You are on page 1of 6

1.2. Tính chất của mối liên hệ nhân - quả.

1.2.1. Tính khách quan.

Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại
ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó
hay không.
Vì mối quan hệ nhân quả là vốn có trong bản thân sự vật nên không thể đồng nhất
nó với khả năng tiên đoán.
Ví dụ, mối liên hệ ràng buộc và tương tác (theo lực hút - đẩy) giữa các vật thể;
mối liên hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường (đồng hóa - dị hóa);
mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng hóa trên thị
trường; mối liên hệ tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy của con
người,... đều là những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập, không phụ thuộc
vào ý chí chủ quan của con người.

1.2.2. Tính phổ biến.

Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những
nguyên nhân nhất định.
Không có sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó. Vấn đề là chúng ta
đã phát hiện, tìm ra được nguyên nhân hay chưa.
Ví dụ, mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao đổi
chất với môi trường, nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển; đồng thời bản thân môi
trường sống cũng là một hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố lớp, phân hệ trực
tiếp và gián tiếp…
1.2.3 .Tính tất yếu.

– Tính tất yếu ở đây không có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả. Mà
phải đặt nguyên nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định chỉ có thể
gây ra một kết quả nhất định. Đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong
những điều kiện nhất định.
– Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những
hoàn cảnh tương đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ
bản.
Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do
chúng gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu.

1.3. Mối liên hệ biện chứng giữa nguyên nhân - kết quả.
1.3.1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.
Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết
quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện và bắt đầu tác động:
Ở đây cần phải phân biệt không phải một sự vật nào đó có trước sự vật thứ hai, thì
tác động của nó đã được coi là nguyên nhân của hiện tượng thứ hai.
Ví dụ, ngày là sự nối tiếp của đêm nhưng không phải là nguyên nhân của đêm.
Ở đây sự phân biệt không phải là thời gian mà là mối liên hệ hiện thực giữa
nguyên nhân và kết quả. Hai hiện tượng, hiện tượng trước không phải là nguyên
nhân củahiện tượng sau chỉ là ở chỗ sự tác động của nó không có liên quan gì đến
sự xuất hiện của hiện tượng sau.
Còn trong quan hệ nhân quả, thì bao giờ sự tác động của nguyên nhân là cái sinh ra
kết quả. Sự kế tục giữa các mùa ở trong năm cũng như vậy. Đó là hậu quả của
những vị trí khác nhau của trái đất so với mặt trời trong vòng quay của trái đất
xung quanh mặt trời, chứ không phải mùa xuân sinh ra mùa hè,mùa hè sinh ra mùa
thu ...
Vấn đề thứ hai cần chú ý là sự kế tiếp nhau của nguyên nhân và kết quả trong mối
quan hệ nhân quả không có nghĩa là nguyên nhân sinh ra xong rồi thì kết quả mới
nảy sinh. Trái lại, nguyên nhân vừa tác động thì sự hình thành của kết quả đã có
thể được coi như là bắt đầu, cho đến khi kết quả hình thành như một sự vật,hiện
tượng nó vẫn còn nhận tác động của nguyên nhân, và như vậy nó vẫn còn đang tiếp
tục biến đổi do tác động của nguyên nhân.
Tóm lại, người ta không thể nhìn quan hệ nhân quả như là sự đứt đoạn mà là trong
sự vận động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, của sự tác động qualại lẫn nhau
giữa các sự vật hiện tượng. Việc nguyên nhân sinh ra kết quả còn có một yếu tố
nữa, đó là điều kiện. Không phải cứ có sự tác động là có ngay kết quả, phải ở trong
những điều kiện nhất định thì có thể mới có kết quả.
Ví dụ, hai cái nhân tốt như nhau, nhưng với những điều kiện như nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng khác nhau thì hai cái mầm mọc ra cũng có chất lượng khác nhau.
Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn khi có nhiều nguyên nhân cùng tác động một lúc,
khi đó thì kết quả ra sao còn tùy thuộc ở việc mối quan hệ giữa các nguyên nhân
với nhau là như thế nào.
Ví dụ, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của chúng ta sẽ hoàn thành
trong tương lai, chắc chắn phải chịu sự tác động của các nguyên nhân như quá
trình phát triển kinh tế bên trong, đồng thời là nguyên nhân của thị trường thế giới
nói chung, tức là nhịp độ phát triển của kinh tế thế giới, những điều kiện thuận lợi
mà kinh tế thế giới đem lại cho chúng ta, những thách thức mà chúng ta phải vượt
qua để xây dựng nền kinh tế tự chủ trong hòa nhập.
Vì vậy, xem xét kết quả này chúng ta vừa phải xem xét trước hết là sự tác động
qua lại giữa hai nguyên nhân là sự phát triển,vận động của nền kinh tế ở trong
nước và diễn biến của nền kinh tế toàn cầu, mỗi bên có những vai trò riêng biệt.
1.3.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
Cần chú ý là tác động này là hai nghĩa: Tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực.
Ví dụ, trình độ dân trí thấp là do nền kinh tế kém phát triển gây ra, nếu không đủ
đầu tư cho việc nâng cao dân trí của nhân dân, đầu tư giáo dục không đầy đủ.Đến
lượt mình, dân trí thấp với tư cách là kết quả lại tác động trở lại với quá trình phát
triển kinh tế và xã hội của đất nước, làm cho kinh tế kém phát triển và dân trí sẽ lại
tiếp tục thấp xuống. Ngược lại, trình độ dân trí cao vốn là kết quả của sự phát triển
xã hội cả về chính trị, kinh tế, văn hóa... làm cho nền giáo dục quốc dân cũng phát
triển đầy đủ, khi đó nó sẽ đem lại một kết quả là tầng lớp trí thức và một đội ngũ
lao động với trình độ cao, tay nghề vững và điều đó chắc chắn làm cho kinh tế
quốc dân càng phát triển tốt hơn.
Vấn đề tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có một ý nghĩa thực tiễn
rất quan trọng. Nó làm cho người ta phải dự kiến rất đầy đủ những hậu quả chẳng
hạn như hậu quả của một chính sách xã hội.
Ví dụ, trong vấn đề đầu tư, một trong những yếu tố tạo ra nguyên nhân phát
triển nền kinh tế đất nước. Việc đầu tư rất có thể mang lại những hậu quả lớn, làm
cho kinh tế phát triển rất cao nếu đúng đắn. Rồi khi đó, trong một chu kỳ khác, sự
đầu tư đúng đắn lại làm cho các ngành khoa học mới ra đời, cử như thế một chu
trình đầu tư mang lại một kết quả và bản thân kết quả đó làm cho quá trình đầu tư
ngày càng cóý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc hơn.
1.3.3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả.

