You are on page 1of 18

CHÍNH SÁCH SAKOKU

Tỏa Quốc (tiếng Nhật: 鎖 国 , Sakoku; Hán-Việt: Tỏa quốc,


nghĩa là "khóa đất nước lại") là chính sách đối ngoại của Nhật
Bản theo đó không người nước ngoài nào được vào Nhật Bản
hay người Nhật được rời xứ sở; kẻ vi phạm phải chịu án tử
hình. Chính sách này được Mạc phủ Tokugawa ban bố dưới
thời Tokugawa Iemitsu

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHÍNH SÁCH


SAKOKU

Từ đầu TK XVI các nước Châu Âu đã bắt đầu thâm nhập vào
châu Á. Điều này mang lại cơ hội mở rộng giao thương, buôn
bán vũ khí, học tập kĩ thuật tiên tiến cho các quốc gia châu Á.
Tuy nhiên, bên cạnh đó là những vấn đề về chủ quyền an ninh
quốc gia, địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội nên đã dẫn
đến thái độ nghi ngờ kì thị và cuối cùng là chính sách đóng cửa
của một số nước. Nhật Bản cũng không là ngoại lệ khi thi hành
chính sách Sakoku đầu TK VVII. Và lí do dẫn tới chính sách
này có thể kể đến 3 mục như sau:

I, Tôn giáo:
- Số lượng người cải đạo Thiên chúa giáo ngày càng tăng ở
phía Nam Nhật Bản (chủ yếu là Kyūshū được nhìn nhận như
một mối đe dọa quan trọng)
- Thiên hoàng rất lo ngại khi ông biết đến việc người Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha đã bình định Tân Thế giới như thế nào, và
nghĩ rằng Nhật Bản sẽ sớm trở thành một trong các thuộc quốc
của họ.
- Các thương nhân người Anh và Hà Lan theo đạo Tin lành đổ
thêm dầu vào lửa khi buộc tội các nhà truyền đạo người Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha truyền giáo một cách có hệ thống,
như là một phần của chính sách cai trị về văn hóa và thực dân
hóa các nước Á Châu.
- Đỉnh điểm là Cuộc nổi loạn Shimabara năm 1637-1638 khiến
giọt nước tràn ly.
Đây là một cuộc nổi dậy của 40.000 nông dân phần lớn theo
Thiên Chúa giáo. Sau việc này, Mạc phủ buộc tội các nhà
truyền đạo xúi giục cuộc nổi loạn, trục xuất họ ra khỏi đất
nước, và nghiêm cấm tôn giáo này bằng án tử hình.
Thành phần tham gia: những người đổi sang Công giáo bị đàn
áp về mặt tôn giáo, nhưng lý do khác dễ thấy của cuộc khởi
nghĩa là tiền thuế bắt buộc phải đóng rất nặng nề từ đó làm
nông dân bất bình.
 Mạc Phủ bắt đầu chính sách cấm đạo. Không những thế,
Tướng quân còn hoài nghi rằng những tín hữu Công giáo
Tây phương liên can đến việc lan rộng cuộc nổi loạn và
những thương buôn người Bồ Đào Nha bị trục xuất khỏi
Nhật Bản.

II, Chính trị:


- Việc giao thương với nước ngoài làm các lãnh chúa địa
phương ngày càng lớn mạnh, đe dọa đến sự thống trị
của chế độ Mạc phủ.
- Để khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, bảo vệ
chủ quyền an ninh đất nước, ngăn chặn sự nổi dậy của
các lãnh chúa địa phương, củng cố địa vị thống trị của
chế độ mình, Mạc phủ đã đi đến quyết định đóng cửa.

III, Kinh tế:


- Việc giao thương đưa đến một số thiệt hại cho Nhật
Bản có thể kể đến sự cạn kiệt tài nguyên. Mà việc nắm
quyền phân phối các tài nguyên quý giá góp phần quan
trọng trong quyền lực chế độ Mạc phủ.
 Nhận rõ điều này, cộng thêm lí do muốn kiểm soát quan hệ
thương mại với các nước tiến tới phá vỡ thế độc quyền của
các thương gia Bồ Đào Nha, Mạc phủ đã thực hiện chính
sách Châu Ấn thuyền – “thuyền có mang con dấu màu đỏ
do chính quyền Tokugawa cấp”
Với chế độ này, chỉ những tàu nào có mang giấp phép đóng
dấu đỏ của Mạc phủ mới được phép đi ra nước ngoài buôn
bán. Các tàu nước ngoài muốn đến Nhật để buôn bán cũng cần
phải có giấy phép của Mạc phủ Tokugawa. Thông qua chế độ
này, chính quyền Mạc phủ Tokugawa muốn bảo đảm an toàn
cho các tàu buôn của Nhật và nước ngoài, tránh khỏi nạn cướp
biển, cũng như xác lập uy quyền của mình. Cùng với sự củng
cố của chính quyền Mạc phủ, mối giao lưu giữa Nhật và Việt
ngày càng phát triển với chính sách mở cửa của hai bên.

