You are on page 1of 45

CHƯƠNG 4.

KINH TẾ NHẬT BẢN


PGS.TS. Nguyễn Chí
Hải
2

Mục đích nghiên cứu:

1.Giúp sinh viên nắm được quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản, qua đó giải
thích được các sự kiện, quá trình kinh tế theo quy luật phát triển.

2. Nhận định, đánh giá được vị trí, vai trò của nền kinh tế Nhật Bản trong khu
vực châu Á – Thái Bình Dương và những bài học cho Việt Nam
Nội dung:

₋ Đặc điểm kinh tế Nhật Bản đến trước cách mạng Minh Trị (1868)

₋ Kinh tế Nhật Bản từ cải cách Minh Trị đến kết thúc chiến tranh thế giới lần II
(1868 - 1945)

₋ Kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới lần II (1946 - 2000)

₋ Kinh tế Nhật Bản những năm gần đây (2001 - 2016)


3

I. Đặc điểm kinh tế - xã hội Nhật Bản đến trước cách mạng
Minh Trị (1868)

II. Kinh tế Nhật Bản từ sau cách mạng Minh trị đến kết thúc
chiến tranh thế giới lần II (1868 - 1945)

III. Kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới lần II (1946 –
2000)

IV. Kinh tế Nhật Bản đầu thế kỷ XXI (2001 – 2016)


I. Đặc điểm kinh tế - xã hội Nhật Bản đến trước cách mạng
Minh Trị (1868)

1. Đặc điểm của chế độ phong kiến Nhật Bản

- Nhật Bản là một quốc gia hải đảo với gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ,
nằm trải theo hình cung dọc bờ biển phía đông lục địa châu Á, gần với
Nga, Triều Tiên và Trung Quốc. Người Nhật Bản gọi đất nước mình là
Nipon hay Nippon, tức “xứ sở mặt trời mọc”.

4
- Cũng như nhiều nước phương đông khác, chế độ phong kiến Nhật
Bản ra đời sớm và tồn tại lâu đời trong lịch sử. Dưới thời Mạc phủ
Tokugawa (1603 – 1867), chế độ phong kiến Nhật Bản có một số đặc
điểm nổi bật sau:
• Chế độ phong kiến phân quyền, với quyền hành tối cao là Shogum
(Đại tướng quân)

• Chế độ đẳng cấp hà khắc, người dân bị bóc lột nặng nề

• Từ thế kỷ XVI, chính quyền phong kiến thi hành chính sách đóng cửa
ngày càng chặt chẽ.

5
2. Những chuyển biến mới về kinh tế xã hội

Thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, các yếu tố của nền kinh tế hàng
hóa đã xuất hiện ở Nhật Bản:

(i) Nền nông nghiệp thuần túy đã bước đầu bị phá vỡ (phân công lao
động trong các làng xã ngày càng rõ rệt, có khoảng 20-25% nông
dân làm theo nghề phụ như mộc, nề , đóng thùng… nhiều tá điền trở
thành lao động làm công ăn lương trong các trang trại lớn của địa
chủ…) ;

(ii) Nền thương mại và đô thị hóa ngày càng phát triển, mặc dù không
được chính quyền Tokagawa khuyến khích;

(iii) Cùng với sự mở rộng thương mại, hoạt động tiền tệ, tín dụng cũng
phát triển đáng kể (tín dụng được sử dụng rộng rãi tại các thành phố
lớn, đặc biệt ở Osaka).
6
Từ thế kỷ XVII – XVIII, hình thức CTTC đã xuất hiện ở Nhật Bản,
đến 1868 đã có 420 CTTC các loại.

Từ giữa thế kỷ XIX, trước sức ép quân sự từ Mỹ và các nước


phương Tây, chính quyền phong kiến Nhật Bản buộc phải mở cửa,
cho người nước ngoài vào làm ăn buôn bán. Do vậy KT-XH của
Nhật Bản đã có những chuyển biến mới.

