You are on page 1of 26

Sự minh định của địa lí

- chỉ đưa 1 câu hỏi: Cuốn hỏi này nói về cái gì


- Sự minh định của địa lí – vai trò của địa lí trong vai trò của từng quốc gia
- Địa chính trị quan trọng vì
o Lịch sử đi đôi với địa lí

o Địa ctri nhìn ở hai khía cạnh:

 Địa lí của từng quốc gia ảnh hưởng tới hoạch định, chính sách của
từng quốc gia
 Vì chính sách mà người ta nhìn địa lí theo một kiểu khác

 Cường quốc sẽ nhìn địa lí theo cách khác với các quốc gia yếu
hơn
o Ví dụ: Trước nhà mặt phố có giá trị nhất, để kinh
doanh. Giờ câu chuyện kinh doanh phụ thuộc vào
nhiều điều kiện khác để thành công, không phụ thuộc
quá nhiều vào địa lí (Có thể kinh doanh onl)
o Địa chiến lược quan trọng hay không tuỳ thuộc vào tình hình của các cường
quốc, tình hình chính trị (ví dụ một nước có thể không có vị trí chiến lược
nhưng có thể là vùng đệm hoặc nằm trong hoạch định của các quốc gia,…)
 Mỗi thời kì định nghĩa về địa chính trị, con người khác nhau

Lịch sử giao thương


Bài tập về nhà
1. Mục tiêu viết cái gì ?
- Tránh bẫy chi tiết nền viết cái gì
- Xuyên suốt lịch sử có sự thay đổi hàng hoá, thói quen buôn bán,.... ctri quốc tế hiện
tại
o Đầu tiên, hương liệu tầm thường ở phương Đông sang phương Tây thành xa
xỉ
o Sự thay đổi hàng hoá tác động thế nào tới tầng lớp xã hội, ctri, kinh tế
o Hàng hoá nô lệ, vì sao? sự xuất hiện của mặt hàng nô lệ

- Vẽ một lược đồ theo hình ngang, thể hiện các giai đoạn, thể hiện rõ sự thay đổi về
mặt thương mại, tác động thế nào đến xã hộội, nô lệ tác động đến hình thành cái gì
Ngày 1/11
2. Thế giới thời Cận hiện đại
- Thay đổi về mặt tư duy nhận thức
o Thúc đây nhu cầu tiêu dùng

o Nhu cầu con người (khát vọng, khao khát) thúc đẩy nhu cầu xh

 Thế giới sau 1500, những khao khát lan tỏa k bị giới hạn
o Tk 1500, sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc, định hình trật tự thế giới
mới
 XH đầu tiên: Mẫu hệ - Nền kt hái lượm
 Tiếp kết hợp săn bắn hái lượm: Xh phụ hệ
 Sự thay đổi về phương tiện kĩ thuật mang lại cơ hội cho một số nhưng
không mang lại cho một số quốc gia khác

 Ví dụ hàng hải: Mang lại lợi ích cho cường quốc biển hơn
cường quốc ở đất liền

Đông Tây
- KT đóng kín, tập trung -Một mô hình kém hơn, k có 1 nhà
- Thời kì phát triển rất nước tối cao, các cuộc đấu tranh là
thịnh vượng về nền nông liên miên dẫn tới bất ổn châu Âu (Ví
nghiệp rộng rãi dụ thần thoại Hy Lạp – tư duy vốn
- Chế độ quân chủ tập có của người châu Âu)
quyền -Điểm lợi
- Lợi thế trước 1500 + Tranh giành xúc đẩy họ cạnh
- Hạn chế tranh và phát triển, đưa ra những
+ Không tạo ra sự sáng phát minh mới
taoj
+ Không tạo ra sự cạnh
tranh
 Khi chưa xuất hiện các nhân
tố sản xuất thì có lợi vì như 1
thế thống nhất vh, tôn giáo
sẽ không tạo tư duy độc đáo
 Yếu tố vh bền vững vô cùng
- Hệ quả - Hệ quả
+ Ít những yếu tố sáng + Phát minh ra đời ngày
tạo, những phát minh kĩ càng nhiều hơn => Biến đổi
thuật không có tư duy thấy những cái cũ
+ Sự gh tư tưởng chính không còn hợp lí nữa
quyền, yêú tố đồng phục + Đột phá của câ: Cải cách
hệ tư tưởng => Từ chối tôn giáo => Thay đổi hệ tư
chấp nhận cải cách tưởng là vô cùng dũng cảm
+ Vh phục hưng
 Thế giới câ thay đổi
+ Thế giới hiện tại dùng sức
mạnh quân sự và kinh tế để
định hình qhqt
+ Tập trung sức mạnh nằm
ở châu Âu
+ Khởi đầu cạnh tranh về lợi
ích kt, sau này cụ thể hơn

- Vấn đề quốc tế không bao giờ là “BẤT BIẾN”


o Mỹ dùng TỰ DO để phổ quát giá trị của mình

 Xuất phát từ thời cận đại sau 1600

 KT: VM nông nghiệp sang công nghiệp – Khác nhau về tư duy


và đòi hỏi

 Thay đổi về mặt hệ tư tưởng (Yếu tố nhân quyền được nhấn


mạnh). Trước đó là xã hội tôn giáo, con người không được
quan tâm đến, chỉ nghĩ đến Chúa
o Phục Hưng: Tranh ảnh trở nên bạo hơn để chống lại
những tư tưởng trước đó
 Yếu tố nhân quyền phục vụ cho hình thành xh tư bản mới trong lòng
CÂ – Chuẩn bị một hệ tư tưởng mới, làm cách mạng, thay đổi thể chế
và cuối cùng là thành lập thể chế để phục vụ kinh tế, tăng cường sức
mạnh quốc tế
o Dựa vào các thuyết tiến hóa, văn hóa phẩm sách để cổ vũ phân biệt chủng
tộc, phân biệt giàu nghèo
 “Thuyết chủng tộc” – Hitler
o “Châu Âu trung tâm”
o “Khai hóa văn minnh” – Lí do để đi xâm lược nước khác

 Những học thuyết trước hết để thuyết phục những đảng đối lập, biện
minh những hành động của họ
 Nguyên lí cá lớn nuốt cá bé từ thời cổ
3. Hòa ước Westalia và trật tự (1648)
- Hòa ước westalia ra đời đúng người đúng thời điểm – ra đời trong bối cảnh vốn dĩ xu
hg cho 1 sự thay đổi, dừng lại đúng lúc người ta thiết lập những giá trị mới, xuất hiện
những con người mới
- Đặc điểm
o Kí kết bằng 1 loạt các hòa ước

o Là chiến tranh tôn giáo Tin lành và Cựu giáo

o Quy mô lớn hơn các cuộc khác ở châu Âu, diễn ra ở toàn châu Âu

o Nhân tố lãnh thổ xuất hiện

o “Lãnh thổ” – Khái niệm xuất hiện thời kì này, trước đó tôn giáo không có lãnh
thổ cụ thể. Quốc gia hiện đại có giới hạn lãnh thổ
- Nguyên nhân
o Sự xuất hiện thay đổi cán cân quyền lực

 Các nhân tố cũ k tồn tại như cũ mà xuất hiện những nhân tố mới
 Phát kiến địa lí, văn hóa phục hưng => Quốc gia mới trỗi dậy
 Phân các nhà nước châu Âu thành 2 loại: Tin lành và Cựu giáo (Thành
công nhất của Tin Lành là ở Anh, vì sao Anh thành cường quốc trên
biển)

 Cựu giáo: k ghi nhận tính chính thống nào ngoài giáo hội thì
các vương triều phải được giáo hoàng chung công nhận thì
mới đc coi là chính thống. Không được theo tôn giáo nào khác
=> Yếu tố cơ bản xh châu Âu cũ, vương triều k có quyền lực gì
nhiều, giáo hội có quyền lực lớn nhất

 Tân giáo: Thay đổi quan niệm, mqh trực tiếp cá nhân với Thiên
Chúa chứ k cần qua giáo hội
o Tin Lành quan niệm rằng chỉ cần khi có lòng tin thì sẽ
gắn kết trực tiếp với chúa
o Mục đích chủ yếu là cắt đi nguồn tiền cho nhà thờ

o Phá bỏ quan niệm là thế giới này chỉ được có giáo hội,
đế chế
o Nhấn mạnh yếu tố nhân văn, đề cao vai trò của con
người trong xh

