You are on page 1of 12

A.

MỞ ĐẦU
Voltaire đã từng chia sẻ rằng: “Tình cờ là một từ vô nghĩa, không gì có
thể tồn tại mà không có nguyên nhân”. Thật vậy, theo phép biện chứng duy vật
thì bất kỳ một sự vật nào, hiện tượng nào trong thế giới này đều tồn tại trong
mối liên hệ nhân quả, bởi thế giới là một chuỗi liên hệ nhân quả trong thời gian
dài vô tận. Các sự vật, hiện tượng ấy luôn nằm trong quá trình vận động và phát
triển không ngừng. Sự tác động qua lại giữa các mặt bên trong sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau cho ra đời của sự vật, hiện
tượng mới. Từ đó đã xuất hiện mối liên hệ nhân quả.Mối liên hệ nhân quả trong
sự vận động của hiện thực xã hội là một mối liên hệ được lặp đi lặp lại nhiều
nhất và phổ biến nhất. Vì cặp phạm trù này mang tính thực tiễn cao nên chúng
em đã chọn đề tài “Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp
phạm trù nguyên nhân - kết quả để lý giải sự hình thành các kiểu nhà nước”.

B. NỘI DUNG
I. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù:
“nguyên nhân và kết quả”:
1. Nội dung của cặp phạm trù: “nguyên nhân – kết quả”:
Trước hết, nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động
qua lại giữa các mặt trong một sự vật nào đó hoặc giữa các sự vật với nhau, gây
ra một biến đổi nhất định.
Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những thay đổi sinh ra do ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố tạo nên nguyên nhân gây ra. Từ đó, chúng ta có
thể thấy mối quan hệ nhân quả.
Phép biện chứng duy vật cho rằng quan hệ nhân quả là khách quan, phổ
biến và tất yếu.
- Tính khách quan thể hiện ở chỗ, tính nhân quả vốn có trong sự vật
và không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù mọi người có biết hay không
thì mọi thứ vẫn ảnh hưởng lẫn nhau, và sự ảnh hưởng này chắc chắn sẽ dẫn đến
những thay đổi nhất định.
- Tính phổ biến được thể hiện trong mọi sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên và xã hội đều có những nguyên nhân nhất định. Không có hiện tượng nào
mà không có nguyên nhân, chỉ có xác định được nguyên nhân hay không mà
thôi.
- Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong
những điều kiện như nhau sẽ dẫn đến kết quả như nhau. Tuy nhiên, trên thực tế,
trong những điều kiện và môi trường giống hệt nhau, không gì có thể tồn tại. Vì
vậy, tính tất yếu của quan hệ nhân quả phải được hiểu như sau: trong điều kiện
và môi trường, càng ít nguyên nhân tác động thì kết quả chúng gây ra càng
giống nhau
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:

Bên cạnh đó, phạm trù triết học nhân quả còn thể hiện mối quan hệ biện
chứng. Nguyên nhân tạo ra kết quả, bởi vì nguyên nhân là cái tạo ra kết quả, vậy
nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả. Kết quả sẽ xuất hiện sau khi có
nguyên nhân sinh và bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, không phải hai hiện tượng
tiếp nối nhau trong thời gian đều có quan hệ nhân quả. Về mặt thời gian, sự
khác biệt giữa quan hệ nhân quả và quan hệ kế tiếp nhau là: giữa nhân quả còn
có quan hệ sản sinh, quan hệ nguyên nhân tạo ra kết quả. Do kết quả phụ thuộc
vào nhiều điều kiện và tình huống khác nhau nên nó rất phức tạp. Mặt khác, các
nguyên nhân trong các điều kiện khác nhau cũng sẽ tạo ra các kết quả khác
nhau. Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều lên một đối
tượng, chúng sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành hiệu ứng cùng chiều và làm cho
kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại, nếu đồng thời các nguyên nhân tác
động theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ ảnh hưởng lẫn nhau, thậm chí triệt
tiêu tác dụng của nhau. Điều này sẽ ngăn kết quả không thể xuất hiện được nữa.
Vì vậy, trong thực tiễn cần phân tích vai trò của từng loại nguyên nhân để chủ
động tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh diện mạo của kết quả (điều con
người mong muốn) và phát huy tác dụng.