Tóm lại vào cuối thời kỳ Tokugawa, những mầm mống


QHSXTBCN đã xuất hiện ở Nhật Bản. song nền kinh tế còn nhiều
hạn chế: nông nghiệp còn lạc hậu, CTTC còn ít và quy mô nhỏ,
thành thị bị phong kiến hóa nặng nề, bị tư bản phương Tây chèn ép,
lấn áp.

7
II. Kinh tế Nhật Bản từ sau cách mạng Minh Trị đến kết thúc
chiến tranh thế giới lần II (1868 - 1945)
1. Cải cách Minh Trị

Minh Trị Thiên


Hoàng

8
9

- Do mâu thuẫn xã hội sâu sắc và chính sách chính trị - kinh tế lạc
hậu của Mạc phủ, cuộc cách mạng Minh Trị đã nổ ra và thành công
năm 1868. Sau khi lên ngôi, Mushuhito (Minh Trị Thiên Hoàng) đã
tiến hành cải cách toàn diện, đưa nước Nhật Bản vào thời đại phát
triển TBCN.

- Nội dung cải cách của Minh Trị:

• Thủ tiêu chế độ phong kiến, xóa bỏ cát cứ, thiết lập quyền lực của
Minh Trị Thiên Hoàng ( ngày 6/4/1868), chính phủ ban hành “5
lời thề”, “Chính thể thư”, quy định quyền lực tối thượng của Minh
Trị, không được lập đảng phái… Năm 1871, chính phủ xóa bỏ
quyền hành tại các địa phương, thành lập các đơn vị hành chính
mới (tỉnh, thành, quận, huyện…)

• Bãi bỏ những quy tắc và luật lệ hạn chế quyền tự do kinh tế


10

• Thực hiện thống nhất tiền tệ và chính sách thuế. Năm 1882, Bộ Tài
chính đã thành lập Ngân hàng Nhật Bản (BOJ)

• Ưu tiên và khuyến khích phát triển công - thương nghiệp, thực hiện
mở cửa thu hút nguồn lực từ bên ngoài để phát triển công - thương
nghiệp

• Cải cách ruộng đất trong nông nghiệp (1872 – 1873), xóa bỏ sở hữu
lớn của địa chủ, mở rộng kinh tế hộ của nông dân

• Thực hiện cải cách giáo dục theo phương châm “giáo dục lập Quốc”,
xây dựng nền giáo dục “thực dụng”. (Ban hành đạo luật Giáo dục
1870).

Thực chất của cải cách Minh Trị là thực hiện các nhiệm vụ của
cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho Nhật Bản nhanh chóng tiến
lên con đường phát triển của CNTB, tạo tiền đề chính trị - xã hội
cho cuộc CMCN.
11

2. Cách mạng công nghiệp (1868 - 1937)


- Điều kiện, tiền đề: Chính trị, Kinh tế - xã hội (vốn, lao động, thị trường).

- Diễn biến: Bắt đầu từ công nghiệp dệt (thập niên 1880), các ngành sản
xuất hàng tiêu dùng (đồ chơi trẻ em, dệt kim,…), mở rộng sang các
ngành công nghiệp nặng (sản xuất đạn dược, đóng tàu, đường sắt, điện
tín…)

- Đặc điểm: Bên cạnh những đặc điểm chung CMCN Nhật Bản có
những điểm đặc thù:

• Đi từ điểm xuất phát thấp so với Âu - Mỹ

• Lực lượng lao động dồi dào, kỷ luật cao

• Nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn vốn trong nước, nhất là
giai đoạn đầu
• Du nhập kỹ thuật, công nghệ từ nước ngoài (hầu như cả hệ
thống tiền tệ, tín dụng, luật pháp, tổ chức quân sự… Nhật
Bản đều “bê” nguyên từ bên ngoài; Năm 1875, số người
nước ngoài phục vụ trong các cơ quan Trung ương và địa
phương là 527 người, trong đó có 205 người là cố vấn kỹ
thuật, 144 người là thầy giáo, 69 người là nhà quản lý và 36
người là thợ lành nghề)

