You are on page 1of 10

TRIẾT HỌC MAC-LENIN

1. Nội dung nguyên lý về mối quan hệ phổ biến. Nêu ý nghĩa phương pháp luận
của nguyên lý này? Lấy ví dụ minh họa.
- Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến nói lên rằng, các sự vật, hiện tượng hay các
mặt, bộ phận trong một sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối quan hệ quy định lẫn nhau,
tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau và nó diễn ra ở mọi svht trong TG.
- Các mối quan hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng phong phú:
+ Tính khách quan thể hiện mối quan hệ phổ biến là cái vốn có của svht, tồn tại bên
ngoài và độc lập với ý thức của con người, do con người có nhận thức hay không thì mối
quan hệ vẫn tồn tại. Từ đó tất cả mọi svht cũng như thế giới, luôn luôn tồn tại trong mối
liên hệ phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau, không có svht nào tồn tại riêng rẻ, không
liên hệ. Ví dụ về quá trình tiêu hóa thức ăn của con người: thức ăn đi theo quá trình: Từ
khoang miệng-> thực quản-> dạ dày-> ruột non-> ruột già, mối liên hệ giữa chúng là hô
hấp, bài tiết, tiêu hóa diễn ra trong cơ thể con người. Hay đại dịch covid 19 xuất hiện vào
ngày 31/12/2019 ở TQ, nếu chúng ta thực hiện không tốt việc chống dịch thì tình trạng
lây lan dịch bệnh ngày càng phức tạp, từ đó sẽ lây lan, xuất hiện ở nhiều quốc gia trên
TG.
+ Tính phổ biến cho rằng mối liên hệ này không chỉ diễn ra ở 1 svht trong đời sống XH,
mối liên hệ này diễn ra ở mọi svht, mọi lĩnh vực trong đời sống XH: tự nhiên, xã hội, tư
duy. Một ví dụ điển hình như ở thời kì nguyên thủy, con người chỉ có thể săn bắn, hái
lượm, nhưng đến khi công cụ lao động như cày, cuốc xuất hiện đã tác động mạnh mẽ làm
thay đổi đối tượng lao động là đất đai. Từ đó con người bắt đầu hoạt động trồng trọt để
tạo ra sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống của mình.
+ Tính đa dạng, phong phú cho rằng các svht khác nhau thì vị trí, vai trò của nó sẽ khác
nhau, ở không gian khác nhau thì mối quan hệ khác nhau và thời gian khác nhau thì mói
quan hệ khác nhau. Ví dụ như các loại cá, chim, thú đều có quan hệ với nước nhưng mối
quan hệ giữa cá với nước khác hoàn toàn mối quan hệ của nước với chim, thú. Cá không
thể sống thiếu nước nhưng các loài chim, thú khác không sống trong nước thường xuyên
được.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Khi ngiên cứu đối tượng cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện: Thứ nhất, khi
nghiên cứu, xem xét đối tượng cần đặt nó trong một chỉnh thể thống nhất. Thứ hai,
xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, các mối liên hệ của sv. Thứ ba, phân loại mối
liên hệ, vận dụng MLH vào trong c/s. Thứ tư, vận dụng mối liên hệ vào trong cuộc
sống. Thứ năm, chống lại quan điểm siêu hình, phản diện,…
+ Khi nghiên cứu đối tượng cũng cần tuân thủ quan điểm lịch sử cụ thể: Thứ nhất:
xem xét svht phải đặt svht trong quá trình vận động. Thứ hai, cần chú ý đến hoàn
cảnh lịch sử cụ thể mà đối tượng đó sinh ra, tồn tại, biến đổi và phát triển. Thứ ba,
nhận thức và cải tạo svht cần phải gắn với không gian, thời gian xác định.
