You are on page 1of 1

) * 89.136 bài thơ, 4.

609 tác/dịch giả

Máy Tạo Oxy Cho Người Bệnh


Đạt Tiêu Chuẩn Y Tế

Tạo ra oxy có nồng độ nguyên chất trên 90%,


vận hành êm, an toàn, nhỏ gọn, dễ di chuyển

hakawa.vn

) MỞ

Nhớ rừng
Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Thế Lữ » Mấy vần thơ
(1941)
Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Thế Lữ » Mấy vần thơ
(1935)

Máy Tạo Oxy Cho Người Bệnh


Máy Tạo Oxy HAKAWA

Hỗ trợ tư vấn 24/24. Đổi trả trong 30 ngày. Giao


hàng toàn quốc. Bảo hành chính hãng.

hakawa.vn

MỞ

452 đánh giá, trung bình 4.27

Thể thơ: Thơ tự do


Thời kỳ: Hiện đại
24 bài trả lời: 18 thảo luận, 6 bình luận
53 người thích
Từ khoá: hổ (3) rừng (11) thiên nhiên (4)
vườn bách thú (4) thơ sách giáo khoa (558)
Ngữ văn 8 [2003-2017] (15)

" Tuyển tập chung


- Thi nhân Việt Nam 1932-1941 (1942)
- 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX (2007)

# Chia sẻ trên Facebook


$ Trả lời
% In bài thơ
& Tài liệu đính kèm 4

" Một số bài cùng từ khoá


- Người hàng xóm (Nguyễn Bính)
- Voi (Tố Hữu)
- Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ)
- Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)
- Mộ xuân tức sự (Nguyễn Trãi)

" Một số bài cùng tác giả


- Ma tuý
- Tiếng sáo Thiên Thai
- Tình hoài
- Cây đàn muôn điệu
- Bên sông đưa khách

Đăng bởi Vanachi vào 03/12/2005 13:28, đã sửa 4


lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 06/06/2019 08:35

GS TRẦN VĂN KHÊ ngâm thơ N…

6:15 / 9:01
GS Trần Văn Khê ngâm bài Hổ nhớ rừng (dựa trên bài
của Thế Lữ) mừng xuân Canh Dần 2010 '

(Lời con hổ ở vườn Bách thú)


Tặng Nguyễn Tường Tam

Gậm một khối căm hờn trong cũi


sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần
qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu( oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,


Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,


Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,


Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!


Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Trên đây là bài thơ theo bản in lần thứ 2 năm 1941 sau
khi đã được tác giả sửa chữa. Dưới đây là bản đầu in
năm 1935:

(Lời con hổ ở vườn Bách thú)


Tặng Nguyễn Tường Tam

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,


Ta nằm dài, trông ngày tháng dần ‡ qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai ‡ rừng thẳm,
Nay bị sa cơ, ‡ nhục nhằn tù hãm,
‡ Làm một trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
‡ Bị ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,


Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ ‡ cõi sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn ‡ những đám âm thầm, lá ‡ dài, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta là chúa tể cả muôn loài,
‡ Trong chốn ‡ cỏ hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,


Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển động bốn phương
ngàn,
Ta lặng ngắm cảnh giang ‡ san ta đổi mới?
Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những buổi chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi ‡ tắt mảnh mặt trời gay gắt,
Để ‡ chiếm lấy ‡ phần tối tăm bí mật?
‡ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nay ta ôm ‡ nỗi hận ngàn thâu,


Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
‡ Lẩn lút bên những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Hỡi ‡ cảnh oai linh nước non hùng vĩ!


Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
‡ Là nơi ta thênh thang ‡ vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta ‡ chẳng còn mong được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
‡ Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Nguồn:
1. Thế Lữ, Mấy vần thơ, NXB Đời nay, 1941
2. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn
1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn
quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004
3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn
học, 2007

Áo Sơ Mi Phong
Cách Nam Tính

Chất Kaki Thoải Mái, Dễ Phối


Đồ. Giảm 45%. Kiểm Tra Hàng
Trước Khi Thanh Toán.

hangnhapkhau247

Trang 1 trong tổng Xếp theo: Ngày gửi


số 3 trang (24 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

góp ý
Gửi bởi vĩnh nghiêm ngày 23/07/2009 10:07
Có 5 người thích

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,


Sống những cảnh không đời nào thay đổi,
cho góp ý tí xíu là "ghét" chứ ko phải "sống",đúng
ko nhỉ??