• Quá trình công nghiệp hóa gắn liền với quá trình quân sự
hóa nền kinh tế

• Quá trình công nghiệp hóa tách rời phát triển nông
nghiệp, ngành nông nghiệp chưa được công nghiệp hóa
12
• Chính phủ can thiệp sâu vào quá trình CNH:

(i) Hoạch định chính sách, tạo môi trường thuận lợi;

(ii) Đầu tư cơ sở hạ tầng (năm 1872 hoàn thành tuyến


đường sắt đầu tiên Tokyo – Yakohama; năm 1911, đường sắt
đạt 4.775 dặm. Năm 1911, số bưu điện đạt 500, đến 2011 đạt
7000 bưu cục; đến năm 1911 đã có 180.000 hộ có điện thoại;

(iii) Trực tiếp xây dựng và quản lý một số XNQD. Năm


1880, CNQD của Nhà nước gồm 2 xưởng đóng tàu. 51 tàu
thuyền, 5 xưởng chế tạo đạn dược, 52 nhà máy các loại, 10
hầm mỏ, 75 dặm đường xe lửa và 1 hệ thống điện tín.

13
14

3. Tình hình kinh tế (1868 – 1945)

a) Giai đoạn 1868 – 1913

Bước đầu thực hiện công nghiệp hóa, kinh tế phát triển khá
nhanh chóng

- Sau 1874, Đức phát triển nhanh hơn Anh và Pháp 3 - 4 lần; Nhật
phát triển nhanh hơn Nga 9 – 10 lần. Từ năm 1890 – 1912, TNQD
tăng gấp 3 lần; từ 1895 – 1913 sản lượng thép tăng hơn 200 lần
(1895: 1000 tấn, 1913: 225.000 tấn); Nhật Bản đã đóng được tàu
chiến hiện đại với trọng tải 10.000 tấn và gần như tự trang bị cho
quân đội.
b) Trong chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 - 1918)

- Chiến tranh thế giới lần I là “trận mưa vàng” đối với nền kinh tế
Nhật Bản.

- Từ năm 1914 – 1919, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản tăng 4 lần (
từ 799 triệu yên lên 3.243 triệu yên); từ chỗ Nhật Bản nợ nước
ngoài 1,1 tỷ yên (1914), đến năm 1920, Nhật Bản đã thành “chủ nợ”
với số nợ 2,7 tỷ yên, dự trữ vàng và ngoại tệ đã đạt hơn 2 tỷ yên,
tăng 6 lần trong 6 năm.

15
16

c) Kinh tế giai đoạn giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (1919 – 1939)

- Nền kinh tế bị ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế


(1920 – 1921, 1929 – 1933).

- Giai đoạn này các tổ chức độc quyền xuất hiện ngày càng nhiều,
đặc biệt quy mô và mức độ độc quyền cao (Công ty Mitsui có số
vốn 7 tỷ yên và chỉ huy 214 xí nghiệp lớn; công ty Mitsubishi có số
vốn 4 tỷ yên, chỉ huy 50 xí nghiệp lớn).

- Quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng, cơ cấu của
nền kinh tế đã thay đổi cơ bản.
Bảng 1. Sự biến đổi trong cơ cấu công nghiệp
( % tổng sản lượng công nghiệp)

1909 1914 1919 1924 1929 1934 1937

CN nặng
và hóa 21 27 31 27 35 47 59
chất

CN nhẹ 79 73 69 73 65 53 41

TSL
công
nghiệp 794 1372 6888 6517 7738 9368 17326
(Triệu
yên)

17
• Năm 1936, nông nghiệp chỉ còn chiếm 20% thu ngân sách.

