You are on page 1of 3

Câu 4:

* Nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân
cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập
trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.

* Nhà nước ra đời trong điều kiện hoàn cảnh:

- Nhà nước ra đơì từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai đoạn nào thì Nhà nước đó.
Do trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên
thủy không có Nhà nước

- Theo quan điểm Mác Lê nin Nhà nước không xuất hiện hay ra đời từ những yếu tố
siêu nhiên, mà Nhà nước ra đời khi xã hội phát triển đến 1 cột mốc nhất định.Nhà
nước ra đời gắn liền với sự xuất hiện của các giai cấp trong xã hội, các giai cấp này
có sự đối kháng với nhau

Câu 1:

* Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải
cái khác. Vd: Thuộc tính của đường là ngọt

* Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về quy mô,
số lượng, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và sự phát triển cũng như các thuộc
tính của sự vật. Vd: Tòa nhà có 40 tầng, cao 50m

* Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có chất và lượng, trong quá trình vận động và
phát triển, chất và lượng của sự vật cũng biến đổi. Sự thay đổi của lượng và của
chất không diễn ra độc lập mà quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đôỉ về lượng
chưa dẫn tới thay đổi của chất chỉ trong những giới hạn nhất định. Vượt quá giới
hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là của nó, chất cũ mất đi chất mới ra đời. Vì thế
khi dùng thuốc mà quá liều lượng cho phép thì thuộc tính của thuốc sẽ thay đổi,
thậm chí gây tử vong thay vì chữa bệnh

Câu 2:

* Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử ( hay còn
gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội ) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn
lịch sử nhất định với 1 kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp vói 1
trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với 1 kiến trúc thượng tầng tương ứng
được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Nó chính là xã hội cụ thể được tạo
thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống xã hội và tồn tại
trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

* Từ trước đến nay xã hội loài người đã và đang trải qua những hình thái kinh tế - xã
hội:
- Hình thái công xã nguyên thủy

- Hình thái chiếm hữu nô lệ

- Hình thái phong kiến

- Hình thái tư bản chủ nghĩa

- Hình thái cộng sản chủ nghĩa

* Việt Nam có lần lượt trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao như
nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong xã hội công xã nguyên thủy, tư liệu lao động
được sử dụng thô sợ chủ yếu là là sử dụng đồ đá, chưa có giai cấp nên Nhà nước
và pháp luật chưa được thiết lập. Chiếm hữu nô lệ - đây là xã hội đầu tiên có Nhà
nước, biến đổi từ xã hội không có giai cấp thành xã hội có giai cấp. Trong phong
kiến có sự thay thế phương pháp bóc lột sức lao động chiếm hữu nô lệ bằng hình
thưcs bóc lột địa tô. Hình thành 2 giai cấp đó là giai cấp thống trị và bị trị. Hình thức
tư bản chủ nghĩa, bản chất sự bóc lột nằm ở giá trị thặng dư mà sức lao động tạo ra
khi các nhà tư bản thuê và sử dụng lao động. Được thể hiện dưới các hình thức như
chủ nghĩa tư bản tiên tiến, chủ nghĩa tư bản độc quyền,…Cuối cùng là hình thái
cộng sản chủ nghĩa, đây là hình thái phát triển cao nhất. Cơ sở vật chất kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại gắn liền với lực lượng sản
xuất phát triển ở trình độ cao.

Như vậy, ta thấy 5 hình thấy kinh tế xã hội có sự phát triển từ thấp đến cao theo
quy luật vận động và phát triển khách quan của xã hội. Trong đó, cơ sở kinh tế,
quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội tạo nên đặc điểm khác biệt của mỗi hình thái kinh tế
xã hội

Câu 3:

* Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

- Chất và lượng luôn thống nhất với nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn nhau
một cách biện chứng. Bất kì sự thay đổi nào về lượng cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi
nhất định về chất của sự vật và hiện tượng, qua trình diễn ra: lượng thay đổi dần
dần vượt quá giới hạn độ tại điểm nút làm cho chất cũ mất đi, chất mới ra đời, quy
định một lượng mới, lượng mới tích lũy vượt quá giới hạn độ tại điểm nút và lại sinh
ra chất mới, quá trình này diễn ra liên tục tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến
của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy

- Độ là khái niệm dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng
chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật hiện tượng

- Điểm nút là điểm mà tại đó diễn ra sự thay đổi về chất, chất cũ mất đi và chất mới
ra đời, thời điểm mà tại đó xảy ra bước nhảy
- Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự
vật hiện tượng, là bước ngoặc cơ bản trong sự biến đổi về lượng.

- Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới ra đời sẽ
quy định một luoựng mới biểu hiện trên phương diện làm thay đổi kết cấu, quy mô,
trình độ, nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật làm thay đổi giới hạn đó, điểm
nút tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật

- Quy luật lượng – chất đã vạch ra cách thức của sự vận động phát triển, trong đó
lượng biến đổi sẽ mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ chất cũ, hình thành nên chất mới
với lượng mớ. Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất sẽ tạo nên một sự
vận động liên tục của sự vật

Quá trình học tập là một quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng không ngừng nghỉ
của bản thân.

Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất : tích lũy
kiến thức bằng việc nghe giảng bài, làm bài về nhà. Khi tích lũy đầy đủ kiến thức sẽ
chuyển lên cấp bậc cao hơn. Trong 12 năm thực hiện nhiều bước nhảy đó là chuyển
cấp

You might also like