You are on page 1of 55

A. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI.

Câu 1: Tiêu chuẩn của sự phát triển là cái mới.


Nhận định Sai.
Phát triển là một nguyên lý triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo
khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất
cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
Ví dụ:
o Cuộc cách mạng lần thứ nhất bắt đầu ở Anh vào cuối thế kỷ 18 với sự ra đời của
máy hơi nước nhằm đáp ứng nhu cầu dệt may thời đó. Ngay sau cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất, cuộc cách mạng lần thứ 2 tiếp diễn sau đó từ nửa cuối
thế kỷ 19 nhờ dầu mỏ và động cơ đốt trong. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
được cho là bắt đầu từ khoảng năm 1969 khi nhiều cơ sở hạ tầng điện tử, số hóa và
máy tính được phát triển mạnh. Cho đến thời gian hiện nay chúng ta có cuộc cải
cách công nghiệp lần thứ 4, nhiều chuyên gia thậm chí coi cuộc cách mạng công
nghiệp này là cuộc cách mạng khoa học công nghiệp vũ trụ khi con người có thể
khám phá, khai thác và sinh sống ngoài trái đất, hệ thống trí thông minh nhân tạo
dần thay thế con người trong nhiều hoạt động sản xuất, những vật liệu mới được
phát minh đã cải tiến được các sản phẩm và nâng cao mức sống. Trên thế giới ngày
càng có nhiều loại công nghệ hiện đại ra đời thay thế cho những công nghệ dần lạc
hậu.
o Sự thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức xã hội loài người: Từ hình thức tổ
chức xã hội Thị tộc, bộ lạc so khai đến những tổ chức xã hội cao hơn là hình thức
tổ chức xã hội là Bộ tộc, dân tộc.
Phát triển có những tính chất: tính khách quan, tính phổ biến, tính kế thừa và tính
đa dạng, phong phú
Trong đó, tính kế thừa là yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển: Sự vật, hiện
tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, đối với sự
vật, hiện tượng cũ. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật hiện tượng cũ, còn giữ lại,
có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng và gạt bỏ
những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ.
Ví dụ:
● Trong lịch sử phát triển của điện thoại di động, chiếc điện thoại đầu tiên năm
1973, với tính năng nghe gọi được và đồng thời có thể mang bên người, tuy nhiên
chiếc điện thoại này khá to, nặng tầm 1kg và đắt đỏ bấy giờ nên rất ít người sử dụng.
Đến hiện tại rất nhiều chiếc điện thoại di động mới đã ra đời, có sự cải tiễn rõ rệt, trở
nên gọn, nhẹ hơn rất nhiều và vẫn không mất đi tính năng nghe gọi mà chiếc điện
thoại đầu tiên có được, thêm vào đó là nhiều tính năng mới phát triển hơn như có thế
nhắn tin, giải trí, kết nối với mọi người qua Internet, …xuất hiện, giá điện thoại cũng
dao động theo nhiều mức, giúp người mua có thể lựa chọn phù hợp theo túi tiền của
mình nên rất được ưa chuộng. Khi đó, chiếc điện thoại di động hiện tại là sự phủ định
của chiếc điện thoại đầu tiên, và mang tính kế thừa của chiếc điện thoại đầu tiên.
● Một ví dụ khác là thành ngữ: “tre già măng mọc” - có ý nghĩa là thế hệ trước sẽ
đào tạo thế hệ sau để thế hệ sau có kinh nghiệm và phát triển những gì mà thế hệ
trước đã tạo ra và sau đó sẽ truyền lại cho thế hệ sau nữa, cứ thế thế hệ trẻ luôn kế
thừa và sẽ phát huy nó.
Từ đó, ta có thể khẳng định được rằng tiêu chuẩn của sự phát triển không phải là
hoàn toàn là cái mới mà là phát triển tạo ra cái mới có sự kế thừa những cái tích cực
của cái cũ.
Phần này giải thích rõ hơn về các tính chất sự phát triển (tham khảo)
- Tính khách quan: nguồn gốc của sự phát triển do các quy luật khách quan chi phối
mà cơ bản nhất là quy luật mâu thuẫn
- Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật, hiện tượng,
mọi quá trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện
- Tính phong phú, đa dạng: Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không hoàn
toàn giống nhau, ở những không gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của
nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể.

Câu 2: Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết khoa học về vấn đề cơ bản
của triết học.
Nhận định đúng.
Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin nói rằng “Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác”.
- Thứ nhất, bác bỏ những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về vật chất.
Khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác, Lênin đã thừa nhận: Trong thế giới
hiện thực, vật chất có trước cảm giác (ý thức), vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc
khách quan của cảm giác (ý thức).
Luận điểm này bác bỏ những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng vật chất chỉ
là phức hợp của những cảm giác (Platon, …), hoặc vật chất là sự tha hóa của “ý niệm
tuyệt đối” (Heghen, …).
Luận điểm này cũng trả lời dứt khoát mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học:
Vật chất có trước hay ý thức có trước? Lênin khẳng định vật chất có trước.
- Thứ hai, phủ nhận thuyết không thể biết về vật chất.
Thuyết không thể biết cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới khách
quan, những tri thức mà con người biết được về thế giới khách quan chỉ là hư ảo, giả
dối, không có thật.
Khi khẳng định vật chất là cái được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh…, Lênin đã nhấn mạnh: Bằng những phương pháp nhận thức khác nhau, con
người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như thế, luận điểm này đã phủ nhận
thuyết không thể biết.
Luận điểm này cũng trả lời dứt khoát mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học:
Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không? Lênin khẳng định là
có.
Với niềm tin có thể nhận thức được thế giới, con người sẽ có thêm sức mạnh, ý chí,
nghị lực để chinh phục tự nhiên, sáng tạo nên những giá trị phục vụ cuộc sống của
con người và thúc đẩy xã hội phát triển. Con người sẽ không rơi vào thế bị động, bỏ
mặc số phận mình cho một thế lực siêu nhiên nào đó.
Câu 3: Phủ định biện chứng là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong
của sự vật, hiện tượng.
Nhận định đúng.
Phủ định biện chứng là sự tự phủ định, dẫn đến phát triển của sự vật, hiện tượng; là
“mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới; tiến
bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ. Phủ định biện chứng là kết quả của việc giải
quyết mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Trong lịch sử phát triển của điện thoại di động, chiếc điện thoại đầu tiên năm
1973, với tính năng nghe gọi được và đồng thời có thể mang bên người, tuy nhiên
chiếc điện thoại này khá to, nặng tầm 1kg và đắt đỏ bấy giờ nên rất ít người sử dụng.
Đến hiện tại rất nhiều chiếc điện thoại di độngmới đã ra đời, có sự cải tiễn rõ rệt, trở
nên gọn, nhẹ hơn rất nhiều và vẫn không mất đi tính năng nghe gọi mà chiếc điện
thoại đầu tiên có được, thêm vào đó là nhiều tính năng mới phát triển hơn như có thế
nhắn tin, giải trí, kết nối với mọi người qua Internet, …xuất hiện, giá điện thoại cũng
dao động theo nhiều mức, giúp người mua có thể lựa chọn phù hợp theo túi tiền của
mình nên rất được ưa chuộng. Khi đó, chiếc điện thoại di động hiện tại là sự phủ định
của chiếc điện thoại đầu tiên, và mang tính kế thừa của chiếc điện thoại đầu tiên.

 Vậy kết luận phủ định biện chứng là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn
bên trong sự vật, hiện tượng.

Câu 4: Thống nhất của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của mọi sự phát
triển.
Nhận định sai.
Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của mọi sự
phát triển. Mặt đối lập là những mặt, những yếu tố, ... có khuynh hướng, tính chất trái
ngược nhau.
Ví dụ: Trong mỗi con người đều có những mặt đối lập tự nhiên như ăn uống và bài
tiết; Đối với sinh vật sẽ xảy ra quá trình đồng hóa và dị hóa, đối lập nhau; Trong mỗi
con người đều có mặt đối lập theo tự nhiên như hoạt động ăn và hoạt động bài tiết;
trong 1 nguyên tử sẽ có điện tích âm và điện tích dương.
Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng và
được thể hiện ở:
- Thứ nhất, các mặt đối lập nương tựa và làm tiền đề cho nhau
- Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng thể hiện sự đấu tranh giữa
cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn
- Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng
→ Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất và vừa đấu tranh với nhau, làm tiền
đề cho nhau tồn tại. Còn sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập mới chính là
nguồn gốc, là động lực của sự phát triển. Hay nói cách khác, sự thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động và
phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.
Ví dụ:
● Thống nhất giữa các mặt đối lập:
Giai cấp vô sản và sự giàu có là hai mặt đối lập, với tính cách như vậy chúng hợp
thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất, chế độ tư hữu với tư cách là sự giàu có
buộc phải duy trì vĩnh viễn ngay cả sự tồn tại của mặt đối lập của nó là giai cấp vô
sản
● Đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập được thể hiện qua mối quan hệ giữa giai cấp thống
trị và bị trị trong xã hội xưa. Họ đối lập với nhau về quyền lợi, ý chí. 2 giai cấp này
luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, luôn luôn tác động đến nhau.
● Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 hiện nay và hậu quả từ đại dịch sẽ là một
trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Chính các nhà
lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để thực hiện nhiệm vụ
phức tạp. Từ đó chúng ta phải đặt ra câu hỏi rằng việc dịch bệnh COVD-19 đang diễn
ra thì chúng ta nên mở cửa giãn cách phục hồi kinh tế hay chúng ta nên tập trung
nguồn lực để phòng chống dịch? Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam Phạm Tấn Công cho biết, cùng chung bối cảnh với thế giới, nền kinh tế và cộng
đồng doanh nghiệp ở Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của
đại dịch COVID-19. Với cách tiếp cận mới của Thủ tướng Chính phủ, ông Công đề
xuất trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các doanh nghiệp; bảo vệ, hỗ trợ duy
trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn của doanh nghiệp trong điều kiện thích ứng
với dịch. Để triển khai công tác phòng chống dịch đi đôi với phục hồi, phát triển kinh
tế trong điều kiện “bình thường mới”, cộng đồng doanh nghiệp nhất trí cao với 6
nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh của Thủ tướng.
Trong đó, ông Công đặc biệt nhấn mạnh quan điểm của Thủ tướng về vaccine, thuốc
chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết, sản xuất phải an toàn, an toàn
để sản xuất. Qua đó ta thấy, khi xảy ra mâu thuẫn giữa hai việc phát triển nền kinh tế
hay tập trung nguồn lực để chống dịch, Chính phủ đã dựa vào những mặt thống nhất
và đấu trang của chúng để có thể tìm ra phương án tốt nhất tạo điều kiện cho nhau
cùng chuyển hóa, cùng phát triển.

Câu 5: Thực tiễn là tiêu chuẩn tuyệt đối để kiểm tra chân lý.
Nhận định sai.
Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối.
Thực tiễn là tiêu chuẩn tuyệt đối kiểm tra chân lý tức thực tiễn là tiêu chuẩn khách
quan duy nhất để kiểm tra chân lý. Thực tiễn là tiêu chuẩn tương đối kiểm tra
chân lý tức thực tiễn luôn có sự biển đối, vận động và phát triển do đó thực tiễn sẽ
xem xét sự vật, hiện tượng để có thể bổ sung, hoàn thiện quá trình nhận thức của con
người. Chân lý cũng là khách quan, là sự thống nhất giữa hai trình độ, chân lý tuyệt
đối và chân lý tương đối thì điều đó cũng có nghĩa là nhận thức phải trải qua một quá
trình đi từ chưa biết đầy đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. Mà thực tiễn là
cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn
để kiểm tra độ chuẩn xác trong kết quả nhận thức. Mà nhận thức là một quá trình có
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của những hoạt động vật chất có tính mục đích,
lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới.
Ví dụ:
o Câu nói “Dù sao Trái đất vẫn quay” của Galileo Galile, rõ ràng khi Galile nói
như vậy không nhận được sự ủng hộ của những người theo học thuyết địa tâm nhưng
thực tiễn hàng trăm năm qua đã chứng minh Trái Đất quay quanh Mặt trời. Trước đây
khi khoa học chưa phát triển thì người ta cho rằng Mặt trời quay quanh Trái Đất
nhưng nó chỉ mang tính tương đối mãi cho đến khi khoa học phát triển thì câu nói ấy
đã được công nhận, được chứng minh bằng thực tiễn và nó mang tính tuyết đối. Tóm
lại, qua ví dụ trên ta có thể thấy rõ thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính
tương đối.
o Các văn bản luật luôn được đổi mới và bổ sung qua từng năm, các Nghị quyết,
Nghị định, Thông tư vẫn được ban hành qua mỗi ngày; như vậy thì chưa chắc hành
động ngày hôm qua là đúng đắn, là hợp pháp thì ngày hôm nay hành động ấy vẫn còn
hợp pháp, phù hợp. Như vậy bằng những phân tích trên, câu nhận định là sai vì thực
tiễn vừa là tiêu chuẩn tuyệt đối, vừa là tiêu chuẩn tương đối để kiểm tra thực tiễn.

Câu 6: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng chỉ mang tính khách quan và phổ
biến.
Nhận định sai.
Bên cạnh tính khách quan và tính phổ biến thì sự phát triển còn có tính đa dạng
phong phú và tính kế thừa. Sự phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Không
diễn ra theo đường thẳng mà diễn ra theo chiều hướng tâm vòng xoắn ốc, phức tạp.
Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển chính là quá trình phát triển của sự vật,
hiện tượng không hoàn toàn giống nhau mà ở những không gian và thời gian khác
nhau chịu sự tác động của các yếu tố, điều kiện khác nhau thì sẽ phát triển khác nhau.
Ví dụ: Hai đứa trẻ có ở cùng độ tuổi nhưng một đứa được tiếp cận với tiếng Anh,
nghe nhạc tiếng Anh từ bé với một đứa không được tiếp cận nhiều với tiếng Anh từ
bé thì đứa có điều kiện tiếp cận nhiều với tiếng Anh từ bé khi lớn lên sẽ có khả năng
tiếp thu và sử dụng tiếng Anh tốt hơn; Hay những đứa bé được ba mẹ cho đi sinh hoạt
nhiều ở các nhà thiếu nhi sẽ có tính cách tự tin, cởi mở hơn những đứa trẻ khác cùng
độ tuổi.
Tính kế thừa của sự phát triển là việc sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật hiện
tượng cũ, còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp
với chúng và gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ.
Ví dụ: Sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 là ví dụ điển hình cho sự kế thừa phát triển
có chọn lọc của Hiến pháp năm 1946. Khi đất nước vừa mới giành được độc lập,
thắng lợi, tình hình đất nước chưa thực sự ổn định, còn nhiều kẻ âm mưu lật đổ thành
quả cách mạng, thì việc Chủ tịch nước mang trong mình hai vai trò vừa là Nguyên
thủ Quốc gia thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại vừa là người đứng đầu Chính
phủ là hợp lý. Nhưng đến giai đoạn năm 1959 khi tình hình đất nước có nhiều biến
chuyển, chế định về chủ tịch nước đã thay đổi, vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển
những mặt tích cực như việc đối nội, đối ngoại vì đã loại bỏ bớt những yếu tố không
còn phù hợp chẳng hạn như việc đứng đầu Chính phủ.

