You are on page 1of 2

NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ:

1. Định nghĩa:
- Nguyên nhân: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra một sự biến đổi nhất
định.

- Kết quả: là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau
của các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Ví dụ:

+ Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân đưa đến kết quả là cuộc cách mạng
vô sản nổ ra.

+ Bão là nguyên nhân gây thiệt hại mùa màng.

- Nội hàm khái niệm nguyên nhân vừa trình bày đưa lại cho chúng ta nhận thức đầu tiên rất
quan trọng, đó là sự vật hiện tượng không bao giờ là chính bản thân nguyên nhân, chỉ có sự tác
động giữa các sự vật, hiện tượng mới là nguyên nhân.
Ví dụ: bản thân cái nhân chứa ở trong hạt không phải là nguyên nhân của cái mầm, mà những
quá trình sinh học và hóa học mới chính là nguyên nhân làm nảy sinh nên mầm .

2. Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả :


Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan,
tính phổ biến, tính tất yếu

+ Tính khách quan: Điều này thể hiện ở chỗ mối liên hệ nhân quả là vốn có của sự vật hiện
tượng ,không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người. Dù con người có biết hay không thì
giữa các yếu tố trong một sự vật hoặc giưa các sự vật vẫn liên hệ tác động để gây ra những biến
đổi nhất định.
Ví dụ : Người cổ đại không tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên nhưng người hiện
đại đã tìm được chúng.

+ Tính phổ biến: Thể hiện ở chỗ sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy đều có mối
liên hệ nhân quả. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó.
Ví Dụ: Khi trời mưa độ ẩm cao. Làm cho con chuồn chồn không bay được lên cao. Ngược lại nếu
trời nắng độ ẩm thấp tạo điều kiện cho chuồn chuồn bay cao hơn => chuồn chuồn bay thấp thì
mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

+ Tính tất yếu: Thể hiện ở chỗ cùng một nguyên nhân như nhau, trong điều kiện như nhau thì
kết quả gây ra phải như nhau. Nghĩa là nguyên nhân tác động trong những điều kiện càng ít
khác nhau thì kết quả do chúng gây ra cũng giống nhau.
Ví dụ 1 : Sắt để ngoài không khí sẽ bị gỉ.
Ví dụ 2 :Tất cả những cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược ở trong lịch sử nhân loại dù sớm hay
dù muộn đều có kết thúc giống nhau. Kẻ đi xâm lược nhất định sẽ bị thất bại.
(Nói riêng về quan hệ nhân quả ở trong trường hợp này thì chúng ta sẽ thấy được sự thất bại
của chiến tranh xâm lược với tư cách là một kết quả bắt nguồn từ những tác động của những
điều kiện kinh tế - xã hội, do tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh đó đem lại. Cuộc chiến tranh
phi nghĩa đó và sự tác động của tính chất đó làm cho nhân dân ở trong bản thân các nước đi
xâm lược đều là chán ghét cuộc chiến tranh, đứng lên phản đối cuộc chiến tranh dẫn đến quân
lính ở trong một đội quân xâm lược cũng như vậy, sớm muộn họ cũng nhận ra tính chất phi
nghĩa của cuộc chiến, và tinh thần của họ sẽ bị giảm sút. Đó là một trong những lý do làm cho
quân xâm lược bị thất bại)

You might also like