You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN CHÍNH TRỊ I

CÂU 1 : Trình bày và phân tích nội dung của quy luật lượng chất . Rút ra ý
nghĩa phương pháp luận . Vận dụng vào học tập và công tác của bản thân.
1. Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất , sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn
khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy,chất mới
ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho
sự vật không ngừng phát triển , biến đổi.

2. Ý nghĩ :
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dần những thay đổi về lượng , đồng
thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.

Chống lại quan điểm tả khuynh : chủ quan , nóng vội , duy ý chí , khi lượng chưa biến đổi đến
điểm nút đã thực hiện bước nhảy.

Chống lại quan điểm hữu khuynh : bảo thủ , trì trệ, khi lượng đã đến điểm nút nhưng không thực
hiện bước nhảy.

Phải thấy được tính đa dạng , hình thức của bước nhảy ,phải có thái độ khách quan , quyết tâm ,
ủng hộ và tạo điều kiện để thực hiện bước nhảy một cách kịp thời.

3. Trong hoạt động nhận thức , hoạt động học tập phải biết tích lũy về lượng (tri thức) để làm
biến đổi về chất (Kết quả học tập ).Như vậy có thể coi thời gian học là độ , các kì thi là các điểm
nút và kết quả các kì thi là bước nhảy – bởi bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích lũy tri
thức.Những việc làm vĩ đại bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường . Quy
luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong hoạt động thực tiễn
hằng ngày.

Câu 2 :Trình bày và phân tích nội dung quy luật mâu thuẫn. Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận , vận dụng vào bản thân?
1.Tất cả các sự vật , hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau , tức những mặt đối
lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo
thành nguồn gốc, động lực của sự vận động , phát triển của sự vật . Phép biện chứng duy vật đã
đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt đối lập , mâu thuẫn biện chứng , sự thống nhất của các mặt
đối lập , đấu tranh của các mặt đối lập để diễn đạt mỗi quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh cảu
các mặt đối lập trong bản thân của sự vật – tạo thành nguồn gốc , động lực của sự vận động và
phát triển của sự vật .

Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau cảu
các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn . Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “ sự
thống nhất ” lẫn “đấu tranh”của các mặt đối lập .Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im ,
với sự ổn định tạm thời của sự vật . Sự đấu tranh gắn liên với tính tuyệt đối của sự vận
động và phát triển.
+ Sự phát triển của sự vật , hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành , phất triển và
giải quyết mâu thuẫn . Trong sự tác động qua lại cảu các mặt đối lập thì đấu tranh của các
mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát
triển . Khi hai mặt đối lập xung đột đủ gay gắt , chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau , mâu
thuẫn được giải quyết . Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất
mới , sự vật cũ mất đi và được thay thế bằng sự vật mới.
2.Ý nghĩa :
+ Vì mâu thuẫn là nguồn gốc , động lực của sự vận động , phát triển của sự vật và là
khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách
phân tích sự vật tìm ra những mặt , những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ,
tác động lẫn nhau giữa chúng .
+ phải biết phân tích , phân loại và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.
+ Phải nắm được nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn . Không được điều hòa mâu thuẫn .
Phải tìm ra phương thức , phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện
đã chín muồi.
3.Vận dụng vào bản thân :
+ Quy luật mâu thuẫn không cho phép chúng ta nghĩ mình đã có đầy đủ kiến thức để giải
quyết mọi vấn đề , quy luật mâu thuẫn đòi hỏi chúng ta không được chủ quan và phải biết
đón nhận sự phong phú vô tận của tri thức.Sự tiếp thu tri thức giữa các môn học, các
ngành học cần được nhìn nhận trong mối liên hệ tương tác qua lại . Không có tri thức
riêng rẽ một mình . Học trong một chỉnh thể thống nhất các môn , vận dụng khả năng
tổng hợp để tiếp thu tri thức và biết phân tích để ghi nhớ tri thức.

