You are on page 1of 3

PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC

Nguyên nhân và kết quả


1. Khái niệm
Nguyên nhân : là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau tạo ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định
Kết quả : là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân
VD : Tương tác giữa dòng điện với dây tóc bóng đèn (nguyên nhân) -> làm
cho dây tóc bóng đèn nóng lên và phát sáng (kết quả).

2. Tính chất, liên hệ


TÍNH KHÁCH QUAN
Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phục
thuộc vào ý thức của con người
TÍNH PHỔ BIẾN
Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có
nguyên nhân nhất định gây ra
TÍNH TẤT YẾU
Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít
khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau
bất nhiêu. Một nguyên nhân nhất định trong những hoàn cảnh nhất
định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định
- Trước hết, nguyên nhân là cái sinh ra kết quản => Nguyên nhân : TRƯỚC ;
Kết quả : SAU
Thứ nhất, nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có
trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau
- Nguyên nhân là thứ tạo ra kết quả :
+ 1 nguyên nhân => 1 hoặc nhiều kết quả
+ 1 kết quả <= 1 hoặc nhiều nguyên nhân
- Thứ hai, khi kết quả xuất hiện thì vẫn có khả năng tác động trở lại với
nguyên nhân.
- Cuối cùng, trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có
thể chuyển hóa lẫn nhau
Không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng
3. Ví dụ
- Do dịch bệnh Covid-19 các quán kinh doanh đã chuyển mô hình kinh doanh
off sang onl, khi chuyển qua hình thức onl tình hình doanh thu các quán có
phần tăng lên
- Nhu cầu sử dụng đất và nước cho các họat động nông nghiệp và chăn nuôi
để cung cấp thực phẩm cho nhân dân => Khai thác rừng ồ ạt tạo ra mối đe
dọa lớn cho đời sống con người : hiệu ứng nhà kính làm thay đổi khí hậu ;
mất đa dạng sinh học ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đây là hậu quả tồi tệ nhất

Nội dung và hình thức


1. Khái niệm
Nội dung : tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên
sự vật
Hình thức : phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối
liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó
VD : một tác phẩm văn học
+ nội dung : toàn bộ phần cuộc sống mà tác phẩm phản ánh
+ hình thức : kết cấu bút pháp thể hiện, loại hình nghệ thuật : hát dân ca, cải lương,
kịch nói ,..
VD : phân tích phân tử nước H2O cho thấy
+ nội dung : các yếu tố vật chất làm cơ sở cấu thành nên : 2 nguyên tử H và O
+ hình thức : cách thức liên kết hóa học, liên kết H-O-H

2. Tính chất, liên hệ

Nội dung và hình thức luôn thống nhất, gắn bó với nhau :
+ Không có hình thức nào lại không chứa đựng nội dung
+ Không có nội dung nào lại không tồn tại trong hình thưc nhất định
 Nội dung và hình thức tác động và chuyển hóa lẫn nhau.
 Nội dung và hình thức không tác rời nhau mà còn gắn bó hết sức chặt chẽ
với nhau
Nội dung quyết định hình thức
+ Nội dung có khuynh hướng biến đổi – hình thức có khuynh hướng ổn định
Vì vậy, sự biến đổi và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung
-> hình thức biến đổi sau sao cho phù hợp với nội dung
Hình thức có tính tác động trở lại với nội dung
+ Hình thức phù hợp -> thúc đẩy nội dung phát triển
+ Hình thức không phù hợp -> kìm hãm sự phát triển của nội dung
Một nội dung có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác
nhau dẫn đến những kết quả khác nhau
Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau
Trong MQH với tác phẩm văn học thì việc trang trí tác phẩm là hình thức
bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc trang trí tác
phẩm cũng được coi như là nội dung trong công việc người họa sỹ trình bày

Học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì vô ích .Hành mà không
học thì hành không trôi chảy
Đối với học sinh, sinh viên thì kiến thức là sức mạnh, nhưng chỉ bằng việc đưa
kiến thức vào thực tế ta mới khai thác được hết tiềm năng đó. Chúng ta không nên
chỉ chăm chú vào việc học tập trên sách vở ,học lý thuyết mà còn phải biết áp

dụng nó vào thực tế sao cho hợp lý và có ích. Một học sinh, sinh viên được đánh
giá là giỏi, không chỉ qua những thứ họhọc, mà còn qua cách mà họ áp dụng ,nó

như thế nào. Học tuy giỏi mà không biết áp dụng thì xem là chưa hoàn thành mục
đích thực sự của việc học, còn ngược lại nếu kiến thức chưa vững mà lại áp dụng
vào thực tế thì sẽ gây ra hậu quả khó lường. Vậy việc học và hành là hai trường
phái không thể tách rời mà luôn phụ thuộc và bổ trợ cho nhau để cùng phát triển,
tương tự như phạm trù nội dung và hình thức trong triết học.

You might also like