96×4.05 $ Trả lời

Đồng ý với vĩnh nghiêm


Gửi bởi DƯƠNG VƯƠNG ngày 29/04/2010
20:51

còn cả chỗ
"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng"
hình như là "náu sau rừng"
xem lại với, anh Vanachi nhé

BÁC ĐẾN CHƠI ĐÂY TA VỚI TA!

79×3.13 $ Trả lời

máu
Gửi bởi Hoa Xuyên Tuyết ngày 30/04/2010
00:48
Có 2 người thích

@Dương Vương: Máu chứ bạn. Lênh láng máu...

"Xin anh đừng hỏi vì sao


Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."

59×3.95 $ Trả lời

Sống - ghét
Gửi bởi Hoa Xuyên Tuyết ngày 30/04/2010
00:50
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết
ngày 30/04/2010 00:52

@ĐLH: Chị nghĩ em sửa thành sai mất rồi. Sống chứ
không phải ghét! Hmm... Mặc dù trên mạng thì mọi
người chép là Ghét, nhưng chị nhớ ngày xưa mình
từng đọc thấy ở văn bản là Sống. Để tìm lại văn bản
xem sao nhé?

"Xin anh đừng hỏi vì sao


Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."

50×3.02 $ Trả lời

sống/ghét
Gửi bởi Vanachi ngày 30/04/2010 05:21
Có 1 người thích

em nhớ đúng là ngày xưa học trong sgk là "ghét"


mà nhỉ

Lộ tòng kim dạ bạch,


Nguyệt thị cố hương minh.

46×3.76 $ Trả lời

binh luan
Gửi bởi Phong Tran Khach ngày 01/05/2010
01:35
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Phong Tran Khach
ngày 01/05/2010 01:47
Có 1 người thích

Theo m thì đúng là "ghét" chữ này mới thực sự có ý


nghĩa, phản ánh quan niệm sống của con hổ trong
bài thơ, cũng như của nhà thơ thời bấy giờ!"Nay ta
ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi..." Còn
cả "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng...
". Ở đây chữ "máu" đứng sau có vai trò bổ nghĩa
cho từ láy tượng hình"lênh láng" đứng trước. theo
m câu này cũng chuẩn ko cần chỉnh nữa.có gi mà
phải băn khoăn nhỉ!

"Ánh trăng mờ khuyết gọi đêm tàn


Vu vơ làn gió mãi đi hoang
Thành sương giăng phủ sầu canh vắng
Tâm hồn lãng đãng khói hương tan !"

46×3.65 $ Trả lời

Nhớ Rừng!
Gửi bởi kimcaca08 ngày 01/06/2011 01:40
Có 1 người thích

Có thể nói đối với thơ, một người yêu thơ "nghiệp
dư" như mình, mình thất rất thích bài này.
"Thời oanh liệt nay còn đâu"

34×3.76 $ Trả lời

Thơ văn học sử


Gửi bởi Thiềng Đức ngày 23/11/2012 15:04

-MÃI NHỚ RỪNG


(Cảm tác theo sách Thi nhân Việt Nam
của Hoài Thanh & Hoài Chân)

Giây phút chạnh lòng rồi đoạn tuyệt


Cây đàn muôn điệu khách giai nhân
Vẻ đẹp thoáng qua sau rẽ lá
Bờ cỏ ôm chân trúc ái ân

Bên sông đưa khách con thuyền bé


Tiếng trúc tuyệt vời nỗi nhớ nhung
Tiếng sáo Thiên thai nghe réo rắt
Phảng phất hồn ta... mãi nhớ rừng...

Thiềng Đức-22/5/2005
(Dựa theo tứ thơ Thế Lữ)
-Viết theo dạng Thơ Tân Đường luật

-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:


"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du

33×3.64 $ Trả lời

Phân tích bài thơ Nhớ rừng


Gửi bởi tôn tiền tử ngày 23/01/2015 !
23:12

Nhớ rừng là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ, nhà thơ
tiên phong của phong trào Thơ mới (1932 – 1941).
Với nhạc điệu du dương, với cảnh sắc thiên nhiên
tráng lệ, đặc biệt với hình tượng con hổ, bài thơ
Nhớ rừng đã chinh phục mỗi chúng ta, đã chiếm
lĩnh nơi sâu kín nhất cõi tâm hồn bao người trong
hơn nửa thế kỷ qua.