Tất cả những lí do trên đây góp phần đưa đến vệc ra chính
sách Sakoku - “đóng cửa đất nước”. Tuy nhiên Nhật Bản
vẫn thực hiện thông thương với một số nước hạn chế: Việt
Nam, Triều Tiên, Lưu Cầu, Hà Lan..

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI

I, Những chuyển biến về kinh tế:


Trong khung cảnh đất nước đóng cửa, kinh tế Nhật Bản đã phát
triển theo kiểu hướng nội. Là một xã hội nông nghiệp nhưng
cuối thế kỷ XVII, kinh tế Nhật Bản đã phát triển đa dạng với
nhiều ngành sản xuất, kinh doanh mới đặc biệt là trong các lĩnh
vực: thủ công nghiệp, thương nghiệp và tài chính.

1. NÔNG NGHIỆP:
Nhật Bản vào thời kỳ này đã có sự tăng trưởng vượt bậc trên
các phương diện: diện tích canh tác, sản lượng và loại hình sản
phẩm.
+ Nếu so sánh, ta có thể thấy năm 1600, diện tích đất canh tác
ở Nhật Bản chỉ khoảng 1.640.000 ha, thì đến năm 1720 đã có
2.970.000 ha và năm 1874 là 3.050.000 ha.
+ Bên cạnh đó nhiều khu chuyên canh, chuyên chế biến những
đặc sản địa phương đã được hình thành. Đây có thể gọi là sự
chuyển biến về chất trong nền kinh tế nông nghiệp Nhật Bản.
Nhờ đó, từ một ngành sản xuất chủ yếu để đảm bảo nguồn
lương thực, thực phẩm cho xã hội, nông nghiệp thời kỳ này còn
cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất thủ công đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Những biến chuyển trên cùng với quá trình tư hữu hóa về
ruộng đất, đã làm thay đổi địa vị kinh tế và đẩy nhanh quá trình
phân hóa trong nông thôn. Hiện tượng mua bán, bao chiếm gá
nợ ruộng đất ngày càng phổ biến dẫn đến tình trạng hàng loạt
nông dân bị mất ruộng đất phải bỏ làng đi xiêu tán hoặc phải
tham gia vào những ngành sản xuất phi nông nghiệp. (Mạc
phủ, quý tộc chia lại ruộng ruộng đất nhưng không đồng đều.
Diện tích ruộng được chia ít mà tô thuế lại cao nên nông dân
phải làm thuê cho quý tộc.)

2. CÔNG – THƯƠNG NGHIỆP:


- Thành thị vừa là trung tâm kinh tế cũng là trung tâm đầu não
chính trị. Chính sách Sakoku không phải là chủ trương cô lập
mà là sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại. Nhật Bản muốn
đi đến lựa chọn một bạn đồng minh chiến lược và một chính
sách ngoại thương có kiểm soát. Do vậy, trong thời gian tỏa
quốc Nhật Bản vẫn duy trì quan hệ với thương nhân Hà Lan,
Trung Quốc, Triều Tiên và một số nước Đông Nam Á. Trong
điều kiện đó, tổng giá trị buôn bán giữa Hà Lan và Nhật Bản đã
tăng lên so với trước khi chính sách sakoku được thực hiện.
Lợi nhuận mà thương nhân Hà Lan đạt được tại Nhật Bản
hàng năm thường chiếm trên 50% tổng giá trị buôn bán ở
phương Đông.
+ 1641-1659 là 49%,
+ 1650-1659 là 68%,
+ 1660-1669 là 71%,
+ 1670-1679 là 75%
+ 1680-1689 là 65% và mức độ buôn bán này vẫn được duy trì
cho đến đầu thê kỷ XVIII.

- Năm 1641, theo yêu cầu của Mạc phủ, Hà Lan phải chuyển
thương điếm từ Hirado đến Deshima thuộc Nagasaki. Từ đó
Nagasaki trở thành cửa ngõ chính yếu của Nhật Bản giao lưu
với các nước bên ngoài.
Cùng với thương nhân Hà Lan, trong bối cảnh Nhật Bản thực
hiện chính sách Sakoku, thương nhân Trung Hoa cũng tìm mọi
cách để thâm nhập Nhật Bản. Đến năm 1685, chính quyền Edo
lại đặt ra quy định hàng năm các thuyền buôn Trung Quốc
được phép đem ra khỏi Nhật Bản khối lượng bạc trị giá 6.000
kwan còn tàu Hà Lan là 3.000 kwan. Từ năm 1715, Mạc phủ
lại đặt ra quy định hàng năm thuyền buôn của Trung Quốc
không được quá 30 chiếc còn Hà Lan không được cử trên một
tàu có số lượng kim loại không được vượt quá 50% so với
Trung Quốc.