Câu 3 : Trình bày nội dung quy luật trong sản xuất quyết định quan hệ sản
xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất . Quy luật này
được vận dụng vào Việt Nam như thế nào.
1. LLSX và QHSX là hai mặt của phương thức sản xuất nhưng trong đó LLSX là mặt động
thường xuyên biến đổi , còn QHSX mang tính bảo thủ , trì trệ hơn , thể hiện con người
luôn cải tiến công cụ để giảm nhẹ lao động , thời gian lao động , tạo nên năng xuất hiệu
quả cao . Vì vậy công cụ lao động là yếu tố động nhất trong LLSX cho nên công cụ lao
động thay đổi dẫn đến QHSX thay đổi theo và thể hiện SX ngày càng mang tính chất xã
hội hóa cao.
QHSX là sự phản ánh LLSX nhưng chính nó lại quy định mục đích của SX ,khuynh
hướng phát triển của các nhu cầu về lợi ích vật chất và tinh thần , quyết định hệ thống sản
xuất và quản lý xã hội . Bởi vậy , nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX
thì nó sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện cho LLSX phát triển . Còn nếu QHSX không phù hợp
với tính chất và trình độ của LLSX thì nó sẽ cản trở LLSX.
2.Vận dụng
- Đảng đã chủ trương giải phóng mạnh mẽ hơn nữa LLSX , phát huy nguồn lực toàn XH ,
mọi công dân ,mọi vùng , mọi ngành kinh tế, phát triển khoa học công nghệ ,giáo dục và
đào tạo , phát triển con người ,nâng cao chất lượng nguồn lực ,phát triển nền kinh tế thị
trường , định hướng XH – CN , đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa , phát triển và
ứng dụng kinh tế tri thức , định hướng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát
triển.
- Với sự phát triển của LLSX , xu hướng tất yếu là không dừng ở CNTB mà tiến lên
CNCS. Việt Nam đang trong quá trình quá độ lên CNXH ,vì thế chúng ta cần hoàn thiện ,
hoàn chỉnh hê thống chính trị và cơ cấu chính trị

Câu 4 : Trình bày tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội . Vận dụng vào Việt
Nam?
1. + Chủ nghĩa Mac-Lenin đã khẳng định , xã hội loài người phát triển tuần tự qua
các hình thái kinh tế xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến cộng sản chủ nghĩa ,
nghĩa là tất yếu sẽ diễn ra.
+ Tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội cộng sản là quy luật phát triển
của xã hội loài người.
+ Mỗi hình thái kinh tế - xã hội , sẽ tương ứng với một QHSX đặc trưng , trình độ
phát triển của LLSX và một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên QHSX đó.
Trong xã hội tư bản , LLSX phát triển mâu thuẫn với QHSX , dựa trên chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
+ Giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là giai cấp công nhân và giai cấp tư
sản mâu thuẫn ngày càng gay gắt . Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân như
biểu tình , bãi công, đòi tăng lương … liên tiếp nổ ra. Các cuộc đấu tranh nổ ra từ
tự phát đến tự giác.
2.Vận dụng vào Việt Nam,

1. Chủ nghĩa Mac-Lenin khẳng định xã hội loài người phát triển tuần tự qua các hình thái
kinh kế-xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến cộng sản chủ nghĩa ,nghĩa là tất yếu sẽ diễn
ra . Tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội cộng sản là quy luật phát triển của xã
hội loài người.
- Mỗi hình thái kinh tế-xã hội sẽ tương ứng với một kiểu QHSX đặc trưng và trình độ phát
triển của LLSX và một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên QHSX đó. Trong xã
hội tư bản , LLSX phát triển mâu thuẫn với QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Giữa hai giai cấp cơ bản trong XH tư bản là giai cấp
công nhân và giai cấp tư sản mâu thuẫn ngày càng gay gắt . Các cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân như bãi công , biểu tình , đòi tăng lương …. liên tiếp nổ ra .Cuộc đấu tranh
ấy nổ ra từ tự phát đến tự giác.
2. Vận dụng
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản , cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu sẽ bùng nổ để
thay thế chủ nghĩa tư bản và thiết lập chủ nghĩa xã hội.Cách mạng xã hội chủ nghĩa là
điều kiện để giải phóng lực lượng sản xuất , giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân
lao động.
- Khi đó , lãnh tự Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về
sự phát triển tất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội. Hồ Chí
Minh đưa ra quan điểm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam
sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản. Mục tiêu giải
phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn là nước
nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Câu 5 : Trình bày tính tất yếu của thời kỳ quá độ của chủ nghĩa xã hội .Vận
dụng vào Việt Nam ?
1.TRÌNH BÀY TÍNH TẤT YẾU CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ.
+ Chủ nghĩa Mac-Lenin khẳng định , trước hết là phải trải qua một thời kỳ quá độ
lâu dài để cải biến cách mạng , từ xã hội nọ sang xã hội kia.
+ Thời kỳ quá độ lên XHCN là thời kỳ để cải biến cách mạng sâu sắc , triệt để ,
toàn diện, từ xã hội cũ sang xã hội mới. Con đường tiến lên CNXH , có thể là quá
độ trực tiếp hoặc là quá độ gián tiếp qua nhiều bước trung gian.
+ Đây là thời kỳ đấu tranh của giai cấp công nhân và giai cấp bóc lột. Trong cái
xã hội cũ còn chưa bị xóa bỏ , cái mới xây dựng chưa vững . Các cuộc đấu tranh
diễn ra với hình thức mới , nội dung mới , điều kiện mới , đưa đất nước quá độ lên
CNXH còn nhiều khó khăn , phức tạp.
+ Điều kiện chủ quan của sự quá độ tiến thẳng lên CNXH là Đảng Cộng Sản phải
lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng , phải giành và giữ vững sự lãnh đạo. Có
liên mình với giai cấp công nhân , nông dân và tri thức. Quyết tâm đưa đất nước
quá độ lên CNXH , bỏ qua chế độ CNTB.
+ Điều kiện khách quan của sự phát triển là phải có một nước giành được thắng
lợi trong cách mạng vô sản , tiến hành xây dựng CNXH.
2.VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM
+ Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN , do dân, vì dân , lấy liên minh công
nông , trí thức làm nền tảng do Đảng CSVN lãnh đạo.
+ Phát triển lực lượng sản xuất bằng CNH-HĐH gắn liền với phát triển nông
nghiệp toàn diện.
+ Xác lập QHSX phù hợp với LLSX từ thấp đến cao.
+ Tiến hành cách mạng XHCN – lấy chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm vị trí chủ đạo.
+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
+ Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của CM VN.
+ Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

