You are on page 1of 9

lOMoARcPSD|12948375

Đề cương môn Triết học Mác Lênin Học viện Ngân hàng năm
học 2020-2021
Triết học Mác Lênin (Học viện Ngân hàng)

StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Nguy?n Minh Thuý 1N-21 (mth181103@gmail.com)
lOMoARcPSD|12948375

Đề cương triết
Câu 1: Nguồn gốc, bản chất của ý thức. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
a) Nguồn gốc và bản chất của ý thức:
 Nguồn gốc:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức có 2 nguồn gốc:
 Nguồn gốc tự nhiên:
Bộ óc người và sự phản ánh TGKQ vào bộ óc người hợp thành nguồn gốc tự nhiên của ý
thức.
 Bộ óc người là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất và phức tạp nhất, là cơ quan
vật chất của ý thức, ý thức là thuộc tính, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não.
 Sự phản ánh của TGKQ vào trong bộ óc người:
- Mọi dạng vật chất đều có khả năng phản ánh. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm
của hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn
nhau giữa chúng.
- Cấu tạo vật chất khác nhau sẽ có khả năng phản ánh khác nhau.
Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của TG vật chất, có tính năng động, sáng tạo.
Kết luận: Ý thức là sự phản ánh TGKQ vào trong bộ óc người. Ý thức chỉ sinh ra cùng với
con người, gắn liền với con người và không thể tách rời đời sống xã hội của loài người.
 Nguồn gốc xã hội:
Lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố hợp thành nguồn gốc xã hội của ý thức:
 Lao động: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên để
cải biến tự nhiên tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình.
- Vai trò:
Lao động duy trì sự tồn tại của con người.
Lao động giải phóng con người khỏi TG động vật.
Lao động làm cho TGKQ bộc lộ đặc điểm, thuộc tính để con người nhận thức.
Lao động làm xuất hiện ngôn ngữ một cách khách quan.
 Ngôn ngữ: là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung của ý thức.

Downloaded by Nguy?n Minh Thuý 1N-21 (mth181103@gmail.com)


lOMoARcPSD|12948375

- Vai trò:
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, phương tiện để truyền đạt tư tưởng, tri thức của con người.
Ngôn ngữ giúp con người khái quát được các đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
 Bản chất của ý thức:
 Ý thức là hình ảnh chủ quan của TGKQ.
 Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo TGKQ.
 Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
b) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình:
 Chủ nghĩa duy tâm:
 Ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, có tính quyết định; còn thế giới vật chất chỉ là
bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra.
 Phủ nhận tính khách quan, cường điệu vai trò nhân tố chủ quan, duy ý chí, hành
động bất chấp điều kiện, quy luật khách quan.
 Chủ nghĩa duy vật siêu hình:
 Tuyệt đối hoá yếu tố vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức.
 Phủ nhận tính độc lập tương đối và tính năng động, sáng tạo của ý thức trong hoạt
động thực tiễn; rơi vào trạng thái thụ động, ỷ lại, trông chờ không đem lại hiệu quả trong
hoạt động thực tiễn.
 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
 Vật chất quyết định ý thức:
Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Vật chất quyết định nội dung của ý thức.
Vật chất quyết định bản chất của ý thức.
Vật chất quyết định sự vận động, biến đổi của ý thức.
 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
 Thứ nhất, ý thức tác động trở lại thế giới vật chất, thường thay đổi chậm so với sự
biến đổi của thế giới vật chất.

Downloaded by Nguy?n Minh Thuý 1N-21 (mth181103@gmail.com)


lOMoARcPSD|12948375

 Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn
của con người.
 Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con
người.
 Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong
thời đại ngày nay.

Câu 2: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.


a) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
 Định nghĩa:
 Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn
nhau giữa các sự vật hiện tượng hay các mặt, các yếu tố của sự vật, hiện trượng trong thế
giới.
 Tính chất của mối liên hệ:
 Tính khách quan: Mối liên hệ là vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng, không phụ
thuộc vào ý muốn của con người. Bởi vì các sự vật, hiện tượng muốn tồn tại, biến đổi thì
phải có sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác, hay sự tương tác giữa các mặt,
các yếu tố của bản thân sự vật đó.
 Tính phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều có liên hệ với
nhau, và trong bản thân mỗi sự vât, hiện tượng đó đều tồn tại các mối liên hệ. Mối liên hệ
tồn tại trong mọi lĩnh vực từ tự nhiên, xã hội đến tư duy.
 Tính phong phú, đa dạng: Mỗi sự vật đều có vô vàn các mối liên hệ khác nhau. Mỗi
mối liên hệ lại có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự vật, do đó cần có sự phân loại các mối
liên hệ. Mối liên hệ có nhiều loại: có mối liên hệ bên trong – bên ngoài, mối liên hệ cơ bản
– không cơ bản…
 Ý nghĩa phương pháp luận:
 Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và
trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
 Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái
cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng.