- Đến năm 1813, Mạc phủ lại quy định hàng năm thuyền buôn
của Trung Quốc chỉ được đến 10 chuyến và đem đi 3.500 kwan
bạc còn Hà Lan mặc dù được cửa 2 chuyến tàu đến Nhật Bản
nhưng lượng bạc đem đi không được quá 1.700 kwan.

Do nắm nhiều huyết mạch kinh tế của đất nước mà đội ngũ
doanh thương ở đây đã tích được nhiều của cải lớn. Hoạt động
của nhiều thành thị thực tế là do bộ phận này điều hành.

Điều đáng lưu ý ở đây là, giới công - thương Nhật Bản luôn có
xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất những lĩnh
vực kinh tế mới. Do đó nguồn của cải tập trung vào tay các
dòng học đồng thời là các tập đoàn kinh tế như: Mitsui,
Yamanaga,… là rất lớn. Năm 1705, khi tài sản của Yodoya
Sabureomon , một thương nhân chuyên kinh doanh lúa gạo ở
Osaka bị chính quyền Edo tịch thu, Hầu hết các lãnh chúa ở
miền Tây Nhật Bản đều là con nợ của Yodoya. tổng số nợ của
các lãnh chúa đối với ông ta lên đến 121.867.610 ryo, tương
đương với thu nhập của Mạc phủ trong hai thế kỷ.

Việc phát triển mạnh mẽ công- thương nghiệp cũng như thị
thường hàng hóa là điều kiện thuận lợi thúc đẩy thị trường tiền
tệ ra đời. Từ những cơ sở trao đổi tiền nhỏ, từ giữa thế kỷ XVII
nhiều ngân hàng đã đi vào hoạt động. Năm 1670, hệ thống
ngân hàng Osaka với ban điều hành là 10 người có sự tham gia
của quan chức chính quyền trung ương đã được thành lập. Hệ
thống ngân hàng này với những chính sách thanh toán tiện lợi
đã thâu tóm toàn bộ thị trường tiền tệ ở Osaka, (Edo và nhiều
lãnh địa khác đồng thời giúp giữ cân bằng thị trường tiền tệ, ổn
định sản xuất, lưu thông kinh tế ở Nhật Bản.)

II, Những chuyển biến về xã hội:


Từ cuối thế kỷ XVI, trước những chuyển biến của đất nước,
thời kì Momoyama Hideyoshi đã có chủ trương chia xã hội ra
thành bốn đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương. Đến thời Edo, địa
vị của các đẳng cấp đã được chính thức xác định. Hai đẳng cấp
dưới được gọi là chonin, có địa vị xã hội khác biệt so với các
đẳng cấp trên, đặc biệt là võ sĩ, những người có nguồn gốc cao
quý, nắm giữ vai trò thống trị xã hội.

Trong điều kiện kinh tế Nhật Bản có nhiều biến đổi, sự biến đổi
đó đã từng bước làm rung chuyển trật tự của xã hội truyền
thống dựa trên nền tảng của kinh tế nông nghiệp. Do đó, địa vị
của các đẳng cấp dường như được quy định chặt chẽ cũng
không tránh khỏi những xáo trộn nhất định. Sự biến chuyển
thang bậc giữa các đẳng cấp là một hiện thực xã hội đáng chú ý
thời này.
Việc phân chia xã hội làm bốn đẳng cấp nhằm ổn định chính trị
và khẳng định địa vị của từng giai cấp song với sự chuyển biến
mạnh mẻ của nền kinh tế đã dẫn đến sự phân hóa tự nhiên giữa
các đẳng cấp và cả tần lớp trong cùng một đẳng cấp. Trong
thời kỳ này xã hội Nhật Bản vẫn là xã hội phong kiến nhưng
len lõi trong nó đã có sự tồn tại của yếu tố tư bản chủ nghĩa.
(…do tác động của quá trình tư hữu hóa tài sản, ruộng đất và
sự phân hóa mạnh mẽ giữa các đẳng cấp)
Mặc dù giới công- thương chỉ được xem là lớp người hạ đẳng
trong xã hội nhưng nhờ có khả năng kinh tế mà thế lực của họ
đã có ảnh hưởng trở lại đối với chính quyền phong kiến và
nhiều đẳng cấp xã hội khác. Sự liên kết giữa giới chính trị và
kinh tế là một trong những đặc trưng tiêu biểu của lịch sử Nhật
Bản. Trong khi đó, hầu hết các tầng lớp võ sĩ, nông dân vốn là
lực lượng cơ bản, chỗ dựa của chính quyền phong kiến, ngày
càng lâm vào tình rạng bần cùng hóa. Cùng với các yếu tố khác
của xã hội các đẳng cấp này trở nên bất mãn với xã hội và
chính thể hiện thời.