1. Tính tất yếu của TKQĐ:


 - Chủ nghĩa Mac-lenin khẳng định trước hết là phải qua một thời kỳ quá độ lâu dài để cải
biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời
kỳ cải biến cách mạng sâu sắc , triệt để , toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới . Con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội có thể là quá độ trực tiếp hoặc lá quá độ gián tiếp qua
nhiều bước trung gian.

Đây là thời kỳ đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp bóc lột . Trong xã hội cái cũ
chưa bị xóa bỏ , cái mới xây dựng chưa vững. Một cuộc đấu tranh diễn ra với hình thức
mới , nội dung mới và điều kiện mới , đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn rất
khó khăn , phức tạp .

Điều kiện chủ quan của sự qua độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội là Đảng cộng sản lấy
chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng phải giành và giữ vững sự lãnh đạo . Có liên minh
giai cấp công nhân ,nông dân và trí thức. Quyết tâm đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa
xã hội , bỏ qua chế dộ tư bản chủ nghĩa.

Điều kiện khách quan của sự phát triển là phải có một nước giành thắng lợi trong cách
mạng vô sản , tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Vận dụng vào Việt Nam:


+ Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN do dân , vì dân , lấy liên minh công nông , trí
thức làm nền tảng do Đảng CSVN lãnh đạo .

+Phát triển lực lượng sản xuất bằng công nghiệp hóa-hiện đại hóa gắn liền với phát triển
nông nghiệp toàn diện.

+ Xác lập QHSX phù hợp với LLSX từ thấp đến cao.

+Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa – lấy chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh ngày càng giữ vị trí chủ đạo.

+Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.

+Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
VN.

+Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

Câu 6 : Trình bày và phân tích quy luật giá trị thặng dư , rút ra ý nghĩa thực
tiễn
1. Giá trị thặng du là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không .Có hai phương pháp sản xuất ra giá
trị thặng dư là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối .Giá trị thặng
dư tuyệt đối thu được là do kéo dài ngày lao động so với thời gian cần thiết trong khi các
điều kiện khác không đổi.Giá trị thăng dư tương đối thu được do rút ngắn thời gian lao
động tất yếu trên cơ sở tăng năng xuất lao động xã hội.

Mục đích cơ bản của chủ nghĩa tư bản là sản xuất giá trị thăng dư càng nhiều càng tốt và
phương tiện để đạt được mục đích là cải tiến , phát triển khoa học ,tăng năng xuất lao
động , tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động.

Quy luật giá trị thăng dư có tác động mạnh mẽ với xã hội tư bản .Một mặt nó thúc đẩy cải
tiến kỹ thuật , phát triển lực lượng sản xuất , tăng năng xuất lao động ,… tạo ra nhiều
hàng hóa đa dạng , phong phú .Mặt khác , nó làm cho các mâu thuẫn vốn có của chủ
nghĩa tư bản ngày càng gay gắt.

2. Ý nghĩa :
Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì các phương pháp sản xuất giá
trị thặng dư , nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối có tác
dụng mạnh mẽ , kích thích các cá nhân và tập thể người lao động ra sức cải tiến kỹ thuật ,
nâng cao quản lý sản xuất , tăng năng suất lao động và phát triển nhanh lực lượng sản
xuất.

You might also like