2. Nội dung nguyên lý về sự phát triển. Nêu ý nghĩa phương pháp luận của
nguyên lý này? Lấy ví dụ minh họa.
a. - Nội dung nguyên lý: phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình
vận động đi lên, theo con đường từ: thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện. Ví dụ, 5 hình thái khinh tế- XH: hình thái XH công xã
nguyên thủy-> chiếm hữu nô lệ-> pk->TBCN->XHCN
- Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng
phong phú
+ Tính khách quan của sự phát triển chỉ ra rằng phát triển là cái vốn có của svht
trong tự nhiên mang tính tự phát, trong xã hội phải thông qua hoạt động có ý thức
của con người. Nguồn gốc động lực của sự phát triển xuất phát từ nhu cầu tồn tại
của bản thân sự vật. Do 2 quá trình tích lũy tạo nên: tích lũy dần về lượng (đủ) và
giải quyết mâu thuẫn. Ví dụ ngày xưa con người chỉ có chiếc điện thoại thô sơ, chỉ
dùng để nghe, gọi, nhắn tin nhưng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ
thuật, con người đã phát minh ra chiếc smartphone với nhiều tính năng khác nhau.
+ Tính phổ biến của svht chỉ ra rằng không phải không gian nào cũng có sự phát
triển, thời gian nào cũng có sự phát triển và lĩnh vực nào cũng có sự phát triển (Tự
nhiên: XH, tư duy). Tất cả mọi svht cũng như TG, luôn luôn tồn tại trong trạng
thái vận động, biến đổi không ngừng (Phát triển). Ví dụ: trong tự nhiên: Hạt lúa,
hạt đậu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng
nó vẫn phát triển. Trong xã hội có sự thay thế của cá hình thái KTXH trong lịch sử
XH còn trong tư duy thì làm thay đổi tư duy của mỗi người, mỗi gia đình, tư tưởng
trọng nam khinh nữ.
+ Tính đa dạng, phong phú của svht chỉ ra rằng mỗi lĩnh vực có sự phát triển khác
nhau. Mỗi sv có một cách thức phát triển riêng. Phụ thuộc vào không gian, thời
gian và những yếu tố, điều kiện tác động lên svht.Từ đó, phát triển diễn ra ở mọi
svht trong đời sống XH là khác nhau. Ví dụ, trong không gian cơ thể của con
người vi-rút có thể phát triển và sinh sản tốt nhưng trong không gian môi trường
bên ngoài con người, vi- rút không thể sinh trưởng và phát triển.
b. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Quan điểm lịch sử cụ thể - Quan điểm phát triển: thứ nhất svht khác nhau-> mối
quan hệ khác nhau-> Vị trí vai trò khác nhau. Thứ hai, Khi xem xét svht phải luôn
đặt nó trong khuynh hướng vận động biến đổi, nhằm phát hiện ra xu hướng biến
đổi. Thứ ba, nhận thức svht trong tính biện chứng để thấy được tính quanh co,
phức tạp của sự phát triển, ví dụ bệnh ở những giai đoạn khác nhau có những biểu
hiện, phác đồ điều trị khác nhau. Thứ tư, biết phát hiện và ủng hộ cái mới, chống
lại tư tưởng bảo thủ, trì trệ định kiến. Thứ năm, biết cách kế thừa các yếu tố tích
cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
Kết luận: quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ,
định kiến đối lập với phát triển. Đó là những yếu tố cần thiết để phát triển ngành y
tế nói riêng và lĩnh vực khác nói chung. Ví dụ: BS,DS là những người đi đầu công
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người. Do đó: Nếu không vận động theo
nguyên lý phát triển sẽ dễ dàng bị đào thải.
3. Nội dung quy luật phủ định của phủ định. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận
của quy luật này vào thực tiễn?
* Quy luật phủ định của phủ định là 1 trong 3 ql cơ bản của phép biện chứng duy
vật. Quy luật này chỉ ra khuynh hướng (con đường) sự phát triển của svht trong
TG hiện thực khách quan. Khi phát triển thì chúng diễn ra không theo đường
thẳng, hình tròn mà theo con đường quanh co, phức tạp và Lenin gọi là “đường
xoáy ốc”
Để phân tích được nội dung ql này, trước hết chúng ta cần làm rõ 1 số khái niệm
sau đây:
- Phủ định là gì? Là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thay thế svht này = svht
khác. Trước kia nơi tôi sống chỉ là một khu rừng sau khi được nhà nước khai
hoang, mở đường thì tại khu rừng ấy đã được được thay thế bằng những ngôi nhà,
xóm làng.
- Phủ định siêu hình dùng để chỉ sự phủ định mà sự phủ định này là ho svht phát triển,
thụt lùi, đi xuống và dẫn tới sự tan rã tức là phủ định siêu hình xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, ví
dụ Gió to làm đổ cây lúa ngoài đồng.
