You are on page 1of 7

Cải cách Minh trị : Mảnh ghép giữ bản sắc cũ và bản sắc mới :

1. Một cái nhìn về Vị trí địa lí :


- Là một quần đảo giữa biển – giống Anh quốc :
Anh Nhật Bản
- 4 lần bị xâm chiếm thành công xuất phát - Chưa từng bị xâm lược trước đó .
từ đại lục . - Cho đến Cuối thế kỉ 19 số lần đưa quân
- Trong mỗi thế kỉ đều có đạo quân chiến đội ra đại lục trên đầu ngón tay .
đấu ở đại lục sau năm 1066 . - Giao thương còn nhỏ bé .
- Có giao thương mạnh mẽ với châu Âu ,
quốc gia giao thương biển hàng đầu thế
giới .

- Tại sao lại có những khác biệt lớn lao mâu thuẫn rõ ràng với những kỳ vọng về mặt địa lý
đến thế ? ( do Nhật bản xa đất liền gấp 5 lần nước Anh, Đất đai màu mỡ hơn , Khả năng
tự túc cao ).
 Tính chất tách biệt của lịch sử Nhật Bản .

2. Tình hình Nhật Bản trước cải cách:

Nhìn chung , Nhật Bản thời kì trước Minh TRị là một thời kìa nhiều khủng hoảng đan xen nhưng
vẫn được giữ trật tự nhờ tầng lớp lãnh đạo .

- Kinh tế : đánh dấu sự xuất hiện của kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các thành thị , hải cảng ,
công trường thủ công … trên cái nền kinh tế nông nghiệp bóc lột địa tô nặng nền trên
50% .
- Chính trị : + Thiên hoàng chỉ có quyền lực trên danh nghĩa , Nhật bản thực tế được cai
trị bởi một chế độ độc tài quân sự cha truyền con nối – Mạc Phủ Tokuawa cùng hệ
thống Samurai hiếu chiến .

+ Nhật bản có nét tương đồng với Châu Ấu thời trung cổ với sự tồn tại của
chế độ phân quyền . Cả nước được chia là các lãnh địa đứng đầu là các Daimyo , quyền
lực của họ trong lãnh địa vượt xa lãnh chúa Châu Âu .
- Xã hội : + tranh chấp quyền lực giữa các Daimyo với nhau và cả với Sogun .
+ Nổi loạn diễn ra .
+ đô thị hóa diễn ra và sự trỗi dậy của tầng lớp thương nhân .
- Tôn giáo : + Thần Đạo : tôn giáo nguyên thủy của người Nhật , đa thần , thờ phụng các vị
thần , tin rằng mọi vật đều có linh hồn . Coi nhật hoàng là con cháu của các vị thần .
+ Phật giáo : du nhập vào Nhật Bản , dung hòa và đôi khi đồng nhất với Thần
Đạo .
+ Thiên chúa giáo : là phương pháp thăm dò quen thuộc của các quốc gia
phương Tây , Vấn đề đáng lưu tâm của nhà lãnh Đạo Nhật Bản . ( họ trung gian cung cấp
vũ phí cho phản loạn , không trung thành với Thiên Hoàng ) Sau khi đóng định hàng
nghìn giáo dân , Nhật Bản cố cắt đứt mọi quan hệ với phương Tây Thể hiện trong việc
Cấm đạo , hạn chế bang giao , thậm chí cấm những người nhật từng có cơ hội chứng
kiến phương tây bị cấm đoán và kiểm soát .
- Tình hình Thế giới : Bối cảnh áp lực của phương Tây với Trung quốc là phép thử lo lớn
đối với Nhật Bản . Và sự Thất bại của Trung Hoa đã báo trước cho sự nhòm ngó của
phương tây tới quốc gia này là điều sớm muộn .
- Điều này đã trở thành sự thật : 1853 :Mỹ cho hạm đội hải quân vào Vịnh EDO ( lí do :
cơn sốt vàng califonia lưu thông TBD, tàu đắm bị giết , biệt lập , than ) Chuyển thư yêu
cầu đòi Nhật Bản mở cửa cảng biển => công khai sức mạnh vượt trội và tham vọng .
Điều này đặt các nhà lãnh đạo vào 2 luồng ý kiến : giữ nguyên sự biệt lập hoặc nhân
nhượng để kéo dài thời gian để Nhật Bản phát triển . Sau cùng khi nhận ra được sự bất
lực trong việc bải vệ đất nước , Cách t2 được chọn và các hiệp ước bất bình đẳng được
kí kết và tiếp sau đó các quốc gia lần lượt ANH , Nga , Hà Lan …

 Mở ra thời kì hỗn loạn :


