You are on page 1of 2

Như đã biết phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sơ các nguyên lý

,phạm trù cơ bản , những quy luật phản ánh đúng hiện thực. Trong đó hai nguyên
lý cơ bản , khái quát nhất được nói đến là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển.
Đầu tiên, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là sự liên hệ thường xuyên, liên tục,
tác động qua lại, ràng buộc quy định lẫn nhau và thâm nhập chuyển hóa không
ngừng giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới. sự liên hệ thường xuyên, liên
tục, tác động qua lại, ràng buộc quy định lẫn nhau và thâm nhập chuyển hóa
không ngừng giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Muốn nhận xét đúng một
sự việc hoặc sự vật, hiện tượng cần phải xem xét chúng ở các mặt, các phương
diện và yếu tố để đánh giá chính xác, tránh quan điểm phiến diện, chỉ nhìn vào
một sự việc mà đánh giá chung cho toàn bộ. Giống như câu chuyện thầy bói xem
voi . Nếu một người mô tả con voi giống như một con rắn lớn sau khi chạm vào
vòi của nó và người kia mô tả nó giống như một sợi dây sau khi chạm vào đuôi
của nó, cả hai mô tả đều đúng và mỗi người nắm giữ một phần "sự thật". Biện
chứng cốt lõi của phép biện chứng duy vật là chấp nhận vị trí hiện tại của chúng
ta và thay đổi để tốt hơn . Chúng ta sử dụng “và” thay vì “nhưng” giữa phép biện
chứng để nói rằng chúng có tầm quan trọng như nhau ,đều đúng như nhau . Nó
nhắc nhở chúng ta rằng có nhiều cách để nhìn nhận một vấn đề và mỗi người là
duy nhất và có những quan điểm khác nhau .Mối liên hệ giữa sự phổ biến và phát
triển cũng rất rõ rang . Tính phổ biến trong phát triển là khuynh huớng chung
nhất, chủ yếu nhất của sự vật hiện tuợng trong thế giới, cả trong tự nhiên, xã hội,
tư duy . Phát triển là sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện ,và không có sự thay đổi về vật chất của sự
vật,hiện tượng , không trải qua những bước quanh co phức tạp . Nhận thức được
nguyên lý này, ta phải hiểu rằng mọi thứ luôn cần phải có thời gian tích lũy, khi
tích lũy đạt đến một mức độ nhất định thì đòi hỏi chúng ta phải bước tiến lên
một bậc mới, tiến bộ hơn, phát triển hơn. Trong sinh học sự thích nghi của động
vật và thực vật biến đổi không ngừng phụ thuộc vào sự phức tạp của môi trường,
ở sự hoàn thiện không ngừng của quá trình trao đổi chất, ở sự tái sinh ra chính
mình dấn đến sự xuất hiện ngày càng phong phú của giống loài mới, trong xã hội
sự phát triển thể hiện ở sự thay thế nhau ngày càng cao hơn của các phương thức
sản xuất. Vậy tại sao không lấy con người chúng ta làm ví dụ rõ nét nhất. Đã có sự
thay đổi về các hình thức tổ chức trong xã hội loài người từ hình thức tổ chức xã
hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội
cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc . Mặt khác về hình thái kinh tế cũng
đã có sự thay thế . Sau sự tan rã của chế độ thị tộc , bộ tộc , đã xuất hiện nhà
nước đầu tiên – nhà nước chủ nô tức là gắn liề với chế độ tư hữu và phân chia xã
hội thành các giai cấp đối kháng. Sự bóc lột không có giới hạn của các chủ nô làm
cho mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ ngày một gay gắt, nô lệ đứng lên đấu tranh
giải phóng nô lệ, giao đất canh tác. Điều này đã dẫn đến sự chuyển hóa dần từ
phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến,
nhà nước phong kiến ra đời. Tiếp đó trải qua các giai đoạn là nhà nước tư sản và
cuối cùng là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy sự phát triển bao giờ cũng mang
tính khách quan vì nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật.
Sự phát triễn cũng mang tính phổ biến ,diễn ra ở mọi lĩnh vực ,có tính đa dạng và
phong phú . Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, sự vật phát
triển sẽ khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu
sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện.
Những điều trên cho thấy, dù sự vật, hiện tượng có thể có những giai đoạn vận
động đi lên như thế này hoặc như thế khác, nhưng xem xét toàn bộ quá trình thì
chúng vẫn tuân theo khuynh hướng chung. Nguyên lí về sự phát triển đòi hỏi
chúng ta phải có nhận thức về sự phổ biến .

You might also like