Downloaded by Nguy?n Minh Thuý 1N-21 (mth181103@gmail.com)


lOMoARcPSD|12948375

 Từ việc rút ra MLH bản chất của sự vật, ta lại đặt MLH bản chất đó trong tổng thể
các MLH của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
 Cần tránh quan điểm phiến diện, siêu hình và chiết trung, ngụy biện.
b) Nguyên lý về sự phát triển:
 Định nghĩa:
 Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, sự phát triển chỉ là sự tăng - giảm
đơn thuần về lượng, không có sự thay đổi về chất; phát triển là quá trình tiến lên liên tục,
đơn giản, không trải qua những bước quanh co phức tạp.
 Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết
học dùng để khái quát quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Phát triển là
khuynh hướng chung của thế giới khách quan, nhưng không diễn ra theo đường thẳng mà
bằng con đường quanh co, phức tạp có thể có bước thụt lùi tạm thời.
 Tính chất của sự phát triển:
 Tính khách quan: Phát triển là quá trình phát sinh, phát triển và giải quyết những
mâu thuẫn vốn có của sự vật, cho nên nó mang tính khách quan, tất yếu không phụ thuộc
vào ý muốn của con người.
 Tính phổ biến: Phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực (tự nhiên, xã hội, tư duy), mọi
sự vật, quá trình.
 Tính đa dạng, phong phú: Do tồn tại ở không gian, thời gian khác nhau, đồng thời
trong quá trình phát triển sự vật luôn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác nên
mỗi sự vật, hiện tượng có quá trình phát triển không giống nhau.
 Ý nghĩa phương pháp luận:
 Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phát triển và phải
phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng.
 Phải thấy rõ tính chất quanh co phức tạp của quá trình phát triển, tránh tư tưởng bi
quan, dao động.
 Trong nhận thức sự vật, tư duy phải luôn đổi mới, bổ sung, phát triển; tránh quan
điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
 Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong
điều kiện mới.

Downloaded by Nguy?n Minh Thuý 1N-21 (mth181103@gmail.com)


lOMoARcPSD|12948375

Câu 3: Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.


a) Khái niệm:
 Nguyên nhân: Phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác giữa các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định.
 Kết quả: Phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác
giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
b) Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
 Nguyên nhân sinh ra kết quả, nguyên nhân luôn có trước kết quả, kết quả bao giờ
cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
 Tuy nhiên cần phân biệt mối quan hệ nhân – quả với mối quan hệ trước – sau về mặt
thời gian.
 Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp: cùng một nguyên nhân có thể sinh ra
nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, một kết quả có thể
được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau. Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn
đến sự hình thành của một kết quả có thể diễn ra theo các hướng thuận nghịch khác nhau
và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả.
 Nguyên nhân có nhiều loại:
 Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
 Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
 Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó. Sự tác động này có thể theo
chiều hướng tích cực và tiêu cực.
 Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau. Kết quả sau khi sinh ra có
thể trở thành nguyên nhân cho hiện tượng tiếp theo tạo nên chuỗi nhân quả vô tận.
c) Ý nghĩa phương pháp luận:
 Phải tìm nguyên nhân của các hiện tượng trong chính bản thân nó và phải tìm
nguyên nhân trong các mối liên hệ trước khi kết quả hình thành.
 Do nguyên nhân sản sinh ra kết quả rất phức tạp nên phải phân biệt chính xác các
loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp.

Downloaded by Nguy?n Minh Thuý 1N-21 (mth181103@gmail.com)


lOMoARcPSD|12948375

 Muốn biến đổi sự vật nào đó theo hướng có lợi cho con người cần phải tác động đến
nguyên nhân sinh ra nó.

Câu 4: Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay
đổi về chất và ngược lại.
 Sự thống nhất giữa chất và lượng: Mỗi sự vật, hiện tượng khi tồn tại đều là thể
thống nhất giữa chất và lượng, hai mặt đó không tồn tại tách rời nhau mà tác động qua lại
với nhau. Sự tác động qua lại đó được thể hiện như sau:
 Chất và lượng thống nhất với nhau trong một giới hạn nhất định gọi là độ. Độ là một
phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn mà
trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất, sự vật chưa biến
thành cái khác.
 Sự phát triển của bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng
trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất.
 Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ dẫn đến sự thay đổi
căn bản về chất của sự vật, hiện tượng.
 Bước nhảy: là sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó tạo
ra.
Nếu không có bước nhảy thì sự vật sẽ không thể thực hiện sự thay đổi về chất. Do đó bước
nhảy vừa là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật, vừa là khởi đầu của một giai
đoạn phát triển mới. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, phụ thuộc vào bản thân sự vật
mà hình thức của bước nhảy khác nhau, đa dạng, phong phú…
 Chất mới của sự vật ra đời tác động trở lại lượng của sự vật trên nhiều phương
diện như: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của
sự vật.
Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng
vượt quá giới hạn độ (đạt tới điểm nút) sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật
thông qua bước nhảy, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Quá trình
tác động qua lại đó diễn ra liên tục làm cho sự vật, hiện tượng không ngừng vận động và
phát triển.

