/, trích dẫn ngày 19/11/2023
5. Eggen, P. and Kauchak, D. (2001), Educational Psychology Windows on
Classrooms. (5th ed.). New Jersey: Prentice-Hall Inc.
6. Bbernd Meier và DR. Nguyễn Văn Cường (2008), Lí luận dạy học hiện đại - Một số
vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, Đại học Potsdam CHLB Đức.

You might also like