 Thứ nhất, nguyên nhân


sinh ra kết quả, nhưng bản
thân nguyên nhân
Thứ nhất, nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân nguyên nhân khi sinh ra kết
quả lại đã là kết quả ở một mối quan hệ nhân - quả trước đó. Ngược lại, kết quả với tư
cách là kết quả được sinh ra từ một nguyên nhân nhưng bản thân nó không dừng lại. Nó
lại tiếp tục tác động, và sựtác động của nó lại gây ra những kết quả khác.
Nói một cách khác, có thể tóm lại trong chuỗi nhân – quả: A sinh ra B, B sinh ra C,C
sinh ra D... thì mỗi cái đều là nguyên nhân ở trong một mối quan hệ này, nhưng đồng thời
lại là kết quả ở một mối quan hệ khác.
Ví dụ, sự phân phối thu nhập không công bằng dẫn tới mâu thuẫn trong xã hội.Những
mâu thuẫn xã hội làm nảy sinh những tệ nạn xã hội. Những tệ nạn xã hội lại làm cho nền
kinh tế xã hội phát triển chậm lại.
Thứ hai, nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả lại có khả năng tác động trở lại
đối với nguyên nhân. Trong mối quan hệ này, khi kết quả tácđộng trở lại với nguyên nhân
thì kết quả lại có tư cách là nguyên nhân chứ không phải là kết quả nữa.
Do đó có thể nói có sự hoán đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả ngay trong cùng
một mối quan hệ nhân – quả. Chúng ta có thể lấy lại những ví dụ về dân trí và giáo dục
đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân vừa được dẫn ra ở trên.
Vì vậy, Ph. Ăng — ghen nói rằng, nguyên nhân và kết quả là nhữngkhái niệm chỉ có ý
nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trưởng hợp riêng biệt nhất
định. Hay nói cách khác, một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả
bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể.

You might also like