 Xuất hiện những tư tưởng mới


o Tư tưởng trọng thương

o Đề cao yếu tố dân tộc vì các quốc gia bảo vệ lợi ích cho
những con ng làm nghề buôn bán
o Tuyên truyền ý thức dân tôc, chủ quyền quốc gia. Khởi
đầu bằng việc như bảo vệ khu vực buôn bán
 Cựu giáo và đế chế >< Tin lành và ý nghĩa dân tộc của tư sản
- Tân giáo thắng để lại những trật tự thế giới mới – Trật tự qhqt hiện đại
o Thiết lập hệ tư tưởng của tin lành

o Đế chế được tự chọn tôn giáo cho chính quốc gia của mình => Đa tôn giáo,
suy sụp quyền lực của giáo hội
o Phá bỏ chủ nghĩa toàn cầu về tôn giáo, phá vỡ tính chính danh và duy nhất
của giáo hội
o Westalia lần đầu xác lập chủ thể trong qhqt là quốc gia

o Dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, quốc gia bé = quốc gia lớn
(về mặt quy định khác với thực tiễn)
 Trước đó là tôn ti cấp bậc của tôn giáo
o Sự cân bằng quyền lực và đa chủ thể, họ phải điều phối, thỏa hiệp làm thế
nào để không có quốc gia nào vượt lên hoặc quá rộng lớn về mặt lãnh thổ
(Sau mỗi cuộc chiến tranh chia nhỏ các lãnh thổ, quốc gia)
 Đa chủ thể: Để duy trì cân bằng quyền lực thì nhiều quốc gia cùng
tham gia vào vận hành (Khi nào ít chủ thể thì khi đó có khả năng có
chiến tranh)
o Thiết lập quy luật: Để có quyền lực thì dựa vào 2 thứ
 Thứ nhất: Trung lập về tư tưởng => Hoạch định chính sách hiện đại;
Xuyên suốt lịch sử khi nào mà liên minh thiết lập dồn dập và nhanh
chóng là chuẩn bị chiến tranh
 Thứ hai: Phải điều chỉnh trước sự thay đổi của bối cảnh: Ngăn ngừa
liên minh, ngăn ngừa chiến tranh. Thường xuyên thay đổi c/sach để
không sa vào một xu hướng cụ thể
o Vì vậy có khái niệm: Lợi ích quốc gia là tối thượng
 Người đưa ra là Richelieu – Tể tướng và Hồng y của nước Pháp
 Khi xảy ra chiến tranh 30 năm: Pháp là cán cân, có vai trò quan trọng
nếu Pháp nghiêng bên nào bên ấy thắng. Dù lúc đó Richelieu đang là
đại diện của Cựu giáo, để có thể theo Tân giáo thì ông đã nêu lên
thuyết “ưu tiên lợi ích quốc gia” vì đây là thời điểm quyết định để xác
định vị thế của Pháp trên trường quốc tế
 An ninh lương thực là vô cùng quan trọng, các nhà chính trị
phải lưu tâm vì xuyên suốt trong lịch sử những cuộc nổi dậy
nổi loạn đều xuất phát từ cái đói
o Nguyên tắc độc lập và chủ quyền để vận hành trong trật tự thế giới, “độc lập
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”
 “Nguyên tắc không can thiệp” vì khi đã có chủ quyền thì việc can thiệp là không thể chấp
nhận. Tuy nhiên chỉ áp dụng ở Châu Âu vì Westalia không chỉ là trật tự duy nhất, ở Hồi
giáo thì chưa bao giờ nằm trong trật tự của Châu Âu vì họ có trật tự riêng, trật tự kiểu
tôn giáo. Vd: Ở trung đông chống lại trật tự phương Tây vì họ chưa bao giờ chấp nhận,
một nhà nước không có ranh giới về mặt địa lí mà dựa vào khái niệm nơi nào có Hồi thì
nơi đó là lãnh thổ
- “Nguyên tắc đồng thuận”: Westalia tạo dựng sự đồng thuận của tầng lớp cao, có
tiền và quyền, họ đồng thuận với nhau để tạo ra nguyên tắc chung. Nguyên tắc tìm
sự đồng thuận giữa những nhà lãnh đạo
3.2 Sự vận hành của Westalia:
- Được duy trì bởi Anh và Pháp
+ Nước Anh “cô lập huy hoàng” tồn tại độc lập với lục địa, vai trò trung gian thỏa
thuận và thỏa hiệp
- Đọc kĩ nội dung của Westalia
- Đọc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp

Nội dung của Hòa ước bao gồm những nội dung chính:

1. Thụy Điển được chiếm một vùng đất rộng lớn của nước Đức, được bồi thường 5
triệu đồng Taler và có quyền tham gia hội nghị của đế quốc Đức;
2. Nước Pháp được vùng Alsace và vùng Lorraine và có quyền tham gia hội nghị
của đế quốc Đức;
3. Nước Đức bị chia cắt thành 300 tiểu vương quốc;
4. Các chư hầu Đức hoàn toàn được độc lập;
5. Về vấn đề tôn giáo: cả Tin Lành (Tân giáo) và Thiên chúa giáo (Cựu giáo) đều
bình đẳng. Đạo Calvin cũng được thừa nhận. Các quốc gia có quyền quyết định
lựa chọn tôn giáo cho mình;
6. Công nhận nền độc lập của Thụy Sĩ và Hà Lan.

Sự quan trọng của lương mại


- Lợi nhuận thay đổi vị thế của họ một cách bất ngờ, nhanh chống: Vì sao nhiều quốc
gia phát triển về dịch vụ
o Giá trị hàng hóa không cố định có thể tăng giảm tùy vào nhu cầu người mua,
dựa vào trao đổi
o Những quốc gia công nghiệp phải cần thời gian hơn để phát triển tới trình độ
chế, không thể phát triển vượt trội
- Kinh tế thương mại phổ quát giá trị của họ ra bên ngoài, có ảnh hưởng ra bên ngoài
qua giao lưu kết nối => Từ trong ls cổ đại cường quốc nào dựa vào thương mại thì
ảnh hưởng vh ra bên ngoài, tuy nhiên thì cũng sụp đổ một cách nhanh chóng vì khi lệ
thuộc vào yếu tố bên ngoài => Bản chất của qhqt từ thời xưa, phụ thuộc vào bối
cảnh bên ngoài
o Thể chế của các quốc gia thương mại: Tính linh hoạt, cấu trúc chính trị cũng
vô cùng linh hoạt để thích ứng những sự thay đổi
 Ví dụ: Singapore – những người Hoa cổ ở đây phải trở nên more
open-minded, chấp nhận một ngôn ngữ khác
- Vai trò không cố định và luôn biến đổi
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ

“Cuộc chuyển hóa vĩ đại của phương Tây”

Những đặc điểm của châu Âu

- Cách mạng ts và CMCN phát triển song hành, thay đổi công cụ sx -> thay đổi phương thức sx->
thay đổi sp họ làm ra -> thay đổi tư duy người sx và ng sd nó
- TỰ DO
o Hàn Quốc lựa chọn làm thuyền vì họ có truyền thống làm thuyền, là những nguoiwf đi
biển, có cơ sở ls về làm (quan trọng vì ng dân có ý thức về vđề đó) -> Ng vùng nào có đặc
trưng và khả năng về vùng đất của họ -> Nền CN của họ phát triển nhanh chóng
o Thương mại và CN luôn song hành với nhau, để làm được thương mại có tư duy tự do
o Thương mại làm cho xh giàu có hơn, khi ấy những người giàu có về thương mại thì có
thể làm những điều tự do
 Khởi đầu của phong trào phục hưng, là những nhà buôn trở nên giàu có -> mưu
cầu hưởng thụ cuộc sống -> họ thuê những người điêu khắc, sản xuất nhạc cho
họ.
o Tự do mới có thương mại >< Bảo hộ mậu dịch, thương mại lan rộng thì nhà nước phát
triển càng mạnh
 TQ sau tk 16 không có thêm phát minh nào cả vì từ đó, không còn sự tự do.
o Thương mại chú ý vào 2 yếu tố tự do – bình đẳng
- “SỰ BÙNG NỔ” – Chỉ khi có cách mạng cn kn bùng nổ mới được sử dụng -> Bởi lúc đó mới xuất
hiện nhân tố tương đương với nội hàm.
o Sự bùng nổ là sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ (1 – yto 1) , sự bùng nổ của các kỳ
vọng (2 – yt 2)
 Cùng với sự bùng nổ của thất vọng, tâm lí xh (Càng các nước càng phát triển,
càng hiện đại thì càng nhiều ng thất vọng, trầm cảm, các vđề tâm lí xh)
o Trước đó, bản chất con người ta là tự do, CM nông nghiệp bản chất là túm con người
hoang dã vào sx nông nghiệp -> Không thể bùng nổ vì phụ thuộc vào TN, không thể sáng
tạo nhiều phương thức sx
o Sự thay đổi về hàng hóa: Hàng xa xỉ - hàng thiết yếu
 Hàng xa xỉ - thực tế chỉ là do cách tạo thương hiệu
o Các trend trung tâm thương mại, mua sắm xuất phát từ phương Tây,
o Tầng lớp trung lưu công nghiệp mới: Giàu có từ sự buôn bán, tích cóp khởi nghiệp của
họ. Bình dân là tầng lớp cơ bản của xh, vd như Mỹ luôn hướng về mặt bình dân, giới trẻ
vì tầng lớp cư dân Mỹ trước là dân di cư kphai là quý tộc như Pháp -Ý
o “XH công nghiệp hóa” : Tính thượng tôn pháp luật, tôn trọng kỉ luật, đề cao tính chính
xác
 Chuyên biệt hóa sx: Con người bị cuốn vào cuồng quay dây truyền sx
 Sự phân hóa rất lớn: Người lao động phụ thuộc vào người chủ, sx biến bạn
thành 1 dây truyền vì bạn không thể làm việc độc lập, chỉ có thể sx trong một
chuỗi.
 Tuy vậy cho thấy 1 xh quan trong những yếu tố chung

CMTS VÀ QHQT

Giai đoạn quan trọng – chủ nghĩa đế quốc

Vì sao khởi đầu của giai đoạn phục hưng là những ý tưởng bình đẳng, bác ái vô cùng đẹp đẽ nhưng sau
đó lại là giai đoạn dã mang của ls loài ng ?