+ Các tác động, can thiệp trực tiếp từ bên ngoài: hiện tượng gió to
+ Sự vật, hiện tượng cũ mất đi: cây lúa ngoài đồng
+ Sự vật, hiện tượng mới hình thành: cây lúa gãy đổ
Giữa cây lúa đứng thẳng với cây lúa gãy đổ không có sự liên hệ, không sinh ra nhau theo
tính chất của sự vận động và phát triển. Cái mất đi, sinh ra cái mới do sự tác động từ bên
ngoài một cách trực tiếp.
=> Phủ định siêu hình
- Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển
tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
Tuy nhiên có sự phủ định chỉ là phá hủy cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến lên và lực
lượng phủ định được đưa từ ngoài vào kết cấu của sự vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ
định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, cho cái mới ra đời thay cái cũ. Ví dụ: quá
trình “hạt giống nảy mầm”. Trong trường hợp này: cái mầm ra đời từ cái hạt; sự ra đời
của nó là sự phủ định biện chứng đối với cái hạt, nhờ đó giống loài này tiếp tục quá trình
sinh tồn và phát triển.
- Phủ định biện chứng có tính khách quan ( do nguyên nhân bên trong, do kết qủa đấu
tranh của 2 mặt đối lập),tính phổ biến (diễn ra ở mọi lĩnh vực trong đời sống: tự nhiện,
xã hội và tư duy), tính đa dạng, phong phú (tự nhiên khác xã hội, xã hội khác với tư duy
nó thể hiện ở nội dung, hình thức của sự phủ định) và tính kế thừa ( thể hện cái mới ra
đời trên cơ sở cái cũ, kế thừa những yếu tố, những mặt tích cực của svht ra đời trước,
đồng thời loại bỏ những mặt hạn chế, không phù hợp)
- Nội dung quy luật phủ định của phủ định: khái quát lên sự phát triển của svht, là
quá trình tiến lên nhưng ko theo đường thẳng, mày theo con đường “xoáy trôn ốc”
Nghĩa là: “Cái mới ra đời thay thế cái cũ.’’ Nhưng theo qui luật vận động và phát triển
cái mới lại trở thành cái cũ. Khi bị cái mới khác ra đời thay thế, quá trình này diễn ra
liện tục, thường xuyên,…
Ví dụ: - Kỹ thuật hình ảnh trong y khoa
- Biện pháp phòng tránh thai
- Qúa trình chinh phục tri thức của con người
- Nhu cầu bản năng của con người
- Sự phát triển của điện thoại di động: chiếc điện thoại đầu tiên ra đời-> carry
phone-> điện thoại di động-> smartphone (Điện thoại thông minh)
* Phủ định mang tính “chu kỳ” trong quá trình phát triển của sv.
T1: Tức là từ một điểm xuất phát trải qua 1 số lần phủ định, sv dường như quay
trở lại cái ban đầu (xuất phát) nhưng trên cơ sở cao hơn.
T2: Số lần phủ định đối với mỗi chu kỳ của từng sv cụ thể là khác nhau. Có svht
chỉ trải qua 2 lần phủ định. Nhưng có những svht trải qua 3 or 4 lần pđ.
T3: Cơ chế của quá trình phủ định của phụ định: Khẳng định-> Phủ định-> PĐ or

- Số lần PĐ của mỗi svht là khác nhau. Nhưng theo quy luật (cơ chế)

PHỦ ĐỊNH LẦN 1 SV (A) SV (-A)

PĐ LẦN 2 SV (-A) SV (A)


Ví dụ Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng) => Phủ định lần 1
tạo ra cây lúa -> Phủ định lần 2, cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.
Angghen đưa ra ví dụ về hạt lúa, ông lấy số lượng là 5kg làm điểm khởi đầu cho chu kì
phát triển lần thứ nhất, nếu hạt lúa này gặp điều kiện thuận lợi: có nhiệt độ, có độ ẩm,
ánh sáng sẽ nảy mầm thành cây lúa non, từ cây mạ nếu gặp điều kiện thuận lợi: có
nước,có phân và có người chăm sóc thì theo quy luật sinh trưởng sau 3 tháng thì hạt lúa
sẽ phát triển ra 500kg bông lúa.