QUÁ TRÌNH CHỐNG ĐỐI VÀ CHẤM DỨT CHÍNH SÁCH


SAKOKU
Quá trình chống lại chính sách sakoku
_Trong thế kỉ 18 và 19, các nước phương Tây cố dùng nhiều
biện pháp để chấm dứt sự biệt lập, tạo lập mối quan hệ với
Nhật Bản, có đề nghị thỏa thuận, có cưỡng chế ép buộc, nhưng
đều bất thành.
_Năm 1778, thương nhân Pevel Lebedev Lastochkin từ
Yakutsk đến Hokkaidou với một đoàn thám hiểm nhỏ. Ông đề
nghị tặng quà và giao lương hữu nghị nhưng bị từ chối.
_Năm 1787, Jean – Francois de Galaup dong buồm đến lãnh
hải Nhật Bản. Ông đến thăm quần đảo Ryukyu và eo biển giữa
Hokkaidou với Honshuu và đặt nó theo tên mình.
_1791, John Kendrick – người Mỹ đầu tiên đến thăm Nhật
Bản- chỉ huy hai tàu Mỹ dừng 11 ngày ở đảo Kii Oshima, phía
Nam bán đảo Kii (bán đảo lớn nhất của đảo Honshuu). Ông
cấm cờ và khẳng đỉnh chủ quyền của Mỹ đối với quần đảo này
nhưng không được ghi nhận.
_Từ 1797 đến 1809, theo yêu cầu của người Hà Lan, vài tàu
Mỹ mang cờ Hà Lan đến buôn bán ở Nagasaki.
+1797, được người Hà Lan ủy nhiệm từ Batavia, thuyền
trưởng Mỹ William Robert Stewart đưa con tàu Eliza of New
York đến Nagasaki, Nhật Bản với hàng hóa Hà Lan.
+ 1803, William Robert Stewart trở lại với con tàu “Hoàng đế
Nhật Bản”, cố gắng buôn bán qua người Hà Lan ở Dejima (đảo
nhỏ nhân tạo hình cánh quạt, ngoài khơi vịnh Nagasaki), nhưng
vô ích.
+Thuyền trưởng người Mỹ John Derby của Salem đề nghị mở
cửa Nhật Bản để buôn bán thuốc phiện nhưng bất thành.
_ 1804, công sứ người Nga Nikolai Rezanov đến Nagasaki yêu
cầu trao đổi thương mại nhưng bị Mạc phủ từ chối. Lấy lí do
này, người Nga tấn công ở Sakhalin (phía Bắc bờ biển
Hokkaidou) và quần đảo Kurol trong 3 năm sau đó, thúc đẩy
Mạc phủ xây dựng phòng thủ ở Ezo.
_1808, tàu khu trục nhỏ của Anh – HMS Phaeton – đột kích tàu
Hà Lan ở Thái Bình Dương, đến Nagasaki dưới cờ Hà Lan, yêu
cầu và nhận được sự tiếp viện nhờ đe dọa vũ lực.
_1811, Đại úy Hải quân Nga Vasily Golovnin đặt chân lên đảo
Kunashiri và bị Mạc phủ bắt giữ, giam cầm 2 năm.
_1825, theo đề xuất của Takahashi Kageyasu, Mạc phủ ban
hành “Lệnh đuổi các thuyền nước ngoài” (ikokusen
uchiharairei, còn gọi là “ninen nashi”, hay luật “Không suy
tính”), ra lệnh cho chính quyền dọc bờ biển bắt giữ hoặc giết
người nước ngoài đặt chân lên bờ biển.
_1830, Nhật Bản tuyên bố chủ quyền với quần đảo Boninu
nhưng không có người ở nên người Mỹ Nathaniel Savory dến
nghỉ chân.
_1837, thương gia Mỹ Chaerles W.King cố tìm cách buôn bán
với Nhật Bản bằng các đưa 2 thủy thủ Nhật (trong số họ có
Otokichi) về Nhật bằng tàu buôn Mỹ không vũ trang. Tuy
nhiên con tàu bị bắn vài lần và không thể dong buồm trở về.
_1842, sau tin Trung Quốc thất trận trong Chiến tranh Nha
phiến và sự chỉ trích ở trong nước sau sự kiện Morisson, Mạc
phủ trả lời thuận ý các yêu cầu của nước ngoài về quyền được
tiếp tế ở Nhật Bản bằng cách đình chỉ lệnh xử tử người nước
ngoài và áp dụng “Lệnh tiếp tế gỗ và nước” (Shinsui
Kyuyorei).
_1844, hải đoàn Pháp đến Okinawa trao đổi thương mại nhưng
bị từ chối.
_20/7/1846, chính phủ Mỹ cử trung tá hải quân James Biddle cử