- Khẳng định sự thắng thế của CNTB với pk

BÀI 3: CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VÀ THUỘC ĐỊA

1. Thời kì đầu: CNTB tự do cạnh tranh


2. Giai đoạn 2: CNTB độc quyền – ra đời khi cạnh tranh khốc liệt, của cải rơi vào tay một nhóm
người nhỏ. Khi một nhóm tư bản có tiền thì họ sáp nhập với nhóm khác (TBCN + TB NGÂN
HÀNG) => TÀI PHIỆT – có doanh nghiệp liên doanh hoặc bản thân họ có ngân hàng
Để giàu có hẳn thì họ cần có thêm quyền lực chính trị (Cuốn 2 số phận) => Khi giàu có tới
mức nào đó tác động vào c/sach ctri và lợi dụng từ chính sách đó.
 Khoảng hoảng kte bộc lộ sự yếu kém đồng thời bộc lộ sự phát triển ( đó là sự không
khớp của cơ sở hạ tầng và cơ sở trên)
 Chiến dịch xé lông cừu: Xuất hiện từ Anh, để có nguyên liệu họ lấy lông cừu. Anh
biến đất trồng trọt thành đất nuôi cừu, phong trào người nông dân phản đối phá
ruộng nuôi cừu
o Phong trào đập phá máy móc: Vì công nhân cho rằng máy móc làm cho họ
thất nghiệp
o Nghĩa bóng: Những nhà tư bản tài chính họ tác động vào chính chính sách
để tạo ra khủng hoảng để trục lợi
3. Chủ nghĩa TB độc quyền: Do những cuộc ups downs của kinh tế (có chủ đích chứ kphai do quy
luật của kt thị trường). Độc quyền về kt -> lũng đoạn kt -> lũng đoạn ctri -> bá quyền
- Những tập đoàn độc quyền lũng đoạn kinh tế, những người đứng đầu các tập đoàn gọi là “vua”,
“vua dầu mỏ”,...
o Độc quyền đỉnh cao nhất của Mỹ chiếm 80% thị trường -> Lũng đoạn: Thích thì bán, với
bất cứ giá nào vì đã nắm hầu hết sp đầu vào – ra (Khủng hoảng thị trường)
o Những tập đoàn bắt đầu tìm kiếm những thị trường rộng hơn đất nước của họ -> Thời kì
ctranh liên miên ở châu Âu
o Càng nhiều dân nhiều đất thì bị nhắm tới để mở rộng thị trường -> TQ trở thành mục
tiêu
- Trước khi đưa hàng hóa vào thì phải cbi thị trường
o Phương thức: Xâm lược
o Khởi đầu thì khi tìm kiếm thị trường chưa mang ý tưởng xâm lược
o Chủ nghĩa độc quyền “ngậm hàng” -> Đẩy nhu cầu lên cao
o Khi TB độc quyền sản xuất quá nhiều -> khủng hoảng thừa -> Độc quyền -> chiếm 1 thị
trường cố định, không cho nước nào buôn bán cùng
- Đỉnh cao phản động là các quốc gia trở thành những đế quốc xâm chiếm những quốc gia thuộc
địa, chủ nghĩa đế quốc xuất hiện ở core các quốc gia

Buổi 2:
- Bản chất của giai cấp ts là lợi nhuận: Có tư liệu sản xuất, phải thúc đẩy giá trị thặng dư => Khi
nhìn một chính sách của một quốc gia ts phải nhìn dưới góc độ lợi ích kt
- 2 yếu tố chính
o Nguyên liệu : Nguyên liệu thời kì này là nguyên liệu tự nhiên, tùy giai đoạn thì sẽ coi
trọng một yếu tố khác nhau
 Thì ở cmcn 1 và 2 tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cốt lõi: Quan tâm thuộc địa
có giàu có (tài nguyên) hay không ?
 Trước CÂu rất quan tâm châu Phi vì lúc ấy điều quan tâm nhất là vùng đất có tài
nguyên -> Hệ quả những quốc gia phía Bắc khá phát triển nhưng những quốc gia
ở trung phi thì kém phát triển (Vì ở đấy không có khoáng sản -> Bị bỏ rơi)
o Thị trường
- Ngoài kinh tế họ còn đòi hỏi về quyền lợi chính trị
o Chia loại thuộc địa còn tùy vào điều họ muốn ở thuộc địa, và nhìn thái độ của thuộc địa
đối với họ
o Thực dân Anh hơn Pháp chỉ là do cảm nhận chủ quan, không phải một chính sách chung
o Anh và Pháp là 2 nước phát triển ở Châu Âu chạy đua tranh giành thuộc địa
 Anh hơn vì Anh là cường quốc trên biển, nên họ đến những nơi là thành phố
cảng – nơi họ dễ tiếp thu những văn hóa mới
 Trong khi đó Pháp vẫn đang băn khoăn
o Hai vấn đề trước khi quá trình thực dân hóa:
 Phải thành lập một hệ tư tưởng: Biến từ cm tư sản tiến bộ (nhân văn, tự do, độc
lập, chủ quyền) đến enslave dân tộc khác
 Hệ tư tưởng đến từ tác động của cách mạng công nghiệp -> Càng giàu
có thì càng nhiều tự do, sáng tạo trên nhiều lĩnh vực khác nhau
o Học thuyết Darwin: Xã hội học áp dụng lí thuyết của học thuyết
này (sinh tồn, cá lớn nuốt cá bé, …) => Thuyết Darwin XH
o Họ tìm ra cơ sở KH cho câu hỏi tôi là ai ? Những chính trị gia tìm
những ý tưởng của nhà dân tộc học, xã hội học để đưa ra chính
sách cai trị -> Để giải thích cho nhân dân của họ
 Công cuộc xâm lược dựa vào hệ tư tưởng dân tộc và chủng tộc từ khi
sinh ra
o Thượng đẳng – Trung bình – Hạ đẳng (Còn lại châu Á và đặc biệt
là Châu Phi
o Từ ba loại chủng tộc sinh ra những lí thuyết để đem đi xung đột
(như khai hóa, đem ánh sáng văn minh)
o Ở đó sử dụng thuyết chủng tộc để biện minh cho chủ nghĩa đế
quốc vì họ là dân tộc ưu việt, dựa vào tôn giáo, văn hóa để định
danh sứ mạnh
 Mỹ coi mình là Thanh giáo có sứ mệnh khai hóa cho dân
tộc khác
 Pháp có sứ mệnh khai hóa văn minh
o Xây dựng các học thuyết xoay quanh vị trí địa chính trị của mình
 Ví dụ Anh là vùng biển nên có các lí thuyết biển. Khi các
nước phương Tây khi làm CMCN thì họ đều có biển nên
giới ctri CÂ xây dựng học thuyết địa chính trị biển: Sức
mạnh của cường quốc đo bằng thuộc địa và sức mạnh
biển -> Nhất định phải có thuộc địa đi bằng đường biển
thì mới đc coi là cường quốc ( Thuộc địa đường biển –
Thước đo sức mạnh thời kì này)
 Trung Quốc cho rằng mình là duy nhất, không ghi nhận
nền văn minh phương Tây
 Pháp sử dụng khái hóa văn minh
 Mỹ sử dụng yếu tố tôn giáo hơn (Những người Mỹ đầu
tiên mang tư tưởng Thanh giáo): Yếu tố tôn giáo là gtri
dễ gắn kết nhất
*Quá trình xâm lược thuộc địa

- Các nước đế quốc áp dụng nhiều hình thức xâm lược khác nhau

+ Sức mạnh thực lực của đế quốc

+ Đặc điểm của thuộc địa

+ Tương quan lực lượng trong QHQT lúc đó

- Các nước tư bản – thuộc địa


o Thời điểm Anh cất quân đi thì tương quan qhqt có lợi cho Anh (Tạo ra không khí có lợi là
chủ động các cường quốc phải tự làm ra)
o Anh tập trung xây dựng sức mạnh biển khi các nước khác chưa quan tâm đến vấn đề
này
o Phân định ngôi thứ cường quốc
 Thời kì này Anh là cường quốc hàng đầu gồm 2 yto: Nhiều thuộc địa + Chính
sách cô lập huy hoàng (sức mạnh nội lực – độc lập)
 Pháp: Cường quốc thuộc địa nhưng về lợi ích thuộc địa của Pháp ít hơn Anh do
các thuộc địa nằm sâu lục địa và không phát triển bằng Anh (Bản chất trình độ
thuộc địa của Pháp không bằng Anh, hơn nữa tư tưởng Pháp đến không hồ hởi,
đến lấy rồi đi).
 Khái niệm “gánh nặng thuộc địa” ở Pháp vì Pháp tốn nhiều công sức cho
thuộc địa
 Bản thân Pháp can thiệp vào vấn đề châu Âu nên không thể tập trung
vào thuộc địa như Anh
 Đức: Đặc điểm phát triển công nghiệp muộn nhưng hiệu quả cao -> khát vọng
chia lại thuộc địa và thị trường
 Khi Đức “lớn” lên thì đã hết mất tài nguyên thuộc địa
o Chiến tranh ở Châu Âu
 Chiến tranh sáp nhập lãnh thổ: Pháp đứng đầu
 Chiến tranh tranh giành thuộc địa
 Cả hai đều mục đích thiết lập trật tự thế giới
mới
 Xuất hiện Nga: Pháp và Nga mối quan hệ không ổn định
 Tư tưởng thành lập “Đế chế Pháp” ở lục địa
 Napoleon là người dẫn dắt ý tưởng phá Westphali (Cân bằng lực lượng
dựa vào yếu tố lãnh thổ) -> Cách mạng TS Pháp tạo thời cơ để phá hủy
hiệp định này (Xóa bỏ tàn dư chế độ phong kiến)
o Westphalia quy định chủ quyền là tối thượng >< CMTS pháp
đưa ra tư tưởng mới, xu thế mới, nên hễ nơi nào có cách mạng
thì Pháp có quyền mang quân đi giúp -> Phá bỏ quy tắc không
xâm phạm
o Về mặt quân sự: Napoleon chinh phạt toàn châu Âu, thống nhất
dưới một “Đại Pháp”
o Quản lí hành chính: Xây dựng một trong những điều luật “Luật
dân sự Pháp” – Ảnh hưởng tới nhiều bộ luật cho tới giờ
o Mục đích cuối: Vẽ lại bản đồ Châu Âu với địa chính trị tư tưởng
có Nga.
o Tư tưởng Napoleon để lại đến đời sau “Nước Pháp không có gì
ngoài vĩ đại”
o Ý muốn phá westphalia của Pháp bị cản lại bởi Anh và Pháp
 Anh đã có thời gian để xây dựng sức mạnh hải quân và có ảnh hưởng. Khi nhìn
thấy nguy cơ Pháp thống nhất châu Âu thì Anh đã liên kết với Nga
 Về mặt lịch sử, chưa bao giờ Anh chia sẻ lợi ích với Nga: Một trong điều
đó là có sự cạnh tranh hải quân trong quá khứ
 Anh không bao giờ có đồng minh cố định, vĩnh viễn
 Nga trước tk 20, chỉ biết Nga là một chế độ pk cổ hủ, nhiều dân tộc sống trong
đó, nhiều lãnh thổ
 Lịch sử Nga là lịch sử đa dân tộc
 Nước Nga thời sa hoàng có theo đuổi chính sách mở rộng lãnh thổ (Mở
rộng lãnh thổ hoặc bị xâm chiếm) -> Nga và Westphalia không trùng
mục tiêu
 Nga có biên giới mở nhiều, gặp nhiều cuộc xâm chiếm lãnh thổ

