You are on page 1of 2

Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của

Chủ nghĩa Mác-Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến dùng để chỉ mỗi quan hệ biện chứng hai phạm trù.
Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc một số nội dung
liên quan tới vấn đề: Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả.
Trước khi đi vào làm rõ Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết
quả chúng tôi chia sẻ về các khái niệm nguyên nhân, kết quả.
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định. Kết
quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và
nguyên cơ, để không có sự nhầm lẫn về khái niệm.
– Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết
quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên
ngoài, không bản chất.
– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân
nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả.
Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây
ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.

Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả


Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có
mối quan hệ qua lại, cụ thể:
Thứ nhất: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.
– Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả.
Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.
Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng
đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.
– Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào
hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những
nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.
– Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ
gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu
các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ
làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
– Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả,
có thể phân loại nguyên nhân thành:
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Thứ hai: Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
– Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ
vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại
đối với nguyên nhân.
Thứ ba: Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả.
– Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác
nhau. Một hiện  tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong
mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.
– Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt
mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này
tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận.
Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầy hay cuối cùng.
Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
– Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có
sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng
không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ
của nhận thức khó học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm
nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện
tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong
đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực.
– Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một
hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước
khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.
Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả.
Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra
nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân khách quan,… Đồng thời phải nắm được
chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo
điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến họt động và hạn chế sự hoạt
động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
– Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng
ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thức đẩy
nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.
Như vậy, Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả đã được chúng tôi
trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày
một số nội dung liên quan đến ý nghĩa mối quan hệ của cặp phạm trù nguyên
nhân và kết quả.

You might also like