đi mở cửa thương mại, thả neo ở vịnh Tokyo với 2 tàu bao gồm
1 tàu chiến trang bị 72 canon, yêu cầu một hiệp định thương
mại nhưng bất thành.
_24/7/1846, Đô đốc Pháp Cécile đến Nagasaki, thất bại trong
đàm phán và bị từ chối đổ bộ. Ông cùng hai cha xứ (cha
Forcade và cha Ko) đã đi học tiếng Nhật ở Okinawa.
_1848, người nửa Scotland nửa Chinook – Ranald MacDonald
– giả vờ bị đắm tàu ở đảo Rishini để được vào Nhật Bản. Ông
được gửi đến Nagasaki, ở đây 10 tháng và trở thành thầy giáo
tiếng Anh đầu tiên của Nhật Bản.
_1848, James Glynn đề xuất với Quốc hội Hoa Kỳ phải đàm
phán để mở cửa Nhật Bản nên được hỗ trợ bằng phô trương sức
mạnh, dọn đường cho cuộc viễn chinh của Perry. Cuối cùng,
ông đến Nagasaki và thương thảo thành công với “đất nước
đóng cửa” Nhật Bản.
_12/8/1853, sứ đoàn Nga của Yevfimy Putyatin đến Nagasaki
để giới thiệu động cơ hơi nước. Đây là động cơ cho nổ lực sản
xuất ra động cơ hơi nước đầu tiên ở Nhật Bản của Hisashige
Tanaka năm 1853.
 Tuy Nhật Bản vẫn cương quyết thi hành chính sách
Sakoku nhưng các nước phương Tây vẫn liên tục chống
đối bằng nhiều hình thức từ đề nghị thương thảo đến sử
dụng bạo lực.
Chấm dứt chính sách sakoku
_Những nổ lực bất thành này tiếp tục, cho đến ngày 8/7/1853,
Phó đế đốc Matthew Perry của Hải quân Hoa Kỳ với 4 chiến
tàu chiến Mississippi, Plumouth, Saratoga và Susquehanna tiến
vào cảng Edo, Tokyo và thể hiện sức mạnh hăm dọa từ súng
Paixhans của các con tàu để yêu cầu Nhật Bản mở cửa thông
thương với phương Tây. Những con tàu này được gọi là
Kurofune hay “hắc thuyền”.
_31/3/1854, sau 200 thực hiện chính sách “Tỏa quốc”, Nhật
Bản cuối cùng cũng phải nhượng bộ cho thế lực thương mại
nước ngoài khi ký Hiệp ước Kanagawa. Tướng quân Tokugawa
Iesada được xem là có quyền hành cao nhất phải thay mặt Thiên
Hoàng truyền lệnh ký hiệp ước Kanagawa, sau đó Thiên Hoàng
bất đắc dĩ phải đóng dấu, theo đó, Nhật Bản buộc phải mở hai
cảng Shimoda và Hakodate cho thương thuyền Hoa Kỳ vào
buôn bán.
_Sau năm đó, Perry trờ về với 7 con tàu và ép Shogun ký “Hiệp
ước Hòa bình và Hữu nghị”, thiết lập quan hệ ngoại giao chính
thức giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.
_1852 đến 1855, Đô đốc Yevfimy Putyatin của Hải quân Nga đã
có vài cố gắng để giành được các điều khoản buôn bán thuận lợi
với nước Nga từ Shogun.
_Trong vòng 5 năm, Nhật Bản ký các hiệp ước tương tự với
phương Tây.
_29/7/1858 ký với Hoa Kỳ hiệp ước Harris.
_Những “Điều ước thời Ansei” đã được áp đặt vào Nhật Bản
bằng con đường ngoại giao tàu chiến, và thể hiện tham vọng sáp
nhập Nhật Bản như đã làm với phần lớn lục địa của các quốc
gia phương Tây.
_Vài phái bộ được Mạc phủ gửi ra nước ngoài để học hỏi văn
minh phương Tây, dàm phán các điều ước và hoãn lại việc mở
cửa các thành phố và bến cảng cho ngoại thương.
+1860, một phái bộ Nhật Bản đến Hoa Kỳ trên tàu Kanrin
Maru.
+Lần lượt năm 1862 và năm 1863, các phái bộ được cử đi
Châu Ân.
+Nhật Bản cũng cử một đại diện và tham dự Hội chợ Thế Giới
1867 ở Paris.
 Các nước phượng Tây sử dụng bạo lực để ép buộc Nhật
Bản xóa bỏ chính sách. Các hiệp ước về giao thương được kí
kết.

