You are on page 1of 8

Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

A, Quy luật thay đổi về lượng – chất


I, Các khái niệm
1, Chất
- Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu
thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.
+ Ví dụ: Đối với mỗi phân tử nước (H2O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức
là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.
- Đặc điểm cơ bản: thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng (mỗi sự
vật, hiện tượng đều có quá trình tổn tại và phát triển theo từng giai đoạn, mỗi giai
đoạn nó lại có chất riêng -> không chỉ có 1 mà nhiều chất)
- Chất được biển hiện qua những thuộc tính của sự vật
+ Thuộc tính cơ bản: quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật (khi
thay đổi, mất thì sự vật mới thay đổi, mất)
+ Thuộc tính không cơ bản

2, Lượng
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó
-VD: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là
1083, nhiệt độ sôi là 2880oC… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng
của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.

3. Sự liên kết
- Chất và lượng là hai mặt đối lập, chất tương đối ổn định, còn lượng thường xuyên
biến đổi. Song, hai mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách
biện chứng. Sự thống nhất giữa chất và lượng ở trong một độ nhất định, khi sự vật
đang tồn tại.
4. Mối quan hệ biện chứng

- Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về
chất của sự vật.
- Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay
tới sự thay đổi về chất của sự vật.
- Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về
lượng trước đó gây ra.
- Các hình thức của bước nhảy:

+Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở
tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
+Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
+Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các
bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
+Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự
vật.
 Thế giới sự vật, hiện tượng là đa dạng, phong phú, do đó hình thức của các
bước nhảy cũng rất đa dạng và phong phú.

II. Nội dung cơ bản:


Quy luật lượng – chất đã chỉ rõ cách thức biến đổi của sự vật và hiện tượng.
Trước hết, lượng biến đổi dần dần và liên tục và khi đạt đến điểm nút (Giới hạn
của sự thống nhất giữa chất và lượng) sẽ dẫn đến bước nhảy về chất; chất mới ra
đời lại tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

III. Ý nghĩa phương pháp luận:


- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để
có biến đổi về chất, không được nôn nóng và bảo thủ.
- Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của
sự vận động của sự vật, hiện tượng, không được có tư tưởng bảo thủ hoặc nôn
nóng
- Trong hoạt động thực tiễn , không những cần phải xác định quy mô và nhịp điệu
bước nhảy một cách khách quan, khoa học, chống giáo điều, rập khuôn mà còn
phải có quyết tâm và nghị lực để chủ động thực hiện bước nhảy khi đủ điều kiện
- Lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết giữa các
yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.

IV. Liên hệ
- Nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu và nhớ
bài hơn.
- Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi game online thì sẽ thu
nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.
- Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại
bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm
cao hơn.
- Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Trong khi
đó bạn vẫn là học sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Lượng tích lũy
đến khi thi cuối năm (điểm nút) bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.
- Gọi là học sinh cấp 3 khi đó bạn đang học lớp 10, 11 hoặc 12 (lượng). Khi bạn
vào đại học, chẳng ai gọi bạn là học sinh cấp 3 nữa (chất đã thay đổi).
- Bạn gọi là học sinh khi bạn học từ lớp 1 đến 12 nhưng vào đại học bạn được gọi
là sinh viên.

B. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
I. Các khái niệm
1. Mâu thuẫn biện chứng
- Dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập
của mỗi sự việc, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau.

2. Mặt đối lập


- Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập.
- Dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, nhưng khuynh hướng vận động trái
ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề để tồn tại với nhau.
3. Quá trình vận động của mâu thuẫn
Trong mỗi mâu thuẫn các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với
nhau.
* Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập
- Dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của
các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại. Sự thống nhất của các
mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó.
* Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập
- Dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của mặt đối
lập. Hình thức đấu tranh của mặt đối lập rất phong phú, da đạng, tùy thuộc, vào
tính chất. mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.
* Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập :
- Dẫn đến “Sự chuyển hóa giữ chung”.
+ Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, da dạng, tùy
thuộc vào tính chất của mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào các điều kiện lịch sử cụ
thể.
- Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là
tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong
sự thống nhất đã có đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.
 Sự liên hệ tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực
của sự vận động và phát triển trên thế giới.
4. Phân loại mâu thuẫn:
* Dựa vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ SV, HT
- Cơ bản
- Không cơ bản
* Dựa vào vai trò của mâu thuẫn với tồn tại và phát triển của SV, HT trong giai
đoạn nhất định:
- Chủ yếu
- Thứ yếu
* Dựa vào quan hệ giữa các mặt đối lập đối với một SV, HT:
- Bên trong
- Bên ngoài
* Dựa vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa các
giai cấp trong 1 giai đoạn lịch sử nhất định:
- Đối kháng
- Không đối kháng

II. Nội dung cơ bản:


Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh hướng, lực lượng...
đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó, sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động và
phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời

III. Ý nghĩa phương pháp luận


- Nhận thức sự vật, cũng có nghĩa là nhận thức mâu thuẫn của sự vật, nhận thức
được các mặt đối lập cấu thành mâu thuẫn, và do đó biết được nguồn gốc của sự
vận động và phát triển của sự vật.
- Biết phân tích cụ thể 1 mâu thuẫn cụ thể bằng cách xem xét quá trình phát sinh,
phát triển của mâu thuẫn, xem xét vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các mâu thuẫn
và điều kiện chuyển hóa giữa chúng.
- Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập,
không điều hòa mâu thuẫn cũng như không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết
mâu thuẫn còn phụ thuộc và điều kiện đã đủ chín muồi hay chưa

IV. Liên hệ
- Một là: Mâu thuẫn giữa kinh tế và chính trị
Khi đề ra đường lối mới chính trị, Đảng ta luôn nhấn mạnh phải ổn định
chính trị giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Song muốn ổn định lâu dài
phải đổi mới và ổn định để đổi mới.
Như vậy, ổn định và đổi mới là hai mặt đối lập nhưng thống nhất biện
chứng với nhau.
- Hai là: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định
hướng XHCN ở nước ta hiện nay, vấn đề lực lượng san xuất – quan hệ sản xuất là
một vẫn đề hết sức phức tap, mâu thuẫn giữa hai lực lượng này và những biểu hiện
của nó xét trên phương diện triết học và chủ nghĩa Mác – Lenin theo đó, quan hệ
sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, tức là khi lực lượng sản
xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất không còn phù hợp
nữa, trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất. Để mở đường cho lực lượng sản
xuất phát triển phải thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù
hợp hơn.
- Ba là: Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và công bằng tại nước ta
Hiện nay khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ xuất hiện nhiều thành phần
kinh tế khác nhau. Từ đó khoảng cách giàu nghèo cũng gia tăng xuất hiện mâu
thuẫn xã hội về sự phát triển của nền kinh tế và vấn đề công bằng xã hội. Để giải
quyết mâu thuẫn này là bài toán đau đầu với chính phủ nước ta khi phải phân bố
đồng đều nguồn lực cho mỗi địa phương và cân bằng kinh tế của mỗi vùng sao cho
kinh tế vùng nông thôn và thành thị không có khoảng cách quá xa.

C. Quy luật phủ định của phủ định


I. Phủ định biện chứng – Kế thừa biện chứng
1. Phủ định biện chứng:
a) Khái niệm:
Là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng dẫn đến sựu ra đời của
sự vật, hiện tượng mới tiến bộ hơn sự vật, hiện tượng cũ.
b) Đặc trưng
- Tính khách quan: sự vật, hiện tượng tự phủ định do mâu thuẫn bên trong nó gây
ra
- Tính kế thừa: loại bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật,
hiện tượng cũ còn phù hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới
- Tính phổ biến: diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
- Tính đa dạng phong phú: thể hiện ở nội dung, hình thức
c, Đặc điểm:
Sau một số (từ 2 trở lên) lần phủ định, sự vật, hiện tượng phát triển có tính
chu kì theo đường xoáy ốc mà thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, trong
giai đoạn sau vẫn bảo tồn cái tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước
 Khắc phục hạn chế của sự vật, hiện tượng cũ và gắn chúng với sự vật, hiện
tượng mới

2. Kế thừa biện chứng:


a, Khái niệm:
Dùng để chỉ việc sự vật, hiện tượng mới ra đời vẫn giữ lại có chọn lọc và cải
tạo yếu tố còn thích hợp để chuyển sang chúng; loại bỏ các yếu tố không còn thích
hợp của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở cho sự phát triển của sự vật, hiện
tượng mới.
b, Đặc điểm
Duy trì các yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định dưới dạng
vượt bỏ, các yếu tố chọn giữ lại sẽ được cải tạo, biến đổi để phù hợp với sự vật,
hiện tượng mới
 Đảm bảo mối dây liên hệ thông suốt bền chặt giữa đối tượng mới với đối tượng
cũ, giữa nó với quá khứ của chính nó

II. Nội dung cơ bản


Quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật phản ánh mối
quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển
của sự vật, hiện tượng. Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới
ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật, hiện tượng
cũ, phát huy nó trong sự vật, hiện tượng mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát
triển.

III. Ý nghĩa phương pháp luận


- Chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng; sự thống
nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; sau khi đã trải qua các mắt
xích chuyển hóa, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển
- Nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là quá trình diễn ra quanh co,
phức tạp, không hề đều đặn thẳng tắp, không va vấp, không có những bước thụt lùi
- Nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, phù hợp vối quy luật phát triển,
biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển
- Cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật;
biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lí của sự vật, hiện tượng cũ,
làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới

IV. Liên hệ
-Sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổi mới ở nước:
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng
phát triển của sự vật. quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ
đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ
khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Vì vậy, quá trình
đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó. Nền kinh tế nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý điều tiết của nhà
nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền móng cho xã hội
phát triển cao hơn nó trong tương lai đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.

You might also like