You are on page 1of 12

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

Môn học: Triết học Mác - Lênin

Báo cáo
TÊN CHỦ ĐỀ: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA MỐI QUAN
HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ. LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ
THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thu Hường
Lớp: QHQT49 - C1.4
Nhóm: Nhóm số 7
Sinh viên:
Cao Nguyễn Linh Châu - QHQT49-C1-1133
Hà Quỳnh Chi - QHQT49-C1-1139
Võ Trần Quỳnh Giang - QHQT49-C1-1182
Nguyễn Phương Linh - QHQT49-C1-1265
Quách Đỗ Minh - QHQT49-C1-1315
Đỗ Huyền My - QHQT49-C1-1320
Lê Thị Quỳnh Trang - QHQT49-C1-1452
Ngày nộp: 13/012023
Số từ:

1
I. Phần lý luận
1) Nguyên nhân
Nguyên nhân là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật hay giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó ở các sự vật.
Nguyên nhân phải gây ra kết quả mới được gọi là nguyên nhân, và sự tác động lẫn
nhau giữa các mặt trong một sự vật là quan trọng vì nó nói lên sự vận động tự thân của sự
vật, hiện tượng. Ví dụ: sự tác động của dòng điện với dây dẫn là nguyên nhân làm cho
dây dẫn nóng lên

2) Kết quả
Kết quả là phạm trù triết học chỉ các biến đổi do nguyên nhân tương ứng gây ra. Ví
dụ: hiện tượng dây dẫn nóng lên là kết quả tác động của dòng điện với dây dẫn
Cần lưu ý rằng kết quả phải là kết quả của nguyên nhân sinh ra nó. Ví dụ: quả trứng
gà B là kết quả của con gà A sinh ra nó, chứ không thể là kết quả của mọi con gà C, D
nào khác
Kết quả phải là biến đổi đã hoàn thành mới được gọi là kết quả. Ví dụ: tấm bằng cử
nhân là kết quả học tập của một sinh viên sau thời gian học tập ở bậc đại học, còn điểm
số từng môn học trong quá trình học ở đại học là quá trình hình thành của kết quả ấy.

3) Phân biệt nguyên nhân, điều kiện và nguyên cớ


Nguyên nhân là do mối liên hệ bản chất bên trong sự vật quyết định,còn nguyên cớ
được quyết định bởi mối liên hệ bên ngoài có tính chất giả tạo. Nguyên cớ là một sự kiện
xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Ví dụ: nguyên nhân của việc mở
rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc nước ta là ở bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ.
Nhưng chúng đã dựng nên “Sự kiện vịnh Bắc bộ” để lấy đó làm nguyên cớ ném bom
miền Bắc
Nguyên nhân là cái gây ra kết quả, còn điều kiện tự nó không gây ra kết quả, nhưng
nó đi liền giúp cho nguyên nhân gây ra kết quả.
Ví dụ: Sự phát triển của cây. Nguyên nhân gây ra sự phát triển của cây cối là cây cối
có thể trao đổi chất với môi trường bên ngoài qua các đặc điểm sinh học. Điều kiện là
nước, ánh sáng mặt trời, khí CO2, và chất khoáng trong đất để giúp cây cối phát triển.
Nguyên cớ gần giống nguyên nhân, nhưng không tạo nên kết quả là sự phát triển của cây.
Con người có thể bón phân, tỉa cành, uốn nắn, sâu bọ có thể ăn hoa quả, trái cây là những

2
nguyên cớ nhưng những điều này không phải là yếu tố quyết định dẫn đến sự phát triển
của cây cối.

4) Tính chất của mối quan hệ nguyên nhân – kết quả


Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ
thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác
động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định. Con người chỉ phản
ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân
quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu
mình.Ví dụ: Đấu trang giai cấp, giai cấp vô sản mâu thuẫn với giai cấp tư sản-> cách
mạng vô sản. Trời đang nắng nóng gay gắt giữa mùa hè, trời mưa chỉ xảy ra khi hơi nước
trong mây gặp điều kiện thuận lợi ngưng tụ và rơi xuống đất, con người nghĩ là trời mưa
thì trời không thể mưa ngay được
Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên
nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là
nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận
thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong
hiện thực. Ví dụ: Câu nói “Không có lửa làm sao có khói”. Hiện tượng nóng lên toàn cầu:
Không phải “tự nhiên” mà trái đất tăng nhiệt mà do hiệu ứng nhà kính – các khí CO2,
CO, CH4 nồng độ lớn trong khí quyển -> Ngăn sự tỏa nhiệt trái đất -> nóng lên
Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ
gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong
những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ
nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và
hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy
nhiêu. Một giống lúa Việt Nam sẽ cho năng suất tốt, gần như là tương tự nếu được trồng
ở vùng nhiệt đới như Campuchia, Thái nhưng nếu trồng ở những khu vực châu Phi, châu
Âu dù với cùng kĩ thuật canh tác nhưng sẽ cho năng suất thấp hơn
5) Mối quan hệ biện chứng nguyên nhân và kết quả
Là mối quan hệ khách quan, tất yếu. Nguyên nhân có trước và sinh ra kết quả, có
nguyên nhân thì chắc chắn sẽ có kết quả, có kết quả thì tức là do nguyên nhân gây ra. Tất
cả mọi sự kiện đều có nguyên nhân dẫn đến: bạn A học giỏi, bạn B học kém, trời mưa
hay xe tự thủng bánh