T3: Khuynh hướng phát triển là theo đường xoáy ốc, chứ ko phải theo đường
thẳng. Bởi vì: Vận động phát triển đi lên là khuynh hướng chung của mọi svht, nó
diễn ra ko theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.
- Quanh co, phức tạp
- Nếu chúng ta tin phát triển diễn ra theo đường thẳng-> thất bại-> chấm hết… trong
đ/s xh có những lúc p. tr:
Thụt lùi, đi xuống, thất bại,…
VD: Hành trình chinh phục tri thức
Như vậy:
- Trải qua ít nhất 2 lần PĐ, thì svht quay lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao
hơn
(Số lượng+ chất lượng)
 Trên thực tế có svht trải qua 2 lần pđ. Nhưng có những svht trải qua 3 or 4 lần
pđ, và có những svht trải qua hàng ngàn lần pđ (2000 lần pđ- 2000 lần thất bại)
b. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Giúp con người hiểu rõ hơn về sự ra đời của cái mới. Cái tiến bộ nhất định sẽ thay
thế cái cũ,…
- Cái mới ra đời là cái tiến bộ. Nhưng chưa hoàn thiện (trong tự nhiên diễn ra tự
phát; XH phụ thuộc vào nhận thức và hành động của con người.)
- Cái mới ra đời bắt nguồn từ cái cũ (Biện chứng- chọn lọc) Trong thực tiễn tránh
thái độ phủ định sạch trơn cái cũ.
- Cần ủng hộ, tạo điều kiện và đấu tranh cho thắng lợi của cái mới, khắc phục tư
tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều,… trong phủ định biện chứng.
- Trong quá trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng
đó. Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt
dưới sự quản lý điều tiết của nhà nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế
tập trung, bao cấp đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong
tương lai đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.
- Tuy nhiên ở mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng, do đó, chúng ta đã nhận thức
được vấn đề và đã có cách thức tác động phù hợp với sự phát triển của thực tiễn
đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và từng bước xóa bỏ đói
nghèo nhưng không vì thế mà chúng ta không trân trọng cái cũ.
- Chúng ta đã biết giữ hình thức cải tạo nội dung, biết kế thừa và sử dụng
đặc trựng tiến bộ của nền kinh tế tập trung là tiền đề để phát triển nền
kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.chính
vì vậy mới có kết quả đáng mừng của 20 năm đổi mới.
- Tuy nhiên để có thành công như hôn nay, trong hoạt động của chúng ta, cả
hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiến chúng ta phải vận dụng
tổng hợp tất cả những quy luật một cách đầy đủ sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp
với điều kiện cụ thể. Chỉ có như vậy hoạt động của chúng ta kể cả hoạt động học tập,
mới có chất lượng và hiệu quả cao
4. Sản xuất vật chất và vai trò sản xuất vật chất trong đời sống xã hội?
 Sản xuất là 1 loại hình hoạt động đặc trưng của con người, là hoạt động tạo ra
giá trị vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của
con người. Sản xuất chính là điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với
thế giới động vật. Có 3 loại hình sãn xuất xã hội: sxvc: xe,tủ lạnh, máy tính,
lương thực; sx tinh thần: sx bài hát, tiểu thuyết, phim; sx ra bản thân con
người: duy trì nòi giống của con người. Sxvc giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại
và phát triển của XH
 Sản xuất vật chất là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lđ tác
động trực tiếp or gián tiếp vào giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của
giới tự nhiên để tạo ra của cải xh nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển
của con người. Đây là hoạt động có ý thức, có mục đích; không thỏa mãn với
những gì có sẵn trong giới tự nhiên…
Ví dụ: Từ việc săn bắt, hái lượm bằng tay con người dần dần biết tạo vũ khí để
sản xuất. Sau đó tiến bộ đến ngày nay là sản xuất vật chất quy mô công nghiệp
lớn.
 Vai trò của sxvc:
- Sxvc là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất vật chất tạo ra tư
liệu phục vụ cho nhu cầu của con người. Sxvc là yêu cầu khách quan của sự sinh
tồn. Con người muốn tồn tại, phát triển thì phải đáp ứng được các nhu cầu vật chất
tốt thiểu như: ăn, uống,ở,… Ví dụ như khi chúng ta đói bụng thì chúng ta khó để
sống, tập trung học tập, làm việc nên để tồn tại và phát triển thì phải thỏa mãn nhu
cầu đó mà để thỏa mãn được nhu cầu ấy thì cần phải sxvc để có cái ăn.