Theo tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với kết quả, chúng ta có thể
chia thành các nguyên nhân như:

nguyên nhân chủ yếu - nguyên nhân thứ yếu;

nguyên nhân bên trong - nguyên nhân bên ngoài;

nguyên nhân khách quan - nguyên nhân chủ quan.


Mặc dù kết quả là do nguyên nhân sinh ra nhưng sau khi xuất hiện, kết
quả lại có những ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có
thể diễn ra theo hướng tích cực hoặc theo hướng tiêu cực). Bên cạnh đó,vị trí
của nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi ví trí với nhau có nghĩa là một sự
vật, hiện tượng trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan
hệ khác lại là kết quả và ngược lại trong mối quan hệ này là kết quả thì mối
quan hệ khác lại là nguyên nhân.

3. Ý nghĩa phương pháp luận:

Chúng ta biết rằng, nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm
nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm những sự kiện xảy ra trước khi
hiện tượng đó xuất hiện. Và muốn loại bỏ một kết quả nào đó, cần loại bỏ
nguyên nhân làm nảy sinh ra nó. Bên cạnh đó, một kết quả có thể do nhiều
nguyên nhân sinh ra vì vậy chúng ta cần phân loại các nguyên nhân để có những
giải pháp xử lí đúng đắn. Kết hợp tạo ra nhiều nguyên nhân tích cực để thúc đẩy
hình thành kết quả tích cực và triệt tiêu các nguyên nhân tiêu cực để hạn chế kết
quả không mong muốn.

Không chỉ vậy, một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả nên là
chúng ta cần phải tìm ra những kết quả nào là kết quả chính, kết quả nào là kết
quả phụ, cơ bản và không cơ bản. Ngoài ra, nguyên nhân sinh ra kết quả và kết
quả sẽ trở lại sự hình thành của nguyên nhân tiếp theo vì vậy trong hoạt động
thưc tiễn chúng ta cần phải có tầm nhìn, điều chỉnh nguyên nhân ban đầu để
định hướng kết quả trong tương lai.

II. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm
trù: “nguyên nhân và kết quả” để lý giải sự hình thành kiểu nhà
nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến và kiểu nhà nước tư sản:
1. Vận dụng cặp phạm trù để lý giải sự hình thành kiểu nhà nước
chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến và kiểu nhà nước tư sản

a. Đôi nét về các kiểu nhà nước:

Trước hết, kiểu nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử
xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy gắn liền
với sự xuất hiện sở hữu tư nhân và sự hình thành những giai cấp đầu tiên - giai
cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ dựa trên chế độ
sở hữu tư nhân của chủ nô về tư liệu sản xuất và nô lệ là cơ sở kinh tế xã hội
của kiểu nhà nước này. Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản và mâu thuẫn với
nhau là chủ nô, nô lệ. Ở đây, nô lệ được xem như một món hàng và chủ nô thì
có thể mua bán trên thị trường.

Về bản chất, nhà nước chủ nô

- là một bộ máy chuyên chính,


- là công cụ thiết lập và bảo vệ quyền lực,
- là bộ máy trấn áp giai cấp nô lệ và những người lao động tự do trong
xã hội của giai cấp chủ nô.

Trong bộ máy nhà nước chủ nô thì chưa có sự phân chia quyền lực.

Thứ hai, đối với nhà nước phong kiến là nhà nước của giai cấp địa chủ
phong kiến, quan hệ sản xuất phong kiến với đặc trưng là chế độ chiếm hữu
ruộng đất là cơ sở hình thành kiểu nhà nước này. Các địa chủ phong kiến luôn
nắm trong tay đủ mọi quyền lực, đối với nông dân thì phụ thuộc vào địa chủ và
hầu như không có quyền gì trong tay. Dù đã được giải phóng nhưng những
người nông dân vẫn phụ thuộc nhiều vào địa chủ phong kiến. Kiểu nhà nước
này được xem là công cụ duy trì sự thống trị của giai cấp địa chủ và bảo vệ trật
tự xã hội. Những hoạt động này không đem lại lợi ích gì cho nông dân lao động.

Cuối cùng, kiểu nhà nước tư sản là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và phát
triển trong lòng hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất,
nền kinh tế hàng hoá - thị trường là cơ sở kinh tế của kiểu nhà nước này. Nhà
nước tư sản là một nhà nước có giai cấp như bao kiểu nhà nước khác, đồng thời
là bộ máy duy trì, điều hoà các mối quan hệ xã hội.