Con hổ được thi sĩ nói đến với bao cảm thông và


ngưỡng mộ. Nó đang nằm trong cũi sắt vườn Bách
thú. Chúa sơn lâm trong cảnh tù hãm vô cùng cay
đắng uất ức căm hờn đã tích tụ, đã chứa chất thành
một khối. Không căm hờn sao được khi phải nằm
dài, trông ngày tháng dần qua trong cũi sắt? Không
uất ức, cay đắng sao được khi chúa sơn lâm đang bị
lũ người giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm,
đang trở thành thứ đồ chơi, với cặp báo vô tư lự
trong vườn bách thảo? Thế Lữ đã thể hiện tâm
trạng cay đắng, căm hờn của con hổ mất tựu do
đầy ám ảnh:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt


Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua...
(...)
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm...

Qua đó, ta càng thấy rõ: Hùm thiêng khi đã sa cơ


cũng hèn (Truyện Kiều – Nguyễn Du); ta càng thấm
thía: trên đời nghìn vạn điều cay đắng- Cay đắng chi
bằng mất tự do (Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh).

Năm tháng dần trôi qua, chúa sơn lâm có bao giờ
nguôi được nỗi nhớ rừng. Nhớ thuở tung hoành
hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già


Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét
núi...

Như tư thế cao sang, oai hùng của ta. Một cái bước
chân, một tấm thân lượn sóng, một cái vờn bóng...
Tất cả đều dõng dạc, đường hoàng. Một chữ ta
vang lên đầy tự hào của chúa sơn lâm:

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng


Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Quyền uy của ta là tuyệt đối. Mọi vật đều phải


khiếp sợ, phải im hơi khi mắt thần của ta đã quắc,
ta biết giữa chốn thảo hoa, ta là chúa tể cả muôn
loài:

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,


Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi

Nỗi nhớ rừng thiêng, nhớ quyền uy... của chúa sơn
lâm chính là nhớ những năm tháng không thể nào
quên. Nỗi nhớ ấy chính là khát vọng sống, khát
vọng tự do cháy bỏng.

Hổ nhớ rừng là nhớ đến những kỉ niệm chói lọi một


thời vàng son, một thời oanh liệt. Cảnh vật tráng lệ.
Nhạc của thơ cũng là nhạc của rừng.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối


Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương
ngàn
Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật!
Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu?

Các luyến láy, điệp ngữ: đâu những đêm vàng...,


đâu những ngày mưa.. đâu những bình minh..., đâu
những chiều..., nay còn đâu? xuất hiện nối tiếp
trong năm câu hỏi tu từ tạo nên nhạc điệu du
dương, triền miên, da diết, thể hiện sâu sắc tình
thương nỗi nhớ của hùm thiêng sa cơ, nhớ rừng,
tiếc nuối một thời oanh liệt nay đã trở thành hoài
niệm, thành dĩ vãng. Chúa sơn lâm nhớ đêm, nhớ
ngày, nhớ bình minh, nhớ chiều tà, nhớ suối, nhớ
trăng, nhớ cảnh giang sơn trong màn mưa rừng,
nhớ cây xanh nắng gội, nhớ chim hót tưng bừng lúc
bình minh, nhớ mặt trời gay gắt trong khoảnh khắc
hoàng hôn... Nỗi nhớ tiếc ấy là nỗi đau buồn bị
tước đoạt mất tự do, cũng là nỗi khao khát tự do.
Thế Lữ đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình
tượng và nhạc điệu, dào dạt cảm xúc để thể hiện
nỗi nhớ rừng của con hổ... Một tiếng than như xiết
lấy lòng người, khêu gợi và lay tĩnh:

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Bị sa cơ, bị tù hãm trong cũi sắt. Phải xa rừng nên


nhớ rừng. Đau đớn và uất hận biết bao giờ nguôi?
Như một tiếng thở dài ngao ngán:

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu.