• Từ năm 1913 – 1929 sản lượng thép tăng 4 lần, đến năm
1936, tăng thêm 2 lần nữa (so với 1929).

• Sản lượng điện cung cấp cho toàn bộ nền kinh tế tăng từ
4.193 triệu KW năm 1919 lên 34.144 triệu KW năm 1939.

• Sản lượng công nghiệp hóa chất tăng 2 lần giai đoạn 1929 –
1937.

• Tỷ lệ cơ giới hóa trong các ngành chế tạo tăng từ 45%


(1914) lên 91% (1936).

Đến năm 1936, Nhật Bản có thể cung cấp được phần lớn nhu
cầu máy móc của mình và đã bắt đầu xuất khẩu những máy
móc công cụ đơn giản.
18
d) Giai đoạn chiến tranh thế giới lần II (1939 – 1945)

- Sau đảo chính quân sự (26/02/1936), giới quân sự hiếu chiến nắm
chính quyền tại Nhật Bản. Chỉ tiêu quân sự ngày càng tăng, năm
1937 Chính phủ KONOE đã chi 2500 triệu yên/ tổng số 2800 triệu
yên từ ngân sách cho mục tiêu quốc phòng.

- Nền kinh tế quân sự hóa và phục vụ chiến tranh ngày càng nặng nề.
Những năm 1941 – 1944, tổng sản phẩm quốc phòng thực tế của
Nhật tăng trung bình 25%/ năm (năm 1945 giảm), nhưng chủ yếu
phục vụ cho mục đích quốc phòng (chi cho quốc phòng tăng 430%,
chi cho tiêu dùng giảm 30%).

19
20

Bảng 2. Sản xuất vũ khí của Nhật Bản

STT Sản phẩm CN 1941 1942 1943 1944 1945


1 Thân máy bay 6.174 10.185 20.028 26.507 5.823
Động cơ máy bay
2 13.022 18.498 35.368 40.274 6.509

3 Tàu hải quân


- Số tàu 48 59 77 248 101
- Trọng tải 200.860 230.724 145.760 408.118 98.240
Vũ khí loại nhỏ
4 (1000) 729 440 630 827 209

Thuốc súng, đạn


5 dược (Tấn) 52.342 67.461 71.574 81.324 21.729
21

III. Kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới lần II (1946 – 2000)

1. Kinh tế giai đoạn “Khôi phục kinh tế” (1946 – 1951)

Hậu quả chiến tranh:


(i) Số người chết, bị thương, mất tích lên đến 3 triệu;
(ii) ¼ tài sản xã hội đã bị tiêu hủy do chiến tranh, tương đương
64,3 tỷ yên ( = thu nhập quốc dân Nhật Bản tạo ra trong 10
năm (1935 – 1945));
(iii) 40% đô thị bị phá hủy; sản lượng công nghiệp năm 1946 chưa
bằng 1/7 so với năm 1941;
(iv) Tình trạng thiếu năng lượng, hàng tiêu dùng, lương thực trầm
trọng;
(v) Thất nghiệp tăng cao: 13,1 triệu người (7,61 triệu binh lính
giải ngũ, 1,5 triệu người hồi hương);
(vi) Lạm phát phi mã: 515% (1946); 1.655% (1947); 4.857%
(1948); 7.889% (1949) …
22

Di sản tích cực: về cơ sở vật chất kỹ thuật, yếu tố văn hóa – xã hội.

Chính sách chiếm đóng của quân đội Mỹ: vừa thực hiện “Dân chủ hóa”,
vừa “Kiểm soát” nền kinh tế Nhật Bản (Luật chống độc quyền, Luật giải
tán các Zaibatsu).