Ý NGHĨA CHÍNH SÁCH SAKOKU


_Chính sách Sakoku giúp củng cố quyền lực của Mạc phủ trên
nước Nhật, việc kiểm soát giao thương ngay cả với Trung Quốc
làm chặn ý đồ của các lãnh chúa địa phương định nhờ người
ngoài can thiệp vào Nhật.
Ví dụ: Nếu không tính những sự kiện như cuộc nổi dậy tự phát
Shimabara của giáo dân đạo Kitô , thì các lãnh chúa khác cũng
có thể bí mật nhờ Trung Quốc "giúp" cho danh nghĩa phò Nhật
hoàng để tranh đoạt với Mạc phủ, hoặc mua súng đạn để mưu
sự, như chính họ Tokugawa và nhiều người khác đã làm trước
đó v.v.... Ngoài ra người Tây cũng có thể giúp liên kết các lực
lượng chống Mạc phủ ở các nơi.
_Việc kiểm soát việc giao thương với nước ngoài cũng là một
biện pháp bảo vệ nhằm tránh cho Nhật Bản cạn kiệt hoàn toàn
nguồn tài nguyên khoáng sản. Nhật là 1 xứ của núi lửa, mà núi
lửa nhiều thì sẽ đem lại nhiều các kim loại quý: vàng, bạc,
đồng....đã bị các lãnh chúa địa phương xuất khẩu khá nhiều
trong thời trước nhằm nuôi dưỡng chiến tranh.
_Chính sách Sakoku giúp khẳng định vị thế mới của Nhật trong
khu vực- việc giúp Nhật Bản thoát khỏi quan hệ cống nạp đã
tồn tại giữa nó và Trung Quốc qua nhiều thế kỷ trước đây. Đưa
Nhật Bản từ một thị trường tiêu thụ hàng hóa ngoại quốc thành
một nước tự chủ về sản xuất.
_Khuyến khích sự phát triển của nền kinh tế hướng nội, chủ
yếu là sản xuất và tiêu thụ trong nước. - Thúc đẩy các ngành
công nghiệp phát triển, đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của
ngành sản xuất tơ lụa, đồng thời mở rộng kinh doanh các lĩnh
vực khác: khai mỏ, luyện kim, ngân hàng...
_Dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức, hiệp hội sản xuất, góp
phần thúc đẩy các tiềm năng kinh tế vốn có của đất nước.
CHÍNH SÁCH “BẾ QUAN TỎA CẢNG” CỦA NHÀ
NGUYỄN VIỆT NAM
Cơ sở hình thành:
- Về mặt tư tưởng: Tư tưởng “Trọng nông ức thương”,
coi nông nghiệp là ngành kinh tế số một là tư tưởng
truyền thống mà nhiều triều đại phong kiến nước ta đã
duy trì. Theo đó, mọi chính sách ban hành đều ưu đãi
cho nông nghiệp, các ngành còn lại, đặc biệt là Ngoại
thương bị kìm hãm.
- Về kinh tế - xã hội: Đầu thế kỉ XIX, được sự giúp đỡ
của Pháp, Nguyễn Ánh (dòng dõi chúa Nguyễn) đã lật
đổ triều Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn, thống nhất quốc
gia. Vì vậy, sau khi lên ngôi vua, Nguyễn Ánh buộc
phải trao cho người Pháp những quyền lợi nhất định: để
người Pháp làm chức cao trong triều đình, ưu tiên
thuyền buôn Pháp hơn các thuyền buôn nước khác.
Bối cảnh Thế giới và khu vực:
- Các nước phương Tây tiến lên Chủ nghĩa đế quốc, đồng
thời cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất
bùng nổ làm cho cuộc cạnh tranh giữa các tư sản ngày
càng gay gắt, ham muốn mở rộng thuộc địa để có
nguyên liệu và thị trường ngày càng lớn. Mà mục tiêu
tiềm năng nhất chính là các nước phương Đông.
- Trong khi các nước phương Tây đang phát triển như vũ
bão thì các nước phương Đông lại “say ngủ” trong lạc
hậu và bảo thủ. Trước sự gõ cửa của các nước phương
Tây, các nước phương Đông đã “đóng sầm” cánh cửa
ngoại giao lại, Trung quốc là nước tiên phong trong
chính sách này, và sau đó, vì là quốc gia chịu ảnh
hưởng lớn từ Trung Quốc nên Việt Nam cũng thi hành
chính sách này.
 Việt Nam là một nước phương Đông, lại có tiềm lực về