- Mạc phủ phải đấu tranh giải quyết các vấn nạn do buộc phải mở của gây ra . Nhật Bản
chủ trương giảm thiểu đối đa sự xâm nhập của phương tây và đã thành công trong việc
giới hạn Người nước ngoài ở hai “Cảng hiệp ước” . Sau cùng việc cần làm là câu giờ . Tuy
nhiên lúc này nội bộ các lãnh địa có xu hướng cạnh tranh , chạy đua với Mạc phủ , tranh
chấp quyền lực . Nhất là hai lãnh địa Satsuma và CHoshu . Cũng chính việc chạy đua mù
quáng khiến Nhật Bản gánh một khoản nợ khổng lồ từ phí mua vũ khí và du học . Giá cả
tiêu dùng tăng vọt , tầng lớp Samurai phản đối ,… Tất cả trách nhiệm đổ lên đầu Mạc
phủ và Các lãnh chúa bắt đầu nhân cơ hội tham gia chi phối các quyết định của Sogun .
- Sự đối lập giữ tư tưởng chiến đấu hay nhượng bộ cùng Sự nghi ngờ lãnh đạo tạo ra tầng
lớp samurai trẻ shishi , thực hiện mục tiêu khủng bố người nước ngoài . Các hành động
của Shishi đã khiến Anh nã pháo hủy diệt toàn bộ thủ đô của lãnh địa Satsuma , Hay sự
tấn công của liên minh Anh Pháp Mĩ Hà Lan tới lãnh địa Choshu .
- Hai sự kiện này đã cho Nhật bản nhận thức dõ dàng về sức mạnh của Phương Tây . Tuy
nhiên cả hai lãnh địa lại nhận ra sự bất lực của Sogun trong việc đưa nhật bản thoát khỏi
biến cố . Điều đó khiến họ đoàn kết lại , đòi hỏi 1 sự tái cơ cấu chính quyền Nhật bản .
Họ lên kế hoạch chiếm giữ các cổng cung điện KYOTO , triệu tập một hội đồng tước bỏ
quyền lực sogun chấm dứt Mạc Phủ . Dù vị Sogun chấp nhận thất bại nhưng tướng lĩnh
khác thì không và một cuộc nội chiến diễn ra . Cuối cùng , thời Kỳ minh trị Bắt đầu .

3. Cuộc Duy Tân minh trị :


Thời kì này mới những đề xuất mâu thuẫn khác nhau , các nhà lãnh đạo thời Minh Trị nhanh
chóng đưa ra ba nguyên tắc cơ bản :

- Nhật Bản phải trở nên mạnh mẽ bằng cách chấp nhận nguồn lực phương Tây .
- Sửa đổi những hiệp ước bất bình đẳng .
- Sửa đổi hình mẫu nước ngoài phù họp với những điều kiện và giá trị của Nhật bản .

Từ đó hàng loạt các cuộc cải cách diễn ra :

- Chính trị : Tuyên bố thủ tiêu chế độ mạc phủ lỗi thời lạc hậu thành lập chính phủ mới,
xóa bỏ tình trạng cát cứ, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, ban bố Thành
Hiến pháp mới sắp nhập chế độ quân chủ lập hiến . ( Các Daimyo được yêu cầu dâng
lãnh địa cho Thiên hoàng bằng 1 phong thư hết sức mơ hồ , Các lãnh địa trở thành đất
hành chính cấp quận và các daimyo được giữ lại 10% thu nhập ) ( việc đưa ra một hiếp
pháp và nhà nước gần với Phương Tây có ích hơn bao giờ hết để có được sự tôn trọng
và sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng ).
- Kinh tế : Thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ , xóa bỏ độc quyền ruộng đất , đầu
tư cơ sở hạ tầng , xây dựng các chính sách Thuế ,.. ( tạo đk cntb phát triển )
- Quân đội : tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây , chế độ nghĩa vụ quân sự thay
cho chế độ trưng binh , chú trọng đóng tàu chiến , tiến hành sản xuất vũ khí , mời
chuyên gia quân sự nước ngoài … => đánh dấu sự tàn lụi của tầng lớp samurai , bị cấm
đeo kiếm , hay thực hiện lệnh trừng phạt cá nhân …
- Giáo dục : thi hành các chính sách giáo dục bắt buộc , chú trọng nội dung khoa học kỹ
thuật trong giảng dạy , cử học sinh giỏi đi du học phương Tây. Dạy cho người Nhật
thành những công dân trung thành với nhật hoàng và yêu nước , thấm nhuần tư duy
đoàn kết dân tộc . ( ổn định xã hội , phát triển đất nước )
- Tư tưởng : ( học tập quá nhiều – phai mờ ) Kết hợp giữ tín ngưỡng truyền thống và giáo
dục . Đức tin về dòng dõi thần thánh của Nhật Hoàng cùng những triết lý khổng giáo
biến Nhật hoàng thành thần sống đóng vai trò kết nối và tăng cường tình yêu nước .

Một số các cuộc nổi dậy của samurai , nông dân diễn ra nhưng nhìn chung những đối kháng về
bạo lực ít hon dự đoán . Và chính phủ Nhật Bản đã thể hiện khả năng mua chuộc , hòa giải với
những đối thủ tiềm năng .

