You are on page 1of 4

1, Quan niệm của triết học Mác-Lênin về cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả và ý nghĩa

phương pháp luận rút ra từ nội dung quan niệm. Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng ý nghĩa
phương pháp luận rút ra từ cặp phạm trù này thế nào trong việc xử lý vấn đề bảo vệ môi
trường hiện nay ở Việt Nam?

BÀI LÀM

 Nguyên nhân và kết quả:

KHÁI NIỆM :

Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-
Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan
hệ biện chứng.

a) Phạm trù nguyên nhân, kết quả:

- Phạm trù nguyên nhân: chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng,
hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau tạo ra sự biến đổi nhất định.

– Phạm trù kết quả: chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong
một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng

Ví dụ : Đô thị hóa dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Trong đó, chất thải
công nghiệp độc hại là nguyên nhân còn ô nhiễm môi trường là kết quả.

b) Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:

- Là mối quan hệ khách quan, không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả và ngược lại,
không có kết quả nào không có nguyên nhân.

- Nguyên nhân sinh ra kết quả, tức là nguyên nhân lúc nào cũng có trước, kết quả có sau.

Nguyên nhân → Kết quả

Ví dụ : Bão ( nguyên nhân ) xuất hiện trước, sự thiệt hại ( kết quả ) của hoa màu, mùa màng do bão
gây ra xuất hiện sau.

Kết quả học tập của sinh viên đạt loại khá tốt ( kết quả ) là nhờ quá trình nỗ lực học tập, đi học đủ,
nghiên cứu nhiều tài liệu ( nguyên nhân)
_Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả.

ví dụ: sau mùa Đông là mùa Xuân, ta không thể nói mùa Đông là nguyên nhân của mùa Xuân. Nguyên
nhân của mùa Đông cũng như của mùa Xuân là do sự vận chuyển của quả đất chung quanh mặt trời,
nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân là nguyên nhân của mùa hè v.v.. Cái
phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có
quan hệ sản sinh ra nhau.

- Cùng một kết quả nhưng có thể có nhiều nguyên nhân có các vị trí, vai trò khác nhau như: nguyên
nhân trực tiếp và gián tiếp, nguyên nhân bên trong và bên ngoài,…

Ví dụ : Kết quả: Sinh viên A phải học lại môn.

Nguyên nhân trực tiếp : Điểm thấp

Nguyên nhân gián tiếp : Bỏ thi, không học bài, nhớ nhầm lịch thi, bị tai nạn ngoài ý muốn,…

Ngược lại, cùng một nguyên nhân nhưng cũng có thể có nhiều kết quả khác nhau trong đó có: kết
quả chính, kết quả phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp,…

Ví dụ : Giảng viên truyền đạt kiến thức cho sinh viên ( một nguyên nhân ) nhưng lại cho ra nhiều kết
quả : Có sinh viên hiểu bài tốt, nhưng có sinh viên lại hiểu có 40 – 50% bài giảng.

- Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng.

– Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau ( trong lúc này là nguyên nhân thì ở lúc
khác lại là kết quả và ngược lại)

Ví dụ : Từ một quả trứng nở ra một con gà con, từ gà con lại tiếp tục quá trình sinh sản và cho ra quả
trứng, cứ thế tiếp tục.

_ Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối
với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.

Ăng-Ghen cũng từng khẳng định rằng:

” Nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi nào được áp
dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhưng khi ta xét trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ
chung của nó với toàn bộ thế giới, thì nguyên nhân hội tụ lại và quyện vào nhau trong biểu tượng về
sự tác động qua lại phổ biến trong đó nguyên nhân và kết quả luôn đổi chỗ cho nhau: cái ở đây hay
bây giờ là nguyên nhân, thì ở chỗ khác hay lúc khác lại trở thành kết quả và ngược lại..”

Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ của nước trong chậu
sẽ tang lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.

_Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật-> chúng sẽ gây ảnh
hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả-> kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những
nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau-> cản trở tác dụng của nhau, thậm chí
triệt tiêu tác dụng của nhau-> ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.

VÍ DỤ:

Nguyên nhân làm bầu ôzôn bị thủng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tồn tại của loài người là ô nhiễm
môi trường.
Nhưng kết quả của sự ô nhiễm môi trường cũng do nhiều nguyên nhân gây nên: đó là do con người,
do công nghiệp, chất độc hại, và chính những nguyên nhân này lại gây nên nhiều kết quả khác

Ăng-ghen viết:

“Khoa học của tự nhiên xác nhận câu nói của Hegel cho rằng sự tương tác là nguyên nhân cuối cùng
thật sự của các sự vật.”

Kết quả không bao giờ được to hơn nguyên nhân.

Đây là một vấn đề rất quan trọng. Vấn đề này đã được Hê – ghen đề cập đến trong cuốn logic của
ông. Kết quả không bao giờ to hơn nguyên nhân. Một kết quả được xem xét như là cái được sinh ra
từ sự tác động thì bản thân nó không thể nào lại lớn hơn tác động được.