BTVN: Đọc lịch sử qhqt thời phá hiệp định

1. Cách tiếp cận


- Dựa trên những gì mình học dựng khung phân tích
o Cấu trúc có thể áp dụng cho mọi trật tự thế giới
- Nhân quả, nguy cơ đi cùng nhau

Trật tự thế giới

chủ thể (sự


tương tác giữa
các chủ thể)

Chủ thể phi


quốc gia Quốc gia
HỘI NGHỊ VIENNA VÀ TRẬT TỰ VIENNA 1815

1. Có 3 yếu tố tạo nên một trật tự thế giới


- 1 nước bá quyền
- 1 nước nhỏ vươn lên
 Chính sách đối ngoại của nước đó có mâu thuẫn với các nước hiện
thời -> Ctranh tạo trật tự mới
2. Cách mạng ts
- Thay đổi về hệ tư tưởng, chính trị -> Cấu trúc trật tự mới
o Cách mạng ts Pháp là nhân tố chủ chốt: Đây là cuộc cm thành công nhất, lật đổ chế độ
pk, lập cộng hòa, thành tựu vượt xa những người làm cách mạng nghĩ tới. Là lá cờ dẫn
dắt cách mạng châu Âu
o Xuất hiện yếu tố thứ hai: Cá nhân Napoleon lật đổ chế độ (xuất phát từ tính chính danh
của tôn giáo, của châu âu thời ấy thì ông không thuộc dòng dõi hoàng tộc) -> Vì bản thân
không có tính chính danh nên ông cho rằng tính chính danh là do bản thân ông xây dựng
lên, xây dựng bằng sức mạnh quân sự -> Sau khi lật đổ cm Pháp, ông quan niệm:
 Nước Pháp xứng đáng lãnh đạo châu Âu, phải là nước Pháp vĩ đại
 Quan niệm châu Âu là một thể thống nhất (ông niệm châu âu mà chia rẽ thì
không thể mạnh được -> ý tưởng xây dựng EU dựa trên quan niệm của
Napoleon, trong khi thời ấy họ nghĩ rằng phải chia nhỏ châu Âu để cân bằng lực
lượng)
 Westphalia phải được xé bỏ hoàn toàn vì nó còn nặng về tôn giáo, tính chính
danh của người đứng đầu
 Đối với Napoleon là không có thỏa hiệp (đặc biệt vì trong westphalia bấy giờ thì
hay sử dụng thỏa hiệp sau ctranh để chia lợi ích, nghĩa là không đánh hết sức
đánh tận cùng mà song hành với đó để đàm phán) Còn ông cho rằng có thua
cũng không thỏa hiệp
o Nước Anh: Mạnh nhất sau Pháp bại trận, nhưng Anh có điểm tựa lục địa hạn chế, chỉ có
sức mạnh biển. (Nguyên tắc đất liền làm điểm tựa rất thuận lợi, sức mạnh biển có được
vẫn phải dựa vào sức mạnh đất liền). Anh chỉ có thể vào thế thủ mà không thể tấn công
vào lục địa. Thế nên Anh buộc phải liên minh với các nước Châu Âu để giải cứu Pháp
o Hội nghị vVien xuất hiện nhân tố: NGA
 Vai trò nước mạnh nhất trong liên minh các nước đánh bại Pháp (Napoleon bại
trận tại Nga) -> Muốn thiết lập trật tự mới kiểu Nga, xóa bỏ trật tự cũ
 Trật tự Nga đơn giản: Nga không phải đa tôn giáo, không phải cựu giáo mà là
một tôn giáo khác biệt
 Là lực lượng quân sự trụ cột ???
 Henry Kissenger “Nga là một ẩn số” – Những phát ngôn, tuyên bố ngoại giao khó
hiểu
 Sự trỗi dậy của Nga là vấn đề với châu Âu. Vì bản thân Nga đã rất khác biệt (Nửa
Á- Âu và vị trị của nó ở 2 bên đều rất quan trọng)
 Liên hệ VN: Mắc giữa Ấn Độ và TQ nhưng ta không bị mắc giữa 2 yếu tố
giao thoa văn hóa đó. Vì ảnh hưởng 2 bên không khác biệt nhiều, nch là
kháng thể không mạnh nên có thể hòa hợp
 Còn ở Nga thì không gian có rộng, nhiều luồng giao thoa hơn nên khó
tìm được bản sắc chung nhất cho nên bản thân những người Nga không
nghĩ họ là một dân tộc đơn nhất
 Chính sách đối ngoại phải đi từ chính sách đối nội, đối ngoại để phục vụ,
cụ thể cho chính sách đối nội
 Nga phải luôn đối phó với những vấn đề trong phức tạp, đồng thời
chống lại xâm lược từ nhiều phía (luôn có nỗi ám ảnh vì bị xâm lược)
o Họ ám ảnh vì bị các nước Tây Âu tràn xuống
o Trong tư duy của Nga thì các nước phương Đông quan trọng (TQ
gườm Nga, Vn gườm TQ)
o Nga cho rằng nếu tuân thủ wesphalia thì ắt sẽ bị đe dọa, vì Nga
(Luôn luôn bành trướng, xâm lược hoặc bị xâm lược)
 Độc tài và chuyên chế là yếu tố xuyên suốt của Nga, thiên về độc tôn tôn giáo
 Nga đến hội nghị với toan tính khác nhau, có thể mạnh (thắng Pháp, lực lượng
châu Âu mạnh nhất bấy giờ)
 Muốn xây dựng trật tự thế giới mới kiểu Nga
 Xóa đa dạng tôn giáo, tôn giáo Nga
 Xóa cân bằng quyền lực với sức mạnh tương đối, sử dụng sức mạnh
quân sự
 Xây dựng liên minh lấy yếu tố tôn giáo che phủ lên lợi ích quốc gia ->
Quay về thời trước Westphalia (Tình anh em tôn giáo)
 Đi ngược lại với lợi ích chung với các nươc thắng trận khác
o Sự “thích ứng” của các nước châu Âu: Các nước châu ÂU còn lại theo đuổi một giá trị
chung, khác với Nga nên các nước muốn đưa Nga vào trật tự chung nhưng phải giữ
được các quy tắc cơ bản
 Làm sao để Nga tham gia trật tự thế giới mới
 Nhưng phải không thay đổi: CÂN BẰNG QUYỀN LỰC, nhưng phải duy trì sự độc
lập của các nước
o Biện pháp của các nước châu Âu để thích ứng: HỘI NGHỊ VIEN
 Quyền quyết định thuộc về các nước mạnh nhất: Nga, Anh, Áo
 Có 4 mục tiêu
 Lập trật tự tgioi mới
 Đàn áp phong trào ts mới, thiết lập chế độ quân chủ
 Ngăn cản sự trỗi dậy của Pháp (Ngăn cản đến mức độ nào thì tùy từng
toan tính của các nước)
 Thỏa thuận phân chia lợi ích và lãnh thổ
 Hội nghị vien tồn tại 2 vấn đề lớn
 Mâu thuẫn xong vẫn có sự thỏa hiệp lớn -> Thỏa hiệp để hạn chế ctranh
o Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận về lợi ích
o Nga muốn duy trì ở châu âu hai nước mạnh Phổ - Áo nhằm cạnh
tranh đối trọng với nhau -> Nga có thể dễ dàng mở rộng ảnh
hưởng
o Tips có Nga là giữ các nước kình định với Nga còn sống để dễ
dàng cho ảnh hưởng của mình vào. Nga không thể mở rộng ảnh
hưởng của mình nếu thiếu Pháp, không muốn Pháp quá suy yếu
vì lo sợ liên minh Đức trỗi dậy -> Đức nguy hiểm với Nga hơn
Pháp
o Nga phải khống chế được Đông âu đặc biệt là Ba Lan (Ba Lan là
cưả ngõ đông tây, lịch sử cực kì khốc liệt, có chính sách cửa ngõ)
o Anh cân bằng lục địa châu Âu để Anh rảnh tay tranh giành lục
địa -> Anh vs Nga
 Thỏa hiệp ở đây là sử dụng thượng sách: Đồng thời chấp nhận chính
sách của Nga nhưng đồng thời đi liên minh thỏa hiệp ngầm sau lưng
nhau
o Các nước thỏa thuận đồng ý dùng các nguyên tắc chung: DUY
TRÌ HÒA BÌNH, ĐẢM BẢO CÁC NGUYÊN TẮC HIỆN CÓ (KHI CÓ
TRANH CHẤP PHÁT SINH THÌ GIẢI QUYẾT QUA THAM VẤN) ->
Hội nghị hòa bình đầu tiên, thành công bước đồng ngăn được
nguy cơ dùng sức mạnh quân sự của Nga
o Thỏa thuận 2: Xây dựng tính chính danh của vương triều ( điều
Nga mong muốn vì Nga sự ts thắng ở tây âu thì Nga sẽ sụp đổ)
 Các nguyên tắc của Vien
 Nguyên tắc “Cân bằng quyền lực”: Có sự thay đổi so với westphalia (Họ
nhận ra là nếu để lãnh thổ quá nhỏ xung quanh pháp thì dễ bị Pháp
đớp) nên lập ra PHỔ gồm các công quốc nhỏ với nhau để ngăn cản Pháp
(Liên bang Đức) -> Lãnh thổ là vấn đề bàn bạc của mỗi trật tự mới
 Cơ chế đồng thuận: Có vấn đề gì thì cùng bàn bạc, thành công ngăn
được nguy cơ sử dụng sức mạnh quân sự của Nga
o Tồn tại 2 liên minh để duy trì: Liên minh thần thánh, liên minh
tứ cường nhằm kiềm chế lẫn nhau hoặc đạt các lợi ích chung (ví
dụ như kiềm chế Pháp)
- THẾ GIỚI SAU HỘI NGHỊ VIENNA
o Vai trò của từng liên minh
 Tứ cường: Giữ lãnh thổ
 Thần thánh ngăn cản thay đổi trong các thiết chế
 Cơ chế đồng thuận theo các hội nghị định kì
- SỰ SỤP ĐỔ CỦA HỘI NGHỊ VIEN
o Sụp đổ liên minh thần thánh do cm Pháp
o Liên minh tứ cường mâu thuẫn thuộc địa
o CMCN
- XU HƯỚNG CHÍNH CỦA QHQT THEO TRẬT TỰ VIENNA
- ĐỌC SỰ SỤP ĐỔ VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA

Ngày 27/12

1. Thời kì 2: 1900-1918 (Mốc 1900 – 1903 làm mốc bắt đầu đỉnh cao của chủ nghĩa tư bản độc
quyền -> chủ nghĩa thuộc địa – Chỉ dấu là tăng sx công nghiệp nặng, tăng sx ...) những tập
đoàn độc quyền sx công nghiệp nặng tạo đk cho các cuộc chiến tranh (tất nhiên phải có công
nghiệp để sx vũ khí )
- Thời kì phân chia lại thuộc địa
o Liên minh Đức – Áo – Hung + Ý/Thổ Nhĩ Kì
 Chống lại Pháp, Nga
 Lấy thuộc địa
o Anh – Nga – Pháp
 Chống lại Đức Áo Hung
 Giữ thuộc địa
- Liên minh do đức dắt chống lại Pháp và Nga, yếu tố độc quyền của Đức ra đời muộn nên Đức
muốn chia lại thuộc địa
- Liên Minh thứ 2 thì chống lại thứ nhất, liên minh này ổn định hơn và chủ yếu là liên minh cũ (Yếu
tố tôn giáo giờ không còn lớn, mục tiêu chủ yếu nhất là lợi ích)
 Xuất hiện mâu thuẫn trong mục đích nên xuất hiện các liên minh
mới
- Đây đều là liên minh quân sự và chính trị
o Trước đây các liên minh đều mang ý nghĩa tôn giáo
o Đầu tk 20 đều thay đổi về mặt tính chất
o Liên minh phía Đức chống lại Pháp vì 2 nước này luôn kìm kẹp nhau trong quá khứ,
tranh giành bá chủ. Mục tiêu 2 là ngăn cản liên minh Pháp – Nga vì nếu 2 nước này liên
kết được vì nếu 2 nước này liên minh là Đức không thể vươn lên.
 Liên minh của Đức và nhìn chung các liên minh không vững chắc vì mỗi quốc gia
theo đuổi một lợi ích riêng của mình. Áo dù liên kết với Đức nhưng không muốn
Đức quá mạnh ở châu Âu vì muốn Đức và Pháp cân bằng nhau ở châu Âu. Nên
Áo không ủng hộ Đức hoàn toàn còn Nga không muốn Pháp quá mạnh (Vì giống
thời Napoleon) -> Rất bất ổn không bền vững
 Nước Áo với Đức muốn kiềm chế Nga đồng thời muốn tranh giành quyền lợi của
Nga ở Balkans
 Liên Minh của Đức tương đối mâu thuẫn còn mqh bên kia có vẻ bền chặt hơn.
- Khối hiệp ước Anh – Nga – Pháp
o Các đế quốc già này đầu tư nhiều trong nước khác. Trong đó Pháp đầu tư chủ chốt sang
Nga đó là vì sao Nga Pháp chưa từng đối đầu quá gay gắt (chủ yếu là mqh tài chính )
o Nga không cạnh tranh nhiều quyền lợi với Pháp nên liên minh này tương đối ổn định
o Nước Nga không thể phát triển nếu không có đầu tư của Pháp (Pháp là đế quốc khai
thác thích đầu tư lâu dài lấy vốn). Bản thân chính trị Nga nhận tiền hỗ trợ chính trị từ
Pháp. Về cơ bản Nga Pháp không có mâu thuẫn lợi ích kinh tế
o Anh thời điểm này có điểm khác trong chính sách: Sau thời kì “Cô lập huy hoàng” (Vị trí,
chia rẽ châu Âu, phát triển cn, hải quân mạnh) -> Anh Pháp tranh chấp thuộc địa nhưng
có 1 nhân tố bên ngoài đứng ngoài ảnh hưởng tới lợi ích cả 2 thì 2 làm 1 chống lại Đức.
(Thời kì này thuộc địa là thước đo sức mạnh -> Đức đe dọa thêm thuộc địa -> Ảnh
hưởng tới lợi ích chính của quốc gia)
o Anh kí với Nga hiệp ước cho phép các nước liên kết với nhau để cùng nhau bảo vệ lợi ích
 Cốt yếu bảo vệ lợi ích thuộc địa và lợi ích kinh tế
- Đức đã làm gì để khiến Anh phải thay đổi chính sách?
o Xuất hiện nhân tố gây bất ổn là Đức (Đức là một quốc gia luôn bị nghi ngờ dính dấu ấn
phát xít đến tận bây giờ - ngày nay chính sách của đứng điềm đạm, trung dung, xuất
hiện mờ nhạt )
 Đức cuối tk 19 trước khi trở thành một liên bang thống nhất thì là các công quốc
bé tí được ghép lại với nhau
 Sau này khi Đức thống nhất và bắt kịp với công nghiệp thế giới thì tìm kiếm thị
trường tiêu thụ hàng hóa. Giới ctri gia nhận ra nếu Đức chỉ đứng im ở châu Âu
thì không phải là tương lai.
 Phôn Bulop “Đã qua rồi cái thời các dân tộc ... chia nhau đất đai và biển cả...
tương lai của Đức là nằm trên mặt biển” -> Nước Anh xác lập Đức là đối thủ
cạnh tranh
- Liên minh còn lại
o Nga luôn cho rằng bị phía Tây cô lập, bị áp đặt khỏi ý chí ở phương Tây nên mình sẽ áp
đặt ở phía Đông. Nga là chế độ pk nên luôn sợ mất lợi ích kt -> mất lợi ích chính trị -> bị
lật đổ (Vai trò cá nhân lớn hơn lợi ích tập thể dân tộc)
o Anh khi nghe thấy tuyên bố của Đức đã điều chỉnh lại c/sach
o Pháp cần giữ lợi ích