Tình hình kinh tế:

- Chính sách kinh tế của nhà nước:

(i) Dân chủ hóa nền kinh tế: Luật chống độc quyền (1947), Luật
thủ tiêu sự tập trung quá mức sức mạnh kinh tế (12/1947), Luật
công đoàn (1945), Luật điều chỉnh quan hệ lao động (1947) …
23

(ii) Thực hiện cải cách ruộng đất (1951 – 1952)

(iii) Thực hiện “phương thức sản xuất lệch”, ưu tiên sản xuất các
TLSX để phát triển sản xuất: Nhập dầu đầu tư cho ngành sản xuất
thép 🡪 than 🡪 thép …

(iv) Tái thiết lại các tập đoàn tư bản ( Mitsui, Mitsubishi,
Sumitomo, Mitda …)

- Kết quả: Đến cuối 1950, Nhật Bản mới khôi phục được 68% tổng
sản lượng so với trước chiến tranh. Nhưng đến năm 1952 nền kinh tế
đã hoàn toàn được khôi phục.
2. Kinh
 
tế giai đoạn phát triển thần kỳ (1952 – 1973)
a) Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: 1952 – 1958 GNP tăng trung bình 6,9%/ năm;
1959: 10%, 1960: 15,4%. Đến thập kỷ 1960: 10%/ năm; 1970 – 1973:
7,8%/ năm.

⇨ GDP năm 1950 của Nhật đạt 20 tỷ USD ( = 60% của CHLB Đức
33,7 tỷ USD, ½ Pháp 39 tỷ USD, 1/3 Anh 54,5 tỷ USD, và 1/17 Mỹ
349,5 tỷ USD). Đến năm 1966, Nhật Bản đã vượt Pháp, 1967 vượt
Anh, 1968 vượt CHLB Đức. Từ 1950 – 1973, GDP tăng 20 lần (402
tỷ USD).

24
- Công nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật chất then chốt, đồng thời
cũng là lĩnh vực phát triển mạnh nhất.

• Thập kỷ 1950 công nghiệp tăng 15,9%/ năm gấp khoảng 6 lần
Mỹ (2,6%), hơn 5 lần Anh (2,9%), xấp xỉ 3 lần Pháp (5,4%),
gần gấp đôi Đức (9,4%) … Từ 1960 – 1969, tăng trưởng công
nghiệp đạt 13,5%/ năm.

• Giá trị sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên
56,4 tỷ USD năm 1969, gấp khoảng 13,5 lần, địa vị nền công
nghiệp Nhật Bản được cải thiện.

25
26

Bảng 3. Tỷ lệ sản xuất công nghiệp Nhật Bản trong hệ thống CN


các nước TBCN (%)

Nhật Bản Mỹ Tây Âu

1938 4,8 36,6 45,0

1950 1,6 54,6 32,7

1960 5,4 44,9 34,9

1971 9,5 39,1 34,3

- Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng
suất lao động, đáp ứng 80% nhu cầu lương thực, 2/3 nhu cầu thực phẩm.

- Ngoại thương: Trong vòng 2 năm (1950 – 1971), tổng kim ngạch ngoại
thương tăng 25 lần (từ 1,7 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD); xuất khẩu tăng 30 lần,
nhập khẩu tăng 21 lần; Năm 1955: 80% giá trị hàng xuất khẩu là sản phẩm
công nghiệp, đến năm 1970 là 95%.
27

b) Nguyên nhân phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản
Thứ nhất, chiến lược giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
Đặc điểm người Nhật Bản:

(i) Có tính kỷ luật cao;

(ii) Trung thành;

(iii) Làm việc tập thể;

(iv) Tôn trọng thứ bậc;

(v) Kiên cường, ý thức tự chủ;

(vi) Hiếu học, óc thẩm mỹ;

(vii) Linh hoạt, nhạy cảm.


28

Thứ hai, vấn đề tích lũy và sử dụng vốn

- Luôn duy trì tỷ lệ tích lũy vốn từ 30 - 35% thu nhập quốc dân. Tỷ
lệ tích lũy tư bản cố định trong TSP xã hội của Nhật Bản giai đoạn
1955 – 1968 là 29,2%/ năm, gấp hơn 2 lần Mỹ (14,3%), gấp 2 lần
Anh (16,9%).

- Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của người Nhật cao; trung bình giai đoạn
1961 – 1967 là 18,6% ( Mỹ 6,2%, Anh 7,7%, Pháp 8,7%, Đức
13%).

- Hệ thống tín dụng hoạt động có hiệu quả: Tài khóa 1968 – 1969,
hệ thống tín dụng Nhật thu thêm được 23,4 tỷ USD tiết kiệm, nâng
tổng số tiết kiệm lên 157,5 tỷ USD, lớn hơn TSPQD năm đó …
29

Thứ ba, chiến lược phát triển khoa học công nghệ đúng đắn, linh
hoạt và sáng tạo.

Thứ tư, xây dựng được “cơ cấu kinh tế 2 tầng” khá độc đáo.

- Năm 1966 các XN có quy mô từ 1 – 9 CN và từ 10 – 100 CN ở


Nhật Bản chiếm 99% tổng số XN và thu hút 76% lao động.

- Trong lĩnh vực thương mại, phục vụ ở Nhật Bản, cứ 73 người dân
thì có 1 cửa hàng bán lẻ, 91% số cửa hàng này có dưới 4 nhân viên.

- Trong nông nghiệp, từ 1967 số nông hộ có dưới 2 ha chiếm


94,5% tổng số hộ, trong đó số có dưới 1 ha chiếm 69%, chiếm dưới
0,5 ha có 37%.
30

Thứ năm, Nhật Bản có năng lực vượt bậc trong mở rộng thị
trường ra bên ngoài.

- Từ sau chiến tranh thế giới lần II, Nhật Bản đã ký Hiệp ước
buôn bán với hơn 100 nước, lấy xuất khẩu là một mũi nhọn kinh
tế.

- Thực hiện chiến lược “Kinh tế là trên hết”.

- Chi phí sản xuất thép (giá thành 1 tấn thép của Nhật Bản 60 -
70 USD, Mỹ 100 USD).
Thứ sáu, vai trò tổ chức, lập kế hoạch và điều hành của Chính phủ.

Thứ bảy, tận dụng tối đa lợi thế trong quan hệ với Mỹ.

- Mỹ thay đổi chính sách với Nhật Bản: Hiệp ước hòa bình
(1950 tại San Francisco) , hiệp ước An ninh Nhật – Mỹ
(1951).

- Mỹ có cơ chế ưu đãi trong quan hệ kinh tế với Nhật Bản


(tỷ giá cố định 1 USD = 360 yên)

- Tận dụng vai trò “Hậu cần” trong chiến tranh Triều Tiên,
Đông Dương. Khoản tiền thu từ chiến tranh Triều Tiên tăng
lên: 149 triệu USD (1950), 592 triệu USD (1951) và 825
triệu USD (1952).
31
3. Kinh tế Nhật Bản giai đoạn suy thoái (1974 - 2000)
a) Những khó khăn trong nền kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế chậm lại.

- Khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng (1974 - 1975), 1981


– 1982, 1985 – 1986...

- Có sự tụt hậu tương đối về NSLĐ, vị thế nền kinh tế trong


tương quan với các nước tư bản khác.

b) Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế


Thứ nhất, mặt trái của chiến lược “tăng trưởng nhanh”

Thứ hai, cạnh tranh khu vực và quốc tế diễn ra gay gắt.
32
Thứ ba, nền kinh tế “bong bóng” và sự yếu kém của hệ thống
ngân hàng.

- Kinh tế “bong bóng” là từ dùng để miêu tả nền kinh tế Nhật


Bản vào giữa thập kỷ 1980 đến đầu thập kỷ 1990.