- Sxvc tạo ra mối quan hệ XH. Để tiến hành quá trình sxvc, con người phải thiết lập
các mối quan hệ với nhau, đó chính là các quan hệ sản xuất và từ đó phát sinh
những mối quan hệ XH khác: chính trị, đạo đức, pháp luật,…Ví dụ khi làm việc ở
một công ty thì chúng ta cần nhu cầu giao tiếp để trao đổi công việc với nhau, từ
đó sẽ xuất hiện những mối quan hệ xã hội và ngày xưa khi con người hoạt động
sxvc thì cũng cần trao đổi, nói chuyện với nhau nên từ đó tiếng nói, chữ viết được
xuất hiện, trở thành phương tiện để giao tiếp, trao đổi và truyền bá kinh nghiệm từ
thế hệ này sang thế hệ khác
- SXVC là cơ sở tiến bộ của xh loài người. Suốt chiều dài lịch sử, nền sx của cải xh
không ngừng phát triển thừ thấp đến cao, đó là do sxvc. Từ các công cụ bằng đá,
con người đã sản xuất ra công cụ bằng sắt, đồng sau đó nhờ cuộc cách mạng công
nghiệp để phục vụ sx, con người đã biết dùng máy móc, động cơ hơi nước, hệ
thống cơ khí hóa,… Sxvc cũng là cơ sở để biến đổi bản thân con người ngày càng
tiến bộ, nhờ sxvc nên cơ thể con người không ngừng hoàn thiện và phát triển như
có dáng đi thẳng, không còn gù lưng như vượn và có sự phân hóa chức năng giữa
chân, tay, bộ óc và các giác quan của con người cũng ngày càng phát triển hơn.
5. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lương sx? Sự vận dụng
của Đẳng và Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế?
 Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa 2 mặt: lực lượng sản xuất và quan
hệ sx. Phương thức sx là cách thức mà con người chúng ta tiến hành, sử dụng
để sx ra của cải vật chất trong 1 giai đoạn lịch sử nhất định. Lực lượng sx biểu
hiện mới quan hệ giữa con người (người lao động) với giới tự nhiên (*tư liệu
sx).
- Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng sáng tạo nhất định
trong quá trình sx của xh. Người lao động là chủ thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể
tiêu dùng mọi của cải vật chất xh. Đây là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của
sx. Ngày nay, trong nền sx xh, tỷ trọng lđ cơ bắp đang có xu thế giảm, trong đó lđ
có trí tuệ và lđ trí tuệ ngày càng tăng lên.
- Tư liệu sx là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sx, bao gồm tư liệu lđ và đối
tượng lđ. Tư liệu lđ bao gồm công cụ lđ (Qúa trình) và phương tiện lđ. Đối tượng
lđ bao gồm: Không phải toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ một bộ phận của giới tự
nhiên được con người đưa vào sản xuất để tạo ra của cải. Bao gồm cả những cái có
sẵn trong tự nhiên và cả dạng nhân tạo bởi trong quá trình sản xuất cần những đối
tượng lao động mới để mở rộng khả năng sản xuất của con người.
 Quan hệ sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong quy
trình sản xuất, cũng giống như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực
đời sống xh. Nó có tính khách quan và tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của
con người, thể hiện sự đặc trưng của mỗi hình thái kinh tế- xh nhất định.
Quan hệ sx bao gồm:
- Quan hệ sở hữu về tư liệu sx
- Quan hệ tổ chức quản lý
- Quan hệ phân phối sp.
