You are on page 1of 3

Tên: Đỗ Thanh Hiền STT: 41Lớp học phần:

231_BMKT3811_03_58C

Bài tập chương 3


Câu 1: Phân tích khái niệm và nguyên tắc học tập:
- Khái niệm: Học tập là sự thay đổi không ngừng trong hành vi của con người
xảy ra như kết quả của kinh nghiệm. Tức là hành vi học tập không chỉ đơn
thuần là việc nhận thông tin mới mà còn bao gồm sự thay đổi không ngừng
và tích lũy kinh nghiệm. Điều này có nghĩa là chúng ta phải luôn sẵn sàng để
tiếp thu kiến thức mới và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực.
Kinh nghiệm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập. Kinh
nghiệm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cái gọi là "lý thuyết" và biết cách áp
dụng nó vào thực tế.
- Nguyên tắc học tập:
 Có thể trực tiếp hoặc gián tiếp:
 Có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên:
 Là một quá trình liên tục:
Học tập không phải chỉ trên trường lớp mà có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào và
bất kỳ lúc nào, có thể trực tiếp trong lớp học hoặc gián tiếp qua đọc sách, tài
liệu, xem video… Việc học tập có thể không được lên kế hoạch sẵn, nó đến
một cách ngẫu nhiên khi gặp phải những tình huống, thách thức, sai lầm…,
đôi khi việc học đòi hỏi phải sự khám phá và tìm hiểu nhiều. Và vì nó xảy ra
ngẫu nhiên trong suốt cuộc đời vậy nên đây là quá trình liên tục và không có
điểm dừng, và khó khăn thách thức trong cuộc sống đòi hỏi ta phải học hỏi
không ngừng để cải thiện, rèn luyện bản thân.
Câu 2: Phân tích hệ thống trí nhớ của con người và rút ra ứng dụng trong học tập:
- Hệ thống trí nhớ của con người
 Ghi nhớ tạm thời thông tin của cảm giác
 Chú ý: Thông tin qua được cổng chú ý vào bộ nhớ tạm thời
 Trí nhớ tạm thời: Lưu giữ nhanh thông tin hiên đang sử dụng
 Nhắc lại chi tiết: Thông tin được nhắc lại chi tiết/xem xét kỹ lưỡng để
chuyển sang trí nhớ lâu dài
 Trí nhớ lâu dài: lưu trữ lâu dài/vĩnh viễn thông tin
Tiếp nhận thông tin của cảm giác một cách không chủ đích qua các giác quan như
là mùi hương, âm thanh hay hình ảnh kích hoạt trí nhớ tạm thời của chúng ta.
Thông tin mà chúng ta đang cần hoặc nói về chủ đề khiến mình hứng thú sẽ gây sự
chú ý, những cảm giác và sự chú ý này được đưa vào trí nhớ tạm thời. Để ghi nhớ
nó lâu dài cần được gợi lại, nhắc lại để xem thông tin này có cần thiết không để
chuyển nó sang trí nhớ lâu dài. Vì vậy để học tập hiệu quả không chỉ cần đọc, ôn
lại nhiều lần mà phải hiểu bản chất và áp dụng được vào thực tế để tái hiện nhưngx
kiến thức này trong cuộc sống hằng ngày, tránh việc bị quên.
Tên: Đỗ Thanh Hiền STT: 41Lớp học phần:

231_BMKT3811_03_58C

Câu 3: Các học thuyết học tập:


- Thuyết học tập hoạt động: Ngoài việc đọc sách, làm bài tập và ghi chép thì
việc trao đổi với bạn bè hoặc dạy lại kiến thức mình đã học cho người khác
giúp ghi nhớ lâu hơn, hoặc là thường xuyên đặt câu hỏi để gợi lại kiến thức
đã học
- Thuyết học tập nhận thức: Giúp học tập từ một góc độ toàn diện và áp dụng
nó vào cuộc sống hằng ngày, ví dụ như học nấu ăn không chỉ mua nguyên
liệu về và nấu lên theo cảm tính mà phải biết chọn nguyên liệu tươi ngon,
cách chế biến, nêm nếm gia vị hợp lý, căn chỉnh thời gian,…
- Thuyết học tập quan sát: Ví dụ như chơi ma sói, có nhiều cách tư duy để tìm
được sói, hoặc để che giấu mình là sói, hoặc lừa dân làng treo cổ mình…
đều không thể tìm trong hướng dẫn hoặc khó áp dụng cho chính mình khi
chơi trò này, vì vậy phải quan sát cách người khác ẩn mình hoặc tư duy từ cả
2 phe, từ đó học được cách phán đoán, lựa chọn thông minh, phản biện
thuyết phục để để thắng.

Câu 4: Ứng dụng các thuyết học tập vào marketing
- Thuyết học tập quan sát: quan sát, phân tích hành vi khách hàng để hiểu rõ
nhu cầu, mong muốn của khách hàng tốt hơn, theo dõi các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi mua sắm của họ từ đó đưa ra chiến lượng marketing phù hợp.
Ngoài ra quan sát đối thủ cạnh tranh để biết điểm mạnh, điểm yếu của họ để
điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp. Đây là một công cụ hữu ích để
quan sát môi trường xung quanh giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố môi trường
vi mô và vĩ mô, cung cấp thông tin cho chiến lược marketing hiệu quả
- Thuyết học tập nhận thức: Giúp hiểu được quá trình tư duy của khách hàng,
cách gây sự chú ý, ấn tượng với kháchs hàng mục tiêu, kích hoạt hệ thống trí
nhớ của họ, hiểu được cách họ phản ứng với chiến lược marketing của mình
từ đó điều chỉnh cho phù hợp
Câu 5: Phân tích có ví dụ khái niệm/đặc điểm của thái độ:
- Thái độ là cảm giác/quan điểm về thứ gì/ai đó, nguyên nhân cho cách cư xử
nào đó. Ví dụ như là cách tình nguyện viên chăm sóc, chỉ dẫn tận tình trong
ngày hội hiến máu Youth Day và thái độ thận thiện, quan tâm của các y bác
sĩ khiến em có thái độ tốt với sự kiện hiến máu nên sau đó em sẽ tiếp tục
tham gia hiến máu
- Đặc điểm:
 Hướng đến một đối tượng cụ thể: ví dụ chất lượng sản phẩm, màu sắc…
thái độ phục vụ của nhân viên, không gian trưng bày sản phẩm, giá cả…
 Tạo ra các ứng xử ổn định cho mỗi người trong môi trường quen:
Tên: Đỗ Thanh Hiền STT: 41Lớp học phần:

231_BMKT3811_03_58C

 Khó thay đổi: Thái độ có đặc điểm bền bỉ trong đó, nghĩa là một thái độ
mạnh mẽ có thể tồn tại và duy trì rất lâu. Ví dụ như một lần mua kính mắt
Anna có gọng kính không giống ảnh quảng cáo, nhanh bị gỉ và dễ rơi
tròng kính nên em sẽ không mua lại
 Bị ảnh hưởng bởi môi trường: Trước đây em không thích các mỹ phẩm
nội địa trung quốc nhưng sau một thời gian tiếp xúc với nhiều bài quẳng
cáo, KOLs đánh giá về sản phẩm, bạn bè sử dụng và được dùng thử, chất
lượng ổn và giá cả rất rẻ nên thái độ của em đã thay đổi rất nhiều.

You might also like