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

- Tất cả những hội nghị kết thúc chiến tranh thì những điều được đưa ra đã từng được đưa ra từ
trước đó, có thể nhiều lần nên không phải lần đầu được đưa ra
1. Anh + Pháp + Mỹ
- Vì sao Mỹ tham gia cuộc chiến ?
2. Đức – Áo Hung – Thổ Nhĩ Kì
3. Các cường quốc can dự chính
- Italia : Qua phe nhiều lần
- Nga: có hòa ước Bret Tilop (Đọc)
- Mỹ (Vì sao Mỹ tham gia)
- Cần quan tâm tới chính sách và cách các nước vận hành với nhau -> Không quan tâm diễn tiến
chiến tranh vì cô không hỏi
I. Trật tự thế giới mới được hình thành như thế nào ?
1. Chiến tranh thế giới kết thúc như thế nào ?
- Chính sách: 14 điểm của Wilson
- Quan điểm các cường quốc thắng trận
o Pháp: Đất nước chịu thiệt hại nặng nề nhất, Pháp và Đức luôn chành chọe nhau trong
quá khứ. Cung điện Versaille – cung điện của vua mặt trời louis XIV. Đó là biểu tượng,
nền tự hòa của nước Pháp thời cận đại. Nên có sk gì trọng đại luôn tổ chức ở đấy. Pháp
từng thua và bị ép kí hiệp ước ở đấy.
 Pháp và Đức là hai kẻ thù truyền kiếp trong lịch sử -> Pháp muốn Đức càng suy
yếu càng tốt
 Nên trong thời kì này Pháp rất tham lam, đòi hỏi tất cả từ Đức
o Nước Anh: Theo đuổi chính sách cân bằng sợ Đức yếu quá thì Pháp lại mạnh quá -> Cũng
nguy hiểm không kém -> Chính sách của Anh luôn là cân bằng lực lượng ( Không theo
phe kiểu liên minh mà chạy theo lợi ích, duy trì cân bằng quyền lực ở châu Âu)
o Nước Mỹ: Tổng thống Mỹ Wilson (người mơ mộng theo chủ nghĩa hòa bình nên không
nhận được nhiều sự ủng hộ của dân Mỹ) -> Quốc hội Mỹ không thông qua hòa ước
Versaille. Bản thân chính giới Mỹ phân vân can dự vào châu Âu ở mức độ nào.
 Vì Mỹ từ lúc khai sinh đến bây giờ can dự: “Mỹ không được can dự vào cuộc
chiến tranh nào trừ khi ảnh hưởng đến Mỹ” – Chính sách trung lập.
 Liên minh Anh Mỹ được hình thành
- Ý đồ của các nước
o Ý đồ của Mỹ - đặc biệt là Wilson là mong muốn 1 thế giới hòa bình, phần còn lại của Mỹ
bất đồng muốn duy trì vai trò độc lập tránh can dự vào châu Âu. Sự phân hóa khó tìm
được tiếng nói chung trong giới Mỹ.
 “Chương trình 14 điểm của Mỹ”
o Italia: Khi dời bỏ bên kia sang phe Anh vì họ hứa hẹn với Italia nhiều điều. Hứa cắt thêm
lãnh thổ “Nếu họ thắng thì cam kết khôi phục lại Italia như La Mã xưa” -> Tuy nhiên kết
quả không như mong muốn
o Thời kì này Nhật là nước thắng trận và là cường quốc châu Á. Mâu thuẫn quan điểm
chủng tộc với châu Âu và cả lãnh thổ
 Hội nghị này có 2 vấn đề lớn: Lãnh thổ + kiềm chế lẫn nhau + lợi ích
dân tộc
- Thái độ các nước như nào với 14 điểm này ?
- Các nước bại trận sẽ bị tác động như nào ?
- Bạn nhìn thấy toan tính, mục tiêu gì của Mỹ qua 14 điểm này ?
 Chương trình 14 điểm

Chương trình 14 điểm bao gồm nội dung vắn tắt như sau:

1. Hủy bỏ các thương lượng bí mật;


2. Đảm bảo tự do đi lại trên biển trong thời kỳ hòa bình cũng như chiến tranh;
3. Gỡ bỏ các hàng rào kinh tế giữa các nước;
4. Đảm bảo giảm thiểu trang bị quân sự đủ đáp ứng nhu cầu an ninh nội địa;
5. Điều chỉnh một cách tự do, công bằng quyền yêu sách của các thuộc địa, đặt
mối quan tâm tới quyền lợi của những người dân bị tác động ngang hàng với lợi
ích của các chính phủ liên quan tới yêu sách;
6. Các đạo quân ngoại quốc rút ra khỏi đất Nga và phục hồi các miền đất bị người
Nga chinh phục;
7. Phục hồi nền độc lập cho nước Bỉ;
8. Trao trả 2 miền Alsace và Lorraine về cho nước Pháp;
9. Điều chỉnh lại biên giới của nước Ý;
10. Phát triển quyền tự trị cho các dân tộc Áo-Hung;
11. Phục hồi các xứ Rumani, Serbiavà Montenegro; Serbia được tự do và đảm bảo
an ninh các con đường thông ra biển; đảm bảo về độc lập chính trị, kinh tế và
toàn vẹn lãnh thổ cho một số quốc gia vùng Bancăng.
12. Phát triển quyền tự trị dân tộc cho Thổ Nhĩ Kỳ, đảm bảo eo biển Dardanelles từ
Biển Đen dẫn tới Địa Trung Hải phải được mở thường xuyên cho tàu thuyền qua
lại;
13. Đảm bảo một xứ Ba Lanđộc lập do dân tộc Ba Lan cư ngụ và có đường tiếp cận
ra biển;
14. Thành lập một tổ chức của các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ độc lập chính
trị và toàn vẹn lãnh thổ cho các nước thành viên.

 Chủ nghĩa bảo thủ của Mỹ vẫn còn mạnh, còn chủ nghĩa biệt lập
1. Mỹ muốn gì ?
- Mỹ muốn thiết lập 1 nền hòa bình ở châu Âu và thế giới, sắp xếp 1 trật tự thế giới mới
- Nước Mỹ muốn hòa bình hay vai trò của mình trên chiến trường ctri.
- Tự do thương mại – xóa bỏ những thỏa thuận bí mật trước đó xây dựng lòng tin -> Hòa bình
(điều 1->3 đó là xóa bỏ những tàn dư gây nên chiến tranh trước đó)
o Điều 1-3 vẫn mang những toan tính: Đó là trước khi có thể can thiệp vào châu Âu thì Mỹ
phải tự hóa, xóa bỏ những cam kết trước đó. Vô hiệu hóa những liên minh ngầm đằng
sau
o Tự do là giá trị Mỹ có và lấy làm cớ để nhảy vào giữa châu Âu
- Điểm toan tính tiếp theo: Điểm số 14 cần 1 tổ chức mang tiếng hòa bình nhưng lại là một thể
chế, tổ chức quốc tế (Vì Mỹ không phải châu Âu, nằm ngoài nên cần can dự vào nơi khác cần có
tổ chức quốc tế) -> Hội Quốc Liên – Mỹ đóng vai trò trung gian, chỉ đạo và bước vào vũ đài chính
trị châu Âu
- Toan tính khác:
o Dùng lãnh thổ để kiềm chế Đức, cân bằng châu Âu và tránh cho một nước nào vượt lên -
> mục tiêu xé nhỏ lãnh thổ, chặn sự trỗi dậy của các đế chế (ottoman, Habsburg)
- Thú vị: 14 chương điểm này là thử cho chính trị Mỹ để chuyển từ biệt lập sang can thiệp, nên là
nội dung 14 điểm dùng để thay đổi nội bộ Mỹ
- Mỹ còn muốn can thiệp kinh tế: Biến thành chủ nợ của các nước châu Âu
2. Anh và Pháp mất cái gì ?
- Anh và Pháp mất một phần kiểm soát cuộc địa (Phi thực dân hóa) -> Khôi phục các vùng tự trị
- Anh và Pháp bị giảm sức mạnh ở thuộc địa
- Hai nước mất sự bảo hộ về mặt kinh tế, Mỹ muốn được sức mạnh về hải quân thì làm Anh suy
yếu và mất thế độc quyền
- Cái được:
o Được một khu vực ngoại vi ở trung tâm châu Âu để bảo họ khỏi Nga ở Đông và Tây
o Cái được chia chác là mảnh đất Nga cắt cho Đức, bị các bên tước ra và chia nhỏ
o Có cơ hội được tham gia tổ chức mà các nước bại trận không được vào
3. Túm lại
- Hàng loạt các quốc gia nhỏ bị chia nhỏ từ các đế chế rộng lớn, lãnh thổ đặc biệt khu vực trung và
đông âu bị chia bé -> Lãnh thổ các nước ở châu Âu chia nhỏ và sụp đổ các đế chế
- Nó bàn tới thành lập Hội quốc liên
o Chủ trương tốt nhưng kết quả vô dụng
o Trụ sở được đặt ở châu Âu, thiếu nguồn lực, và bị Đức sử dụng như lá chắn cho các hành
động
o Bàn về vấn đề nước Đức: Nguyên nhân cơ bản để Đức tái vũ trang và tiến hành chủ
nghĩa phát xít
 Các nước đều có ý đồ riêng với Đức: Mỹ chỉ muốn Đức suy kiệt để cho vay
 Đức bị cắt đến mức tối đa, bị xé nhỏ -> Đức mất 1/8 diện tích đất đai và 1/12
dân số -> Là cái cớ để Đức quốc xã chiếm các nước (lãnh thổ có người Đức)
 Đức bị hạn chế vũ trang đến mức tối đa, không được tạo không quân
 Bồi thường chiến phí
 Cảnh nô lệ chưa từng thấy

Ngày 3/1/2023

I. Hội quốc liên: Ý định thành lập không thành công của Mỹ, có tổ chức nên không có thực quyền
=> Không có quỹ, không có trụ sở ở Mỹ
II. Vấn đề Đức (Đọc kĩ) : Là vấn đề gây tranh cãi lớn nhất trong hội nghị vì trực tiếp ảnh hưởng đến
TTTG
1. CTTG: Các đế quốc châu Âu đều có thuộc địa, nên dù chiến tranh ở châu Âu nhưng ảnh hưởng
tới thuộc địa, nhằm chia thuộc địa
Ở VN, chiến tranh thế giới thứ nhất sau đấy Pháp khai thác mạnh thuộc địa lần thứ 2 do tác
động của CTTG
2. Vấn đề nước Đức
- Tranh cãi lớn nhất là vđ lãnh thổ, bởi ở trật tự viên coi lãnh thổ như sức mạnh thì lãnh
thổ của đức bị
o Bị cắt lãnh thổ để không tồn tại đế chế Đức
o Mà lãnh thổ thì có một số dân Đức, trong khi đó lãnh thổ bị cắt ra thì bị dân mới
đến ở cùng => Mâu thuẫn về sắc tộc
o Cắt đường ra cho Ba Lan (cắt giữa lãnh thổ đức cho Ba Lan ra biển, cắt rời 2
phần Đức), đặc biển là Arac và Lorren
o Trong vấn đề này, Pháp có tham vọng rất lớn. Muốn khôi phục lại lãnh thổ trước
hội nghị Viên
o Bản thân Mỹ không muốn Đức quá suy yếu
- Thái độ của Đức
o Phản ứng tiêu cực: Bởi trong lịch sử châu Âu không có thói quen tận diệt, dù
thắng hay bại thì kẻ thù không bị dồn vào đường cùng. Kiểu không thể tin rằng
châu Âu lại có thể tận diệt họ như vậy
o Đức là một đế quốc, người dân luôn tự hào về đất nước, họ cho rằng châu Âu
phản bội xúc phạm tới quốc gia dân tộc của họ. Đó là lí do chính mà Hitler có thể
nắm được đất nước
o Cắt lãnh thổ oái oăm vì mục đích riêng của đế quốc đã làm người Đức tức giận
o Nên sau này có nhà chính trị gia nào agressive thì sẽ bị loại bỏ