3
Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo ra. Tránh tư tưởng chủ quan,
nhìn nhận một kết quả chỉ do một nguyên nhân gây ra. Vì vậỵ, cần tìm biện pháp hạn chế
hoặc triệt tiêu đủ các nguyên nhân

Một nguyên nhân cũng có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau. Nếu dẫn đến những
kết quả không tốt, cân nhắc & tìm ra những hành động phù hợp hơn.

Nguyên nhân tạo ra kết quả nhưng kết quả này lại là nguyên nhân của một kết quả
khác. Diễn ra theo chiều hướng xấu, điều chỉnh và có những hành động chuẩn xác hơn

Ví dụ: Nguyên nhân: Nhiều bạn học sinh chỉ mải chơi không tập trung vào việc học,
trên lớp thì ngủ không nghe giảng bài, về nhà lại đi chơi bỏ mặc bài tập cũng như việc
học của mình. Dẫn đến kết quả: Ảnh hưởng đến tư duy cũng như sự phát triển toàn diện,
cách làm người của các em
Ví dụ về quá trình hình thành mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước
sẽ ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành mây. gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước
tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt

6) Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
Mối liên hệ nhân quả có tính chất khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự
vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải
con người có thể nhận thức ngay được nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là
phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải
thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện
thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được
tưởng tượng ra từ đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực. Nếu không tôn trọng
mối liên hệ nhân quả, dễ rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí.
Liên hệ: tìm ra những nguyên nhân khiến sinh viên làm trái ngành trái nghề khi ra
trường trong thế giới thực tiễn, đâu là nguyên nhân khách quan đâu là nguyên nhân chủ
quan.

4
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện
tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện, những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện
tượng đó xuất hiện.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai
trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn của chúng
ta cần phân loại nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân khách quan,...
Đồng thời phải nắm bắt được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện
pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn
chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
Liên hệ: Mùa lúa bội thu cần nhiều yếu tố tác động “nhất nước nhì phân tam cần tứ
giống”. Hay muốn học tốt cần có những điều kiện để hỗ trợ, tạo ra những điều kiện để có
thể phát huy được những nguyên nhân tích cực; còn những điều kiện nào ảnh hưởng đến
kết quả học tập thì cần loại bỏ.

5
Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng ta
cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên
nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.
Liên hệ: gia tăng dân số cao dẫn đến nghèo đói (kết quả), nghèo đói (nguyên nhân)
dẫn đến thất học (kết quả) và thất học tác động lại nguyên nhân là nghèo đói, trở thành
một vòng luẩn quẩn.

6
II. Vận dụng phạm trù nguyên nhân kết quả vào vấn đề thất nghiệp của giới trẻ ở Việt Nam
1) Thực trạng thất nghiệp

Việt Nam là một đất nước đang phát triển, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và có
thuận lợi là đang ở trong giai đoạn dân số “Vàng”, tuy nhiên thất nghiệp đã và đang là
một vấn đề nan giải tại Việt Nam.

7
Người trong độ tuổi lao động (Giới trẻ): Theo Tổng cục thống kê, số người thất
nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2022 là gần 1,06 triệu người, giảm 13,9 nghìn
người so với quý trước và đặc biệt giảm 658,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

8
Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý, 2020-2022

2) Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan


Thời điểm dịch bệnh COVID 19 → suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp thiệt hại
→ Nhu cầu cắt giảm lao động, lao động bị thôi việc tăng → Thừa nguồn lao động → Tỉ
lệ cạnh tranh công việc cao → Thất nghiệp. Nền kinh tế ngày càng phát triển → Các
công ty đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng ứng với cty → Sinh viên mới ra trường không
được đánh giá cao → Thất nghiệp
Môi trường, văn hóa làm việc của công ty không phù hợp → Bỏ việc nhảy việc
Chất lượng giáo dục không đảm bảo, hoặc ngành học không có nhu cầu cao ở Việt
Nam → Sinh viên không thể áp dụng kiến thức đã học vào việc làm → Thất nghiệp
Lưu thông vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu đến các nhà máy khó khăn nên
việc sản xuất đình trệ, không cần đến nhiều nhân công như trước. → Thất nghiệp
Sự phát triển của máy móc, khoa học công nghệ → Không cần đến sức lao động
của con người → Thất nghiệp
Nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ, sử dụng dịch vụ,... giảm sút, sản phẩm/dịch vụ làm ra
nhưng không được tiêu thụ dẫn đến hiện tượng dư cung → Thất nghiệp

