You are on page 1of 3

Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc

I. Giới thiệu về cuốn sách


- Tên
- Tác giả
- Sáng tác năm bao nhiêu
- Nội dung chính
o Cuốn sách bàn về sức mạnh quốc gia và quốc tế ở thời “hiện đại”, tức thời kì hậu
– Phục Hưng. Nó đưa ra thông tin về nguyên nhân và cách thức mà các Cường
quốc trỗi dậy và suy tàn cùng với mối liên quan giữa chúng trong 500 năm, mốc
bắt đầu là những “nền quân chủ mới” ở Châu Âu khi mà những tư tưởng mới đã
bắt đầu rục rịch ở lục địa này.
o Cuốn sách phân tích sự tương quan giữa “Kinh tế” và “Quân sự”, hai vấn đề
chiến lược của mỗi quốc gia. Khái niệm “xung đột quân sự” trong tên phụ của
cuốn sách luôn được xem xét trong bối cảnh “ biến đổi kinh tế”
- Các luận điểm chính của cuốn sách
o Sức mạnh tương đối của các quốc gia hàng đầu trong các vấn đề quốc tế không
bao giờ là bất biến, đó là do tương quan phát triển không đồng đều giữa các xã
hội khác nhau và những đột phá về mặt công nghệ, tổ chức xã hội
o Sức mạnh của một quốc gia chỉ được đo đếm trong so sánh tương quan với các
quốc gia khác
o Thịnh vượng là nền tảng cho sức mạnh quân sự và quân sự bảo vệ cho sự thịnh
vượng. Vì vậy, uy thế về lâu về dài hoặc trong một xung đột cụ thể của một
Cường quốc có mối tương liên chặt chẽ với các nguồn lực sẵn có và tính bền
vững của nền kinh tế quốc gia.
II. Nội dung cuốn sách và các luận điểm
1. Thế giới thời tiền công nghiệp
A, Thời kì sau 1500: Tương quan sức mạnh của các trung tâm quyền lực
- Từ trước đó tới nay phương Đông nổi lên với những nhà nước nắm quyền lực ảnh
hưởng trong khu vực tuy nhiên vẫn chưa phải là những sức mạnh ảnh hưởng toàn thế
giới
o Lợi thế: ....
o Hạn chế của từng quốc gia, do thể chế nhà nước tập quyền, kinh tế đóng kín và
quan điểm Nho học đã kìm nén sự sáng tạo và cạnh tranh trong đất nước, ngăn
cản sự phát triển
- Phương Tây:
o Cơ sở: Những nhà nước nhỏ, thế lực cát cứ do điều kiện tự nhiên dẫn đến những
bất ổn về mặt chính trị. Những nhà nước không có biên giới nhất định mà nằm
dưới sự ảnh hưởng về mặt tôn giáo, giáo hoàng mà phân chia quyền lực
o Tuy nhiên chính vì sự phân chia thành nhiều khu vực khác nhau, cùng với sự phát
triển giao thương và các cuộc phát kiến địa lí châu Âu có sự cạnh tranh, sáng tạo
đặc biệt trong chạy đua vũ trang.
 Những vũ khí với công nghệ mới hơn được sử dụng để chống lại lẫn
nhau, để mở rộng và bảo vệ lợi ích kinh tế mỗi bên
 Chính kinh tế là một động lực mạnh để tạo ra “Phép màu châu Âu” , làm việc với lợi ích
kinh tế đặt lên hàng đầu đã góp phần thúc đẩy cạnh tranh và phát triển
B, Giai đoạn 1519-1659: Nhà Habsburg tranh giành quyền lực
- Bối cảnh: Những cuộc chiến tranh liên miên tranh giành quyền lực giữa các quốc gia,
cùng với đó là những phát triển về kinh tế và công nghệ đã xuất hiện và sự thay đổi
trong tương quan lực lượng các quốc gia
o Nguyên nhân 1: Vấn đề tôn giáo nổi lên giữa phong trào Kháng Cách và Phản
Kháng Cách
o Nguyên nhân 2: Nổi lên trong chương này là thế lực nhà Habsburg lớn mạnh, sự
mở rộng lãnh thổ nhanh chóng cùng với vị hoàng đế “ngoan đạo” và có mong
muốn thâu tóm quyền lực toàn châu Âu
o Các nhóm thế lực mới nổi khác với sức mạnh về kinh tế cùng chạy đua vũ trang
và cuốn vào cuộc chiến tranh giành quyền lực
- Luận điểm chính:
o Những cuộc chiến là minh họa rõ nét cho tính cạnh tranh trong lòng châu Âu,
những thế lực tìm cách kìm hãm lẫn nhau, không để nước nào nắm trong tay
quyền lực quá lớn
 Ví dụ về Hòa ước Westphalia, TBN bất ngờ làm hòa với Hà Lan nhằm
cướp đi một đông minh của Pháp, nhiều nước trở thành đối địch với nhà
Habsburg để ngăn cản sự bành trướng của đế quốc này.
o Sự thất bại của nhà Habsburg trong cuộc chiến là minh chứng cho sự bất hợp lí
trong cán cân thu nhập – chi tiêu quân sự của đế quốc này. Cho ta thấy sức
mạnh quân sự của một quốc gia còn xét trên nền tảng quân sự.
 Nhà Habsburg có những thế mạnh về nguồn lực như nguồn thu và viện
trợ từ giáo hội, nguồn thu qua TBN khai thác từ Tân thế giới và qua giao
thương
 Sức mạnh quân sự: Những đổi mới trong quân sự, vũ khí, và đội quân
TBN
 Tuy nhiên quốc gia này đã chi trả quá nhiều cho quân sự trong duy trì đế
chế rộng lớn và việc phải chống lại quá nhiều kẻ thù cùng lúc, dẫn đến sự
kiệt quệ trong tiềm lực và gánh nặng ngân sách với các khoản nợ khổng
lồ.
o Các quốc gia, thế lực mới chiến thắng sau cuộc chiến 30 năm chỉ là chiến thắng
trên những làn ranh rất nhỏ. Thành công và thất bại được đo bằng những khác
biệt rất nhỏ hẹp. Những bên chiến thắng so với nhà Habsburg là bên đã có
những tính toán cẩn thận hơn nguồn lực quân sự và không liều lĩnh trong xung
đột kéo dài
 Những quốc gia mạnh về kinh tế thời kì này như Anh và Hà Lan vẫn vô
cùng chật vật trong duy trì những cuộc chiến kéo dài như vậy

You might also like