- Thái độ các nước


o Pháp vẫn không hài lòng với Vien
o Từ đế chế -> Cắt thành quốc gia = Quốc gia dân tộc. Giờ ta thích là quốc gia dân
tộc thì nó là quốc gia dân tộc
 Sách cộng đồng tưởng tượng
- Về đọc kĩ lại chỗ chia lãnh thổ sau thế chiến I để nhận thấy vấn đề, bản đồ địa chính trị
nói lên tình trạng các quốc gia thời điểm này
- Vấn đề an ninh của Đức
o Pháp: Cần hạn chế vũ khí lục quân của Đức
o Anh: Hải quân phải ít để Anh độc quyền. Đức được lảng vản ở khu vực Baltic, tuy
cắt hải cảng cho Ba Lan nhưng lính Đức dùng để chặn Nga (Ba Lan – Nga cạnh
nhau)
o Mỹ: Không muốn Đức có vũ khí mới, hạn chế không quân (vì Mỹ mạnh hải quân)
 Hạn chế tối đa có thể
o Trọng tải tàu quan trọng, nhiều không bằng trọng tải tàu => Đức đã lừa Anh là kí
cho Anh nhiều tàu hơn nhưng Đức không nói về limit với trọng tải
o Vùng phía Tây: Vùng đất do các tổ chức “ủy thác”, “quản thác” không thuộc về
bất cứ nước nào mà do các hội quản lí chung => Nhiều nước tranh chấp nhau về
những lãnh thổ nhất
- Chính sách ở Mỹ: Người ở cũ bán lại đất cho người mới, họ thích khai phá và cứ di
chuyển chỗ ở liên tục
- Lưu ý đọc nhân tố Mỹ và Nga vì đây là 2 nhân tố mới ở thời kì này (2 nước này nhiều lần
cùng xuất hiện, thay đổi cán cân quyền lực) (Có lẽ nào giải thích vì sau từ khi Mỹ xuất
hiện là choảng nhau)
- Vấn đề tội phạm chiến tranh: Trong luật quốc tế, thì có tội phạm mới có chiến phí (Đọc
chiến tranh tiền tệ - bắt buộc)
o Khi Đức chấp nhận là “tội phạm” thì họ phải bồi thường cho các nước với các
mục đích khác nhau
 Pháp cần tiền vì Pháp kiệt quệ, cần tiền để phát triển kinh tế và trả nợ
cho Mỹ và muốn kiệt quệ Đức => Bẫy ở đây là Đức không có tiền đã phải
vay Mỹ, nên nền kinh tế châu Âu đã phụ thuộc vào Mỹ
 Nhưng các nước không cho Pháp quá nhiều tiền vì khi ấy Pháp
sẽ trả nợ xong thì Pháp sẽ thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ
 Sách: “Sát thủ kinh tế” – Các chuyên gia kinh tế làm sụp đổ hàng
loạt các chính phủ
- Hệ thống hòa ước Versailles
o Rất nhiều hiệp ước
o Nhiều quốc gia mới ra đời: Ngày nay vấn đề Turkey thích can thiệp vào trung
đông vì họ bao giờ quên rằng họ từng là đế chế Ottoman, nay tan vỡ
o Một số nước mới Tiếp Khắc, Nam Tư là không còn ở thời hiện tại vì đã nhập
hoặc chia nhỏ ra rồi
o Đặc điểm
 Điều quan trong nhất tác động là thay đổi các đường biên giới, thay đổi
địa chính trị. Thay đổi trong tương quan lực lượng của các nước thắng
trận
 Thay đổi không dựa trên dân tộc mà dựa trên mục đích chính
trị, nên tạo ra xung đột dân tộc sau này
 Lãnh thổ có dân trên đó sẽ gây thù hằn về mặt dân tộc
 Các nước không hài lòng với những gì họ đạt được sau hội nghị, hội nghị
này là hội nghị chia chác lớn nhất trong lịch sử
 Mỹ không đạt được cái 14 điểm nên sẽ tìm cách khác
 Pháp chưa thật sự làm Đức suy yếu: Sau hòa ước đòi sửa đổi lại
 Italia và Nhật Bản
o Với Ý là bị lừa, thêm có 1 mẩu đất
o Nhật thì trở thành chủ nợ lớn nhưng về cơ bản là không
có vị trí tương đương với kinh tế, Nhật muốn loại bỏ
phân biệt chủng tộc => Nhật bất mãn
 Anh khá hài lòng với kết quả
o Hòa ước không kiềm chế được Đức
o Hòa ước không đảm bảo được hòa bình mà chỉ khắc sâu thêm mâu thuẫn

HỘI NGHỊ WASHINGTON VÀ SỰ MỞ RỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA MĨ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

1. Hòa ước Versaille mới chỉ phân định một nửa còn nửa còn lại ở washington
- Versailles mới chỉ nội dung ở châu Âu và ở nội địa còn giờ chạy qua Mỹ bàn về hải quân
2. Bối cảnh
- Thời điểm này thì Mỹ phát triển hải quân, Mỹ thì đang muốn xoay sang CÁ nhưng ở đây
thì Nhật Bản đang là sức mạnh hải quân cạnh tranh với Mỹ
- Mỹ không có những gì họ muốn ở versailles, nên giờ dùng kinh tế để khống chế châu Âu
vào hội nghị mới
o Ví dụ trong lịch sử Việt Nam là cây gậy và củ cà rốt (Có nước sẽ đổi chỗ là củ cà
rốt và cây gậy)
o Giờ Mỹ không có được cái họ muốn ở châu Âu thì họ trở qua châu Á
o Mục tiêu lớn nhất là Kiềm chế Nhật Bản => Mỹ thấy tiềm tàng từ Nhật
o Mục tiêu 2 là lợi ích ở châu Á TBD
3. Hiệp ước
- Hiệp ước bắt đầu 9 nước, 5 nước, 4 nước
o Giữ nguyên trạng châu Á TBD
 Nghĩa là nước nào chiếm có ảnh hưởng ở đâu thì nằm im đấy
 Vì Mỹ nhìn thấy xu hướng các nước cụ thể là Nhật đang mở rộng ở khu
vực này => Kìm hãm nước khác, tiến tới Mỹ mở rộng
o Thay thế liên minh Anh – Nhật
 Cụ thể hóa điều 1 14 điểm
 Vì Mỹ muốn chen chân vào qh với Anh nên bạn phải xé bỏ qh cũ trước
đó
 Anh và Nhật là liên minh hải quân sẽ rất mạnh nên cần xé chúng nó
 Có 2 mục đích
 Nhật cô đơn
 Anh phải liên minh với Mỹ
 Đến giờ liên minh Mỹ Anh vẫn bền vững tới nay
- Hiệp ước 5 nước: Văn bản chú ý đến trọng tải tàu, thêm Ý là cường quốc hải quân =>
Nhằm tạo điều kiện cho Mỹ về hải quân
o Quy định tỉ trọng tàu Anh – Mỹ bằng nhau, là lớn nhất -> Mỹ up level 1
o Nhật là đứng thứ 2 về trọng tải vì họ mất Anh về tay Mỹ
o Đứng 3 là Pháp và Ý, Ý không hài lòng vì Ý là một cường quốc biển
 Đẩy Ý và Nhật vào vị trí bất mãn
o Mỹ đã thành công với mục đích sau
 Mỹ vươn lên hàng cường quốc với Anh
 Ngăn chặn được Nhật, đẩy Nhật bản đi xaaa
o Còn đối với Nhật: Cực kì bất mãn
 Nhật là nước đầu tiên phát xít hóa, mở đầu bằng chiếm TQ, xé hiệp ước
 Nhật không có cách nào khác vì mất đồng minh là Anh
 Mất đi vai trò hàng đầu về hải quân
- Hiệp ước 9 nước: Thắng lợi t3 của Mỹ, nói về TQ
o Điều 1: Cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền hành
chính của TQ
o Điều 2: TQ buộc mở cửa cho các nước => chấm dứt sự độc quyền của Nhật tại
TQ, để các nước nhảy vào buôn bán
 Quốc tế hóa TQ
 Hội nghị Washington dùng để định đoạt trật tự châu Á TBD

Câu hỏi quan trọng: Đánh giá trật tự V-O trong hệ thống quốc tế ?