kinh tế rất lớn nên nghiễm nhiên trở thành một thuộc
địa tiềm năng, đứng trước sự dòm ngó của các nước
phương Tây. Nhận thức được điều đó, vua Minh Mạng
sau khi lên ngôi, với cái nhìn một chiều của tư tưởng
Nho giáo đã ban hành chính sách “ Bế quan tỏa cảng” –
Một chính sách “như vòng kinh cột chắt Minh Mạng và
kinh tế quốc gia vào sự chậm phát triển”
Quá trình thực hiện chính sách:
- Đặt cơ quan quản lý ngoại thương: gồm 2 Ty.
+ Ty hành nhân: có nhiệm vụ kiểm tra hàng xuất nhập
khẩu với nước ngoài.
+ Ty tài chính: kiểm tra, kiểm xoát hành trình vận tải
biển.
- Đặt ra Thuế ngoại thương:
+ Thuế Cảng: “khi thuyền ngoại quốc đến buôn bán,
phải đến nơi hộ dẫn để đo thuyền, lập tâu lên theo lệ mà
đánh thuế” (Minh Mệnh chính yếu – tập 2)
+Thuế hàng hóa: thuyền nước ngoài mỗi khi mua bán
hàng hóa đều phải đóng thuế. Nhà nước quy định mặt
hàng mua-bán đối với phương Tây mà tùy mặt mặt
hàng để đánh thuế. Cấm nhập sách vở phương Tây,
hàng của thuyền phương Tây chở đến. Cấm xuất khẩu
Vàng, tiến đồng, kim loại , trầm hương,… ra phương
Tây.
+Thuế tàu thuyền: được vua Minh Mạng quy định cách
đo cụ thể, chiếu theo đó mà đánh thuế.
 Các thuyền buôn nước ngoài nhập cảng phải nộp các
loại thuế , bao gồm thuế nhập cảng ( tiền ăn uống , xem
xét, sai phái,…) , thuế hàng hóa, thuế tàu. Thuế cao làm
cho thương nhân không thể lui tới – cách tiến hành
chính sách “Bế quan tỏa cảng” của vua Minh Mạng.
- Quan hệ với các nước trong chính sách” Bế quan tỏa
cảng”
+ Khi Minh Mạng lên ngôi, cũng như các triều trước đã
thực hiện chính sách “nhu viễn” . Quan hệ với các nước
láng giếng như Ai Lao, Campuchia, Thanh vẫn tiếp tục
được duy trì với nhiều chính sách ưu đãi.
+ Riêng với các nước phương Tây thì một mực thi hành
chính sách “đóng cửa”
 Với Anh năm 1822, thuyền Anh do Grawfurd
mang thư và vật phẩm đến cập cảng Đà Nẵng
nhưng Minh Mạng lấy cớ “ hắn là người của
Tổng đốc phái đến chứ không phải theo mệnh
lệnh của quốc vương” để từ chối.
 Với Pháp, những chính sách đối ngoại có mềm
dẻo hơn, nhưng khi Pháp muốn kí hiệp ước giao
thương với nước ta, Minh Mạng dã nói “ Cần gì
phải kí hiệp ước, nước Pháp ở quá xa, nhân dân
nước tôi không thể buôn bán với các ông
được…chúng tôi không muốn kí một hiệp ước
xem ra chẳng có ích lợi gì”
Những tác động của chính sách “Bế quan tỏa cảng”
- Trái lại với mục đích bảo vệ đất nước khỏi sự dòm ngó
của phương Tây, chính sách “Bế quan tỏa cảng”, Nội
bất xuất ngoại bất nhập đẫ dẫn đến nhiều hệ lụy sai lầm.
+ Tạo nên sự lạc hậu của nền Nông nghiệp bản địa, trực
tiếp làm suy thoái thương nghiệp, ngăn sự phát triển sâu
rộng và tự do.
+ Tạo nên mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa
chủ, tầng lớp thương nhân bị kìm kẹp không thể phát
triển.
+ Tệ nạn buôn lậu, cướp biển hoành hành.
Kết luận: “bế quan tỏa cảng” là chính sách quan trọng
về ngoại thương thời nhà Nguyễn, thực chất nó là chính
sách đóng cửa với đường lối khá toàn diện: tổ chức cơ
quan quản chế, chính sách xuất nhập cảng, chính sách
với thương nhân và thuyền buôn. Nhưng chính sách này
chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp thống trị, đảm bảo
quyền thống trị, khiến kinh tế bị phụ thuộc vào chính trị
và cô lập hoàn toàn nước ta với bên ngoài. Đây là
đường lối ngoại thương kiên quyết, độc đoán, phá vỡ
nội lực của đất nước.