Câu 5: Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Downloaded by Nguy?n Minh Thuý 1N-21 (mth181103@gmail.com)


lOMoARcPSD|12948375

 Tính thống nhất giữa LLSX và quan hệ sản xuất: Mỗi quá trình sản xuất không thể
tiến hành nếu như thiếu một trong hai phương diện trên, trong đó LLSX là nội dung vật
chất, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất. Mối quan hệ giữa LLSX
và quan hệ sản xuất chính là mối quan hệ tất yếu giữa nội dung và hình thức cảu cùng một
quá trình sản xuất
 Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: LLSX quyết định tính chất, hình
thức quan hệ sản xuất, quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của quan hệ sản xuất.
Trong phương thức sản xuất, LLSX luôn vận động, biến đổi và phát triển, quan hệ sản
xuất là yếu tố tương đối ổn định. Khi LLSX phát triển đến một trình độ nhất định sẽ mâu
thuẫn với quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời. Quan hệ sản xuất khi ấy trở thành xiềng
xích trói buộc sự phát triển của LLSX. Vì vậy xuất hiện yêu cầu phải giải quyết mâu
thuẫn, thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp, mở đường
cho LLSX phát triển, dẫn đến sự ra đời một phương thức sản xuất mới.
 Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại LLSX: Quan hệ sản
xuất cũng luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của LLSX. Sự tác động
này thể hiện ở một trong hai trạng thái:
 Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì sẽ tạo điều kiện
cho LLSX phát triển.
 Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì sẽ kìm
hãm sự phát triển của LLSX.
Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và quan hệ sản xuất là sự tác động qua lại theo tiến
trình phù hợp – không phù hợp – phù hợp… cứ như vậy sự phát triển của các phương thức
sản xuất diễn ra liên tục không ngừng. Về thực chất, mối quan hệ này là mối quan hệ giữa
hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng, và khi mâu thuẫn được giải quyết sẽ dẫn
đến việc tái lập sự thống nhất mới tạo ra quá trình vận động phát triển của phương thức
sản xuất, từ đó thúc đẩy sản xuất vật chất phát triển.

Câu 6: Tồn tại xã hội, ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
a) Tồn tại xã hội:
 Định nghĩa: Là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội.
 Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội:

Downloaded by Nguy?n Minh Thuý 1N-21 (mth181103@gmail.com)


lOMoARcPSD|12948375

 Phương thức cơ bản


 Điều kiện tự nhiên
 Dân cư
b) Ý thức xã hội:
 Khái niệm: Là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ các quan điểm, tư
tưởng, tình cảm, tâm trạng… của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội, phản ánh
tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định.
 Kết cấu của ý thức xã hội: có hai cách phân loại:
Từ góc độ trình độ phản ánh: ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận.
Từ góc độ nội dung phản ánh: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
c) Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội: Mặc dù xã hội cũ là cơ sở tồn tại
của ý thức xã hội đã mất đi, nhưng ý thức xã hội do xã hội ấy sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại
dưới những biểu hiện khác nhau.
 Ý thức xã hội trong một số trường hợp có thể vượt trước tồn tại xã hội (phản ánh
vượt trước): Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người có thể vượt trước
tồn tại xã hội hiện thời, dự báo tương lai.
 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển: Ý thức xã hội với cả hai bộ phận
cấu thành của mình có khả năng được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trong quá
trình phát triển, phản ánh tồn tại xã hội ở các thời kỳ lịch sử khác nhau.
 Giữa các hình thái ý thức xã hội có sự tác động qua lại: Ý thức xã hội không chỉ
chịu sự quyết định của tồn tại xã hội, mà giữa các hình thái ý thức xã hội còn có sự tác
động qua lại lẫn nhau.
 Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội: Do con người hoạt động một cách có ý
thức, nên ý thức xã hội có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội. Nếu
ý thức xã hội phản ánh đúng đắn chân thực tồn tại xã hội, sẽ mở đường cho xã hội tiến lên,
và ngược lại, phản ánh sai lệch vì những mục đích khác nhau sẽ làm cản bước tiến của xã
hội.

Downloaded by Nguy?n Minh Thuý 1N-21 (mth181103@gmail.com)

You might also like