Câu 7: Chân lý chỉ mang tính khách quan.


Nhận định sai.
Vì chân lý không những mang tính khách quan mà còn mang tính tương đối, tính
tuyệt đối và tính cụ thể. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin “chân lý là tri thức
phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm”,Ví dụ: Hiểu biết
sau đây là một chân lý: “không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là ngược lại, trái
đất xoay quanh mặt trời”.
Từ quan điểm này dẫn đến chân lý có những tính chất sau:
Tính khách quan: Chân lý là tri thức phản ảnh đúng hiện thực khách quan và được
thực tiễn kiểm nghiệm là đúng. Chân lý bao giờ cũng là khách quan vì nội dung phản
ánh của nó là khách quan.
Ví dụ:
o Các định luật Toán học, Vật lý, Hóa học, … tất cả đều thuộc về thế giới quan được
con người khám phá, phát hiện chứ không phải do con người tạo ra.
o Các bộ Luật 16 An toàn Giao thông, bộ Luật Trẻ em, ... đều được tồn tại khách
quan từ thực tiễn rằng trên thực tiễn xuất hiện những bất cập vấn đề trong lĩnh vực
giao thông, và bảo vệ quyền lợi của trẻ em, vì vậy cần xuất hiện những bộ luật như
vậy để giải quyết những mâu thuẫn, bất cập trên. Từ đó cho thấy chân lý tồn tại
một cách khách quan, tồn tại một cách không hề phụ thuộc hoàn toàn vào con
người, mà chỉ tồn tại chủ quan về mặt hình thức do con người làm ra mà thôi.
Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý không tồn tại tách rời nhau mà có sự
thống nhất với nhau. Tính tuyệt đối của tri thức thể hiện những tri thức phản ánh
đầy đủ, toàn diện ở một giai đoạn lịch sử cụ thể xác định. Tính tương đối của chân
lý thể hiện ở chỗ những tri thức của chân lý đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ, nó
mới phản ảnh đúng một mặt, một bộ phận nào đó của hiện thực khách quan trong
những điều kiện giới hạn xác định.
Ví dụ:
o Tính tuyệt đối của chân lý: “trong mặt phẳng bất kỳ có độ cong bằng không” 
tương đối là điều kiện, “thì tổng các góc trong tam giác tuyệt đối bằng hai lần góc
vuông”  tuyệt đối là kết quả. Tính tương đối của chân lý: nếu điều kiện thay đổi độ
cong khác không thì định lý đó không còn đúng nữa.
o Thuyết của Aristotle cho rằng “Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, càng nặng càng
rơi nhanh” đúng khi nếu không bỏ qua sức cản của không khí(thể hiện tính tuyệt đối).
Ngược lại nếu bỏ qua sức cản của không khí, thời gian rơi của các vật có khối lượng
khác nhau sẽ bằng nhau, hay nói đúng hơn là mở rộng phạm vi, điều kiện không gian
hơn thì tính tuyệt đối của chân lý trên đã không còn đúng nữa. Điều này cũng đã thể
hiện tính tương đối của chân lý.
Tính cụ thể là không trừu tượng, chung chung, phản ánh đúng hiện thực khách quan
và được thực tiễn kiểm nghiệm. Phản ánh sự vật, hiện tượng ở trong một điều kiện cụ
thể trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong một không gian và thời gian xác định.
Ví dụ:
o Định lý Pytago chỉ gắn với tri thức của toán hình học, định lý đó đi đôi với đối
tượng chính là tam giác (vuông), diễn tả trong không gian phẳng và trong mọi thời
điểm.
o Mọi phát biểu định lý trong các khoa học đều kèm theo các điều kiện xác định
nhằm đảm bảo tính chính xác của nó: “trong giới hạn của mặt phẳng, tổng các góc
trong của một tam giác là 2 vuông; nước sôi ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất
và áp suất 1 atmotphe, ..

Câu 8: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn chỉ cần quán triệt quan điểm toàn diện.
Nhận định sai.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến quán triệt 2 quan điểm: quan điểm toàn diện và
quan điểm lịch sử, cụ thể.
Quan điểm toàn diện yêu cầu trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem
xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó. Thực hiện điều này sẽ giúp cho
chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều
trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo
ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính
xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn. Nghĩa là, quan điểm toàn diện đòi hỏi
phải làm nổi bậc cái cơ bản, cái bản chất, cái quy luật của sự vật, hiện tượng, quá
trình.
Ví dụ, khi nghiên cứu mô hình kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc nước ta
trong những năm 1960 – 1970. Miền Bắc vừa lo xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chi
viện cho chiến trường miền Nam, cùng với mối liên hệ mật thiết về đường lối kinh tế
của nước ta với khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nên việc Đảng và nhà nước
Việt Nam lựa chọn nền kinh tế kế hoạch hợp tác xã là tất yếu.
Quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật
trong các mối quan hệ và tình huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác
định; cũng tức là: khi nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh quan
niệm chung chung trừu tượng, thiếu tính xác định lịch sử cụ thể; tránh chiết trung,
ngụy biện. Phải luôn đặt sự vật, hiện tượng, quá trình trong điều kiện tồn tại, vận
động, phát triển nhất định.
Ví dụ: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình
thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận
động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau.
Điều kiện không gian và thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm
của sự vật đó. Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện
khác nhau thì sẽ đem lại tính chất, đặc điểm khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi
hoàn toàn bản chất ban đầu của sự vật.
Theo triết học Mác Lênin, lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch sử của thế giới
khách quan trong quá trình lịch sử cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyển hóa của
sự vật, hiện tượng; biểu hiện tính lịch sử cụ thể của sự phát sinh và các giai đoạn phát
triển của sự vật, hiện tượng. Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình
thành, phát triển và suy vong của mình và quá trình đó thể hiện trong tính cụ thể, bao
gồm mọi sự thay đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau trong không gian và thời gian khác nhau.
Như vậy, khi thực hiện quan điểm toàn diện phải luôn luôn gắn với quan điểm lịch
sử - cụ thể thì mới có thể thực sự nhận thức chính xác được sự vật và giải quyết đúng
đắn, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn. Do đó, nguyên lý mối liên hệ phổ biến
yêu cầu phải quán triệt cả hai quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể.

Câu 9: Lượng của sự vật thay đổi sớm hay muộn sẽ làm thay đổi căn bản chất
của sự vật.

Nhận định Đúng.

Vì lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó. Ví dụ như mối
quan hệ giữa lượng và chất, nó giống như là việc bơm nước vào 1 trái bong bóng,
trong đó bong bóng là cái chất - một vật thể để chứa nước, lượng là lượng nước mình
đổ vào trái bóng, khi mình đổ đến một lượng nước quá lớn, bắt buộc trái bóng lúc này
phải to ra, bản chất lúc này bắt buộc phải thay đổi để phù hợp với lượng nước. Lượng
là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô,
trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ
phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng. Lượng ở đây chính là yếu tố động, tức nó sẽ thay đổi trước, còn chất là yếu tố
tĩnh nên nó sẽ thay đổi sau. Như thế nghĩa là lượng phải thay đổi thì chất mới thay
đổi. Về vấn đề sớm hay muộn sẽ phải phụ thuộc vào sự tích lũy của lượng. Lượng
thay đổi trong một giới hạn được gọi là độ, trong độ, lượng tuy đã thay đổi nhưng vẫn
chưa đủ để làm kéo theo sự thay đổi về chất. Nhưng khi lượng thay đổi đến một giới
hạn gọi là điểm nút thì sẽ làm thay đổi chất căn bản của sự vật, hiện tượng. Và sự
thay đổi về chất của sự vật được thực hiện thông qua bước nhảy, là cách thức sự vật
thay đổi chất cũ bằng chất mới, từ đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Vì thế, dù
nhanh hay chậm, sớm hay muộn thì việc tích lũy về lượng của sự vật cũng sẽ đến một
giới hạn mà ở đó làm cho chất của sự vật thay đổi về căn bản.

Ví dụ:
o Trong lịch sử, khi còn nhà nước phong kiến thì làm sao chúng ta có thể hình thành
nên nhà nước tư sản? Do những người làm ăn kinh doanh họ bắt đầu giàu lên và xã
hội gọi họ là những tầng lớp tư sản lúc này họ chưa có quyền lực về chính trị
nhưng mà càng nhiều người làm ăn kinh doanh thì tầng lớp tư sản càng rộng lớn từ
đó quyền lực của họ được tăng lên. Khi có được quyền lực thì tầng lớp Tư sản có
thể tác động vào chính trị. Tác động của họ làm thay đổi (lượng) quyền lực của
giai cấp cầm quyền, dù họ tác động sớm, hay tác động muộn thì chỉ cần họ tác
động đủ nhiều làm lượng quyền lực của họ đạt đến điểm giới hạn hay còn gọi là
điểm nút thì làm thay đổi bản chất phương thức hoạt động và sản xuất của xã hội;
từ đó thay đổi giai cấp cầm quyền từ nhà nước Phong kiến sang nhà nước Tư sản.
Vậy nên khi lực lượng lao động thay đổi sẽ khiến cho quan hệ sản xuất thay đổi
(lượng) rồi sau đó đỉnh điểm là phương thức sản xuất sẽ thay đổi (chất).
o Không phải cứ học thì sớm hay muộn ta cũng sẽ lên được lớp. Mà quá trình đó cần
phải tích lũy đủ lượng kiến thức, tới một giới hạn nhất định là khi ta đã có đủ kiến
thức thì ta sẽ thực hiện bước nhảy dẫn đến sự thay đổi về chất của chúng ta. Dẫn
đến sự thay đổi về chất là lên được lớp.

Câu 10: Ý thức con người vừa mang bản chất tự nhiên, vừa mang bản chất xã
hội.
Nhận định sai.
Vì ý thức có 2 bản chất là: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan và ý
thức mang bản chất lịch sử-xã hội. Ý thức là sự phát triển của sự phản ánh tâm lý bậc
cao chỉ có ở con người. Vì con người có ngôn ngữ, có tư duy mang tính người. Ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Bản chất của ý thức là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực
khách quan của óc người.

Ví dụ: khi nhắc đến con búp bê thì mỗi chủ thể sẽ có những hình dung khác nhau,
chẳng hạn như người thì thấy rất thích trong khi người thì lại sợ.

Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Chỉ khi con người xuất
hiện, tiến hành hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới khách quan vì mục đích của
mình thì ý thức mới xuất hiện. Như vậy ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên
thuần tuý mà bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử xã hội phản ánh những quan hệ xã hội
khách quan. Ý thức không chỉ bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên mà chủ yếu bởi
các quy luật xã hội ở những dạng khác nhau do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều
kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo
lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội. Thậm chí ở cùng một thời đại ý thức
về cùng một sự vật, hiện tượng có thể khác nhau ở các chủ thể khác nhau. Nói tóm lại
con người là một thực thể xã hội vì vậy ý thức mang bản chất xã hội.
Ví dụ: Cách đây hàng trăm năm về trước con người sẽ không ý thức được hình dạng,
tính chất của một chiếc điện thoại thông minh (cảm ứng) nhưng khi xã hội phát triển,
nhu cầu xã hội tăng lên thì chiếc điện thoại thông minh được ra đời. Và chắc rằng 20
năm hay thậm chí là hơn thế nữa thì chúng ta sẽ không ý thức được rằng chiếc điện
thoại thông minh bây giờ sẽ được cải tiến như thế nào trong tương lai theo sự phát
triển của xã hội.

Câu 11: Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát
triển.
Nhận định đúng.

Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển. Quy luật
phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật, hiện tượng là do biến đổi về chất
và lượng thông qua mâu thuẫn, phản ánh mọi liên hệ, với sự kế thừa; do có sự kế thừa
nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, loại bỏ tất cả các yếu
tố của sự vật, hiện tượng cũ mà là sự thống nhất của yếu tố bị loại bỏ với yếu tố được
kế thừa và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện xong sẽ mang lại
những yếu tố tích cực mới, hoặc lặp lại một số đặc điểm chủ yếu của cái ban đầu trên
cơ sở mới cao hơn. Do vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ
tạo ra xu hướng phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng có tính chất tiến lên
không hẳn theo đường thẳng, mà theo đường xoáy trôn ốc. Diễn tả quy luật phủ định
của phủ định bằng đường “xoáy ốc” chính là hình thức cho phép biểu đạt được rõ
ràng nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại
nhưng không quay trở lại và tính tiến lên của sự phát triển. Mỗi vòng mới của đường
“xoáy trôn ốc” thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như
quay trở lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng
thể hiện tính vô tận của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao. Phủ
định mang tính kế thừa, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải kế thừa những yếu
tố tích cực. Kế thừa phát triển những tinh hoa văn hoá của dân tộc và tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại. Loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những tư tưởng lỗi thời mang tính
bảo thủ.

Ví dụ: Ht thóc Cây m Ht thóc.

- Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)

- Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2).

- Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1 hạt
mà là nhiều hạt)
Phủ định của hạt lúa là cây lúa, phủ định của cây lúa là hạt lúa. Như vậy phủ định của
phủ định của hạt lúa là hạt lúa nhưng sản phẩm hạt lúa ở đây với số lượng nhiều hơn
tức là nhiều hạt lúa, đó là sự phát triển tăng lên về số lượng của hạt lúa. Phủ định lần
thứ nhất làm cho hạt lúa chuyển thành mặt đối lập của nó là câu lúa; phủ định lần thứ
hai tạo ra kết quả là nhiều hạt lúa, về hình thức thì nó đã trở về sự vật ban đầu là hạt
lúa những về nội dung thì chúng không trở lại giống y như cũ mà chúng có sự tăng
lên về số lượng của hạt lúa. Trong ví dụ này thì sản phẩm ra đời (nhiều hạt lúa) qua
phủ định của phủ định đã giữ lại, duy trì những đặc tính tốt của hạt lúa ban đầu (dẻo,
thơm, …) và có sự phát triển đó là sự tăng lên về số lượng hạt lúa

Câu 12: Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con
người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chỉ cần tôn trọng nguyên tắc
khách quan.
Nhận định sai.

