You are on page 1of 1

2.

Tính phổ biến của sự phát triển

Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện thực khách
quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy.

Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì một trạng thái cố
định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.

Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển không phải là đặc tính riêng có
của một lĩnh vực nào đó của thế giới, mà trái lại nó là khuynh hướng vận động được thể hiện ở tất cả các
lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Tính phổ biến của sự phát triển còn thể hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện
tượng đều có thể bao hàm trong nó khả năng của sự phát triển, phát sinh từ chính sự vận động của nó
và chịu sự chi phối của nhiều khuynh hướng phát triển khác.

Ví dụ, trong giới tự nhiên: đó là sự phát triển từ thế giới vật chất vô cơ đến hữu cơ; từ vật chât
chưa có năng lực sự sống đến sự phát sinh các cơ thể sống và tiến hoá dần lên các cơ thể có cơ cấu sự
sống phức tạp hơn - sự tiến hoá của các giống loài làm phát sinh các giống loài thực vật và động vật mới
đến mức có thể làm phát sinh loài người với các hình thức tổ chức xã hội từ đơn giản đến trình độ tổ
chức cao hơn; cùng với quá trình đó cũng là quá trình không ngừng phát triển nhận thức của con người
từ thấp đến cao...

Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong một lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong quá trình, mọi giai đoạn của
sự vật hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù
hợp với quy luật khách quan.

+ Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường

Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu thay đổi họ sẽ khó chịu
nhưng dần họ quen và thích nghi.

+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ ngày càng cao
trong sự nghiệp giải phóng con người.

Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước.

+ Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với tự nhiên và xã hội.

Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.

You might also like