Nguyên nhân: đồng yên tăng giá, giá chứng khoán tăng ở mức
chóng mặt và người Nhật đổ xô vào thị trường bất động sản, gây
ra một hiện tượng giá trị ảo cho thị trường này. Đầu tư vào
chứng khoán thấy sinh lời, người dân Nhật Bản dùng cổ phiếu
thế chấp để vay vốn mua nhà, đất. Khi giá nhà đất tăng vọt,
người ta lại thế chấp BĐS với giá cao để “chơi” chứng khoán.

33
đổ xô vào
giá chứng
đồng yên thị trường
khoán tăng
tăng giá bất động
chóng mặt
sản

hiện tượng
giá trị ảo
cho thị
trường
34
Vòng luẩn quẩn này tạo ra một ảo tưởng vể một
nền kinh tế hưng thịnh. Căn cứ vào các giá trị
ảo đó, các ngân hàng Nhật Bản “tích cực” bơm
tiền vào thị trường địa ốc, chứng khoán…

35
- Hậu quả: Năm 1990 giá BĐS và chứng khoán giảm
mạnh 50 – 80%. Quả bong bóng của nền kinh tế Nhật
Bản đã “nổ tung” vào năm 1991, đẩy nền kinh tế này vào
cuộc khủng hoảng lâu dài.

• Trong số nợ khó đòi của các ngân hàng khoảng 40.000


tỷ yên năm 1995 tăng lên 67.000 tỷ yên năm 1998,
tương đương 620 tỷ USD và bằng 15% GDP. Hàng loạt
ngân hàng bị phá sản.

• Độ rủi ro của các ngân hàng tăng lên, lòng tin của dân
chúng đối với hệ thống ngân hàng suy giảm.

36
37

Thứ tư, sự tăng giá của đồng yên.

- Giá đồng yên tăng mạnh trong thập niên 1980, 1990: tháng
2/1985 (1 USD = 260,24 yên), tháng 1/1988 (1USD = 127,56),
30/3/1995 (1USD = 90 yên), đến 19/04/1995 (1 USD = 79,75 yên).
⇨ Tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
- Đồng yên tăng giá làm cho “các nhà nhập khẩu thì cười, các nhà
xuất khẩu thì khóc”. Công ty Mazda Motor đã mất 643 triệu USD
trong năm tài chính 1993 vì tỷ giá đồng yên quá cao. Nhiều hãng
phải bù đắp chi phí bằng cách tăng giá sản phẩm như công ty
Toyota Motor năm 1994 đã tăng giá trung bình mỗi xe 6%, công ty
Honda Motor đã tăng 254 USD/xe bán tại Mỹ.

- Đồng yên lên giá, các nhà đầu tư buộc phải “di tản” ra nước ngoài.
38

Thứ năm, nền chính trị bất ổn.

Thứ sáu, Nhật Bản chưa phải là cường quốc tiêu dùng.

Thứ bảy, thảm họa tự nhiên và các vấn đề xã hội phát sinh:

₋ Trận động đất ở Kobe (17/01/1995)

₋ Vụ khủng bố chất độc SaRin ở Tokyo.

₋ Dân số già hóa.

₋ Sự thay đổi lối sống, văn hóa của lớp trẻ...


39

IV. Kinh tế Nhật Bản đầu thế kỷ XXI (2001 – 2016)

1. Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng với tốc độ vừa phải (2001 – 2006)

- Bước sang thế kỷ 21, Kinh tế Nhật Bản vẫn khó khăn do kinh tế bong
bóng và khủng hoảng tài chính 1997 – 1998
⇨ Khủng hoảng nợ và mô hình tăng trưởng
- Cuối 2001, Thủ tướng Koizumi đã thực hiện: (i) Các biện pháp giải
quyết nợ khó đòi như xóa nợ, sáp nhập, mua lại NH; (ii) 7 chương trình
tái cơ cấu nền kinh tế (đẩy mạnh tư nhân hóa; khuyến khích đầu tư tư
nhân; tăng bảo hiểm và phúc lợi xã hội; phát triển nguồn nhân lực, cải
thiện điều kiện sống và làm việc cho mọi người; tăng cường sự tự chủ của
chính quyền địa phương; cải cách hành chính).

- Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trở lại 2002 – 2007, chấm dứt 15 năm suy
thoái và trì trệ. Nhưng mức tăng chỉ ở 1,5 – 2,0%/ năm.
2. Giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng do tác động khủng
hoảng tài chính toàn cầu (2007 – quý I/ 2009)

- Thủ tướng Koizumi thôi nhiệm kỳ, Kinh tế Nhật Bản rơi vào trì trệ:
lạm phát, thất nghiệp và phá sản hàng loạt.

- Phát sinh những điểm mới:

(i) Thất nghiệp tăng, nhưng Nhật Bản lại thiếu lao động có kỹ năng,
đặc biệt là ngành kỹ thuật và công nghệ; giới trẻ Nhật Bản thích
ngành tài chính, y khoa, nghệ thuật (ngành công nghệ Nhật Bản
thiếu 1 triệu kỹ sư);

(ii) Tỷ lệ sinh con thấp nhất thế giới;

(iii) Giá nguyên liệu tăng và không ổn định; tác động khủng hoảng tài
chính.

40
41

- GDP giảm kỷ lục (sâu nhất: 3,8%)

- Năm 2008, lần đầu tiên sau 28 năm các cân ngoại thương Nhật Bản
bị thâm hụt (725,3 tỷ yên).

- Để đối phó khủng hoảng tài chính, Chính phủ Nhật đã bốn lần tung
ra gói kích cầu 300 tỷ USD, Ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất cơ
bản xuống mức kỷ lục 0,1%, đồng thời mua thương phiếu, trái phiếu
doanh nghiệp, cung cấp nguồn tiền và lãi suất thấp cho ngân hàng
thương mại.
42

3. Từ quý III/2009 đến nay, kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi
nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

₋ Sự phục hồi khu vực sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt ngành ô tô và
điện máy.
₋ Đầu tư cũng tăng mạnh cho việc thực hiện các gói kích cầu. Gói
kích cầu 5/2009 lên đến 144 tỷ USD.
₋ Tăng trưởng GDP: 2012 là 1,7%; 2013: 1,6%; 2014: 0,1%; 2015:
GDP 3 tháng cuối 2015 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước
(2015: 1,5%).

(Chính sách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe – Abenomics)

V. Nhận xét chung


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo 43
Abe
Tài liệu tham
khảo
1. G.C. Allen: Chính sách kinh tế Nhật Bản – 2 tập. NXB
TP.HCM, 1988.

2. Lê Khoa (2009): Kinh tế Nhật Bản – Kinh nghiệm


phát triển nhanh. NXB Hải Phòng.

3. Lê Văn Sang: Kinh tế Nhật Bản – giai đoạn thần kỳ.


Viện Kinh tế thế giới, Hà Nội, 1991.

4. Lưu Ngọc Trịnh: Kinh tế Nhật Bản – những bước


thăng trầm trong lịch sử. NXB Thống kê, Hà Nội,
1998. 44
5. Nguyễn Chí Hải (Chủ biên): Giáo trình Lịch sử kinh tế
Việt Nam và các nước. NXB ĐHQG HCM.

6. Nguyễn Ngọc Thanh (Chủ biên, 2011): Giáo trình


Lịch sử kinh tế. NXB ĐHQGHN.

7. Nguyễn Trí Dĩnh – Phạm Huy Vinh – Trần Khánh


Hưng (Đồng chủ biên, 2013): Giáo trình Lịch sử kinh tế.
NXB ĐH KTQD.

8. Thời báo Kinh tế Việt Nam: Kinh tế Việt Nam và thế


giới 2015 - 2016.

45

You might also like