 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sx và QHSX
1. Triết học MLN k/đ rằng lực lượng sx và QHSX là 2 mặt của 1 phương thức sx.
Vì vậy 2 mặt này có mối quan hệ biện chứng với nhau, tồn tại không thể tách
rời nhau. Chính mối quan hệ này nó tạo thành quy luật, quan hệ sx phù hợp với
trình độ phát triển của LLSX. Mối quan hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX là
mối quan hệ 2 chiều:
**Chiều thứ nhất: LLSX quyết định QHSX về mặt nội dung. Bởi vì: khuynh
hướng chung của nền sx xh là không ngừng biến đổi, phát triển. Sự phát triển của
sxvc bắt nguồn từ sự phát triển của LLSX. Mà theo quy luật thì LLSX đóng vai trò
là nội dung, qhsx đóng vai trò là hình thức. Do đó, nội dung của LLSX ntn, thì
QHSX phải như thế ấy. Do đó khi LLSX thay đổi thì tất yếu QHSX cũng phải
thay đổi theo để phù hợp với sự phát triển của LLSX. Tuy nhiên, sự phát triển của
LLSX thay đổi chậm hơn so với sự change của QHSX. VD: ở XH công xã nguyên
thủy, khi LLSX thể hiện:
+ Công cụ lđ thô sơ ( = cành cây, đá,..)
+ Đối tượng lđ: giản đơn ( có sẵn trong giới tự nhiên)
+ Điều kiện tự nhiên không thuận lợi
+ Trình độ lđ còn thấp
 QHSX ở xh công xã nguyên thủy:
- Về việc sở hữu: chung về tư liệu sx (công hữu về tư liệu sx)
- Phân phối bình đẳng (nhỏ. Lẻ, phân tán)
Khi LLSX phát triển (change). Cụ thể:
- Trình độ của người lđ cao, công cụ lđ hiện đại, đối tượng lđ đã qua chế biến, điều
kiện tự nhiên thuận lợi, con người chúng ta đã làm chủ đc giới tự nhiên, cụ thể
công cụ bằng đồng, = sắt xuất hiện.
 Chế độ công xã nguyên thủy mất đi, chế độ chiễm hữu nô lệ đc hình thành
Hình thái kinh tế công xã nguyên thuye không còn tồn tại, chế độ chiếm độ nô
lệ ra đời. Điều này có nghĩa rằng khi LLSX cũ mất đi, LLSX mới ra đời thì
sớm muộn gì sx cũng biến đổi theo cho phù hợp với LLSX.
** Chiều thứ 2: QHSX mặc dù nó là hình thức, LLSX là nội dung tuy nhiên,
QHSX không giữ vai trò thụ động mà nó có tính độc lập tương đối tác động
ngược trở lại đối với LLSX. Sự tác động của QHSX đối với LLSX diễn ra theo
2 chiều:
- Chiều thứ nhất: tích cực: QHSX thúc đẩy LLSX phát triển khi QHSX phù hợp với trình
độ phát triển của LLSX. Đặc biệt ở mặt thứ 3: phân phối sp làm ra hợp lí đối với người
lđ QHSX kích thích LLSX phát triển, tích cực tham gia vào sxvc, kết quả là năng suất
cao, giá trị thằng dư nhiều
- Chiều thứ hai: QHSX sẽ tác động theo hướng tiêu cực: Kiềm hãm sự phát triển của
LLSX khi QHSX không phù hợp với sự phát triển của LLSX ở khâu: phân phối sx làm ra
ko hợp lý đối với người lđ dẫn đến kq:
+ Người lđ cảm thấy chán nản, bất mãn
+ Người lđ ko yên tâm vào sự điều hành của doanh nghiệp.
$ Ý nghĩa của quy luật;
- Đây là quy luật cơ bản, quy luật này đã tác động đến toàn bộ tiến trình lịch sử xh
- Do vậy, khi giải thích các hiện tượng của đời sống xh. Tìm cơ sở vận động của các quy
luật khác trong xh, thì chúng ta phải xuất phát và giải thích từ quy luật này.
Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng
quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư
duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt
trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn
quan tâm hàng đầu đến việc nhận thức và vận dụng dùng dẫn sáng tạo quy luật này, đã
đem lại hiệu quả to lớn trong thực tiễn. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát, là sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
6. Phân tích quan điểm của CNDVLS về con người và bản chất của con người và
vai trò của con người trong đời sống xã hội?
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học. Với triết học
Mác – Lênin, lần đầu tiên vấn đề con người được giải quyết một cách đúng đắn trên quan
điểm biên chứng duy vật. Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình
độ cao nhất của giới tự nhiên và lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả
thành tựu của văn minh và văn hóa.
* Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
- Con người vừa là một thực thể tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm
cao nhất của tự nhiên. Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên.
- Là một thực thể tự nhiên, con người cũng có như động vật khác như nhu cầu về sinh lí
và cũng có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải uống… Như vậy, con người là
một sinh vật có đầy đủ bản tính sinh vật.