Tất cả những nỗ lực ấy đã đem Nhật bản trở thành một cường quốc chỉ vỏn vẹn hai thập kỉ .
Nền văn hóa tổng hòa phương đông và tây . và cả nền quân sự hùng mạnh không thua kém bất
cứ quốc gia Phương tây nào được chứng minh trong Chiến tranh Nga Nhật (1904-1905) . tạo
tiền đề cho sự bành trướng của Nhật bản ra hải ngoại .
4. Đánh giá các Yếu tố đưa nhật Bản thoát khỏi biến cố :
1. Nhật bản là ví dụ điển hình minh họa sự thay đổi từ việc mượn các hình mẫu nước
ngoài . Sự vay mượn của nhật bản thời kì này ở quy mô lớn , có ý thức và kế hoạch .
Luật pháp : Mỹ rồi đến Đức , quân đội : bộ binh – đức , hải quân- Anh , hậu cần -mĩ .
Giáo dục : Pháp – Mĩ .
2. Đánh giá thực tế và trung thực: Đánh giá thành công đòi hỏi hai nhân tố : đương đầu
với những sự thật đau đớn và Kiến thức . Các thất bại quân sự của các lãnh chúa đã
cho họ thấy kẻ thù mạnh như nào , điều đó buộc họ phải chấp nhận nhân nhượng
trong nhục nhã . Chính những thất bại ấy khiến những nhà lãnh đạo Nhật bản có
những trải nhiệm cay đắng và phải cẩn trọng quan sát trực tiếp kẻ thù . khác với họ ,
những sĩ quan trẻ thập niên 1930 lại thiếu kiến thức về kẻ thù và ngủ say trên men
rượu nồng trong các cuộc chiến tranh Nga- Nhật , rồi mắc sai lầm thất bại trong
chiến tranh thế giới trả giá bằng hàng triệu mạng người.
3. Xây dựng một hàng rào , áp dụng thay đổi có chọn lọc . Mục tiêu của nhà lãnh đạo
Minh Trị rõ ràng không phải là tây phương hóa nước Nhật mà chỉ là mô phỏng cho
phù hợp truyền thống Nhật bản . Nhật bản không cần lấy nguyên mẫu về tri thức và
đô thị hóa bởi thời kì Tokuawa đã có dân trí cao và Edo là thành phố lớn nhất thế
giới thời kì đó . Tất cả các đặc trưng truyền thống của Nhật vẫn được giữ nguyên do
được tách riêng để lưu trữ . Họ cần 1 hàng rào phân định để thấy rõ : ngoài hàng rào
mọi thứ vẫn ổn . trong hàng dào cần dc thay đổi .
4. Nhật Bản ngày nay hay thời Minh Trị đều minh họa cho căn tính quốc gia vững chắc .
Người Nhật xem họ là độc đáo , thượng đẳng và tách biệt . Niềm tin này đã giúp họ
chịu được những căng thẳng về tâm lí trong thời điểm giao thoa cũ và mới . Và họ
chưa bao giờ nghi ngờ giá trị đất nước họ .
5. Kiên nhẫn và linh hoạt : sẵn sàng chấp nhận thất bại ban đầu cho đến khi tìm được
giải pháp khả dụng . Chiến lược chống lại người phương Tây của Mạc Phủ , hay
những cải cách giáo dục , pháp luật đều mất nhiều năm để điều chỉnh và hoàn thành
.
6. Lãnh đạo : không có nhà lãnh đạo thống trị nào đặt dấu ấn cá nhân của họ lên Nhật
bản . Thay vào đó , vào bất cứ thời điểm nào cũng có nhiều nhà lãnh đạo đủ kiến
thức về Phương Tây và sẵn sàng tăng cường sức mạnh nhật bản .

5. Cải cách Minh trị qua bộ phim : THE LAST SAMURAI

- Bộ phim nói về 1 tướng ALgen : có lẽ là vì lí do muốn bộ phim có cách nhìn khách quan
về cả bối cảnh lịch sử của Nhật lúc bấy giờ và cả về phái Samurai và Thiên hoàng. Nhân
vật chính là 1 người hoàn không hiểu quá nhiều về Nhật Bản và văn hóa Nhật Bản. Và tự
trải nghiệm và thấu hiểu được tâm tư của tầng lớp Samurai.
- Cảm nhận về tinh thần Võ Sĩ Đạo :

“Sự nở hoa trọn vẹn là một điều hiếm thấy anh có thể tìm kiếm chúng cả đời mình và đó sẽ
không phải là cuộc đời lãng phí .Tôi sẽ khắc ghi như những bông hoa này , rằng chúng ta đang
sắp tàn để nhận biết sự sống trong từng hơi thở , từng tách trà , từng mạng sống mà chúng tôi
lấy đi .. cách thức của một người chiến binh .”

- Văn hóa nhật bản :


- Lựa chọn để thay đổi :

You might also like