Các đặc điểm cơ bản của nhà nước tư sản là:

thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước trên danh nghĩa thuộc về nhân
dân, tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân;
cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội
do bầu cử lập nên;

thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực và kiểm chế, đối trọng giữa các
cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp;

thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong bầu cử nghị viện và tổng
thống:

hình thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản là cộng hoà (cộng hoà
tổng thống, cộng hoà nghị viện, cộng hoà lưỡng tính) và quân chủ lập hiến
(quân chủ nghị viện).

b. Sự biểu hiện của cặp phạm trù: “nguyên nhân - kết quả”:
 Nguyên nhân:
Nhà nước chủ nô: Ở phương Tây, quá trình biến đổi xã hội dẫn đến sự ra
đời của nhà nước chủ nô diễn ra nhanh chóng, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay
gắt, nhưng nền tảng kinh tế của nhà nước chủ nô là: chiếm hữu nô lệ, ruộng đất
và các tư liệu sản xuất khác trong số đông. Tư nhân thuộc sở hữu của chủ nô, kể
cả nô lệ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, ngoài thành phần dân cư tự do (thường
dân), còn có hai giai cấp cơ bản: chủ nô và nô lệ. Địa vị của nô lệ rất thấp và
được coi là tài sản của chủ nô, những người có quyền tuyệt đối đối với nô lệ để
bóc lột, đánh đập, bán, tặng, bỏ đói hoặc giết. Trong khoảng từ 5000 đến 4000
trước Công nguyên, các nhà nước sở hữu nô lệ đầu tiên đã xuất hiện ở Châu Á,
Bắc Phi như Trung Quốc, Ấn Độ và Ai Cập. Mặt khác, mối quan hệ giai cấp
giữa chủ và nô hoàn toàn bị phản đối. Cụ thể, quan hệ sản xuất ở phương Tây:
sở hữu tư nhân thuần thục, điển hình; quan hệ sản xuất ở phương Đông: tư liệu
sản động xã hội của họ do chủ nhân quyết định. Ngoài chủ nô và nô lệ trong
xuất hầu như vẫn thuộc sở hữu công, nhà nước, đại diện trực tiếp là công xã
nông thôn. Nô lệ chiếm phần lớn trong xã hội, nhưng cuộc sống, số phận và
hoạt động xã hội còn có các nghệ nhân, những người tự do, những người gắn bó
với nhà thờ hoặc nhà vua ...
Nhà nước phong kiến: Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau và môi
trường lịch sử khác nhau đã làm xuất hiện các quốc gia phong kiến khác nhau.
Nền tảng kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến, đặc
trưng là địa chủ phong kiến sở hữu ruộng đất và bóc lột nông dân thông qua
hình thức canh tác và thu địa tô. Xã hội phong kiến có cơ cấu phức tạp, ngoài
các giai cấp khác như thợ thủ công, thị dân còn có hai giai cấp cơ bản là địa chủ
phong kiến và nông dân. Giai cấp địa chủ phong kiến chia thành các giai cấp
khác nhau theo chức tước, cấp bậc, ruộng đất, tài sản... Nông dân là bộ phận
đông nhất của xã hội phong kiến, nhưng đồng thời cũng bị áp bức, bóc lột nặng
nề nên xã hội thường xuyên xảy ra đấu tranh giai cấp. Để bảo vệ lợi ích của
mình, giai cấp địa chủ phong kiến đã sử dụng mọi biện pháp có thể, đẩy người
nông dân vào những đêm trường trung cổ.
Nhà nước tư sản: Trước và sau thế kỷ XV - XVI, một số nước phong kiến
Tây Âu do phát triển lực lượng sản xuất dưới hình thức sản xuất hàng hóa đã
làm cho chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Hàng loạt
cơ sở thủ công và nhiều thành phố - trung tâm thương mại lớn - nổi lên ở các
nước này. Tầng lớp thành thị ngày càng đông đúc, tầng lớp tiểu thương, tiểu
nông ngày càng tăng, giai cấp tư sản ngày càng có vị thế trong xã hội là những
nhân tố dẫn đến sự khủng hoảng chung của xã hội phong kiến. Với sự phát triển
của lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất phong kiến đã lạc hậu, không
quản lý được kinh tế, trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, lực lượng xã hội mới xuất
hiện: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Sau khi giai cấp tư sản nắm địa vị thống
trị về kinh tế đã nhanh chóng giành được quyền lực chính trị nhằm xóa bỏ quan
hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, thiết lập phương thức sản xuất mới tiến bộ, khắc
phục khủng hoảng, tạo đà cho lực lượng sản xuất phát triển. Đặt trước giai cấp
tư sản nhiệm vụ cao cả là tiến hành cách mạng xã hội, thay cái cũ bằng cái mới,
thiết lập hệ thống quan hệ sản xuất mới, tạo động lực cho lực lượng sản xuất
phát triển. Thông qua cách mạng tư sản, quyền lực được chuyển từ giai cấp
thống trị cũ sang giai cấp thống trị mới, cụ thể là từ giai cấp địa chủ, phong kiến
sang giai cấp tư sản.