- Mặt tự nhiên và măt xã hội thống nhất trong con người. Mặt tự nhiên là “nền” cho con
người, mặt xã hội nâng mặt tự nhiên của con người lên trên động vật. Con người khác
động vật ở chỗ có tư duy và hoạt động có mục đích. Theo Mác mặt xã hội của con người
có điểm nổi bật hơn hẳn và phân biệt với động vật là con người có hoạt động lao động
sản xuất vật chất. Quá trình lao động sản xuất con người sản xuất ra của cải vật chất phục
vụ cho cuộc sống của mình. Lao động là yếu tố hình thành bản chất xã hội và nhân cách ở
con người.
- Là sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội nên ở con người luôn chịu sự chi phối của ba
hệ thống quy luật: hệ thống quy luật tự nhiên, hệ thống quy luật tâm lí ý thức và hệ thống
quy luật xã hội.
Tóm lại, con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội. Hai mặt
này vừa đối lập nhau, vừa quy định ràng buộc và làm tiền đề cho nhau, trong đó mặt tự
nhiên quyết định sự tồn tại của con người, còn mặt xã hội quyết định bản chất con người.
* Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người.
C.Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên,
vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người.
Con người là chỉnh thể sinh học hoàn chỉnh sau quá trình tiến hóa lâu dài, con người biết
sử dụng kinh nghiệm từ những người đi trước để phát triển bản thân và con người cũng là
sản phẩm của chính bản thân mình đã tạo nên.
Con người không bị thụ động bởi lịch sử mà con người còn là chủ thể của lịch sử.
Vd: Dân tộc Việt Nam đã sử dụng cách thức giống nhau để đánh giặc nhưng có những
chiến lược khác nhau thông qua trận chiến trên sông Bạch Đằng.
* Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
- Bản chất con người được quy định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội, tức là bị quy định
giữa mối quan hệ giữa người với người.
- Bản chất con người phải đặt tổng quan hệ cộng đồng với cá nhân. Con người hòa nhập
vào cộng đồng củng cố thêm sự phong phú và thể hiện bản sắc cá nhân.
- Bản chất con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Luận đề khẳng định
bản chất con người của Mác không phủ nhận mặt tự nhiên của con người mà muốn nhấn
mạnh sự khác biệt của con người và loài vật.
* Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
- Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi
vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Song,
điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.
- Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải
biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội.
- Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng làm nên lịch sử của chính mình.
Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản
thân con người. Bản chất của con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ
thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người
* Vai trò của con người trong đời sống xã hội và cụ thể hơn là vai trò của con người
(người làm công tác y tế) trong quá trình phòng chống đại dịch covid hiện nay ?
- Thời điểm dịch bệnh xuất hiện thì nhân viên y tế có vai trò quan trọng hàng đầu, là
phòng tuyến để đảm bảo sức khỏe tinh mạng của người dân.
- Vai trò của người lãnh đạo: Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, cùng nhau vượt qua
khó khăn chiến thắng đại dịch. Bình tĩnh sáng suốt đưa ra những quyết định một cách
nhanh nhất để kiểm soát dịch bệnh, đồng thời giúp đỡ các nhân viên y tế để ổn định tinh
thần thể chất, từ đó có thể kiểm soát tốt dịch bệnh.
- Vai trò của y bác sĩ, điều dưỡng: Tuyên truyền cho mọi người về chuyên môn nhằm biết
mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, cách ly chăm sóc những người nhiễm bệnh một cách
hợp lý, tiêu diệt dịch, dập dịch một cách nhanh chóng và triệt để nhất có thể, cấp cứu cho
người nhiễm bệnh trong tình trạng nguy kịch.
- Vai trò của người làm trong lĩnh vực y tế: Tham gia nghiêm cứu vacxin phòng bệnh,
làm công tác tuyên truyền rộng rãi qua các phương tiện internet, sản xuất nhanh chống
các vật dụng y tế cần thiết, quản lý thiết bị phòng bệnh để phân chia bệnh nhân hợp lý,
túc trực tổng đài đường dây nông để tiếp nhận những ca bệnh nặng kịp thời, tập huấn cho
người lái xe cứu thương để thực hiện công tác cấp cứu cần thiết.

You might also like