SO SÁNH CHÍNH SÁCH SOKAKU CỦA NHẬT BẢN


DƯỚI THỜI TOKUGAWA VỚI CHÍNH SÁCH ĐÓNG
CỬA CỦA NHÀ NGUYỄN

v Giống nhau:
-Cả hai chính sách đều có chủ trương là “nội bất xuất ngoại bất
nhập” nhưng không hẳn là biệt lập hoàn toàn, vẫn có sự giao
lưu ít nhiều với các nước ngoại ban: Việt Nam vẫn duy trì mối
quan hệ với các nước láng giềng như Lào, Campuchia… Còn
Nhật thì vẫn thực hiện thông thương với một số nước hạn chế:
Triều Tiên, Hà lan…
- Hạn chế giao thiệp tối đa vì sợ đất nước sẽ sớm trở thành
thuộc địa của các nước phương Tây, bên cạnh đó tạo ra những
điều kiện khắt khe trong việc mua bán trao đổi với các nước
ngoại bang. Đồng thời ngăn chặn việc truyền bá đạo Thiên
chúa giáovào sâu trong đời sống nhân dân vì lo ngại sẽ gây nên
sư mất ổn định, nổi loạn không thể kiểm soát.
- Đặc biệt với chủ trương của hai chính sách này thì Nhật Bản
và Việt Nam đều không đặt mối quan hệ chính thức với bất kì
quốc gia nào để tránh rơi vào vòng xoáy nhượng bộ chính trị.
v Khác nhau:
CHÍNH SÁCH
CHÍNH SÁCH
“BẾ QUAN TỎA
SAKOKU
CẢNG”
+ Đầu TK XVI các + Việt Nam là một
nước Châu Âu xâm nước phương
nhập vào Châu Á Đông có tiềm lực
mang lại cơ hội mở về kinh tế nên
rộng giao thương, chịu sự dòm ngó
mua bán vũ của các nước
khí..nhưng lo ngại phương tây, song
NGUYÊN NHÂN
các vấn đề chủ song đó khi vua
HÌNH THÀNH
quyền an ninh quốc Minh Mạng lên
gia, địa vị của giai ngôi với cái nhìn
cấp thống trị trong một chiều của tư
xã hội nên đã thi tưởng Nho giáo đã
hành chính sách lập ra chính sách
Sakoku vào sách Bế quan tỏa
TKXVII. cảng
CHUYỂN BIẾN +Ban đầu là một xã +Nhà Nguyễn
KINH TẾ-XÃ HỘI hội nông nghiệp, “trọng nông ức
nhưng đến khi thi thương” nên mọi
hành chính sách thì chính sách đều ưu
Nhật bản phát triển đãi cho nông
đa dạng về sản nghiệp, ngoại
xuất, kinh doanh, thương bị kìm
thủ công nghiệp, hãm
thương nghiệp và
tài chính.
+ Chính sách này
giúp Nhật khẳng + Chưa khẳng
định được vị thế định được vị thế
của mình trong khu của mình như
vực, giúp Nhật Nhật Bản, vẫn
thoát khỏi quan hệ phụng sự, cống
cống nạp đã tồn tại nạp cho nhà
giữa nó và Trung Thanh (Trung
Quốc qua nhiều thế Quốc)
kỉ trước đây.
+Hạn chế sự suy
kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên
quốc gia.
+Học hỏi văn minh
phương Tây, học
cách đàm phán điều + Vẫn chưa tiếp
ước..ngoài ra còn thu, vận dụng
gửi các học sinh những kiến thức
sang các nước du tiên tiến của các
học. nước phương tây

Ý NGHĨA Sự biệt lập với thế + Chính sách này


giới trong 200 năm dẫn đến một nền
tuy làm Nhật Bản nông nghiệp lạc
trở nên lạc hậu, bị hậu, suy thoái
triệt tiêu một số yếu thương nghiệp,
tố kinh tế, xã hội đã ngăn cản sự phát
bước đầu hình triển. Ngoài ra còn
thành trong thời kì tạo mâu thuẫn
mở cửa trước đó giữa nông dân và
nhưng ngược lại nó địa chủ, tầng lớp
đã thôi thúc các thương nhân bị
phát triển nội tại, kìm hãm không
tạo ra sự hòa đồng thể phát triển. Mặt
về kinh tế, văn hóa khác còn tạo ra tệ
trong cả nước, suy nạn buôn lậu,
giảm tình trạng chia cướp biển
cắt, phân biệt giữa + Có thể thấy
các lãnh địa. chính sách này chỉ
mang lại quyền lợi
cho giai cấp thống
trị, đảm bảo quyền
thống trị , khiến
kinh tế phụ thuộc
vào chính sách trị
làm cô lập hoàn
toàn nước ta với
các nước bên
ngoài

You might also like