BÀI: QUAN HỆ QUỐC TẾ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH


1. Đây là trật tự ngắn nhất trong lịch sử thế giới: Vec-Wha => Các nước Tây Âu đóng vai trò chủ
chốt trong việc vận hành
- Ngắn là rõ ràng vì đây là một trật tự xâu xé nhau quá mức
- Trong trật tự này các nước quá coi trọng lợi ích quốc gia
o Còn ở trật tự Vien là khá là nhường nhịn nhau, đề cao yếu tố quốc gia dân tộc
nhưng không đến mức xâu xé như này
o Thời kì này các nước đẩy mạnh quốc gia dân tộc, mà không để ý đến các quốc
gia khác
 Vì sao Tây Âu lại có đặc điểm này
 Các nước đều bám vào lợi ích quốc gia
 Tăng cường chạy đua để bảo vệ lợi ích của mình: Thuyết chạy
đua vũ trang để bảo vệ an ninh -> Càng có sức mạnh vũ trang thì
các nước khác không dám tấn công -> hòa bình, tuy nhiên sẽ
khiến người khác lo lắng
2. Vai trò trung tâm của Anh và Pháp
- Địa chính trị thay đổi mạnh mẽ
o Mất các đế chế
o Tạo các quốc gia mini khác
- Anh và Pháp dù thiệt hại nặng nhưng vẫn kiếm được nhiều nguồn lợi
- Sự thay đổi cán cân quyền lực
o Mỹ: Thực ra đây là giai đoạn chuyển giao chủ nghĩa độc lập – chủ nghĩa thế giới.
Nội bộ đấu tranh là chính sách cũ hay mới. Sau đi Wilson chết, thì Mỹ quay lại
chủ nghĩa biệt lập về ngoại giao không theo đuổi chủ nghĩa toàn cầu đại diện của
Wilson
o Nga: Cực kì khó khăn ở thời kì cuối chiến tranh, thay chế độ sa hoàng, thành chế
độ vô sản – XHCN nên đã rút ra khỏi vận hành trật tự thế giới và vận hành ở trật
tự thế giới riêng
o Ý và Nhật: Giảm quyền lực sau hội nghị V-W
o Quyền lực vận hành thế giới quay về Anh và Pháp, dù đã suy yếu về lãnh đạo thế
giới, nhưng do thời điểm này không có ai dẫn dắt nên trục quyền lực xoay về
đây. Họ đã làm gì điều hành trật tự ?
 Pháp kí các hiệp ước bí mật với các quốc gia ở châu Âu để tạo vành đai
an ninh và bảo vệ nước mình -> từng bước xé hiệp ước, vì Pháp luôn lo
lắng về Đức và cố gắng kiềm hãm Đức
 Hiệp ước này chuyên đi sau lưng -> Các nước mất lòng tin
 ANh: Cân bằng trật tự truyền thống để bảo vệ lợi ích nhưng đã không
còn phù hợp
 Các quốc gia Tây Âu có mâu thuẫn về mặt tiền bạc, Mỹ có 2 chương
trình tài trợ tiền đổ vào châu Âu lớn nhất là vào Đức, trong khi ấy Pháp
ráo riết đòi tiền Đức, đòi nợ lẫn nhau => Rơi vào bẫy kinh tế của Mỹ , để
Mỹ xen vào châu Âu
 Các vấn đề Anh và Pháp giải quyết sau hiệp ước không nhằm giải quyết
vấn đề quốc tế, không có chính sách toàn cầu: Do không có tầm quốc tế
+ chính sách cá nhân + ràng buộc vào kt Mỹ
- Đặc điểm t5 của quá trình vận hành là Cuộc đại khủng hoảng 29-30: Cuộc khủng hoảng
thừa. Có 2 cách vực dậy sau khủng hoảng
o Cách 1: Có tiềm lực vực dậy bằng kinh tế
o Cách 2: Vũ trang hóa
- Nguy cơ trật tự bị phá vỡ, thấy phát xít hóa nhưng Anh và Pháp đã làm gì ?
o 2 nước nhìn thấy nguy cơ chiến tranh nhưng không tìm cách đối phó, không kết
hợp với nhau để chống lại Đức
o Hai bên không có chính sách thế giới nào cả
o Mỹ ở thời điểm này muốn trừng phạt Nhật vì lo lắng về Nhật ở TBD >< Pháp
muốn lợi dụng Nhật
o Anh thì trung dung >< Không thực hiện chính sách của Mỹ ở CÁ TBD
 Thời kì phản bội và mất lòng tin lẫn nhau
o Thời điểm phù hợp để Đức trỗi dậy, nhưng Anh và Pháp lại mất niềm tin và bất
đồng
o Anh và Pháp không có giải pháp chung
o 2 nước tìm kiếm chính sách an ninh riêng rẽ (Nhân tố cơ bản để Đức lợi dụng),
chỉ tìm chính sách để bảo vệ bản thân tính toán sai lầm của 2 nước này
 Pháp tìm kiếm đồng minh ở phía Đông, kí với LX và Tiệp Khắc ( Quốc
gia có kho vũ khí mạnh nhất Đông Âu) => Phản bội Tây Âu
 Hiệp ước 1935: Anh kí Đức hải quân (Có điều khoản không giới hạn
trọng tải của tàu của Đức -> tạo đk cho Đức vực dậy hải quân)
 2 nước chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt và không có tầm
- Sự sói mòn trật tự
o Kí hiệp định mới, bí mật
o Phá vỡ liên minh cũ
- Vấn đề “An ninh châu Âu”: Một loạt các hiệp ước an ninh chung
o Pháp kí một loạt hiệp ước riêng, kí cả với Đức
 Vấn đề biên giới giùng giằng khiến Nga lo lắng, vì còn hở mỗi chỗ
để đánh Liên Xô
- Vấn đề “trả nợ và bồi thường”: Đều nợ Mỹ mà bị Đức nợ
o Âm mưu: Mỹ đòi Pháp -> Đức khiến Đức lại nợ Mỹ
o Thông qua bẫy nợ thì Mỹ đã bắt đầu có vai trò kinh tế mạnh, có ảnh hưởng ở
châu Âu từ thời này
3. Đại Suy thoái
- Khủng hoảng thừa do sức mua của người dân không đáp nổi
- Có thể hiểu là “Nạn xé lông cừu”: Đại TS aka Mỹ có thể làm sụp đổ kinh tế châu Âu,
phát động chiến tranh (?)
- Đưa đến châu Âu có lựa chọn riêng rẽ về giải quyết khủng hoảng => Chính trị từ đó chia
rẽ (*)
3.1. Giải quyết khủng hoảng
- Anh – Pháp – Mỹ
o Có tiềm lực, thuộc địa, chung lợi ích: Cải cách kinh tế
o Mỹ: Chính sách mới -> phát triển đường xá giao thông công cộng (Đường xá hay
được cải thiện sau khủng hoảng vì tạo điều kiện cho nhân công)
o Tóm lại sử dụng nguồn lực kinh tế
- Đức – Ý – Nhật Bản
o Chiến tranh giải quyết vấn đề, vì sao hiệp định đã mất thuộc địa
o Cả 3 đều bất mãn trong tư duy quần chúng dù chỉ có Đức bại trận
4. Hitler đã làm gì ?
- Các hành động
o Rút khỏi hội quốc liên
o Tuyên bố không trả nợ
- Hệ tư tưởng của Đảng Quốc Xã
o Xây dựng đế chế thứ 3
o Đưa ra học thuyết “Địa chính trị” và “Chủng tộc”, chỉ rõ là lấy lại biên giới để đủ
đất sống. Còn chủng tộc thì quan niệm là Đức là chủng tộc ưu việt nhất thế giới,
có sứ mệnh lãnh đạo thế giới
 Mục tiêu của Hitler là đưa Đức lên làm bá chủ thế giới
- Các phép thử của Hitler với châu Âu
o Phép thử 1: Đức đang tái vũ trang nhưng kí vào giải trừ quân bị (Kí vào giải trừ
quân bị trong khi không có quân bị -> Có thể nâng thành quân bị bằng số trong
hiệp ước)
 Các nước thi nhau kí với Đức giải trừ quân bị, có vẻ là Đức có xu hướng
hòa bình
o Phép thử 2: Thử kéo quân vào khu phi quân sự (quản lí của hội quốc liên) xem
reactions của Anh và Pháp
 Phản ứng của Pháp: Kêu gọi Anh giúp đỡ nhưng Anh từ chối giúp đỡ
 Đức nhận ra Anh và Pháp lung lay, chỉ chờ Đức đánh Liên Xô
o Hitler kí với Bỉ, Anh, Pháp,... hiệp ước không xâm phạm để xem các nước có
nhận ra không ? Sau khi kí, kéo quân vào chỗ phi quân sự thì Đức cho chưng cầu
dân ý xem ok sáp nhập Đức không.
o Tuy nhiên Anh, Pháp kí thì không ai tin các nước này nữa
 Hitler đưa ra kết luận: Pháp không có lực và không muốn chặn Đức
o Phép thử thứ 3: Sau khi chiếm vài vùng đất mà không ai phản ứng, Đức tiến tới
có được Áo
 Chính phủ Áo thân Đức, nên Đức cứ vậy đi vào Áo
 Áo là phép thử để xem Ý, Pháp có phản ứng không => Of course nott
 Đức tiến sang Tiệp Khắc,Tiệp đang rất mạnh về quân sự nhưng khu vực
biên giới là người Đức. Tiệp là đồng minh của Anh Pháp nên đáng lẽ thì
phải được bảo vệ
 “Hội nghị Muy ních”: Hội nghị phản bội đồng minh, Anh Pháp
bán biên giới Tiệp cho Đức => Từ đó Đức cắn dần Tiệp Khắc
- Sau tất cả phép thử thì Đức quyết định đánh Ba Lan, nhưng Đức lo LX (LX không có qh
với Anh Pháp ) sẽ cản Đức nên Đức quyết định kí với LX (Kịp kí hiệp định liên minh
trước Anh và Pháp đến sau) => Thỏa thuận Xô Đức chia đôi Ba Lan

You might also like