Cách mạng tư sản của các nước diễn ra theo nhiều cách khác nhau tùy
thuộc vào các yếu tố như chính trị, kinh tế và truyền thống dân tộc… mỗi nước.
Nhìn chung, các quốc gia - dân tộc được hình thành theo ba cách:
1. Khởi nghĩa vũ trang: Đây là hình thức cách mạng triệt để nhất, xóa bỏ
mọi tàn tích của xã hội phong kiến và thiết lập những nguyên tắc cơ bản của chế
độ dân chủ tư sản. Vì vậy, hình thức này chỉ xảy ra ở những nước mà giai cấp tư
sản đủ mạnh để đương đầu với phong kiến địa chủ và độc lập lãnh đạo cách
mạng (cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI, cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII).

2. Cải cách tư sản: Là hình thức cách mạng diễn ra dưới sự thỏa hiệp giữa
giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến, lợi dụng địa vị giai cấp của mình trong
nghị viện để xóa bỏ dần và xóa bỏ dần những đặc quyền, đặc lợi của quý tộc
phong kiến, đặt quyền lực chính trị vào tay chúng. Hình thức này thường được
sử dụng ở các nước (Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha), nơi mà giai cấp tư sản
chưa đủ mạnh để nắm quyền một cách dứt khoát, triệt để và nhanh chóng.

3. Chiến tranh giành độc lập hoặc cưỡng chế của các quốc gia dân sự
chống lại đất đai và cư dân của các "thuộc địa mới" là thuộc địa của các nước
phát triển (Hoa Kỳ, Canada, Ôxtraylia,..). Nhiều dạng này xảy ra ở các thuộc
địa cũ của Anh. Sau khi cách mạng bùng nổ ở Anh vào thế kỷ XVIII và XIX,
giai cấp tư sản từ châu Âu nhập cư bằng cách sử dụng cơ chế dân tộc thống trị,
tận diệt các dân tộc bản địa trong hệ thống thị tộc và thành lập nhà nước tư sản,
hình thành giai cấp thống trị ở các thuộc địa này.

 Kết quả:

Vì những lý do trên, các quốc gia chiếm hữu nô lệ, quốc gia phong kiến,
quốc gia tư sản lần lượt được hình thành. Sự ra đời của quốc gia chiếm hữu nô
lệ là một bước tiến của loài người, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế,
xã hội và mang lại lợi ích to lớn cho loài người. “…Chúng ta không bao giờ
được quên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ của
chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống
như nó được tất cả mọi người thừa nhận”. Ngoài ra, các quốc gia sở hữu nô lệ là
các tổ chức quyền lực chính trị của các chủ nô cơ sở của sự sụp đổ của chế độ
thị tộc và bộ lạc, sự xuất hiện của tư hữu và sự phân chia xã hội. Sự ra đời của
quốc gia chiếm hữu nô lệ đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển
của xã hội loài người. Bởi “…chỉ có chế độ nô lệ mới làm cho sự phân công lao
động có thể thực hiện được trên một quy mô rộng lớn hơn giữa nông nghiệp và
công nghiệp, do đó, mới có thể có thời kỳ hưng thịnh nhất của thế giới cổ
đại…”