Để quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng nguyên tắc khách quan và kết hợp
phát huy tính năng động chủ quan. Trong nhận thức, hoạt động thực tiễn, mọi hành
động, đường lối, chính sách, chủ trương đều phải xuất phát từ thực tế khách quan.
Nhận thức sự vật, hiện tượng một cách chân thực và đúng đắn, đồng thời phải xuất
phát từ chính bản thân sự vật, hiện tượng đó với những thuộc tính vốn có của nó. Phát
huy tính năng động chủ quan của ý thức, sáng tạo, phát triển vai trò của con người,
tránh tình trạng thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ… Ngoài ra còn phải nhận thức đúng
đắn, kết hợp hài hòa các mối quan hệ giữa các cá nhân hay giữa cá nhân với tập thể,
phải có động cơ trong sáng, thái độ khách quan, khoa học, không vụ lợi trong
nhận thức và hành động của mình. Con người với ý thức của mình xác định các biện
pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động thực tiễn. Bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ
của mình, con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra.

VD: Một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia là việc sử dụng con người,
trọng dụng người tài xuất phát từ nhân tố chủ quan. Một sinh viên dù học tập trong
một môi trường điều kiện vật chất còn hạn chế, trình độ giáo dục chưa cao nhưng nếu
sinh viên ấy có sự tích cực trau dồi, tự tìm hiểu, có ý chí quyết tâm, có bản lĩnh để
vượt qua khó khăn, chiếm lĩnh tri thức thì vẫn có thể trở thành những nghiên cứu sinh
xuất xắc, đóng góp cho xã hội.

Ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công
khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan, vì đó là cơ sở quan trọng cho
việc xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp chính xác. Ngược lại, ý thức, tư
tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai
thế giới khách quan. Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát
huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan; đồng thời phải
khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ vào điều
kiện, hoàn cảnh VD: Người Việt Nam ta ỷ lại vào Rừng vàng biển bạc mà phá hoại
thiên nhiên, con cái ỷ lại vào cha mẹ mà không phát huy tính năng động chủ quan của
mình. Đây là những hạn chế cần khắc phục Như vậy nhận định trên là sai khi cho
rằng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn chỉ cần tôn trọng nguyên tắc khách quan.

Cách giải thích khác:

- Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức,
còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất
- Vai trò quyết định vật chất của ý thức được thể hiện trên những khía cạnh: vật
chất quyết định nguồn gốc, nội dung, bản chất và sự vận động, phát triển của ý thức.
Vì thế mà ta cần tôn trọng nguyên tắc khách quan
- Tuy nhiên, ý thức cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất: ý
thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng không lệ thuộc máy
móc vào vật chất. Nhờ vào hoạt động thực tiễn của con người, ý thức có thể làm biến
đổi vật chất để phục vụ con người. Vai trò của ý thức còn thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt
động, hành động con người. Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự báo, tiên
đoán một cách chính xác cho nghiệm thực, có thể hình thành nên những lý luận định
hướng đúng đắn và những lý luận này được đưa vào quần chúng sẽ góp phần động
viên, cổ vũ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo, từ đó giúp mặt vật chất được nhân lên
gấp bội. Hay ngược lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi phản ánh sai lệch, xuyên
tạc hiện thực. Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn. Chính vì
những vai trò của ý thức là trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người,
không chỉ phải tôn trọng nguyên tắc khách quan mà còn phải chú ý đến cả việc phát
huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người,
chống tư tưởng, thái độ bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo. Phải coi trọng vai trò của
ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời còn phải nhận thức
và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và
khách quan.

Câu 13: Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm tra nhận thức của con người.
Nhận định Đúng
- Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động
vật chất - cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã
hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
Ví dụ:
● Hoạt động bầu cử Đại biểu Quốc hội diễn ra định kỳ.
● Các nhà khoa học nghiên cứu, phân tích các thí nghiệm tìm ra vật liệu mới, các
loại máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu con người.
- Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể
nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.

Ví dụ:
● Khi một thanh sắt được nung nóng bằng lửa sẽ dần chuyển sang màu vàng rực.
Thông qua quan sát con người ta kết luận rằng thanh sắt sẽ bị chuyển màu khi ta
nung nóng.
● Trái đất vừa tự quay xung quanh mặt trời và cũng vừa chuyển động tịnh tiến xung
quanh mặt trời.
● Con cá là một loài động vật sinh sống hoàn toàn dưới nước, thở bằng mang và
dùng các vây để đẩy tới, di chuyển.
Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan,
buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để con người nhận thức.
Chính thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người. Không
có thực tiễn thì không có nhận thức, không có khoa học, không có lý luận, nhận thức
sẽ mất phương hướng, bế tắc bởi lẽ tri thức của con người xét đến cùng đều được nảy
sinh từ thực tiễn. Theo triết học Mác – Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy
nhất để kiểm tra chân lý, bác bỏ sai lầm. Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng
minh, kiểm nghiệm chân lý. Bởi lẽ, chỉ có thực tiễn mới có thể vật chất hoá được tri
thức, hiện thực hoá được tư tưởng, qua đó mới khẳng định được chân lý hoặc phủ
định một sai lầm nào đó. Triết học Mác – Lênin yêu cầu quan điểm về đời sống, về
thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức và khẳng
định “con người chứng minh bằng thực tiễn của mình sự đóng dấu khách quan của
những ý niệm, khái niệm tri thức của mình, của khoa học, của mình”. Thực tiễn luôn
không ngừng vận động, biến đổi. Do đó thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm tra
nhận thức của con người.
Ví dụ:
● Trước sự lây lan nhanh chóng của virus corona như hiện nay thì các nhà khoa học
trên thế giới đang liên tục nghiên cứu vắc - xin để phòng chống bệnh.
● Nhờ quan sát sự lên xuống của dòng nước mà con người có tri thức về thủy triều.
Ngô Quyền đã vận dụng sự hiểu biết đó đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng năm 938

Câu 14: Phủ định biện chứng có những đặc điểm khác về mặt bản chất so với
phủ định siêu hình.
Nhận định đúng.
Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện
cho sự phát triển. Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế
cho sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật,
hiện tượng mới. Phủ định biện chứng dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là “mắt xích”
trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới tiến bộ hơn so
với sự vật, hiện tượng cũ. Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản là tính khách
quan và tính kế thừa, trong đó: Tính khách quan xuất phát từ sự phủ định bên trong
sự vật, hiện tượng do mâu thuẫn bên trong nó gây ra; Tính kế thừa xuất phát từ việc
loại bỏ các yếu tố không phù hộ và cải tạo các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ còn
phù hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới.
Ví dụ: Quá trình sinh trưởng, phát triển của hạt lúa là một ví dụ điển hình về phủ
định biện chứng. Cụ thể, người nông dân gieo hạt giống lúa. Sau thời gian nhất định,
hạt giống nảy mầm. Khi đó, sự nảy mầm là chính là phủ định biện chứng đối với hạt.
Hạt giống là tiền đề làm xuất hiện quá trình phát triển thành cây và sinh trưởng tốt.
Khác với phủ định biện chứng, phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự
can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự
nhiên của sự vật. Phủ định siêu hình được thể hiện trong qua phương pháp luận siêu
hình, hương pháp này chỉ thấy sự vật, hiện tượng trong sự cô lập, tách rời, không thấy
sự liên kết tác động qua lại. Do đó, chỉ thấy sự vật, hiện tượng trong trạng thái tính
mà không nhìn nhận được sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Con người xay xát hạt thóc trở thành hạt gạo, sau đó nấu gạo thành cơm.
Từ những định nghĩa trên, ta nhận thấy giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu
hình có những điểm khác nhau về mặt bản chất.
Cụ thể:
- Về khái niệm: Phủ định biện chứng là mắt xích trong quá trình dẫn đến tới sự ra đời
sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Phủ định siêu hình cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và
phát triển tự nhiên của sự vật.
- Về nguyên nhân: Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định
tự thân, xuất phát từ bên trong sự vật. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra
do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài.
- Về kết quả: Ở phủ định biện chứng sự vật sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn mà là cơ sở
cho sự xuất hiện sự vật mới và sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong sự vật mới. Ở phủ
định siêu hình sự vật và hiện tượng sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không
liên quan đến sự vật mới.
Như vậy, ta thấy phủ định biện chứng có quan điểm đúng đắn về sự phát triển của sự
vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng luôn vận động và phát triển theo các chu kỳ khác
nhau, chu kỳ sau tiến bộ hơn chu kỳ trước. Bên cạnh đó, phủ định biện chứng cũng
cho thấy mọi sự vật luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay đế cái lạc
hậu; cái mới ra đời từ cái cũ.

Câu 15: Quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, con người
cần tôn trong nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động, sáng tạo của ý
thức.
Nhận định đúng.
Mối liên hệ là các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các
yếu tố bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
Ví dụ: thực vật và không khí có mối liên hệ với nhau: không khí là điều kiện sinh tồn
của thực vật, thực vật giúp điều hòa không khí
Sự phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
Ví dụ: Quá trình phát triển của loài người qua 4 giai đoạn: vượn người hóa thạch,
người tối cổ, người cổ và người hiện đại.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức có tính năng động và
sáng tạo. Bằng những thứ được phản ánh từ hoạt động thực tiễn mà con người tư duy,
trừu tượng đem lại những kiến thức mới và sáng tạo ra “thiên nhiên thứ hai” in đậm
dấu ấn của mỗi người.
 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển là hai nguyên lí của phép biện
chứng duy vật. Hai nguyên lí này có tính phổ biến, rất đa dạng và phong phú.Chúng
gắn liền với thực tiễn xã hội và vẫn xảy ra xung quanh cuộc sống hằng ngày.Vì thế để
có thể thấu hiểu triệt để về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển,chúng ta cần tôn
trọng nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức.
Câu 16: Thống nhất của các mặt đối lập bao hàm sự đấu tranh của các mặt đối
lập.
Nhận định Sai
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn
nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.

- Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng

§ Thứ nhất, các mặt đối lập cần nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn
tại, không có mặt này thì không có mặt kia;

§ Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu
tranh giữa cái mới đang hình thành và cái cũ chưa mất đi;

§ Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập
còn tồn tại những yếu tố giống nhau.

Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những
chiều hướng trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để
tiêu dùng, ngược lại nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lí do để tồn tại.

- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo
hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng không tách rời
sự khác nhau, thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn

Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những
chiều hướng trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để
tiêu dùng, ngược lại nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lý do để tồn tại. Cụ thể
giữa một người sản xuất gạo và một người sản xuất vải quần áo, nếu đưa ra thị
trường, có thể họ sẽ đấu tranh, ganh ghét nhau về số lượng họ bán ra cho người tiêu
dùng thu lại được ít hay nhiều lãi. Nhưng nếu như cả hai chủ của hai mặt hàng đó, vì
ganh ghét nhau mà không bán nữa, thì người tiêu dùng không thể mua gì để ăn, mua
gì để mặc. Vì thế, dù có đấu tranh, cạnh tranh với nhau trên thị trường nhưng chung
quy lại nó vẫn phải thống nhất với nhau, tồn tại song song với nhau trong đời sống
con người.

Câu 17: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm phát triển.

Câu nhận định trên là sai

Mối liên hệ phổ biến: là khái niệm chỉ các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau
vừa tồn tại trong mối liên hệ với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn
nhau, không tách biệt nhau.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn phải quán triệt nguyên tắc toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể.

Nguyên tắc toàn diện:

Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố…

Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối quan hệ tát yếu của đối tượng
đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại

Thứ ba, xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi
trường xung quanh

Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, 1 chiều. Tránh rơi
vào chủ nghĩa triết trung, chủ nghĩa ngụy biện

Ví dụ:

Quan điểm lịch sử - cụ thể: để nắm được bản chất của đối tượng cần xem xét sự hình
thành, tồn tại và phát triển của nó vưa trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh vừa
trong quá trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó, tức là “xem xét
mỗi vận động theo quan điểm sau đây: 1 hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch
sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào và
đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế
nào? Và trong tương lai nó sẽ trở thành như thế nào ?

Ví dụ:

 Nhận định trên là SAI vì nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn không quán triệt quan điểm phát
triển mà phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể.

Câu 18: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập khái quát tính
chất tiến lên của sự phát triển.
Nhận định đúng.
Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng
gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối
lập tạo thành mâu thuẫn.
Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu
tranh" của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không
tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất gắn liền
với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính
tuyệt đối của sự vận động và phát triển.
Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những
chiều hướng trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để
tiêu dùng, ngược lại nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lý do để tồn tại. Do vậy
có thể thấy được rằng sản xuất và tiêu dùng chính là sự thống nhất của hai mặt đối
lập, chúng có tính chất tương đồng và có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau từ
đó tạo điều kiện cho nhau cùng chuyển hóa, cùng phát triển

Câu 19: Mâu thuẫn là sự liên hệ của các mặt đối lập.
Nhận định đúng.
Mâu thuẫn chính là sự liên hệ, tác động giữa những mặt đối lập trong một thể
thống nhất nhất định. Trong bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại mâu
thuẫn. Sở dĩ có điều này là do sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất của các mặt
đối lập và những mặt đối lập này liên hệ, tác động qua lại, ràng buộc lẫn nhau sẽ tạo
ra mâu thuẫn. Các sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất tồn tại nhiều mặt đối lập
dẫn đến có nhiều mâu thuẫn khác nhau. Thông thường, một mâu thuẫn sẽ được hình
thành bởi hai mặt đối lập. Chính vì vậy, mâu thuẫn là sự liên hệ của các mặt đối lập.
Ví dụ:
o Trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào cùng đều tồn tại hai mặt sản xuất và mặt tiêu
dùng. Hai mặt này vừa thống nhất với nhau, vừa mâu thuẫn với nhau. Hoạt động
sản xuất tạo ra sản phẩm trong khi đó hoạt động tiêu thụ lại triệt tiêu sản phẩm.
Chính sự liên hệ, tác động qua lại giữa hai mặt đối lập này đã tạo nên mâu thuẫn.
Hay trong sự phát triển của nước ta hiện nay tồn tại hai mặt phát triển kinh tế và
mặt công bằng xã hội. Rõ ràng, phát triển kinh tế sẽ làm xuất hiện nhiều thành
phần kinh tế khác nhau từ đó mà khoảng cách giàu – nghèo cũng tăng lên dẫn đến
mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và vấn đề công bằng xã hội. Sự ràng buộc, liên
hệ và tác động qua lại với nhau giữa hai mặt này đã tạo nên mâu thuẫn. Mâu thuẫn
này luôn là bài toán khó với chính phủ nước ta khi phải phân bố nguồn lực ở mỗi
địa phương, cũng như cân bằng kinh tế giữa nông thôn và thành thị để khoảng cách
giàu – nghèo không cách quá xa.
o Trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào cùng đều tồn tại hai mặt sản xuất và mặt tiêu
dùng. Hai mặt này vừa thống nhất với nhau, vừa mâu thuẫn với nhau. Hoạt động
sản xuất tạo ra sản phẩm trong khi đó hoạt động tiêu thụ lại triệt tiêu sản phẩm.
o Khi đề ra đường lối đổi mới chính trị, Đảng ta luôn nhấn mạnh phải ổn định chính
trị giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Song muốn ổn định lâu dài phải
đổi mới và ổn định để đổi mới. Như vậy, ổn định và đổi mới là hai mặt đối lập
nhưng thống nhất biện chứng với nhau.
Câu 20: Quy luật phủ định của phủ định vạch ra cách thức của sự phát triển.
Nhận định Sai
Vì quy luật này chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật, là quy luật phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát
triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy với vai trò chỉ ra khuynh hướng phát triển của
sự vật, hiện tượng: tiến lên, nhưng theo chu kỳ, quanh co,...
Nội dung quy luật thể hiện qua các khái niệm và mối quan hệ giữa chúng như sau:

● Phủ định là sự thay thế SV, HT này bằng SV, HT khác trong quá trình vận động,
phát triển của SVHT
● Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của SV, HT; là mắt xích trong
“sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của SV, HT mới, tiến bộ hơn so với SV, HT cũ.
➢ Đặc trưng của phủ định biện chứng

- Tính khách quan: Do nguyên nhân bên trong, là kết quả đấu tranh giữa các mặt đối
lập bên trong sự vật.