Vị chúa sơn lâm, nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây
già rồi uất hận căm ghét những cảnh không đời
nào thay đổi tẻ nhạt, vô vị, vô nghĩa tầm thường giả
dối nhỏ bé:

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;


Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém.

Uất hận cảnh tù hãm, chán ghét những cảnh vật


tầm thường nhỏ bé do lũ người kia ngạo mạn bày
ra, hổ lại nhớ day dứt, nhớ khôn nguôi cảnh nước
non hùng vĩ. Nhớ rừng là nhớ vương quốc tự do
ngày nào:

Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị


Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa.

Trước thực tại đau đớn, hổ chỉ còn biết thả hồn
mình theo giấc mộng ngàn. Chúa sơn lâm cất tiếng
gọi rừng thiêng với bao nhớ thương bồi hồi, da diết:

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Nhớ rừng là một trong mười bài thơ hay nhất của
phong trào Thơ mới (1932 – 1941). Thể thơ tự do,
lời thơ đẹp, hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ. Nhạc điệu du
dương, cảm xúc dào dạt. Hình tượng con hổ sa cơ,
đau đớn uất hận, da diết nhớ rừng được khắc hoạ
sâu sắc, đầy ám ảnh.

Trong hoàn cảnh bài thơ ra đời (1934), tâm trạng


tủi nhục, đau đớn, uất hận... của con hể nhớ rừng
đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết
trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là khao khát sống,
khao khát tự do. Bài thơ như một lời nhắn gửi kín
đáo, thiết tha về tình yêu giang sơn đất nước. Tư
tưởng lớn nhất của bài thơ là giá trị của tự do. Hình
tượng con hổ nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời tư
tưởng vĩ đại ấy.

(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại
trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)

tửu tận tình do tại

43×3.95 # Chia sẻ trên Facebook


$ Trả lời

Phân tích bút pháp lãng mạn


trong bài thơ Nhớ rừng !
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 23/01/2015 23:51

Nhớ rừng là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu
biểu nhất của Thế Lữ và của phong trào Thơ mới
(1932-1941). Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc bút chiến
giữa thơ mới và thơ cũ đang diễn ra hết sức gay
gắt. Và sự xuất hiện của Nhớ rừng trên thi đàn đã
làm cho cả hàng ngủ thơ xưa phải tan vỡ (Hoài
Thanh).

Cái gì đã làm cho bài thơ Nhớ rừng có một uy lực và


sức mạnh diệu kì đến như vậy? Phải chăng một
phần là do sự độc đáo trong bút pháp nghệ thuật
lãng mạn của thi nhân?

Trước hết, ta hãy cùng nhau đọc lại bài thơ, để cho
ngôn ngữ, nhạc điệu của bài thơ vang lên bên tai
ta, để cho cảm xúc thơ tràn ngập lòng ta, để cho
hình ảnh thơ hiện diện trong tâm trí ta, để cho hồn
thơ lắng lại trong ta:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,


....................................
Hỡi cảnh rừng ghè gớm của ta ơi!

Bài thơ được khơi nguồn từ một cảm hứng: cảm


hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn trong Nhớ
rừng thật mãnh Hệt và trở thành nguồn cảm hứng
chủ đạo của cả bài thơ. Với cảm hứng lãng mạn,
Thế Lữ đã khắc hoạ một hình tượng mang ý nghĩa
biểu tượng: hình tượng con hổ. Nó có một vẻ đẹp
tâm hồn lãng mạn: Tuy thân tù hãm nhưng hồn vẫn
sục sôi khát vọng tự do; bất hoà sâu sắc với thực tại
tầm thường tù túng, nhân vật trữ tình tìm cách
thoát li vào mộng tưởng, tìm đến với cái thế giới
rộng lớn, cao cả, phi thường.

Mạch cảm xúc thơ cuồn cuộn tuôn trào. Từ cảm


xúc uất hận, chán ngán:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,


Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Chuyển thành nỗi nhớ tiếc khôn nguôi thời oanh


liệt oai hùng đã qua:

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ


Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Nỗi nhớ tiếc càng ngày càng trở nên đau đớn
xót xa:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương
ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng, +
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

You might also like