9
Lực lượng lao động phân bố không đồng đều (chủ yếu tập trung ở các thành phố
lớn, nơi có nhiều khu công nghiệp) → Thiếu cơ hội việc làm tại các vùng nông thôn/vùng
cao, đồng thời ở các thành phố lớn sự cạnh tranh gia tăng → Thất nghiệp
Sự bất công trong lao động (phân biệt giới tính, phân biệt tuổi tác, kì thị tôn giáo,
dân tộc,...) → Thất nghiệp

b. Nguyên nhân chủ quan


Trong quá trình học tập: Sinh viên thiếu chủ động trong quá trình học tập →
Không tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệp → Thiếu kinh nghiệm thực tế,
kém kĩ năng mềm → Thất nghiệp. Sinh viên thiếu chủ động → Không có định hướng cho
bản thân trong công việc. Sinh viên chưa sẵn sàng với việc đi làm, tâm lý chưa vững
vàng, sợ bước vào một môi trường mới (môi trường làm việc)
Khi đi làm, sinh viên có kỳ vọng quá cao vào việc làm dẫn đến thất vọng với mức đầu
vào nhận được
c. Kết quả
Kết quả tiêu cực của thất nghiệp

10
Đối với cá nhân: Thất nghiệp dẫn tới mất nguồn thu nhập ⇒ khó khăn trong chi
phí cơ bản ăn uống, sức khỏe ⇒ dẫn đến đời sống khó khăn ⇒ Ảnh hưởng tới thế hệ sau
⇒ Chán nản, tuyệt vọng ⇒ Túng quẫn làm
Tuy nhiên cũng đem lại một số lợi ích đáng xem xét:
Với cá nhân: Có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, tìm hiểu để tìm ra việc làm theo ý
thích và có thể phù hợp hơn về nguyện vọng, năng lực. Đem lại khoảng thời gian nghỉ
ngơi và phục hồi sức khỏe. Dành thời gian cho việc học hành, tích lũy kiến thức và trau
dồi kĩ năng cần thiết.
Với xã hội: Công tác phân bổ nguồn lực được hiệu quả hơn. Góp phần làm tăng tổng
sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn. Tạo nên sự cạnh tranh, từ đó gia tăng chất lượng
tuyển dụng.

3) Giải pháp (dựa trên các nguyên nhân kể trên)


a) Về phía nhà nước:
Tăng cường sử dụng các nguồn vốn đầu tư (chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia, vay thêm
nước ngoài) để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng, làm thuỷ lợi, giao
thông, thủy điện…
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ để
họ thấy rõ việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vừa là quyền lợi, vừa là
yêu cầu để đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm
chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh qtranh.
Kích cầu tiêu dùng và cầu đầu tư.
b) Về phía doanh nghiệp, phía sử dụng lao động:
Quan tâm, phối hợp cùng thực hiện các chương trình, chính sách thu hút lớp lao động
trẻ, năng động nhất là những sinh viên mới tốt nghiệp và chưa tìm được việc làm, sẵn
sàng tuyển dụng họ vào công ty để đào tạo bài bản, thay thế dần các khâu đang bị thiếu
hụt nguồn lao động.
Hạn chế và loại bỏ những bất công trong môi trường lao động (liên quan đến lương
thưởng, cơ hội thăng tiến…)
c) Đối với giới trẻ thất nghiệp:
Có định hướng công việc rõ ràng, tìm hiểu ngành/ nghề mình muốn làm từ khi còn
đang đi học
Chuẩn bị tốt về mặt tinh thần, thoải mái và không chịu áp lực từ bạn đồng trang lứa

11
Tự nâng cao chuyên môn và kỹ thuật, khi có điều kiện và cơ hội thì chủ động học hỏi,
tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới để nâng cao chuyên môn và tay nghề của mình.
Tự trau dồi và bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, phẩm chất của mình, có thái độ cầu
tiền, ham học hỏi
Nên tham gia bảo hiểm thất nghiệp để khi họ mất việc làm sẽ có một khoản tiền trang
trải cho cuộc sống và có cơ hội tìm một công việc mới.
III. Phần phân công nhóm và đánh giá thành viên

12

You might also like