Mặt khác ở nhà nước phong kiến thì lại có sự ra đời khác nhau. Hệ thống
phong kiến phương Đông sớm nhất phát triển ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ III
trước Công nguyên. Ở phương Tây, một nhà nước phong kiến (Tây Âu) xuất
hiện sớm nhất là vào thế kỷ thứ V, và ở đây, một chế độ phong kiến được tạo ra
dựa trên chế độ sở hữu nô lệ đã được thiết lập sẵn, mối quan hệ nô lệ là điển
hình. Ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ kém
phát triển, chế độ nô lệ mang tính gia trưởng. Đặc điểm này đã có ảnh hưởng to
lớn đến quá trình phát triển của chế độ phong kiến và nhà nước phong kiến.
Trong chế độ phong kiến có hai giai cấp cơ bản. Đó là địa chủ (thường được gọi
là lãnh chúa hoặc địa chủ ở phía tây) và nông dân (được gọi là nông nô ở phía
tây). Ngoài ra, xã hội phong kiến cũng có các tầng lớp tăng lữ, thợ thủ công,
thương nhân và nô tỳ.

Còn đối với nhà nước tư sản ra đời. Đó là kết quả của cuộc cách mạng tư
sản, với sự ra đời của nhà nước tư sản, những đặc quyền, đặc lợi của quý tộc
phong kiến bị xóa bỏ, giai cấp tư sản đòi quyền bình đẳng, tự do, bác ái, nhân
quyền... Nhà nước tư sản mới tiến bộ hơn rất nhiều so với nhà nước phong kiến
trước đây đã bị xóa bỏ. Cách mạng tư sản thắng lợi và sự ra đời của nhà nước tư
sản đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ, tiến bộ mở ra một giai đoạn phát
triển mới trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, giai cấp tư sản vẫn không vượt
qua bản chất của nhà nước bóc lột, và giai cấp tư sản tìm cách truyền bá cái gọi
là “Nhà nước phúc lợi chung”, nhưng giai cấp tư sản về bản chất vẫn là một dân
tộc bóc lột.

 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả của vấn đề nguồn
gốc hình thành kiểu nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà
nước tư sản:

Mối quan hệ nguyên nhân - kết quả được thể hiện rõ trong sự hình thành
trên. Theo đó, quá trình biến đổi xã với sở hữu tư nhân phát triển mạnh mẽ, mâu
thuẫn giai cấp gay gắt; điều kiện kinh tế xã hội với quan hệ sản xuất phong kiến
với đặc trưng là sở hữu của địa chủ, phong kiến về ruộng đất, bóc lột nông dân
cùng với đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất với nền hàng hóa và sự ra
đời của lực lượng xã hội mới là: tư sản và vô sản là cái có trước, sau đó mới dẫn
đến sự ra đời lần lượt của ba kiểu nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà
nước tư sản. Kết quả rất nhiều các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà
nước tư sản ra đời với nhiều hình thức khác nhau và đều phát triển tiến bộ hơn
so với kiểu nhà nước trước đó. Không chỉ có một nguyên nhân mà có nhiều
nguyên nhân khác dẫn đến sự ra đời của nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến
và nhà nước tư sản như: điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý, cùng các yếu tố tác
động bên ngoài,…, yếu tố phát động các cuộc chiến tranh, các yếu tố chính trị,
truyền thống văn hóa ở mỗi quốc gia khác nhau, sự ra đời của nhà nước dựa trên
khởi nghĩa vũ trang như ở Hà Lan, Anh, Pháp,...; sự ra đời dựa vào cải cách tư
sản như ở Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha,... Đó là sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư
sản và giai cấp quý tộc phong kiến, thâu tóm dần quyền lực vào tay giai cấp
mình; sự hình thành nhà nước tư sản còn do chiến tranh giải phóng như Mỹ, Úc,
Canada,... sử dụng vũ lực để lấn át và tiêu diệt,.. Nếu các nguyên nhân trên đồng
thời tồn tại và cùng tác động sẽ dẫn đến sự ra đời nhà nước chủ nô, nhà nước
phong kiến và nhà nước tư sản càng nhanh, càng nhiều và càng phổ biến.
Ngược lại nếu sự hình thành nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước
tư sản vẫn tồn tại những bị kìm hãm bởi những yếu tố khác thì sự hình thành sẽ
bị chậm chạp và khó hình thành nhanh được. Sự hình thành nhà nước chủ nô,
nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản sẽ tác động trở lại, ảnh hưởng đến
nguyên nhân sinh ra nó một cách tiêu cực, thậm chí cản trở nguyên nhân sinh ra
nó. Cụ thể là, khi nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản
được ra đời diễn ra một cách phổ biến ở nhiều quốc gia trong những giai đoạn
khác nhau thì những người theo chủ nghĩa ngược lại hoặc những người bị xâm
phạm đến quyền lợi của giai cấp họ sẽ nổi dậy để chống lại sự phát triển nhanh
chóng của giai cấp chủ nô (nhà nước chủ nô), giai cấp địa chủ (nhà nước phong
kiến), giai cấp tư sản (nhà nước tư sản) và lần lượt quan hệ sản xuất chiếm hữu
nô lệ, quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất tư bản sẽ bị siết chặt
hơn. Đối với nhà nước chủ nô, họ sẽ chống lại quan hệ sản xuất chiếm hữu nô
lệ, chống lại sự bóc lột, đánh đập của giai cấp chủ nô. Tương tự ở nhà nước
phong kiến những người nông dân cũng sẽ đứng lên để chống lại sự phụ thuộc
vào giai cấp địa chủ, chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược và thôn tính. Còn
đối với nhà nước tư sản, họ cũng sẽ chống lại những cuộc cải cách, những cuộc
khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh tư sản hoặc ở nhiều nước khác quan niệm sản
xuất tư bản mới chỉ hình thành mầm mống họ sẽ tìm cách dập tắt mầm mống
ấy. Khi đó sự hình thành nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà nước tư
sản sẽ bị kìm hãm và nhà nước cũ vẫn giữ được vị trí như trước. Nếu áp dụng
quy luật nguyên nhân kết quả trong quá trình hình thành kiểu nhà nước chủ nô,
kiểu nhà nước phong kiến và kiểu nhà nước tư sản thì có thể xác định một trong
những nguyên nhân tạo nên sự hình thành nhà nước chủ nô, nhà nước phong
kiến và nhà nước tư sản là do quan hệ sản xuất mới được hình thành và phát
triển, giai cấp xã hội mới được hình thành là giai cấp chủ nô – nô lệ (nhà nước
chủ nô), giai cấp địa chủ - nông dân (nhà nước phong kiến), tư sản và vô sản
(nhà nước tư sản). Nhưng nếu áp dụng quy luật nguyên nhân - kết quả trong sự
hình thành lần lượt của quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ (nhà nước chủ nô),
quan hệ sản xuất phong kiến (nhà nước phong kiến), quan hệ sản xuất tư bản thì
giai cấp mới ra đời là một kết quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự
suy yếu, lạc hậu của quan hệ sản xuất phong kiến. Như vậy có thể thấy quan hệ
nguyên nhân - kết quả trong sự hình thành nhà nước chủ nô, nhà nước phong
kiến và nhà nước tư sản chỉ mang tính chất tương đối.

2. Ý nghĩa của việc nhận thức, lý giải sự hình thành các kiểu nhà
nước

Nguyên nhân dẫn đến sự tra đời nhà nước luôn có trước kết quả là sự ra
đời của các kiểu nhà nước khác nhau trong tiến trình lịch sử. Vì vậy muốn tìm
nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhà nước chủ nô, phong kiến, hay tư sản thì
chúng ta cần đi tìm những sự kiện xảy ra trước khi các nhà nước ấy xuất hiện.
Nhận thức lí giải được nguyên nhân – kết quả của nguồn gốc ra đời nhà nước
trước hết cho con người những hiểu biết về cội nguồn. Nguyên nhân ảnh hưởng
đến kết quả và những nguyên nhân giống nhau sẽ cho ra những kết quả giống
nhau. Vì vậy nhận thức về nguyên nhân chính là đi tìm cách thức biện pháp thay
đổi kết quả. Muốn loại bỏ một kết quả nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy
sinh ra nó. Tức là đến một giai đoạn phát triển nào đó, kiểu nhà nước chủ nô,
phong kiến hay tư sản không còn phù hợp với tiến trình phát triển khách quan
của xã hội nữa thì con người mong muốn tạo ra một nhà nước mới dân chủ,
công bằng tiến bộ hơn so với nhà nước cũ. Để làm được điều đó, con người
quay về tìm hiểu nguyên nhân sinh ra đời nhà nước ấy và loại bỏ chúng. Có thể
nói nguyên nhân – kết quả chính cơ sở để con người tạo nên những kết quả mới
bằng cách triệt tiêu đi nguyên nhân cũ.

Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra vì vậy chúng ta cần
phân loại các nguyên nhân để có những giải pháp xử lí đúng đắn. Nhà nước ra
đời luôn có nguyên nhân và có rất nhiều nguyên nhân tác động đến sự ra đời của
nhà nước. Có nguyên nhân khách quan từ chiến tranh, cách mạng, có nguyên
nhân chủ quan từ chính sự vận động nội tại nên trong một xã hội yêu cầu cần có
sự ra đời kiểu nhà nước đó…Từ đó con người có cái nhìn khách quan đa diện
khi đánh giá về một kiểu nhà nước nhất định, phân phân biệt được mức độ tác
động cũng như xu hướng tích cực hay tiêu cực của nguyên nhân dẫn đến sự ra
đời nhà nước đó để có thể kết hợp tạo ra nhiều nguyên nhân tích cực để thúc
đẩy hình thành kết quả tích cực cũng như triệt tiêu các nguyên nhân tiêu cực để
hạn chế kết quả không mong muốn.

Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kiểu nhà nước khác nhau. Mâu
thuẫn xung đột giai cấp là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhiều
kiểu nhà nước khác nhau từ chủ nô, phong kiến cho đến tư sản. Do đó việc
chúng ta tìm hiểu sâu sắc về nguyên nhân ấy sẽ giúp ta có cái nhìn sâu sắc về
nguyên nhân, đâu là nguyên nhân chính, đâu là nguyên nhân phụ, đâu là nguyên
nhân cơ bản, đâu là không cơ bản. Từ đấy có thể tư duy ra kết quả nào là chính,
kết quả nào là phụ, cơ bản và không cơ bản.

Nguyên nhân sinh ra kết quả và kết quả sẽ trở lại sự hình thành của
nguyên nhân tiếp theo. Do đó để xây dựng một kiểu nhà nước ngày càng văn
minh tiến bộ chúng ta cần phải có tầm nhìn, điều chỉnh nguyên nhân ban đầu để
định hướng kết quả trong tương lai.

Như vậy tìm được nguyên nhân, hiểu về kết quả nhận thức lí giải được
sự hình thành của nguồn gốc nhà nước nói chung và các sự vật hiện tượng khác
nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là cơ sở giải quyết một vấn đề hay
một sự vật hiện tượng theo mong muốn ý chí của con người.
C. KẾT LUẬN
Trong mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, nguyên
nhân là cái có trước, sinh ra kết quả; kết quả có sau và do nguyên nhân sinh ra.
Điều này được thể hiện rõ trong sự ra đời của các kiểu nhà nước trong lịch sử.
Nguyên nhân quan trọng làm nên sự thay thế các kiểu nhà nước là do mâu thuẫn
giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất ở trong một phương thức sản xuất
xã hội.Phương thức sản xuất mới sẽ ra đời nếu giải quyết được mâu thuẫn nói
trên, cùng với nó là một kiểu nhà nước mới tương ứng.Chúng ta biết rằng, kiểu
nhà nước sau sẽ luôn luôn tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước đó bởi nó được xây
dựng trên nền tảng là quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản
xuất , cơ sở xã hội tốt hơn; xung đột giai cấp đỡ gay gắt hơn. Có nhiều con
đường dẫn đến sự thay thế các kiểu nhà nước,tiêu biểu như khởi nghĩa vũ trang,
cải cách xã hội, ở đó kiểu quan hệ sản xuất cũ sẽ dần dần bị thay thể bởi kiểu
quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn.

Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự
phát triển tự nhiên của đời sống xã hội, cho dù xuất hiện bởi nguyên nhân nào
thì sự tồn tại của nhà nước cũng là công cụ sắc bén thể hiện và thực hiện ý chí
của giai cấp cầm quyền, bảo vệ trước tiên lợi ích của giai cấp thống trị, giải
quyết những vấn đề chung của đời sống xã hội, giữ gìn ổn định trật tự xã hội, tổ
chức đời sống chung, quản lí, điều hành các hoạt động chung của cộng đồng...
Sự xuất hiện các kiểu nhà nước là cả một quá trình lâu dài, gắn liền sự biến đổi
đời sống xã hội về mọi mặt.

You might also like