Ví dụ: cùng một độ củi khoảng 3000 calo là đã có thể nâng được nhiệt độ nước: 3kg nước lên một
độ. Nhưng nếu để nó ở ngoài trời năng thì người ta thấy rằng, chỉ cần 2.800 calo chẳng hạn.

Vì vậy, khi thấy kết quả to hơn nguyên nhân thì lập tức chúng ta phải đi tìm những nguyên nhân
khác bổ sung để làm nên kết quả mà chúng có được. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng.
Bởi vì trong thực tế, khi chúng ta nhìn thấy về mặt hình thức, nhận được kết quả to hơn sự tác động,
thì chúng ta biết rằng phải đi tìm những nguyên nhân khác để bổ sung cho kết quả đó, qua quá trình
đó chúng ta phát hiện thêm được những mối liên hệ mới. Và những lần hoạt động tiếp theo, chúng
ta có thể sử dụng những nguyên nhân mới mà chúng ta phát hiện được vào trong quá trình hoạt
động của chúng ta.

C, Sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trong thực tiễn:

_Đối với những mối liên hệ nhân – quả ở trong tự nhiên, con người càng nghiên cứu được căng
nhiều càng tốt. Nhờ biết được những hậu quả do các tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng
trong tự nhiên, con người ta có thể lợi dụng được những nguồn năng lượng lớn để phục vụ ngày
càng tốt hơn nhu cầu của con người.

Ví dụ: biết được về hiện tượng của thủy triều là do sức hút của mặt trăng tạo nên làm cho nước
biên bị cuốn theo gây nên những đợtt thủy triều tràn vào đất liền, người ta có thể lợi dụng nó để tạo
ra nguồn điện.

_Đồng thời người ta sử dụng mối quan hệ nhân – quả của các hiện tượng tự nhiên để thấy được
những tác hại mà các hiện tượng đó gây ra.

_Mối liên hệ nhân – quả ở trong lĩnh vực xã hội, tức là lĩnh vực hoạt động của con người phức tạp
hơn rất nhiều. Mối quan hệ nhân – quả này có đặc điểm trước hết là nó chỉ xuất hiện khi có hoạt
động của con người. Đặc điểm này có thể đúng, không đúng ở trong những lĩnh vực khác nhau. Có
những hoạt động được coi là hoạt động có ý thức của cá nhân, nhưng lại là hoạt động vô ý thức đối
với cộng đồng. Chủ thể hoạt động bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của chính bản thân mình, nhưng
tác động của nó tới đời sống xã hội còn tùy thuộc vào những mối liên hệ và những hậu quả xã hội mà
nó gây ra.
Ví dụ: lợi nhuận buôn ma túy là rất cao, cho nên bọn buôn bán ma túy không từ bỏ một hành vi nào
thúc giục việc buôn bán ma túy để kiếm lợi. Xét từ phía cộng đồng, đó là hành động rất có hại, hành
động có thể nói là một hành động tự sát. Tuy nhiên, những tác động đó người ta không thể ngăn
chặn một sớm một chiều, nếu không nghiên cứu những quan hệ lợi ích tác động vào quan hệ nhân –
quả.

c/ Ý nghĩa về mặt phương pháp luận:

- Vì không có hiện tượng nào không có nguyên nhân cho nên phải tìm nguyên nhân đầy đủ, chính
xác

Ví dụ : Hiện tượng ô nhiễm môi trường được xuất phát từ: Nguyên nhân khách quan: Do sự thay đổi
của thiên nhiên. Nguyên nhân chủ quan : Do tác động của con người.- Vì một kết quả có thể do
nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân có vai trò khác nhau nên phải phân loại nguyên nhân để tìm
những nguyên nhân có tính chất quyết định cho kết quả.

_Vì một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân có vai trò khác nhau nên phải phân
loại nguyên nhân để tìm những nguyên nhân có tính chất quyết định cho kết quả Ví dụ : Học sinh bị
điểm kém thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập: hoàn cảnh khó khăn, lười biếng học
tập,… cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để định hướng cách học, khuyên răn phù hợp để giúp học sinh
đạt điểm tốt hơn.

- Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả nên tiến hành việc gì phải tính đến các kết quả có
thể xảy ra để hạn chế kết quả xấu

Ví dụ : Người kinh doanh khi kí kết hợp đồng dài hạn thì phải xem xét kĩ lưỡng tiềmnăng sản phẩm
mà mình đầu tư, dự trù chi phí cho những nguyên nhân phát sinh như:thuế tăng, điều kiện thời tiết,
vận chuyển … để tránh thiếu số lượng hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng.

- Phát huy vai trò của kết quả tác động tích cực đến nguyên nhân.

Ví dụ : Sau 20 năm, đất nước đổi mới đã gặt hái những thành tựu to lớn, biết tận dụng kết quả ấy để
thúc đẩy kinh tế phát triển, phải nhanh nhạy khôn ngoan để nắm bắt cơ hội ra thị trường thế giới.

➪Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau
đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chủ thể cần phân loại các nguyên
nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên
ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác
động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động
tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

You might also like