- Tính phổ biến: Diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy

Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật, hiện tượng là do
mâu thuẫn bên trong của chúng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu
tranh và chuyển hóa gi a nh ng mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng. Phủ định lần
thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng đối lập với
nó, phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới mang nhiều
nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng cũ, nhưng cũng đã mang không ít nội
dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó. Kết quả là, về hình thức, sự vật, hiện tượng
mới ra đời do phủ định của phủ định) sẽ lại trở về sự vật, hiện tượng xuất phát
(chưa bị phủ định lần nào) nhưng về nội dung, không phải trở lại chúng giống y
như cũ chỉ là dường như lặp lại chúng, bởi đã trên cơ sở cao hơn. Phủ định
biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển vì chỉ thông qua phủ định
của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, và như vậy, phủ
định của phủ định mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển đồng thời lại tạo ra
điểm xuất phát của chu kỳ phát triển tiếp theo.
VD: xã hội tư bản ra đời thay thế xã hội phong kiến, có thể nói xã hội tư bản đã phủ
định xã hội phong kiến; tuy nhiên trước đó, xã hội phong kiến ra đời thay thế xã hội
chiếm hữu nô lệ, có thể nói xã hội phong kiến đã phủ định xã hội chiếm hữu nô lệ, từ
đó có thể nói xã hội tư bản chính là phủ định của phủ định

Câu 21: Sự phân biệt các loại mâu thuẫn chỉ mang tính tương đối.

Câu nhận định trên là đúng

Mâu thuẫn: Khái niệm mâu thuẫn với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện
chứng duy vật dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các
mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát triển
của chúng.

Ví dụ: Chúng ta có thể nói đến, chẳng hạn, mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân trong
công việc cùng thực hiện nhưng mỗi chủ thể có một cách hay một phương án đưa ra
riêng và không cùng lý tưởng, cách giải quyết với nhau nên đưa ra những tranh cãi và
nảy sinh ra mâu thuẫn về cách giải quyết công việc với nhau. Hay giữa công dân chấp
hành các quy định của pháp luật và người phạm tội.

Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới và vô cùng đa dạng.
Mỗi loại mâu thuẫn có đặc điểm riêng và có vai trò khá nhau đối với sự tồn tại và
phát triển của sự vật, hiện tượng. Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự
vật, hiện tượng, có mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. Căn cứ vào vai trò
của mâu thuẫn đối với sự tôn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong mỗi giai
đoạn nhất định, có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Tuy
nhiên, ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu chỉ là tương đối, tùy
theo từng hoàn cảnh cụ thể, có mâu thuẫn trong điều kiện này là chủ yếu, song trong
điều kiện khác lại là thứ yếu và ngược lại. Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập
với một sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Tuy
nhiên sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối, bởi trong quan hệ này hoặc so
với một số đối tượng này, nó là bên trong; nhưng trong quan hệ khác, so với đối
tượng khác, nó lại là bên ngoài.

Ví dụ: Trong doanh nghiệp, nếu xét mâu thuẫn giữa công ty A và công ty B thì đây
là mâu thuẫn bên ngoài. Xét mâu thuẫn giữa các nhân viên trong công ty A thì là mâu
thuẫn bên trong Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối
quan hệ giữa các giai cấp ở 1 giai đoạn lịch sử nhất định, trong xã hội có mâu thuẫn
đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Song sự phân chia này cũng chỉ mang tính
tương đối vì tính đối kháng hay không đối kháng của mâu thuẫn không cố định: mâu
thuẫn có thể chuyển từ đối kháng thành không đối kháng hoặc từ không đối kháng
thành đối kháng. (nếu hai chủ thể mâu thuẫn thay đổi phương thức giải quyết mâu
thuẫn từ bằng bạo lực sang không bằng bạo lực hoặc ngược lại).

Nhận định trên là ĐÚNG khi cho rằng sự phân biệt các loại mấu thuẫn chỉ mang tính
tương đối.

1) Sai lầm (hạn chế) lớn nhất của CNDV trước Triết học Mac là đã đồng nhất vật
chất với các dạng cụ thể của vật chất
Nhận định Đúng
Vì theo quan điểm Triết học Mac thì vật chất là một phạm trù Triết học
Vd: - Nước, nguyên tử là 1 dạng vật chất cụ thể của vật chất
- CNDV thời kỳ cổ đại: Trong học thuyết nguyên tử đã đồng nhất vật chất với
nguyên tử
- CNDVSH cận đại: có sự đồng nhất vật chất với khối lượng
2) Phản ánh của ý thức con người là sự phản ánh năng động sáng tạo
Nhận định Đúng
- Ý thức là hình ảnh khách quan và chủ quan
- Ý thức phản ánh bản chất của con người
- Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, ý thức con người là sự phản ánh năng
động, sáng tạo Thế giới khác quan vào trong bộ não con người. Và sự phản ánh
năng động, sáng tạo thực hiện qua 3 bước:
+ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh
+ Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần
+ Vận dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn
VD: Như trước đây, Bác Hồ có một câu nói: “ Thực hành thì sinh ra hiểu biết, khi đã
hiểu biết thì ta mới có thể lý luận, và rồi từ đó những lý luận lại chỉ đạo thực hành”
VD2: Bằng quá trình nghiên cứu, nhà bác học đã rút ra cho mình cách tính hiệu suất về
một thứ nào đó, và sau này lấy hiệu suất đó để áp dung cho những lần nghiên cứu tiếp
theo để hiệu quả nghiên cứu được diễn ra nhanh hơn và chính xác hơn.

B. CÂU LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM.

1. Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất của Lênin.
- V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù
triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác”.
- Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau:
● Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và
không lệ thuộc vào ý thức
● Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại
cho con người cảm giác
● Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó
- Ý nghĩa phương pháp luận:
● Giải quyết một cách đúng đắn cả hai mặt thuộc vấn đề cơ bản của triết học trên lập
trường của CNDVBC
● Cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học đấu tranh chống
CNDT, thuyết không thể biết, CNDVSH và mọi biểu hiện của chúng
● Là cơ sở khoa học cho việc xác định vật cất trong lĩnh vực xã hội, góp phần tạo
nên nền tảng lý luận khoa học cho việc phân tích các vấn đề của CNDVLS
● Là cơ sở để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh ngày càng chặt chẽ
giữa triết học duy vật biện chứng với khoa học

2. Khái niệm, nguồn gốc, bản chất ý thức.


● Khái niệm: là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức
là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và
sáng tạo. Ý thức có mối quan biện chứng với vật chất (theo định nghĩa của triết học
Mác-Lênin).
● Nguồn gốc của ý thức: ý thức là hình thức phản ánh của một dạng vật chất đặc
biệt có tổ chức cao đó là óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, ý thức ra đời từ nguồn gốc tự nhiên và
nguồn gốc xã hội.
a) Nguồn gốc tự nhiên: ý thức được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức chính là bộ
óc con người và sự hoạt động cùng các mối quan hệ giữa con người với thế giới
khách quan tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo. Trong đó thì thế giới
khách quan có sự tác động tới bộ óc của con người tạo ra khả năng về sự hình thành ý
thức từ con người đối với thế giới khách quan. Tóm lại, ý thức là sự phản ánh về thế
giới khách quan từ bộ não con người.
b) Nguồn gốc xã hội: ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người
nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội.
- Lao động: là hoạt động có ý thức, mục đích, có phương pháp của con người làm
biến đổi hiện thực khách quan nhằm đáp ứng những nhu cầu của con người. Trong
quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho thế giới
khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những qui luật vận động của nó,
biểu hiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát được.
Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ óc
người, thông qua hoạt động của bộ não con người, tạo ra khả năng hình thành nên
những tri thức nói riêng và ý thức nói chung. Có thể nói, sự ra đời của ý thức chủ yếu
do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao động.
Ví dụ: Khi con người muốn cải tạo một mảnh đất để làm ruộng thì họ cần ý thức
được mình nên làm những gì như cày, cuốc đất,...
- Ngôn ngữ: là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức.
Vì vậy nếu không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Ngôn ngữ gắn
liền với lao động. Do lao động từ thuở sơ khai là lao động tập nên nên mối quan hệ
giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để biểu
đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động.
Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết
đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế
hệ khác.
Ví dụ: Ngôn ngữ kí hiệu: Quốc kì có hình lá phong sẽ đối tượng là nước Canada,
màu xanh của đèn giao thông là dấu hiệu cho phép đi,... Ngôn ngữ của các dân tộc:
tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp,…

Có thể nói, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của
ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai chất
kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc người, khiến
cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.
● Bản chất của ý thức: Ý thức là sự phản ánh hiện thức khách quan vào trong bộ óc
con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan.
Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức tức là sự định hướng tiếp
nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở
những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của
thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn
được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,..
trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây
dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.
Ý thức là quá trình phản ánh đặc biệt thống nhất 3 mặt sau:
- Một là trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang
tính chất hai chiều, có định hướng, có chọn lọc các thông tin cần thiết.
- Hai là mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực
chất, đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối
tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
- Ba là chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực
hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại,
biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực.
Trong giai đoạn này, con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ
để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: Ý thức là hình ảnh
về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung,
cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà
nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: Sự ra đời và tồn tại của
ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật
sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các
điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng
tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
Ví dụ: Cách đây 10 năm, con người không thể ý thức được một chiếc TV Led sẽ thế
nào do lịch sử xã hội lúc bấy giờ cũng như chúng ta hiện tại sẽ không thể ý thức được
công nghệ sắp tới trong 10 hay 20 năm. Ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời,
tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy
luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các
điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. Ý thức mang bản chất xã hội.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận
của việc nghiên cứu mối quan hệ trên.
Định nghĩa:
- Vật chất: có ở câu 1
Ví dụ: Đun nóng nước đến 1000C thì nó sẽ bay hơi, nếu bây giờ chúng ta muôn nó
đun đến 100C mà nó sẽ sôi thì sẽ không bao giờ có, vì nó là hiện tượng tồn tại khách
quan, không thể làm khác đi được
- Ý thức: Theo quan điểm của Mác: “Ý thức là sự phản ánh một cách năng động,
sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người. Ý thức là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan”
Ví dụ: Giữa một người xấu và một người đẹp, khi ta nhìn vào thì thường ta sẽ thu hút
với người có ngoại hình đẹp hơn.
a) Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
Vật chất “sinh ra” ý thức, ý thức chỉ xuất hiện khi loài người xuất hiện và bộ óc
người phát triển. Ý thức còn là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan,
gắn liền với hoạt động lao động và biểu hiện thông qua ngôn ngữ. Do đó, nêu không
có vật chất, cụ thể là các yếu tố như bộ óc người, sự tác động của thế giới khách quan
lên bộ óc người, quá trình phản ánh, lao động và ngôn ngữ thì ý thức không thể được
sinh ra, tồn tại và phát triển.
Ví dụ: Như bộ óc người phát triển bình thường theo từng giai đoạn của lứa tuổi sơ
sinh, thiếu niên, trưởng thành,...
- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức
Ý thức là “hình ảnh” của thế giới khách quan cho nên nội dung của nó là kết quả của
sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc của con người trên cơ sở của thực tiễn.
Ví dụ: “Người ở nhà lầu suy nghĩ khác người ở túp lều tranh”. Khi cơ sở vật chất,
điều kiện vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo.
- Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức
Trên cơ sở của hoạt động thực tiễn, ý thức con người là sự phản ánh một cách tự giác,
tích cực và sáng tạo thế giới khách quan. Do đó, hoạt động thực tiễn, cải biến thế giới
của con người là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức.
Ví dụ: Kính hiển vi, kính viễn vọng đã “nối dài” thị giác của con người. Tàu vũ trụ
giúp con người tìm hiểu mặt trăng và các thiên thể khác.
- Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
Khi vật chất biến đổi thì sớm hay muộn ý thức cũng sẽ biến đổi theo. Khi đời sống
vật chất thay đổi thì đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm cũng sẽ thay đổi theo. Do
đó, muốn giải thích một cách đúng đắn các hiện tượng trong đời sống chính trị, văn
hóa phải xuất từ hiện thực sản xuất, từ đời sống kinh tế.
Ví dụ: Cơ sở vật chất, điều kiện vật chất, môi trường sống của con người không tốt
thì nhận thức của con người bị hạn chế nhiều mặt. Khi cơ sở vật chất, điều kiện vật
chất, môi trường sống của con người tốt đảm bảo thì nó giúp con người nhận thức tốt
hơn.
b) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
- Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức có “đời sống”
riêng, quy luật vận động, biến đổi và phát triển không phụ thuộc một cách máy móc
vào vật chất.
Ý thức có thể thay đổi nhanh hoặc chậm hơn so với hiện thực. Thông thường ý thức
thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất.
- Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người.
Bản chất ý thức tự nó không thể làm biến đổi hiện thực. Con người luôn phải dựa trên
những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó đề
ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện mục tiêu đã
xác định.
- Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo, hướng dẫn con người trong
thực tiễn, nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành
công hay thất bại.
Sự tác động trở lại của ý thức luôn diễn ra theo hai chiều hướng:
● Tích cực: Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự báo, tiên đoán một cách
chính xác cho hiện thực, từ đó mang lại hiệu quả, thành công trong thực tiễn
● Tiêu cực: Khi phản ánh sai lệch, xuyên tạc hiện thực từ đó gây ra hậu quả, tổn thất
trong thực tiễn
- Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong
thời đại ngày nay.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị,
tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng
Ví dụ: Khi ta ý thức được mình phải cố gắng học để có kiến thức, thì ta sẽ cố gắng
học hết mình với mong muốn sau này có thể tự mua cho mình một căn hộ riêng, một
xe máy riêng,...
c) Ý nghĩa phương pháp luận: Trong mọi hoạt động thực tiễn đòi con người phải
tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của ý thức:
- Tôn trọng khách quan là tôn trọng các quy luật tự nhiên và xã hội, tôn trọng tính
khách quan của vật chất. Có nghĩa là khi xem xét sự vật, hiện tượng cần đảm bảo tính
khách quan của sự vật, hiện tượng đó, không xuyên tạc, bóp méo sự thật. Đồng thời
cần phải tôn trọng và vận dụng theo quy luật khách quan, lấy thực tế khách quan làm
cơ sở cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực của ý thức, của nhân
tố con người để nhận thức đúng quy luật khách quan. Đồng thời phải biết vận dụng
quy tắc khách quan trong việc xác định mục tiêu, kế hoạch và lựa chọn các phương
pháp tổ chức hoạt động hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách tốt nhất.
- Khắc phục các bệnh chủ quan duy ý chí, thái độ tiêu cực, bảo thủ, thụ động, ỷ lại…
d) Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào thực tiễn ở
nước ta hiện nay

Từ lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức cũng như đúc rút kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng ta đã rút ra được bài học quan trọng là “mọi đường lối, chủ trương
của Đảng phải xuất phát từ thực tế và tôn trọng các quy luật khách quan”.

Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Với
chủ trương luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo
quy luật khách quan của Đảng ta, chúng ta đã đạt được một số thành tựu to lớn. Tuy
nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại các thiếu sót đặc biệt ở khâu hành động.

4. Nội Dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Ý
nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu các nguyên lý này.
• Mối liên hệ phổ biến là chỉ sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế
giới khách quan.
Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự
vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Ví dụ: Mối liên hệ ràng buộc và tương tác (theo lực hút - đẩy) giữa các vật thể; mối
liên hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường (đồng hoá - dị hoá); mối
liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng hoá trên thị trường;
mối liên hệ tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy của con người,... đều là
những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của con người.
Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ
không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện
tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào,
một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.
Ví dụ: mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao đổi chất với
môi trường, nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển; đồng thời bản thân môi trường sống
cũng là một hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố lớp, phân hệ trực tiếp và gián
tiếp…
Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng
khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện
khác nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối
liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v.. Các mối liên hệ này
có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Câu nói “Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen”, trong
trường hợp này hành động là kết quả nhưng trong trường hợp khác hành động là
nguyên nhân. Do đó, tính chất và vai trò của mối liên hệ phổ biến chịu sự ảnh hưởng
của điều kiện khách quan.
• Sự phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Nguồn gốc của sự phát triển do
các quy luật khách quan chi phối mà cơ bản là quy luật mâu thuẫn. Trong đó, các quy
luật khách quan chi phối tức là sự vật, hiện tượng phát triển theo quy luật khách quan,
con người không thể chi phối theo ý mình và quy luật mâu thuẫn là yếu tố cơ bản của
sự phát triển nghĩa là các yếu tố bên trong sự vật, hiện tượng đấu tranh nhau để
chuyển hóa và hoàn thiện.
Tính khách quan của sự phát triển được biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động
và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân của sự vật, hiện tượng là quá trình
giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Tính chất này là thuộc tính tất yếu
không phụ thuộc vào ý thức con người.
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con
người nhưng nó vẫn phát triển.
Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong
một lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong
quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có
thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp với quy luật khách quan.
- Trong tự nhiên sẽ giúp tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của
môi trường.
Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu thay
đổi họ sẽ khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi.
- Trong xã hội giúp nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới
mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.
Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước.
- Trong tư duy làm khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với
tự nhiên và xã hội. hé luuuu
Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.
Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh
hướng phát triển của sự vật hiện tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình
phát triển không giống nhau, tồn tại ở những thời gian, không gian khác nhau, chịu
những ảnh hưởng khác nhau và sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng quá
trình phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời.
Ví dụ: Ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở
các thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận
lợi mà xã hội mang lại. Trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn
nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ
trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận
dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào những nhà lãnh đạo và nhân
dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển.

5. Nội dung Quy luật Lượng - Chất; Quy luật mâu thuẫn; Quy luật Phủ định
của phủ định; Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu các quy luật trên.
Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các
đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp.
a) Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược
lại (Quy luật Lượng - Chất)

- Vị trí: Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, là quy luật
phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên,
xã hội và tư duy.

- Vai trò: Quy luật chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng

- Nội dung quy luật:


● Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của SV, HT; là
sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho SV là nó chứ không phải là cái
khác. Chất của SV, HT được xác định bởi các thuộc tính khách quan và cấu trúc của
nó (tức phương thức liên kết các yếu tố cấu thành sự thật)

VD: Con người khác với động vật chính là nhờ những tính quy định vốn có của con
người: có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động, có khả năng tư duy Giữa
người với người thì khác nhau về ngoại hình, về dấu vân tay,… (Phạm trù chất là cái
tạo nên sự khác nhau giữa các sự vật, dùng để phân biệt giữa các sự vật, ví dụ:
“Trăng mờ còn tỏ hơn sao, dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi”. Mỗi sự vật luôn là một
chất khác nhau, chất (ánh sáng) của sao khác của trăng, chất của núi khác đồi)

● Lượng là PTTH dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của SV về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển cũng như các thuộc
tính của SV, HT. Lượng có nhiều biểu hiện khác nhau: Số lượng, đại lượng, quy mô,
xác suất, mức độ,…

VD: vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây; mức độ trách nhiệm, khả
năng nhận thức của từng cá nhân

● Chất và lượng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, cho biết phương thức của
vận động và phát triển
● Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

- Sự vật, hiện tượng luôn có sự thống nhất giữa chất và lượng

- Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất

+ Lượng là yếu tố động. Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chất và lượng sẽ làm cho
lượng của sự vật biến đổi theo hướng tăng lên hoặc giảm xuống

+ Quá trình thay đổi về lượng dẫn tới thay đổi về chất trải qua các giai đoạn:

*Lượng biến đổi dần dần và tuần tự thông qua độ

Độ: là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng
chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật

VD: dưới áp suất bình thường của không khí, sự tăng hoặc giảm nhiệt độ của không
khí trong khoảng giới hạn từ 0 độ đến 100 độ vẫn giữ nguyên nước ở trạng thái lỏng;
“Một chạch không đầy đầm”; “30 chưa phải là Tết”
*Biến đổi về lượng có xu hướng tích lũy đạt tới điểm nút. Điểm nút là phạm trù triết
học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về
chất của sự vật

*Tại điểm nút, diễn ra sự nhảy vọt, sự vật có sự thay đổi căn bản về chất, một sự vật
mới ra đời thay thế sự vật cũ, trong đó chứa đựng chất mới và lượng mới.

Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự
thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.

VD: khi nhiệt độ của nước vượt qua điểm nút là 100 độ, nước sẽ thực hiện bước nhảy
chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi.

Phân loại bước nhảy: (đọc thêm)

*Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế thay đổi.

- Bước nhảy dần dần: quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng cách tích lũy dần dần
những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ.

Ví dụ: Quá trình cách mạng đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên
chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lâu dài, qua nhiều bước nhảy dần dần. Ta thấy rằng
quá trình cách mạng đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là một thời kỳ rất dài, đòi hỏi rất nhiều công sức và trải qua nhiều giai
đoạn phát triển.

- Bước nhảy tức thời: làm chất của sự vật hiện tượng biến đổi nhanh chóng ở tất cả
các bộ phận

Ví dụ: Chất Ammonium Nitrate (công thức: NH 4NO3) được sử dụng rất phổ biến
trong ngành trồng trọt như sản xuất phân bón. Nhưng khi chất này được lưu trữ với
khối lượng lớn chẳng hạn như các nhà kho ở khu vực cảng Beirut (2750 tấn) tác dụng
với dầu nhiên liệu sẽ gây ra những hậu quả nặng nề: những vụ nổ lớn, từ đó sản sinh
ra khói gây ô nhiễm môi trường, khí độc và gây thiệt hại rất nhiều về người và của.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ quá trình của một bước nhảy tức thời làm thay đổi
chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật trong một thời gian ngắn.

*Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy

- Bước nhảy toàn bộ: làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố...của sự vật,
hiện tượng thay đổi.
Ví dụ: Trong đời sống xã hội, sự chuyển hóa từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội
khác là bước nhảy toàn bộ. Vì nó làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội từ kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chẳng hạn như khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 của
Việt Nam thành công đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp gần một thế kỷ,
lật nhào chế độ quân chủ và ách thống trị của bọn phát xít Nhật, lập nên nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Nhân dân Việt Nam từ vị thế, thân phận của một nước nô lệ trở thành người dân làm
chủ đất nước, làm chủ xã hội. Dân tộc ta bước vào một kỉ nguyên mới - kỷ nguyên
độc lập, tự do.

- Bước nhảy cục bộ: chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận...
của chúng

Ví dụ: Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp, quan liêu, tham nhũng tràn lan
trên cơ chế công hữu về tư liệu sản xuất sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã
hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.

*Ngược lại, chất đổi cũng làm cho lượng đổi:

+ Chất là yếu tố ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa có biến đổi căn
bản

+ Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt đến điểm nút.

+ Biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng, đột ngột, căn bản, toàn diện, chất cũ (SV cũ)
mất đi, chuyển hóa thành chất mới (SV mới)

+ Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại
đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với
nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự quy định này có thể được biểu
hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.

VD: “Phú quý sinh lễ nghĩa”, hay: “Cái khó ló cái khôn”

Kết luận: Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng,
những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi
căn bản về chất của nó thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại
duy trì sự thay đổi của lượng.

Ý nghĩa phương pháp luận:


- Trong nhận thức và thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất;
không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ

- Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của
sự vận động của sự vật, hiện tượng vì vậy không được chủ quan nóng vội đốt cháy
giai đoạn hoặc bảo thủ, thụ động

- Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; trong lĩnh
vực xã hội phải chú ý đến điều kiện chủ quan.

- Phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành SV, HT để chọn
phương pháp phù hợp.

b) Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn)

- Vị trí: là hạt nhân của phép biện chứng.

- Vai trò: chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.

- Nội dung quy luật: được làm sáng tỏ thông qua một loạt những phạm trù cơ bản: “
mặt đối lập”, “sự thống nhất” và “đấu tranh của các mặt đối lập”

● Mặt đối lập là những mặt, thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược
nhau nhưng đồng thời là điều kiện, là tiền đề tồn tại của nhau.

Ví dụ: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống
nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ
nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt động tiêu dùng thì lại triệt tiêu
sản phẩm.

● Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt
đối lập của một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

VD: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất
với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau.
Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt dộng tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản
phẩm.

● Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không
tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề
tồn tại.
Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những
chiều hướng trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để
tiêu dùng, ngược lại nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lý do để tồn tại.

*Thống nhất giữa các mặt đối lập:

- Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau
tồn tại, không có mặt này thì có mặt

- Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh
giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn

- Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng

● Đấu tranh giữa các mặt đối lập: dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài
trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.

Ví dụ: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập được thể hiện qua mối quan hệ giữa giai cấp
thống trị và bị trị trong xã hội xưa. Họ đối lập với nhau về quyền lợi, ý chí. 2 giai cấp
này luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, luôn luôn tác động đến
nhau.

*Đấu tranh giữa các mặt đối lập: Chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ
định lẫn nhau giữa chúng

- Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong SV, HT là nguyên nhân, giải quyết mâu thuẫn
đó là động lực của sự vận động, phát triển

- Sự vận động, phát triển của SV, HT là tự thân.

- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên
trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.

 Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh
gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống
nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.

Phân loại mâu thuẫn:

- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập:

+ Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối
lập của cùng một sự vật.
+ Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối
quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.

Ví dụ: Trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân là mâu
thuẫn bên trong, còn mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong
ASEAN là mâu thuẫn bên ngoài. Nếu trong phạm vi ASEAN thì mâu thuẫn giữa các
nước trong khối lại là mâu thuẫn bên trong, còn mâu thuẫn giữa ASEAN với các khối
khác như EU thì là mâu thuẫn bên ngoài.

- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật:

+ Mâu thuẫn chủ yếu: Luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật,
hiện tượng, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó
của quá trình phát triển.

Giải quyết mâu thuẫn chủ yếu sẽ tạo điều kiện để giải quyết các mâu thuẫn khác ở
cùng giai đoạn; sự phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng từ hình thức này
sang hình thức khác phụ thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.

Ví dụ: Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm tại Việt Nam, nhất
là trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Rất nhiều bạn
trẻ đã và đang mang trong mình những ấp ủ, ý tưởng để có thể tạo nên những sản
phẩm độc nhất cho riêng mình, muốn tự mình lập doanh nghiệp để làm chủ mà không
phải làm thuê cho ai. Nhưng điều đáng nói là họ chẳng có đủ năng lực để có thể tạo
ra cho bản thân một lối đi khác mà lại chọn cách biến ý tưởng của người khác thành
của mình và tiếp tục đi vào ngõ cụt của người đi trước. Chẳng hạn như hiện nay trong
thị trường mua bán các sản phẩm online, các loại mỹ phẩm nội địa Trung Quốc đang
dần trở thành một cơn “sốt” khi có đa dạng mẫu mã với giá cả rất rẻ. Và đa phần các
sản phẩm đó đều được làm “nhái” lại theo các hãng mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới.

+ Mâu thuẫn thứ yếu: Là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Nó không đóng vai trò chi phối sự vật, hiện
tượng mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.

Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn
chủ yếu.

Ví dụ: Theo như ví dụ về việc khởi nghiệp đã được nêu ở trên, bên cạnh mâu thuẫn
chủ yếu là năng lực, trình độ, khoản vốn đầu tư,… thì còn tồn tại các mâu thuẫn thứ
yếu như mục tiêu, nhận thức pháp lý,…

- Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích:


+ Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người có
lợi ích cơ bản đối lập nhau.

Ví dụ: Mâu thuẫn giữa công nhân với giới chủ, giữa nông dân với địa chủ, giữa thuộc
địa với chính quốc.

Ví dụ: Chẳng hạn như trong Chủ nghĩa tư bản luôn tồn tại mâu thuẫn giữa giai cấp
công nhân và giai cấp tư sản. Khi ấy giai cấp tư sản muốn duy trì chế độ bóc lột (giai
cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản hay cụ thể hơn là giai cấp công nhân), chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất. Còn về giai cấp công nhân lại muốn xóa bỏ chế độ bóc lột, tư
hữu lập nên chế độ công hữu.

+ Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích
cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm
thời.

Ví dụ: Mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc với lao động chân
tay.

Ví dụ: Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa những người trong lực lượng lao động, giữa
công nhân với nông dân, cụ thể hơn có thể là giữa người làm gốm với người trồng
cây. Mâu thuẫn này không chỉ khác nhau về tính chất mà còn khác nhau về xu hướng
phát triển. Tuy khác nhau về mục đích nhưng trong quá trình lao động giữa người
làm gốm với người trồng cây ít nhiều cũng có tác động qua lại, cũng có mâu thuẫn
với nhau. Họ có tác động lẫn nhau theo chiều mâu thuẫn, vì cả hai bên đều cần người
tiêu dùng, cần thị trường để tiêu thụ sản phẩm trong khi người tiêu dùng và thị trường
để tiêu thụ sản phẩm lại có hạn, từ đó cản trở hoạt động lẫn nhau.

Ý nghĩa phương pháp luận.

Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn.

- Mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng mang tính khách quan, phổ biến nên phải tôn
trọng mâu thuẫn

- Khi phân tích mâu thuẫn, ta phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng
mâu thuẫn. Ta phải xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn
và điều kiện chuyển hóa giữa chúng, tránh rập khuôn, máy móc

- Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập,
không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội, bảo thủ.
c) Quy luật phủ định của phủ định

- Vị trí: Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, là quy luật
phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên,
xã hội và tư duy.

- Vai trò: Chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng: tiến lên, nhưng theo
chu kỳ, quanh co,...

- Nội dung quy luật:

● Phủ định là sự thay thế SV, HT này bằng SV, HT khác trong quá trình vận
động, phát triển của SVHT

VD: xã hội chiếm hữu nô lệ được thay thế bằng xã hội phong kiến, có thể nói xã hội
phong kiến đã phủ định xã hội chiếm hữu nô lệ.

● Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của SV, HT; là mắt xích trong
“sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của SV, HT mới, tiến bộ hơn so với SV, HT cũ.

VD: Phủ định biện chứng được hiểu như là cái mới ra đời thay thế cho cái cũ: “Tre
già măng mọc”, hoặc là sự nối tiếp, sự kế tục trong quá trình vận động phát triển:
“Con chị đi, con dì lớn”

➢ Đặc trưng của phủ định biện chứng

- Tính khách quan: Do nguyên nhân bên trong, là kết quả đấu tranh giữa các mặt đối
lập bên trong sự vật.

- Tính phổ biến: Diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy

- Tính đa dạng, phong phú: Thể hiện ở nội dung, hình thức của phủ định

➢ Tính kế thừa của phủ định biện chứng

- Không phủ định sạch trơn mà là sự phủ định bao hàm sự khẳng định. Cái mới ra đời
là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc
hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích
cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực.

- Các yếu tố được chọn giữ lại sẽ được cải tạo, biến đổi để phù hợp với SV, HT mới
- Sự vật, hiện tượng mới có chất giàu có hơn, phát triển cao hơn, tiến bộ hơn - Kế
thừa biện chứng có sự liên hệ thông suốt bền chặt giữa cái mới với cái cũ, giữa nó với
quá khứ của chính nó.

So sánh phủ định biện chứng và phủ định siêu hình (đọc thêm)

– Điểm giống nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình:

Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình đều giống nhau ở việc là xóa bỏ hoặc là
phủ nhận sự tồn tại của một hiện tượng nào đó.

– Điểm khác nhau:

+ Phủ định siêu hình: Cản trở việc xóa bỏ tận gốc sự tồn tại của các sự vật, hiện
tượng.

Ví dụ: Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn; Con người dùng hóa chất độc hại
tiêu diệt sinh vật.

+ Phủ định biện chứng: Đây cũng là phủ nhận sự tồn tại của một sự vật hiện tượng
nhưng lại không xóa bỏ và phủ nhận sạch sự vật hiện tượng đó. Việc phủ định này
chỉ xóa bỏ đi những cái lạc hậu, những cái tiêu cực, lỗi thời tồn tại từ đó sẽ kế thừa
những yếu tố tích cực để tạo điều kiện cho sự vật, hiện tượng được phát triển không
ngừng theo những cái mới.

VD: đã có ở trên

Như vậy việc phủ định siêu hình chính là việc xóa bỏ hoàn toàn nguồn gốc tồn tại sự
phát triển của sự vật cũng như hiện tượng. Sự xóa bỏ này bao gồm cả xóa bỏ những
cái tốt cũng như là những cái xấu. Còn phủ định biện chứng chỉ xóa bỏ những cái lỗi
thời và lạc hậu.

● Phủ định của phủ định: là sự phủ định đã trải qua một số lần phủ định biện
chứng, dẫn tới sự ra đời của 1 SV, HT mới dường như quay trở lại điểm xuất phát
ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn, hoàn thành một chu kỳ phát triển

VD: xã hội tư bản ra đời thay thế xã hội phong kiến, có thể nói xã hội tư bản đã phủ
định xã hội phong kiến; tuy nhiên trước đó, xã hội phong kiến ra đời thay thế xã hội
chiếm hữu nô lệ, có thể nói xã hội phong kiến đã phủ định xã hội chiếm hữu nô lệ, từ
đó có thể nói xã hội tư bản chính là phủ định của phủ định.

* Phủ định của phủ định – con đường xoáy ốc của sự phát triển
Phủ định biện chứng dẫn tới sự ra đời của cái mới, đến lượt nó cái mới lại bị phủ
định. Cứ như vậy, sự vật ở trong quá trình vận động, phát triển không ngừng. Phát
triển biện chứng là sự thống nhất giữa tiến lên và lặp lại, tạo thành đường xoáy trôn
ốc.

- Quy luật phủ định của phủ định khái quát sự phát triển tiến lên nhưng không theo
đường thẳng, mà theo đường “xoáy ốc”

- Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và
cũng là điểm xuất phát của chu kỳ phát triển mới cao hơn, phức tạp hơn, cứ như thế
tạo thành những đường xoáy ốc cho đến vô tận.

- Đường xoáy ốc là hình thức diễn đạt rõ nhất đặc trưng của quá trình phát triển biện
chứng ở tính kế thừa qua khâu trung gian, tính lặp lại, nhưng không quay lại và tính
tiến lên của sự phát triển

VD: Sự phủ định theo vòng tuần hoàn xoáy ốc, có sự lặp lại: “Trước làm nàng dâu,
sau mới làm mẹ chồng”, nhưng xu hướng chung là đi lên, cái sau kế thừa và tiến bộ
hơn cái trước: “Hậu sinh khả úy”.

Ý nghĩa phương pháp luận:

- Khuynh hướng tiến lên của sự vận động của SV, HT; sự thống nhất giữa tính tiến bộ
và tính kế thừa của sự phát triển; kết quả của sự phát triển.

- Nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển là quá trình quanh co, phức tạp theo các
chu kỳ phủ định của phủ định.

- Cần nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời phù hợp với quy luật
phát triển.

- Phải biết phát hiện, ủng hộ và đấu tranh cho thắng lợi của cái mới, khắc phục tư
tưởng bạo thủ, trì trệ, giáo điều, kế thừa có chọn lọc và cải tạo trong phủ định biện
chứng.

Vận dụng với quá trình đổi mới ở nước ta:

Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát
triển của sự vật. quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo
đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác
nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Vì vậy, quá trình đổi mới
của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó. Nền kinh tế nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý điều tiết của nhà nước tạo tiền đề
phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn
nó trong tương lai đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.

6. Khái niệm, các yếu tố cấu thành của Lực lượng sản xuất (LLSX), Quan hệ
sản xuất (QHSX), nội dung quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật này
Lực lượng sản xuất
- Khái niệm: là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản
xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên
theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
- Yếu tố cấu thành, gồm: người lao động và tư liệu sản xuất (đối tượng lao động và
tư liệu lao động (công cụ lao động và phương tiện lao động)).
Ví dụ: Một người nông dân khi sản xuất lương thực thì người nông dân này sẽ dùng
cày cuốc, máy cày, máy xới để tác động vào đất để đất tơi xốp thì mới có thể gieo
trồng, tưới nước, mua phân bón về bón. Sau một khoảng thời gian thì họ sẽ thu hoạch
và đem đi bán. Cụ thể trong ví dụ này, người lao động là nông dân; tư liệu lao động là
công cụ lao động: cái cày, cuốc và phương tiện lao động: đường xá để người nông
dân chở phân, chở giống về; còn đối tượng lao động là giống cây đó.
Quan hệ sản xuất
- Khái niệm: là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong
quá trình sản xuất vật chất, đây chính là một quan hệ vật chất quan trọng nhất - quan
hệ kinh tế trong các mối quan hệ vật chất giữa người với người.
- Yếu tố cấu thành, gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất (sở hữu tư nhân và sở
hữu xã hội về tư liệu sản xuất), quan hệ quản lý, quan hệ phân phối.
Ví dụ: Trong quá trình khai thác mỏ than hoặc xây nhà, nếu mỗi người chỉ làm một
công việc tách biệt, không có sự phối hợp giữa các công nhân, không nghe chỉ đạo
của quản lý tức là không tồn tại các mối quan hệ giữa con người với nhau thì tập thể
đó không thể nào sản xuất vật chất hiệu quả được. Nên dù muốn hay không, con
người bắt buộc phải tạo dựng những mối quan hệ liên kết với nhau để làm việc một
cách hiệu quả hơn.
Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương
thức sản xuất, tác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ
và quan hệ sản xuất tác động trở lại to lớn đối với lực lượng sản xuất.
Ví dụ: Trong xã hội nguyên thủy, trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém, công
cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là đồ đá, cung tên nên người nguyên thủy buộc
phải gắn bó với nhau và thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tất cả tư liệu
sản xuất đều là của chung, do trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém nên của
cải làm ra hầu hết đều bị tiêu dùng hết, không có của cải dư thừa nên không có việc
chiếm đoạt làm của riêng, tất cả mọi người trong xã hội đều bình đẳng, không có áp
bức, bóc lột, bất công. Như vậy, trong xã hội nguyên thủy, quan hệ sở hữu đối với tư
liệu sản xuất là quan hệ sở hữu công về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản
lý là quản lý thông qua các công xã và quan hệ phân phối kết quả là phân phối bình
đẳng cho các thành viên. Về lực lượng sản xuất trong xã hội nguyên thủy chính là
năng lực sản xuất của người lao động và các tư liệu sản xuất như đồ đá, cung tên,…
trong xã hội nguyên thủy năng lực sản xuất của người lao động còn thấp, tư liệu sản
xuất vẫn còn thô sơ, lạc hậu.
- Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất:
+ Sản xuất vật chất luôn trong quá trình vận động và phát triển ngày một cao hơn và
tiến bộ hơn. Sự thay đổi này bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi của lực lượng sản
xuất, cụ thể hơn là sự thay đổi phương thức sản xuất.
Ví dụ: Khi lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, công cụ lao động còn thô sơ, chủ yếu
là đồ đá, cung tên, với người lao động chỉ biết săn bắt, lượm hái thì con người muốn
duy trì sự sống, chống lại những tai hoạ của tự nhiên họ phải lao động sản xuất theo
cộng đồng, do đó quan hệ sản xuất lúc này phải là quan hệ sản xuất dựa trên chế độ
công xã nguyên thủy. Song, loài người, vì sự tồn tại và phát triển của mình họ phải
tìm cách cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất. Sự ra đời của công
cụ bằng kim loại, thủ công với con người lao động đã biết trồng trọt và chăn nuôi, sản
xuât theo từng gia đình có năng suất lao động cao hơn, loài người bắt dầu sản xuất ra
những sản phẩm thặng dư, do đó quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công xã nguyên
thủy tan rã và quan hệ sản xuất mới dựa trên chế độ tư hữu chủ nô ra đời.
+ Sự thay đổi và phát triển của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất cũng thay đổi
và phát triển cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Nhưng lực
lượng sản xuất thường có khuynh hướng phát triển nhanh hơn quan hệ sản xuất. Cho
nên, lực lượng sản xuất phát triển đến một giới hạn nhất định nào đó thì mâu thuẫn
với quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất không còn phù hợp với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất nữa, trở thành kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự phát triển khách quan đó tất yếu dẫn đến sự xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế
một kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Vậy nên trong xã hội có đối kháng
giai cấp: Mâu thuẫn lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được biểu hiện về mặt xã
hội là mâu thuẫn giai cấp; được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao
là cách mạng xã hội.
Ví dụ: Nước ta từ sau năm 1957 đến năm 1986 chúng ta đã kéo dài cơ chế chính sách
kế hoạch hóa tập trung bao cấp với tư tưởng nôn nóng muốn đưa nước ta tiến nhanh
lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc. Trong khi chúng ta vừa thoát khỏi cuộc
chiến tranh, tàn dư chế độ phong kiến còn đang tồn tại và hậu quả chiến tranh còn
nặng nề, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, khả năng
quản lý kinh tế còn yếu, lực lượng sản xuất thấp kém. Trong khi đó chúng ta lại ồ ạt
xây dựng mối quan hệ sản xuất ở trình độ không tương xứng, cụ thể là: Trong nông
nghiệp xây dựng hợp tác xã cấp cao, thực hiện hai hình thức sở hữu là sở hữu tập thể
và sở hữu nhà nước, thực hiện sở hữu toàn dân do đó làm cản trở sự phát triển của lực
lượng sản xuất, không khuyến khích được người lao động, chưa phát huy được nguồn
lực trong xã hội. Như ta đã biết sự phù hợp hay không giữa quan hệ sản xuất và trình
độ của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động tới toàn bộ quá trình vận
động và phát triển của xã hội. Đòi hỏi khách quan khi đó là phải thay quan hệ sản
xuất cũ, đã lỗi thời bằng một quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn. Chỉ có như vậy thì
lực lượng sản xuất mới được “cởi trói” để phát triển lên những trình độ cao hơn.
- Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
+ Tác động theo hai khuynh hướng chung đó là: Có thể thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất và cũng có thể kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi
quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
nó có ý nghĩa thúc đẩy, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan
hệ sản xuất lỗi thời không phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất thì nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng cuối cùng thì
quan hệ sản xuất cũ cũng bị thay thế bởi một quan hệ sản xuất cao hơn, tiến bộ hơn
phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Ví dụ: Cách mạng tư sản ở Anh (1642 – 1651), ở Pháp (1789 – 1799) đã xóa bỏ
phương thức sản xuất phong kiến và thay bằng phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Cách mạng vô sản năm 1917 ở Nga đã đưa phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa lần đầu tiên xuất hiện trên thực tế…
+ Phụ thuộc vào những giai cấp thống trị. Sự phụ thuộc này thể hiện trong quan hệ
về mặt lợi ích, giữa lợi ích của giai cấp thống trị với lợi ích chung của toàn bộ xã hội.
Nếu như lợi ích của giai cấp thống trị về cơ bản phù hợp với lợi ích chung của toàn
bộ xã hội, thì giai cấp thống trị có sự tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Còn lợi ích của giai cấp thống trị về cơ bản mâu thuẫn có tính chất
đối kháng với lợi ích chung của toàn bộ xã hội, thì giai cấp thống trị tác động kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Ví dụ: Công cụ bằng kim loại thay thế đồ đá , LLSX phát triển sẽ mở ra sản phẩm
thặng dư sẽ dẫn đến sự ra đời chế độ chiếm hữu nô lệ . Mâu thuẫn gay gắt giữa nô lệ
và chủ nô cho ra đời giai cấp phong kiến . LLSX dần mang nhiều yếu tố xã hội ,tô
tiền thay thế cho tô hiện vật , tô lao dịch , QHSX phong kiến chật hẹp đã bị thay thế
bằng QHSX TBCN . Sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật , người dân có trí tuệ và chuyên
môn hoá cao dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của
LLSX với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX . Để giải quyết mâu thuẫn này
đòi hỏi phải có một QHSX mới ra đời đó là QHSX XHCN
7. Cơ sở hạ tầng - Kiến trúc thượng tầng (CSHT - KTTT): Khái niệm, quan
hệ biện chứng, ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật này.
Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội:
- Cơ sở hạ tầng:
● Định nghĩa: Là toàn bộ những quan hệ sản xuất của xã hội trong sự vận động hiện
thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
● Các yếu tố cấu thành:
+ Quan hệ sản xuất thống trị
+ Quan hệ sản xuất tàn dư
+ Quan hệ sản xuất mầm mống
( Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị đặc trưng cho cơ sở hạ tầng của xã hội đó )
Ví dụ: Ở nước ta hiện tại đang xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần (kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). Trong đó,
thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể được nước ta xác định là giữ vai trò
nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Nhưng thành phần kinh tế nhà nước phải vươn lên
giữ vai trò chủ đạo để dẫn dắt toàn bộ nền kinh tế của nước ta phát triển theo đúng
định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Kiến thức thượng tầng:
● Định nghĩa: Là toàn bộ những tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương
ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất
định
● Cấu trúc:
+ Các hình thái tư tưởng xã hội
+ Các thiết chế xã hội tương ứng
+ Các yếu tố
+ Các quan hệ
( Trong xã hội có đối kháng giai cấp, KTTT cũng mang tính chất đối kháng. Tính đối
kháng của KTTT phản ánh tính đối kháng của CSHT và được biểu hiện ở xung đột,
sự đấu tranh về tư tưởng của các giai cấp đối kháng.
Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp là nhà
nước - công cụ quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp thống trị )
Ví dụ: Ở Việt Nam, hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ
vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội nên vì thế mà nó chi phối các hình
thái ý thức xã hội khác như đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam qua chính sách pháp quyền,...
Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT: Giữa CSHT và KTTT có mối quan
hệ biện chứng, gắn bó hữu cơ không tách rời nhau
Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT
- Vị trí: Đây là một trong hai quy luật cơ bản của sự vận động phát triển lịch sử xã
hội
- Nội dung quy luật: CSHT và KTTT là 2 mặt cơ bản của xã hội, tác động biện
chứng, trong đó CSHT quyết định KTTT còn KTTT tác động trở lại to lớn
- Thực chất của quy luật: Sự hình thành, vận động và phát triển các quan điểm tư
tưởng cùng với những thể chế chính trị xã hội tương ứng xét đến cùng phụ thuộc
vào quá trình sản xuất và tái sản xuất các quan hệ kinh tế.

* Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT:

- Vì: CSHT là những quan hệ vật chất – kinh tế nên quyết định các quan hệ xã hội về
tư tưởng (tinh thần). Từ tính tất yếu kinh tế xét đến cùng quyết định tính tất yếu
chính trị - xã hội. Tức là, CSHT nào thì sinh ra KTTT đó. Những biến đổi căn bản
trong CSHT sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong KTTT.

- Nội dung quyết định:

● Quyết định sự ra đời của KTTT


● Quyết định cơ cấu KTTT
● Quyết định tính chất của KTTT
● Quyết định sự vận động phát triển của KTTT

VD: Khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong
kiến làm cho các yếu tố từ nhà nước thực dân, bộ máy cai trị cũ bị xóa bỏ để xác định
chế độ dân chủ nhân dân mới, hay cụ thể là xác lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, thực hiện các quyền ban bố tự do dân chủ, xóa bỏ các loại thuế nặng,...

* Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:

- Vì: Do tính độc lập tương đối của KTTT, tính năng động, sáng tạo của ý thức,
tinh thần. Do vai trò sức mạnh vật chất của bộ máy tổ chức – thể chế

- Nội dung tác động trở lại:

● Củng cố, hoàn thiện và bảo vệ CSHT sinh ra nó, thực chất là bảo vệ lợi ích kinh
tế của giai cấp thống trị
● Ngăn chặn CSHT mới, xóa bỏ tàn dư CSHT cũ
● Định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế
- Phương thức tác động trở lại:
● Tác động theo 2 chiều: nếu cùng chiều với quy luật kinh tế thì thúc đẩy xã hội
phát triển, hoặc ngược lại
● KTTT chính trị có vai trò lớn nhất do phản ánh trực tiếp CSHT, là biểu hiện tập
trung của kinh tế

- Đặc điểm tác động của quy luật dưới CNXH:

●CSHT và KTTT không hình thành tự phát


● CSHT và KTTT XHCN dần dần loại trừ đối kháng xã hội
●Trong TKQĐ lên CNXH, việc xây dựng CSHT và KTTT XHCN phải được tiến
hành từng bước với những hình thức, quy mô thích hợp

Ví dụ: Ở Việt Nam, đường lối, chính sách,... của Đảng và Nhà nước phù hợp với
thực tiễn từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, cụ thể là đường lối đổi mới toàn
diện đất nước năm 1986 đến nay phù hợp với sự phát triển của Việt Nam, phù hợp
với xu hướng của quốc tế, làm cho nước ta phát triển mạnh mẽ như như hiện nay

Ý nghĩa trong đời sống xã hội:

- Ý nghĩa phương pháp luận: Giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị

- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng VN, Đảng ta đã rất quan tâm đến nhận thức
và vận dụng quy luật này

- Đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới
- ổn định – phát triển

Ví dụ:

- Trước năm 1986, Việt Nam chúng ta thổi phồng, đề cao quá vai trò của chính trị,
lúc bấy giờ “Chính trị là thống soái”, với cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu
bao cấp dẫn tới việc đường lối, chủ trương, chính sách đó không phù hợp với tình
hình cụ thể của đất nước chúng ta, làm cho nước ta rơi vào tình trạng kinh tế khủng
hoảng trầm trọng
- Từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã hoàn toàn đổi mới toàn diện các chính sách về
kinh tế, chính trị. Mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế, trước hết là đổi mới về tư
duy kinh tế, xóa bỏ cơ chế kế hóa tập trung quan liêu bao cấp cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước, từng bước đổi mới về chính trị, làm cho chính trị trở nên
ổn định hơn, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày được nâng cao
hơn.

8. Hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là
một quá trình lịch sử - tự nhiên.
- Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất
đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất
và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy
- Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự
nhiên.
+ Lịch sử phát triển của xã hội loài người thực chất là lịch sử phát triển của sản xuất
vật chất. Để thoả mãn nhu cầu trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, loài
người phải tiến hành sản xuất ra của cải vật chất.
Ví dụ:
+ Động lực thúc đẩy các hình thái kinh tế - xã hội phát triển lại nằm ngay trong lòng
xã hội.
Ví dụ: mâu thuẫn xã hội, mà trước hết là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất, mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, mâu thuẫn giữa
các giai cấp (trong xã hội có giai cấp)…
- Như vậy, nếu chúng ta quy các quan hệ xã hội vào các quan hệ sản xuất, rồi đem
quy các quan hệ sản xuất vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thì sẽ thấy
được sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội như là một quá trình lịch sử -
tự nhiên.

9. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
*Nhận thức:
- Lý luận nhận thực là một bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất của nhận thức;
giải quyết mối quan hệ của trí thức, của tư duy con người đối với hiện thực xung
quanh
Ví dụ: kim loại là chất rắn có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt,...
- Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm:
● CNDTKQ: không phủ nhận khả năng nhận thức của con người nhưng giải thích
một cách duy tâm, thần bí
● CNDTCQ: phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người; nhận thức là sự
phản ánh trạng thái chủ quan của con người
- Các quan điểm về nhận thức trong lịch sử triết học:
● Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi:
Nghi ngờ khả năng nhận thức của con người, tuy còn hạn chế nhưng có yếu tố tích
cực đối với nhận thức khoa học
● Quan điểm của thuyết không thể biết:
Con người không thể nhận thức được bản chất thế giới
● Quan điểm của CNDV trước Mác:
Nhận thức là sự phản ánh trực quan, đơn giản, là bản sao chép nguyên xi trạng thái
bất động của sự vật
- Lý luận nhận thức của Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
a) Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng:
● Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức con
người
● Công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan
● Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác,
ý thức nói chung
b) Nguồn gốc, bản chất của nhận thức:
● Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và khả năng nhận thức của con người
● Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể
nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người
● Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển
● Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ
động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể
*Thực tiễn:
a) Khái niệm thực tiễn:
- Quan điểm trước Mác:
● CNDT: hoạt động của tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn
● Triết học tôn giáo: cho rằng hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế là hoạt
động thực tiễn
● Chủ nghĩa duy vật siêu hình: sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận
thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan
- Quan niệm của Mác:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất, cảm tính có mục đích, mang tính lịch sử - xã
hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội
b) Đặc trưng của hoạt động thực tiễn:
- Là hoạt động vật chất, cảm tính
- Là phương thức tồn tại cơ bản, phổ biến của con người và xã hội
- Là hoạt động có mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
c) Các dạng hoạt động thực tiễn cơ bản:
- Hoạt động vật chất: Là hoạt động đầu tiên và căn bản nhất giúp con người hoàn
thiện cả bản tính sinh học và xã hội
Ví dụ: hoạt động trồng trọt chăn nuôi: trồng lúc, nuôi gia súc gia cầm, sản xuất
hàng hóa dịch vụ
- Hoạt động chính trị - xã hội: Là hoạt động nhằm biến đổi các quan hệ xã hội mà
đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kinh tế - xã hội
Ví dụ: nhà nước ban hành các chính sách pháp luật, kinh tế, xã hội: như ban hành
luật giao thông đường bộ, luật kinh tế,...
- Hoạt động thực nghiệm khoa học: Là quá trình mô phỏng hiện thực khách quan
trong phòng thí nghiệm để hình thành chân lý
Ví dụ: ứng dụng nghiên cứu vắc xin phòng chống vius corona chích trên cơ thể
con người
 Mỗi hoạt động có vai trò khác nhau nhưng sản xuất vật chất là quan trọng nhất
*Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
+ Cơ sở: Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người
Ví dụ: Thông qua việc chế tạo công cụ lao động và sử dụng công cụ lao động, bàn
tay con người ngày càng trở nên khéo léo hơn, tư duy phát triển hơn
+ Động lực: Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của
nhận thức; rèn luyện các giác quan của con người ngày càng tinh tế hơn, hoàn
thiện hơn
Ví dụ: Trước sự lây lan nhanh chóng và làm chết người của virus corona mà các
nhà khoa học phải nghiên cứu vắc xin phòng chống virus này
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn, nhằm cải
tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người
Ví dụ: Con người phát minh ra bóng đèn chỉ có giá trị khi được sử dụng hiệu quả
trong thực tiễn nhằm mục đích chiếu sáng và phục vụ sản xuất của con người
- Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Chỉ có qua thực nghiệm mới có thể xác định tính đúng đắn của một tri thức
+ Galile: Vật thể khác nhau về trọng lượng nhưng cùng tốc độ khi rơi xuống
+ Aristot: Vật thể khác nhau về trọng lượng thì sẽ khác nhau về tốc độ rơi
Ví dụ: Vắc - xin phòng chống căn bệnh bại liệt, cúm sởi, bạch hầu đã được kiểm
nghiệm hiệu quả trên người và được áp dụng chích rộng rãi trên cơ thể người

10. Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn.
- Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực
khách quan mà con người phản ánh và được thực tiễn kiểm nghiệm. Chân lý phải
được hiểu như một quá trình, bởi lẽ bản thân sự vật có quá trình vận động, biến
đổi, phát triển và sự nhận thức về nó cũng phải được vận động, biến đổi, phát triển.
Ví dụ: Hiểu biết sau đây là một chân lý: “không phải mặt trời xoay quanh trái đất
mà là ngược lại, trái đất xoay quanh mặt trời”.
- Vai trò của chân lý đối với thực tiễn:
● Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý. Chỉ nhờ vào thực tiễn và trên cơ sở
thực tiễn ta mới phân biệt được chân lý và sai lầm.
● Chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công và tính
hiệu quả của hoạt động thực tiễn
● Trong hoạt động nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn để đạt đến chân lý, trong
hoạt động thực tiễn phải tự giác vận dụng chân lý để phát triển thực tiễn, nâng
cao hiệu quả hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội
● Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ biện chứng
trong quá trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn chân lý phát triển
nhờ thực tiễn, thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con
người đạt được trong hoạt động thực tiễn
● Việc coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo chúng vào trong
các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động đó về
thực chất cũng chính là phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn
hiện nay

11. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội (TTXH) và ý thức xã hội
(YTXH)
*Tồn tại xã hội:
- Khái niệm: TTXH là khái niệm triết học dùng để chỉ toàn bộ những sinh hoạt vật
chất và những điều kiện sinh hoạt chất của xã hội trong những giai đoạn lịch sử
nhất định
Ví dụ:
● Hoạt động học tập được xem là sinh hoạt vật chất bởi học tập là để tồn tại. Trong
đó những điều kiện sinh hoạt vật chất của học tập là sách, vở, trường, lớp, thầy
cô,...
● Trong thời buổi covid hoành hành như hiện nay, mọi người đã hạn chế việc tiếp
xúc gần với nhau, luôn sử dụng cồn để vệ sinh tay tránh nhiễm covid. Và covid ấy
chính là hiện tượng tồn tại trong xã hội.
- Các yếu tố cơ bản của TTXH:
+ Phương thức sản xuất vật chất (giữ vai trò quyết định hai yếu tố còn lại). Tồn tại
của một xã hội luôn luôn tồn tại phương thức SXVC và phương thức SXVC có
quyết định sự tồn tại của xã hội đồng thời quyết định sự khác nhau giữa các hình
thái kinh tế - xã hội.
+ Điều kiện tự nhiên, địa lý
Ví dụ: Nhật Bản được ví là lâu đài xây trên cát còn Việt Nam là túp lều tranh xây
trên núi vàng
+ Dân số và mật số dân số
*Ý thức xã hội:
- Khái niệm: YTXH là khái niệm triết học dùng để chỉ các măt, các bộ phận khác
nhau của lĩnh vực tinh thần xã hội như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng,
truyền thống của cộng đồng xã hội; mà những bộ phận này nảy sinh từ tồn tại xã
hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Ví dụ: quan điểm tư tưởng của người dân về vấn đề dịch bệnh ngày nay hay vấn
đề “đội giá” dụng cụ test covid đã gây nhiều tranh cãi, bức xúc trong dư luận ngày
qua.
- Kết cấu của ý thức xã hội:
● Theo trình độ phản ánh
❖Ý thức xã hội thông thường: Là những tri thức, những quan niệm của con người
hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ
thống hóa, khái quát hóa
❖Ý thức lý luận: Là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa
thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù,
quy luật
● Theo trình độ và phương thức phản ánh đối với TTXH
❖Tâm lý xã hội: Toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí… của
những cộng đồng người nhất định; là sự phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn
cảnh sống
❖Hệ tư tưởng: Toàn bộ các quan niệm, quan điểm xã hội như chính trị, triết học, đạo
đức,... phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội
Trong xã hội có giai cấp, YTXH cũng mang tính giai cấp. Tính giai cấp của YTXH
biểu hiện ở cả tâm lý xã hội lẫn hệ tự tưởng (tức nó phản ánh quyền lợi và lợi ích của
giai cấp thống trị)
Ví dụ: YTXH ở Việt Nam chúng ta là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, nó phản ánh bản chất giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng lãnh đạo.
Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
TTXH quyết định YTXH tức YTXH ra đời trên cơ sở TTXH và phản ánh TTXH.
Tuy nhiên, bản thân YTXH cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại TTXH.
Ví dụ: Nếu một YTXH minh bạch, tích cực nó sẽ thúc đẩy TTXH phát triển, nếu một
YTXH lạc hậu thì sẽ kìm hãm YTXH
Các hình thái YTXH: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức
nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn giáo, ý thức khoa học, ý thức triết học
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
- YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH:
Nguyên nhân:
● TTXH thường biến đổi nhanh
● Do tính bảo thủ của một số hình thái YTXH
● YTXH mang tính giai cấp, các giai cấp phản động cũ sử dụng tư tưởng cũ để
chống lại các lực lượng tiến bộ
Ý nghĩa:
● Thường xuyên đấu tranh xóa bỏ các tàn dư của xã hội cũ
● Kế thừa, giữ gìn, phát huy tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của dân tộc
Ví dụ: Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”; gia trưởng; tính tùy tiện, tự do của người sản
xuất nhỏ; tư duy kinh nghiệm
- YTXH có thể vượt trước TTXH
Biểu hiện:
● Tư tưởng khoa học có thể vượt trước, dự báo sự phát triển của TTXH (xuất phát từ
TTXH)
● Tư tưởng vượt trước là phản khoa học (xuất phát từ ý muốn chủ quan)
Ý nghĩa:
Tư tưởng khoa học vượt trước có vai trò định hướng, chỉ đạo hoạt động của con
người  Thành công và ngược lại
Ví dụ: Chủ nghĩa Mác - Lênin dự báo về sự thắng lợi của cách mạng vô sản; khoán
chui ở Vĩnh Phúc vào thập kỷ cuối 60 -> Xuất phát từ TTXH… ; có tư tưởng vượt
trước là phản khoa học với chủ trương nóng vội xây dựng QHSC XHCN (công hữu)
- YTXH có tính kế thừa
Biểu hiện:
● YTXH mới trước hết phản ánh TTXH đương thời
● YTXH mới còn tiếp thu cả YTXH cũ
Ý nghĩa:
Khi nghiên cứu các hình thái YTXH phải nghiên cứu bối cảnh xuất hiện tư tưởng đó
(TTXH) và cả những tư tưởng, ý thức đã có từ trước (YTXH -> tính kế thừa)
Ví dụ: Chủ nghĩa của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc của Đảng ta hiện nay
- Sự tác động qua lại của các hình thái YTXH
Biểu hiện:
● Các hình thái YTXH đều có nguồn gốc từ TTXH
● Mỗi hình thái YTXH khác nhau về hình thức phản ánh, phương diện phản ánh nên
không thể thay thế nhau
Ý nghĩa:
Khi phân tích một hình thái YTXH không chỉ chú ý tới điều kiện kinh tế - xã hội đã
sinh ra nó; những yếu tố mà nó đã kế thừa; chú ý tới sự tác động của nó với các hình
thái ý thức khác.
Ví dụ: Thời Lý - Trần: tác động của Phật giáo, Nho giáo, văn hóa truyền thống…
 Phật giáo chi phối đời sống tinh thần của XH.
- YTXH tác động trở lại TTXH
Biểu hiện:
Tư tưởng, chính sách tiến bộ, cách mạng, phản ánh đúng hiện thực khách quan thúc
đẩy xã hội phát triển và ngược lại.
Ý nghĩa:
● Phải phát huy vai trò của tư tưởng tiến bộ, cách mạng, khoa học,...
● Đẩy mạnh CMXHCN lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
● Thấy tầm quan trọng của YTXH trong quá trình hình thành nền văn hóa mới và
con người mới.
Ví dụ: Chính sách khoán trong nông nghiệp trước đây; chính sách hạn điền hiện
nay…

12. Quan niệm về con người và bản chất con người.


- Theo C. Mác: Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao
nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả
các thành tựu của văn minh và văn hóa. Con người là một thực thể sinh vật, là sản
phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội.
- Bản chất con người:
+ Con người - thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Nghĩa là: Con
người bao giờ cũng được cấu thành bởi 2 phần là phần con (thực thể sinh học) và
phần người (thực thể xã hội). Trong đó, thực thể xã hội bao giờ cũng giữa vai trò
quyết định.
Ví dụ: Bên cạnh những nhu cầu về vật chất thì con người còn có nhu cầu về tinh thần
như: Nhu cầu vui chơi, giải trí; Nhu cầu về mưu cầu hạnh phúc; Nhu cầu về ăn, mặc;
Nhu cầu về hưởng các giá trị tinh thần,... Đây là điều không có ở những con vật khác.
Bởi ở con vật khác chỉ tồn tại thực thể sinh học còn con người là sự kết hợp thực thể
sinh học và thực thể xã hội.
+ Con người là tổng hòa các mối quan hệ của xã hội. Nghĩa là: Bản chất con người
không do ai sinh ra mà nó là kết quả tổng hòa các quan hệ xã hội, nó hình thành và
thay đổi cùng với sự hình thành và thay đổi của quan hệ xã hội (Ví dụ: quan hệ tôn
giáo, quan hệ kinh tế, quan hệ pháp luật,...). Mà trong đó, quan hệ kinh tế giữa vai trò
quyết định việc hình thành và thay đổi bản chất con người.
Ví dụ: Ông bà ta thường có câu “Phú quý sinh lễ nghĩa”, “Bần cùng sinh đạo tặc”
hay “Nhàn cư vi bất thiện”....
+ Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.
Ví dụ:
+ Con người sống trong thời chiến tranh sẽ nghĩ ra công cụ để chiến đấu sẽ khác với
con người sống trong thời bình luôn nghĩ cách sinh sống và phát triển.
+ Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người.

13. Anh/chị hãy phân loại và làm rõ mâu thuẫn. Cho ví dụ chi tiết để chứng
minh.

Mâu thuẫn theo phép biện chứng duy vật chính là những mặt, những khuynh
hướng, lực lượng,... đối lập nhau trong chính đối tượng. Chúng vừa thống nhất (mang
tính tương đối), vừa đấu tranh (mang tính tuyệt đối), vừa nương tựa thậm chí là
chuyển hóa lẫn nhau. Và mâu thuẫn sẽ tồn tại ở mọi giai đoạn phát triển của mọi sự
vật, hiện tượng. Theo V.I.Lênin: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các
bộ phận đối lập của nó..., đó là thực chất… của phép biện chứng”. Ở trong phép biện
chứng, mối liên hệ giữa các mặt đối lập chính là mâu thuẫn. Người ta căn cứ vào các
khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng để phân loại mâu thuẫn.

Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các
giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong
phú, đa dạng được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập,
bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật)
mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.

- Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân loại thành mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
+ Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng
đối lập của cùng một sự vật.
+ Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong
mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.

Ví dụ: Trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân là
mâu thuẫn bên trong, còn mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong
ASEAN là mâu thuẫn bên ngoài. Nếu trong phạm vi ASEAN thì mâu thuẫn giữa các
nước trong khối lại là mâu thuẫn bên trong, còn mâu thuẫn giữa ASEAN với các khối
khác như EU thì là mâu thuẫn bên ngoài.

Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
chỉ là sự tương đối, tuỳ theo phạm vi xem xét. Cùng một mâu thuẫn nhưng xét trong
mối quan hệ này là mâu thuẫn bên ngoài nhưng xét trong mối quan hệ khác lại là mâu
thuẫn bên trong. Để xác định một mâu thuẫn nào đó là mâu thuẫn bên trong hay mâu
thuẫn bên ngoài trước hết phải xác định phạm vi sự vật được xem xét. Mâu thuẫn bên
trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự
vật. Còn mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật. Tuy nhiên,
mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng tác động qua lại lẫn nhau.
Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên
ngoài, việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên
trong.

- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật,
hiện tượng trong mỗi giai đoạn nhất định, có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ yếu
và mâu thuẫn thứ yếu.

+ Mâu thuẫn chủ yếu: Luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự
vật, hiện tượng, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai
đoạn đó của quá trình phát triển.

Giải quyết mâu thuẫn chủ yếu sẽ tạo điều kiện để giải quyết các mâu thuẫn khác ở
cùng giai đoạn; sự phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng từ hình thức này
sang hình thức khác phụ thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.

Mâu thuẫn cơ bản có quan hệ mật thiết với mâu thuẫn chủ yếu. Mâu thuẫn
chủ yếu có thể là biểu hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản hoặc có thể là kết quả của
sự vận động chung của mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định. Giải quyết mâu
thuẫn chủ yếu giúp giải quyết dần dần các mâu thuẫn cơ bản.

Ví dụ: Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm tại Việt Nam,
nhất là trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Rất nhiều
bạn trẻ đã và đang mang trong mình những ấp ủ, ý tưởng để có thể tạo nên những sản
phẩm độc nhất cho riêng mình, muốn tự mình lập doanh nghiệp để làm chủ mà không
phải làm thuê cho ai. Nhưng điều đáng nói là họ chẳng có đủ năng lực để có thể tạo
ra cho bản thân một lối đi khác mà lại chọn cách biến ý tưởng của người khác thành
của mình và tiếp tục đi vào ngõ cụt của người đi trước. Chẳng hạn như hiện nay trong
thị trường mua bán các sản phẩm online, các loại mỹ phẩm nội địa Trung Quốc đang
dần trở thành một cơn “sốt” khi có đa dạng mẫu mã với giá cả rất rẻ. Và đa phần các
sản phẩm đó đều được làm “nhái” lại theo các hãng mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới.

+ Mâu thuẫn thứ yếu: Là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Nó không đóng vai trò chi phối sự vật, hiện
tượng mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.

Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu
thuẫn chủ yếu.

Ví dụ: Theo như ví dụ về việc khởi nghiệp đã được nêu ở trên, bên cạnh mâu
thuẫn chủ yếu là năng lực, trình độ, khoản vốn đầu tư,… thì còn tồn tại các mâu
thuẫn thứ yếu như mục tiêu, nhận thức pháp lý,…
- Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản đối lập nhau trong mối quan hệ giữa
các giai cấp vào một giai đoạn lịch sử nhất định. Người ta chia làm hai loại mâu
thuẫn: mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

+ Mâu thuẫn đối kháng: Đây là mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai cấp, lực
lượng lao động, xu hướng xã hội,… có lợi ích về kinh tế, tư tưởng,… đối lập nhau và
không thể điều hòa được.

Ví dụ: Chẳng hạn như trong Chủ nghĩa tư bản luôn tồn tại mâu thuẫn giữa giai
cấp công nhân và giai cấp tư sản. Khi ấy giai cấp tư sản muốn duy trì chế độ bóc lột
(giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản hay cụ thể hơn là giai cấp công nhân), chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất. Còn về giai cấp công nhân lại muốn xóa bỏ chế độ bóc lột,
tư hữu lập nên chế độ công hữu.

Hay mâu thuẫn giữa dân tộc với nước đi xâm lược. Ví dụ như thực dân Pháp đô
hộ, bóc lột đồng bào nước ta suốt 96 năm kể từ tháng 7 năm 1858 (dưới triều vua Tự
Đức), hải quân của Trung tướng Pháp Rigault de Genouilly với hơn 3.000 quân bắn
phá Đà Nẵng, chiếm đóng đồn An Hải. Mãi đến ngày 7 tháng 5 năm 1954 nhân dân
ta mới giành lại được đất nước, đánh đuổi thực dân Pháp với chiến thắng Điện Biên
Phủ vẻ vang kết thúc thời kỳ nô dịch, chấm dứt giai đoạn mâu thuẫn đối kháng gay
gắt giữa đồng bào Việt Nam với quân đội thực dân Pháp.

+ Mâu thuẫn không đối kháng: Đây là mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai cấp,
lực lượng người, xu hướng xã hội,...có lợi ích cơ bản (kinh tế, tư tưởng,…) không đối
lập nhau, nên đây chỉ là mâu thuẫn tạm thời, cục bộ.

Ví dụ: Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa những người trong lực lượng lao động,
giữa công nhân với nông dân, cụ thể hơn có thể là giữa người làm gốm với người
trồng cây. Mâu thuẫn này không chỉ khác nhau về tính chất mà còn khác nhau về xu
hướng phát triển. Tuy khác nhau về mục đích nhưng trong quá trình lao động giữa
người làm gốm với người trồng cây ít nhiều cũng có tác động qua lại, cũng có mâu
thuẫn với nhau. Họ có tác động lẫn nhau theo chiều mâu thuẫn, vì cả hai bên đều cần
người tiêu dùng, cần thị trường để tiêu thụ sản phẩm trong khi người tiêu dùng và thị
trường để tiêu thụ sản phẩm lại có hạn, từ đó cản trở hoạt động lẫn nhau.

You might also like